Kính thưa quý thầy cô & các anh chị,
"Sau
khi anh Diệp Thế Hùng chia tay người yêu lên đường sang Nhật du học,
một tương lai đầy sáng lạng, một tình yêu nhiều hứa hẹn, nhưng 2 năm
sau đó anh nhận được tin người ấy lên xe hoa.!!
Bài
"Dư Âm" ra đời trong nhiều nỗi buồn và đầy tự ái của nhà
khoa học đang sống nơi xứ người xa xôi, muốn biết tại sao cũng không
thể nào có câu trả lời. Mời thưởng thức bài thơ một chút
nghẹn ngào của anh"
Trân
trọng,
Thukỳ.
DƯ ÂM
Dạo trước mình còn gắn bó nhau
Mộng mơ hai đứa đắp muôn màu
Bao nhiêu ngày tháng êm đềm quá
Tình ái lên men hạnh phúc đầu
Rồi đến một hôm anh viễn du
Trời cao lộng gió cuốn mây mù
Tim anh chợt thắt, lòng ray rứt
Nhìn lệ em tràn trong gió thu
Hai đứa xa nhau chẳng bấy lâu
Nghe tin em sắp… bước qua cầu
Thiệp hồng không nhận, tin em vắng
Mộng ước ngày xưa đã vỡ rồi
Đường trần anh bước một mình thôi
Đắm say thuở ấy còn vang bóng
Tựa một dư âm vọng núi đồi.
Diệp Thế Hùng.
Hàn
Mặc Tử là một trong những thi sĩ mà tôi thích nhất, không những về nghệ thuật
làm thơ, cách dùng chữ, mà còn về những ý thơ. Những ý thơ, những cảm xúc của Hàn Mặc Tử rất hay, mãnh
liệt và rất mới, so với những thi sĩ trước và cùng thời. Trong bài này, tôi chỉ trình bày một cách
đơn giản cuộc đời và sự nghiệp thơ của Hàn Mặc Tử, với mục đích là để nhắc lại
những điều mà nhiều độc giả hoặc đã quên hoặc chưa biết đến. Nếu các bạn muốn
biết hết những tập thơ của Hàn Mặc Tử, và muốn biết rõ hơn về những khía cạnh
nghệ thuật làm thơ, các bạn có thể tham khảo rất nhiều tài liệu về Hàn Mặc Tử
hoặc ở những thư viện hoặc trên internet.
CUỘC ĐỜI
Hàn
Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí sinh ở Quãng Bình năm 1912. Cha mẹ gốc ở
Thanh Hoá. Thuở nhỏ, Hàn Mặc Tử học rất giỏi, biết làm thơ Đường lúc 14 tuổi
với niêm luật rất chỉnh. Gia đình Hàn Mặc Tử di chuyển nhiều nơi tùy theo việc
làm của cha. Năm 1926, cha của Hàn Mặc Tử chết, Hàn Mặc Tử theo mẹ về ở Quy
Nhơn. Sau đó Hàn Mặc Tử ra Huế học Trung Học, rồi trở lại Quy Nhơn làm việc
trong sở Đạc Điền. Hàn Mặc Tử đã yêu
Hoàng Cúc, con gái ông chủ sự sở, mà
không thổ lộ. Hoàng Cúc đi tu. Đây là nỗi tuyệt vọng thứ nhất. Hàn Mặc Tử di
chuyển nhiều nơi từ năm 1932, đi thăm Đà Lạt, viết bài thơ nổi tiếng "Đà
Lạt Trăng Mờ", rồi làm việc ở Sàigòn, phụ trách trang văn thơ của
« Báo Sàigòn ».
Hàn
Mặc Tử gặp Mộng Cầm, cháu của một người bạn văn chương. Hàn Mặc Tử thăm Phan
Thiết với Mộng Cầm, viết bài thơ rất hay « Phan Thiết! Phan Thiết! »,
trước khi trở lại sống ở Quy Nhơn từ năm 1936.
Hàn
Mặc Tử bắt đầu thấy những triệu chứng của bệnh phong phát ra, bắt đầu ít gặp
bạn bè, nhưng làm thơ rất nhiều về những đau khổ của thân xác. Tháng 9 năm
1940, Hàn Mặc Tử vào bệnh viện phong ở Quy Hòa để điều trị nhưng không lâu
sau đó, ngày 11 tháng 11 năm 1940, Hàn Mặc Tử vĩnh viễn rời cõi thế lúc vừa
28 tuổi.
Mặc
dù sự nghiệp thơ rất ngắn ngủi, chỉ mười năm, Hàn Mặc Tử đã để lại cho hậu thế
một số tác phẩm thơ vĩ đại, vô tiền khoáng hậu. Trong đoạn sau đây, tôi chỉ trình bày vài
bài thơ tượng trưng để miêu tả những thời kỳ khác nhau trong cuộc đời của Hàn
Mặc Tử.
Nhìn
lại cuộc đời ngắn ngủi của Hàn Mặc Tử, chúng ta thấy ngay hai yếu tố quan trọng
nhất đã đành dấu cuộc đời của Hàn Mặc Tử : tình yêu dành cho Mộng Cảm rồi
tình yêu cho một cô gái tưởng tượng Thương Thương, và nỗi đau khổ vô hạn do một
cái bệnh hiểm nghèo. Thơ của Hàn Mặc Tử
đã bị ảnh hưởng sâu đậm của hai yếu tố này, ngoài những bài thơ tuyệt diệu
khác về cảnh vật, về triết lý cuộc đời,
về những cảm động hồn nhiên phần lớn mãnh liệt hơn các thi sĩ khác.
Hàn
Mặc Tử đã xuất bản những tập thơ sau đây: Lê Thanh Thi Tập (thơ Đường), Gái
Quê, Đau Thương, Xuân Như Ý, Thượng Thanh Khí, Cẩm Châu Duyên, Duyên Kỳ Ngộ,
Quần Tiên Hội và Chơi Giữa Mùa Trăng (văn xuôi).
Thơ
của Hàn Mặc Tử gồm đủ mọi thể thơ, từ thơ Đường qua thơ 7 chữ, thơ 8 chữ, thơ
5 chữ, và thơ tự do. Hàn Mặc Tử thuộc
vào thế hệ những thi sĩ của Phong Trào Thơ Mới mà tôi đã để cập trong những
bài trước đây, nhưng thơ của Hàn Mặc Tử rất mãnh liệt, và Hàn Mặc Tử đã tạo
ra « Trường Phái Thơ Điên » bao gồm những thi sĩ viết thơ trừu tượng,
trộn lẫn thực tế và vô hình. Đây là thơ điên so với truyền thống của thơ Việt
Nam. Xin mời các bạn thưởng thức vài
bài thơ mà tôi rất thích.
|
No comments:
Post a Comment