Wednesday, December 4, 2024

HẠT BỤI NÀY (THƠ- TRẦN QUỐC BẢO)

      

Hạt Bụi Này

                     Thơ Trần Quốc Bảo




 

 

     Hạt Bụi Này

 

Hạt bụi này… tiền kiếp là ai?

Nằm vô tri, ngày tháng trải dài,

Có phải ngàn xưa ôm dĩ vãng,

Kiếp con người, trăm năm mờ phai?

 

Hạt bụi này. từ cõi vô biên…

Hóa thế nhân, nhập cuộc sinh tiền,

Một trái tim, tràn đầy dục vọng,

Và cuộc đời, vút qua ảo nhiên!

 

Hỡi người hiện thân ngàn năm trước,

Có hay cát bụi ngàn năm sau…

Danh lợi phù hoa người mơ ước,

Bây giờ, mây khói bay về đâu?

 

Hạt bụi kia và hạt bụi này…

Người xưa tỷ phú, kẻ trắng tay,

Cả hai đều trở về cát bụi!

Hạnh phúc đời. ai biết hơn ai?

 

Hạt bụi này và hạt bụi kia…

Tàn sát nhau, máu lệ đầm đìa,

Cuộc trường chinh, tận cùng thù hận!

Hận thù chồng chất trên mộ bia!

 

Sao chẳng tựa nương như đá núi?

Sao chẳng yêu thương như biển sông?

Để nữa một mai về cát bụi…

Hồn người thanh thản, giữa thinh không.
 

          Trần Quốc Bảo

                   Richmond, Virginia

            Địa chỉ điện thư của tác giả:

        quocbao_30@yahoo.com


BỮA TIỆC GIÁNG SINH NHIỆM MÀU (NGUYỄN THỊ THANH DƯƠNG)

 




BỮA TIỆC GIÁNG SINH NHIỆM MÀU

Chị Bông đã chuẩn bị sẵn hai chậu hoa Trạng Nguyên và ổ bánh Giáng Sinh đặt ở tiệm để mang đến nhà sui gia tương lai Brown. Họ trân trọng mời anh chị Bông tới dự bữa tiệc Christmas Eve dinner. Chị Bông ngắm hai chậu hoa tươi đẹp kể với chồng:

-          Khiếp, chợ búa cái gì cũng lên giá, bó hành lá vớ vẩn cũng 1 đồng, bó sà lách 4 đồng. Mấy chậu hoa này cũng lên giá đắt hơn năm ngoái. Nhưng đời em thà nhịn ăn không thể thiếu hoa, em đã mua 4 chậu hoa, nhà mình hai còn hai chốc nữa đem tới sui gia. Sang năm chúng nó cưới nhau con gái mình sẽ là con dâu người ta, em hào hứng đi dự tiệc vì chỗ tình thân chứ em chả ăn nổi mấy món đồ Mỹ của họ đâu.

Anh Bông băn khoăn:

-          Anh lo quá, em không thích ăn đồ Mỹ lại được người Mỹ mời ăn, không biết sẽ ra sao?

Chị Bông chớp chớp mắt cảm động:

-          Anh lo em đói bụng hả? Em thủ sẵn món tôm rim ba rọi ở nhà lát về ăn cơm rồi.

-          Anh không rảnh lo cho emđâu nhé, mà lo mất lòng anh chị Brown kìa nếu họ thấy em hững hờ với món ăn của họ.

Chị Bông cụt hứng, anh Bông cẩn thận dặn dò:

-          Em phải lịch sự ăn tất cả những món chủ nhà chiêu đãi, đừng có ỏng eo cố chấp như ở nhà chê món ăn của Mỹ. Mà lạ thật cái gì em cũng thích made in USA, ngày thi đậu quốc tịch Mỹ em mừng húm, con gái lấy chồng Mỹ em ủng hộ nhiệt tình nhưng đồ ăn Mỹ em lại chê. Em chỉ ăn mấy cái hot dog, mấy hamburger, mấy đùi gà tẩm bột chiên, chưa biết gì nhiều về ẩm thực người Mỹ mặc dù anh và con gái từng rủ em đi ăn những nhà hàng Mỹ nổi tiếng để em khám phá có gì ngon nhưng em vẫn không thay đổi. Một là em khó tính hai là em thành kiến ba là khẩu vị em…bất bình thường.

Chị Bông phân bày:

-          Anh ạ, món ăn mà nêm mùi vị lạ là em không ăn được rồi. Thí dụ họ nêm mấy cọng Parsley thì em nhớ…cọng ngò rí của mình. Mấy món anh vừa kể cũng đủ “tiêu biểu” cho đồ ăn Mỹ dở ẹc rồi, cũng như bát bún riêu, cái bánh xèo bình dân rẻ tiền của người Việt cũng đủ “đại diện” cho cái ngon món Việt rồi. Thiếu gì người Việt sống ở hải ngoại mà vẫn không ăn nổi đồ bản xứ chỉ ăn món quê mình.

Chị Bông chứng minh:

-          Có hai vợ chồng nhà kia từ Canada bay về Việt nam, khi kiểm tra hành lý chó nghiệp vụ phát giác ra “mùi lạ” nên an ninh phải xem lại hành lý trước khi máy bay cất cánh, thì ra bà vợ đã mang theo cả chục ổ bánh mì thịt để lên máy bay…ăn dần. Trong phi trường và trên máy bay thiếu gì món ăn nhưng bà Việt Nam chỉ muốn ăn món Việt Nam nên mới ra nông nỗi. Vì bà chuyến bay phải cất cánh trễ nửa tiếng.

Anh Bông lẩm bẩm:

-          Mùi nước tương xịt vào bánh mì bốc ra ai mà chịu nổi, bà này dở hơi…giống như em.

Chị Bông kể tiếp:

-          Năm trước một chị kể trên diễn đàn chuyến du lịch Châu Âu của nhóm bạn bè chị ấy, họ không thích ăn những món của tây nên mang theo một nồi cơm điện nhỏ, ít gạo và thức ăn khô như thịt heo chà bông, tôm khô chà bông, xì dầu dưa leo thì mua tại chợ Việt ở Pháp. Ngay giữa thủ đô Paris hoa lệ các bà nấu cơm và …lén lút ăn trong phòng khách sạn, vừa được ăn món ta ngon lành vừa tiết kiệm khối tiền. Nhưng chụp hình thì quần áo đẹp lịch lãm xách bóp hàng hiệu on sale đứng bên cạnh các cửa hàng sang trọng đình đám cứ làm như các bà mới shopping từ trong cửa hàng ấy ra.

Anh Bông kêu lên:

-          Ở Pháp, ở Châu Âu có món bánh mì baguette và pate người Việt đều thích, sao các bà ấy không ăn mà phải vác cả nồi đi nấu cơm hở trời?

-          Nhưng không lẽ ngày nào cũng ăn bánh mì pate?. Trong khi cơm gạo Việt ngày hai bữa không bao giờ ngán. Thế mới kỳ.

Anh Bông cũng chứng minh:

-          Con gái mình sinh ra ở Mỹ dù em đã cho nó ăn đồ Việt Nam từ nhỏ nhưng lớn lên nó vẫn thích đồ ăn Mỹ, đề huề cả hai thứ Việt Mỹ thế mới tuyệt vời, ai như em cứ khư khư món ăn Việt ngon nhất thế giới. Nói chuyện với người Mỹ nào em cũng tự hào khoe nào chả giò chiên giòn, phở bò tái nạm gầu gân sách, gỏi cuốn tôm thjt.

Nhắc đến con gái anh Bông nhớ ra kể tiếp:

-          Em cố nhồi nhét các món ăn Việt Nam để dụ dỗ con kẻo mất gốc, món ăn Việt là linh hồn dân tộc Việt, đến nỗi mấy lần con gái đòi ra ở riêng vì ở với mẹ nó lên cân vù vù và cứ phải ăn hoài các món Việt của mẹ…phát ngán. Tổng thống Obama dạo đến thăm Việt Nam cũng ăn bún chả Hà Nội đấy. Em hãy theo gương ông ấy ăn đồ Mỹ đáp lễ đi.

-          Ôi, đoàn tùy tùng Mỹ Việt đưa tổng thống Mỹ đi ăn một món ăn truyền thống của người Việt xã giao cho phải phép. May lắm ông Obama ăn mấy miếng thịt nướng chứ làm gì có chuyện ông ấy ăn cả đĩa bún chả và xì xụp húp nước mắm như người Việt Nam chúng ta. Em sống ở Mỹ mấy chục năm mà không thể nào ăn điểm tâm nổi với món cereal chế sữa tươi đây nè..

Chị Bông vui vẻ và tự tin:

-          Nhưng mai mốt em sẽ huấn luyện cho con rể Mỹ này, cho cháu ngoại này và biết đâu cả anh chị sui gia Brown này sẽ ăn và thích mê đồ Việt Nam luôn. Anh chờ xem.

……….

Bàn tiệc nhà Brown bày ra thật lộng lẫy, nhưng nhìn con gà tây quay vàng giữa bàn chị Bông ngao ngán ao ước phải chi là con gà ta hấp muối hay gà xối mỡ. Nhìn món thịt bò nướng lò trải nấm bày trên mặt, chị Bông ước gì nó biến thành tô bò kho hay tô bún bò Huế. Nhìn dĩa salad to trộn đủ loại rau củ gì đó chị Bông tiếc thầm và ước gì đó là đĩa gỏi ngó sen tôm thịt rắc rau răm đậu phộng rang lên trên thì ngon biết mấy. Liếc nhìn trên quầy chai rượu Whisky để sẵn lát nữa chủ nhà sẽ pha chế cocktail chị Bông cũng chẳng màng, lại dấu tiếng thở dài và ao ước phải chi đó là ly chè sương sa hột lựu hay ly chè bà ba bánh lọt cho đã thèm.

Vợ chồng chị Bông ngồi đối diện vợ chồng Brown, con gái và con rể tương lai của nhà chị ngồi bên nhau. Bữa tiệc Giáng Sinh gọn nhỏ ấm cúng không khí gia đình.

Chủ nhà phục vụ khách tận tình, chị Brown cắt lát gà tây vào đĩa cho chị Bông. Món gà tây nướng chị ăn nhiều lần mỗi dịp lễ Tạ Ơn và Giáng Sinh chẳng ngon lành gì nên cố dấu nỗi ơ hờ ăn miếng gà tây nướng tỏi sốt bơ này, nhưng đến món thịt bò nướng lò thì bất ngờ với chị Bông, rất ngon, thịt bò chín mềm vẫn giữ vị ngọt đậm đà của thịt và thơm mùi hạt tiêu cay. Củ khoai tây nướng đi kèm theo món bò đút lò tưởng “vô dụng” với chị Bông thế mà khi chị Bông mở lớp giấy bạc ra, múc thìa khoai nóng ăn thử cũng phải khen thầm làm cách gì mà khoai ngon đến thế. May quá chị Brown hãnh diện nói về món khoai tây nướng của chị:

-          Khoai tây Idaho nướng rất ngon, chúng tôi nhét vào củ khoai vừa nướng xong một chút bơ và bacon băm nhuyễn nên khoai mặn mà thơm béo ngất ngây.

Món baby salad trộn với pecan, cherries khô và cheese, tưới nước gia vị dầu giấm gì đó thì chị Bông chịu thua chỉ ăn lấy lệ cho chị Brown vừa lòng. Khi cầm ly cocktail trên tay chị Bông không dám coi thường nữa, nãy giờ chị đã …choáng váng vì thịt bò nướng, khoai tây nướng rồi nên chị trân trọng nếm chút thơm mát, chút vị ngọt cay nồng của Whisky với syrup và cảm thấy một chút lâng lâng dễ chịu vô cùng.

Tới món popcornopolis tráng miệng, chị Bông nghĩ thầm người Mỹ lạ thật món “bắp rang” trẻ con cũng hiện diện trên bàn tiệc Giáng Sinh, chị nhón một hai hột bắp ăn cho phải phép, thấy ngon ngon, những hột bắp rang thấm caramel và chocolate vừa mềm vừa giòn thật tuyệt vời.

Ồ, thì ra có những món Mỹ ngon mà hôm nay vì cả nể chủ nhà là sui gia tương lai chị Bông mới ăn và biết đến. Những món này chẳng cao sang đắt đỏ gì chỉ tại chị không quan tâm đến chúng mà thôi. Hôm nào chị sẽ xin chị Brown recipe làm món thịt bò nướng lò xem sao.

Dân tộc nào cũng có nhiều món ăn, ngon dở là tùy ý thích mỗi người, chị Bông yêu thích món Việt nhưng cũng có nhiều món Việt thuần túy chị không ăn nổi như tiết canh, thịt chó, mắm tôm, mắm cá. Nhìn chậu mắm tôm, chậu mắm cá bày ngoài chợ chị đều né tránh xa, chưa một lần nếm thử trong đời.

Trong khi chị Brown chăm sóc và nói chuyện với chị Bông thì câu chuyện giữa anh Bông và anh Brown, giữa đôi trẻ vẫn rộn ràng bữa tiệc. Thỉnh thoảng chồng và con gái lại quay qua chị Bông nói chuyện đôi câu và mỉm cười hài lòng. Họ tin rằng từ hôm nay chị Bông sẽ không thành kiến món ăn Mỹ nữa.  Những món Việt vẫn ngon nhưng bên cạnh đó cũng có những món ngon của các dân tộc khác mà chúng ta chưa quen ăn hay chưa có dịp dùng đến mà thôi.

Một bữa tiệc Giáng Sinh thật vui với mọi người và thật nhiệm màu đối với chị Bông.

Nguyễn Thị Thanh Dương

( Dec. 1, 2023)




NGÀY XƯA HOÀNG ĐẠO (CAO HOÀNG)

 

Ngày xưa Hoàng Đạo

 


 Tranh của bé Lam Giang, được triển lãm

tại Space Needle và in thành postcard.

 

Đó là lần đầu tiên tôi được học trong một lớp có trai

có gái. Lớp chỉ có năm mươi trò, chia làm hai dẫy. Con

trai ngồi bên phía cửa ra vào, con gái ngồi phía trong.

Thời gian vừa tàn cuộc chiến tranh Việt Pháp nên nhân sự

còn nhiều lộn xộn. Tôi phải học chung với những đứa nhỏ

hơn một hai tuổi như Lê Đông Hải, Nguyễn Quang Thụy,

Tôn Nữ Thu Hà... và những đứa lớn hơn bốn năm tuổi như

Nguyễn Thiên, Huỳnh Văn Em, Đặng Thị Lợi, chị Sum,

chị Thành... là những trò học lớp Nhứt nhưng có thể lấy

vợ gả chồng được rồi! Ngày 8 tháng 3 năm sau, là ngày

Quốc Tế Phụ Nữ cũng là ngày tưởng niệm Hai Bà Trưng,

hai chị Sum và Thành rất đẹp gái được đóng vai Hai Bà,

ngồi trên mình voi cao ngất ngưởng, còn lũ chúng tôi đi bộ

làm lính. Vào khoảng năm 1960 những cái cao thấp lộn

xộn đó được chính quyền giải quyết bằng cách cho khai

tên tuổi mới với giấy Thế Vì Khai Sinh; thế là những đứa

có tên Phan Xiếu, Diêu Đức Cu, Nguyễn Quang Ổn... biến

thành những đứa tên đẹp như tài tử, lại còn tha hồ rút tuổi

xuống.

Học chung với con gái tôi mới phát hiện rằng lũ này

rất tình cảm và mít ướt. Mới học được hai tháng thầy

Nguyễn Hữu Nghĩa của chúng tôi nhận lệnh động viên.

Thầy còn rất trẻ, da trắng hồng, rất đẹp trai, buổi chia tay

lũ trò gái rơi bao nhiêu là nước mắt. Nhưng xe phát thanh

của Ty Thông Tin cả ngày chạy lòng vòng từ Tân Hương

qua Phương Nghĩa, Từ Phương Quý đến Phương Hòa ra rả

vang lên bài hát nỉ non:

Vài hàng gửi anh trìu mến

Vừa rồi làng có truyền tin

Nói rằng nước non đang mong

Đi quân dịch là thương nòi giống

Lạy trời tròn năm trọn tháng

Nợ làng ơn nước anh đền xong

Mái nhà chốn quê thanh bình

Chờ anh bước về vui bên em

Năm sau thầy về trong đoàn quân diễn hành đều bước

ngoài đường phố. Thầy không trắng trẻo đẹp trai như hồi

dậy học, nhưng thầy đi ngoài bìa nên có những đứa trò gái

nhận ra chạy theo níu áo khóc như mưa... Mà khóc là phải,

từ đó chẳng bao giờ tôi gặp lại thầy. Cuộc chiến hung tàn

ngu xuẩn ấy chắc đã nghiền nát những người thanh niên

tươi trẻ trong đoàn quân năm ấy, dễ gì mà chừa ra người

nào!

Năm lớp Nhất tôi được học thêm với hai thầy nữa là

thầy Phạm Văn Nhàn, dạy ngắn hạn và thầy hiệu trưởng

Trần Xuân Hà dạy cho hết năm lớp Nhất. Giáo viên tiểu

học hồi đó thường phụ trách tất cả các môn, kể cả những

môn liên quan đến nghệ thuật như vẽ và thủ công, mặc dù

hầu hết các thầy không được đào tạo chuyên môn ấy. Thuở

bé đi học tôi chỉ mê vẽ và cứ hở ra một chút là đã có tôi hí

hoáy vẽ rồi. Tôi vẽ Ngô Quyền với trận Bạch Đằng Giang,

những cọc nhọn chĩa lên trời tua tủa đâm nát thuyền quân

Nam Hán. Tôi vẽ Đinh Bộ Lĩnh cờ lau tập trận; ở một góc

tranh không quên cái đuôi con trâu bị làm thịt để khao

quân cắm xuống bùn. Tôi vẽ Hưng Đạo Đại Vương chỉ tay

xuống dòng sông Hoá, vĩnh biệt con voi trận bị lún sình

với lời thề không về nữa nếu không diệt được giặc

Nguyên-Mông. Nói chung tôi chỉ vẽ những gì mà các sử

gia Việt Nam nhồi nhét vào cái đầu non nớt này, còn có

đúng hệt như thế không thì có trời mới biết. Cho nên đến

giờ vẽ nếu thầy mượn đôi guốc của Lê Thị Hoà hay cái

nón lá của Trần Thị Thiệt cho chúng tôi làm mẫu vẽ, thì

đối với tôi đó là những giây phút thần tiên. Tôi vẽ tranh

lịch sử trong trí nhớ hay vẽ theo kiểu của những đồ vật đặt

trước mắt không có gì gọi là sáng tạo cả; có vẽ đến mòn

giấy bút lũ chúng tôi cũng không bao giờ thành hoạ sĩ nhỏ

được!

Cơ hội đã đến, một hôm giờ vẽ thầy bảo: Hôm nay vẽ

tự do, trò nào muốn vẽ gì cũng được. Vẽ đẹp và sớm có

điểm tốt. Tôi nghe khoái quá, sau một hồi suy nghĩ lung

lao, tôi lấy ngón trỏ thọc vô lọ mực tím và bôi kín tờ giấy

vẽ một màu tím đậm. Với cây bút chì có một đầu gôm, tôi

bắt đầu chà vào tờ giấy vẽ. Mực tím theo gôm bung ra

những nét dài ngắn màu trắng nghiêng nghiêng lả lướt.

Huỳnh Phú cao kều chồm xuống hỏi:

- Mày vẽ cái giống gì vậy?

- Tao vẽ mưa đêm.

- Đêm tối thui làm sao thấy được giọt nước!

À há, may quá có nó nhắc nếu không là tiêu bức tranh

rồi. Tôi lấy cái ngòi bút lá tre nó cho hồi mới tới lớp còn

trong cặp ra cạo những đường zic zac liên tiếp, nhỏ mà sắc

nét. Huỳnh Phú lại chồm xuống coi, lần này nó gật gù:

- Đúng rồi phải có sấm chớp mới thấy mưa chứ!

Hoàng Thế Nào khôn thiệc!

Từ đó cái tên của tôi được đám Hoa Kiều bán thuốc

Bắc mà bố hay dẫn tôi đến mua thuốc đều tấm tắc khen;

ông thầy già nhất tay chắp sau lưng đi qua đi lại nhìn tôi:

“Woòng Xây Hầu hẩu, hẩu lớ”... thế mà nay bị nhiều đứa

trong lớp sửa đổi thành ra kỳ cục. Không sao! Túy, Ngân

Hạnh, Thu Hà, Mỹ Lan vẫn nhỏ nhẹ gọi tôi là trò Hào

cũng được mà. Rồi tôi nhanh chân lên nạp bức tranh để

kiếm điểm tốt. Cả lớp vẫn còn lui cui, nhiều đứa vẫn loay

hoay chưa biết vẽ cái gì! Tôi trịnh trọng giải thích với thầy

đây là bức tranh mưa đêm. Thầy ngắm tranh kỹ lưỡng

xong thầy ngắm tôi từ đầu xuống chân. Rồi thầy bảo:

“Xoè tay ra”, lấy cây thước kẻ thầy khẻ vào cái bàn tay

dính đầy mực tím hai

cái đau điếng với tội ở dơ!

Đau lắm vì cái thước kẻ ấy không bằng gỗ tạp mà

bằng thứ gỗ gì đen thui nặng lắm. Đau mấy tôi cũng chịu

đươc, nhưng tôi cứ nhớ mãi roi đòn vô lý ấy. Ông họa sĩ

vẽ bảng quảng cáo cho rạp hát bóng có lúc quên cũng lấy

cây cọ sơn quẹt lên mặt cho đã ngứa là thường mà, có sao

đâu. Tôi lủi thủi về chỗ ngồi không dám khoe ai kiệt tác

đầu đời nữa. Cũng may đứa bạn nào cũng đang nghiêng

đầu, ngoẹo cổ, méo mồm vẽ, không để ý gì.

 

* * *

 

Ba mươi năm sau khi đã định cư ở thành phố Tây Bắc

Mỹ, một hôm tôi nhận được thư của một nhà xuất bản nhỏ.

Họ xin phép được dùng bức tranh của bé Lam Giang, cô

con gái út 8 tuổi của tôi để in thành postcard lưu hành

khắp nước. Tranh với đề tài Mom đang triển lãm tại tháp

Space Needle. Họ mong tôi trả lời sớm để họ có thể phát

hành trước Mother’s Day. Dĩ nhiên là tôi đồng ý. Không

biết nhà xuất bản có thấu được cái ý tưởng của con bé 8

tuổi trong bức tranh, hay chỉ nhìn thấy mầu sắc tươi đẹp,

hài hoà và một đống lộn xộn rất lạ mắt. Cô giáo dậy vẽ

Joann Seeler và người trong nhà thì hiểu ngay bé đang ca

tụng bà mẹ, cũng giống như thi sĩ Trần Tế Xương làm bài

thơ xót thương người vợ hiền vô cùng cảm động:

Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

. . .

Có lẽ cũng vất vả như những bà mẹ khác thôi; Lam

Giang vẽ nó, đứa con cưng mà mẹ phải lo toan nhiều nhất

đứng giữa, chung quanh đó: con mèo Maxim luôn luôn đòi

ăn uống và đi chơi. Buổi sáng khi em đi học bằng xe bus

nhà trường đậu trước nhà, mẹ thường ngăn không cho chó

Fido gậm cái backpack lôi kéo em ở lại chơi với nó. Nếu

mẹ quên thì có bà lái xe bước xuống can thiệp, nhưng Fido

giận, sủa ầm ỹ. Mẹ còn phải lau chùi cái xe hơi màu xanh,

cho con blue jay từ trên cây thông bay xuống ít củ hạt khi

nó dạn dĩ đến trước cửa kính gõ lạch cạch. Nghĩa là mẹ

bận lắm, thế mà khi đêm về vẫn muốn ôm bé vào lòng kể

chuyện cổ tích, đôi khi là chuyện vượt biển oai hùng với

con thuyền nhỏ xíu của bố trong đại dương bao la... Còn

thiếu gì nữa không trên vành nón của mẹ?... Có người hỏi:

“Hai cái vòng tròn ở trên má, dưới mắt, có phải cặp kính

không? Năm ấy mẹ bé còn trẻ lắm chưa phải đeo kính. Xin

giải thích: đó là bé còn ngây thơ tô hồng đôi má của mẹ

nhưng giới hạn mầu hồng trong hai khoanh tròn đó thôi!

Ôi sao con bé lucky thế chẳng bù cho bố nó”.

 

* * *

 

Những ngày tháng qua thật nhanh, chúng tôi đang học

lớp Chín, đệ tứ niên, là đàn anh đàn chị trong trường

Hoàng Đạo rồi. Vào dịp Tết năm ấy lớp Chín tôi đi cắm

trại một ngày. Địa điểm cắm trại dĩ nhiên phải ở gần sông

để có nước cho các nàng trong lớp trổ tài nấu ăn. Trên

cánh đồng rộng thầy Phương tổ chức các trò chơi, thầy

Chút lo văn nghệ, có Huỳnh Văn Em với cây đàn guitar,

Vương Đình Thanh đánh mandoline xập xình ríu rít tiếng

nhạc. Một dẫy lều dựng lên đơn sơ nhưng đúng kiểu cách

dây nút hướng đạo dưới tàn cây thưa lá. Mới sớm mà lửa

khói đã chập chờn nơi các mái lều thân thương quá. Các

thầy bảo: “Chiều mới văn nghệ, giờ chơi tìm mật thư, có

giải thưởng lớn”. Tôi không thích chơi tìm mật thư nên

một mình trốn ra bên sông Dakbla. Mùa này sông thật đẹp.

Nước êm êm trôi theo dòng cát trắng tinh, lâu lâu gặp chỗ

nhiều sỏi đá sông reo lên vui vẻ, bên kia sông có nhiều

chim rừng và cò trắng bay lượn, đúng là một ngày đẹp

thanh bình. Có lúc tôi cởi quần áo xuống sông không bơi

mà thả ngửa yên lặng nhìn trời mây non nước; đến gần

trưa mới trở về trại.

Khi đi ngang qua một cái lều, tôi nghe một giọng con

gái gọi nhỏ: “Thế nào, Hoàng thế nào có muốn ăn chè

không?”. Tôi dừng lại ghé mắt nhìn vào trong thì thấy một

trong tứ đại mỹ nhân của lớp, tay bưng chén chè đậu đen,

mắt cười long lanh mời mọc. Tôi đỡ lấy chén chè từ từ

đứng ăn, mà làm gì có ghế để ngồi. Hắn ta mặc áo dài đen,

một mầu đen ngà voi kênh kiệu, da trắng hồng, tóc nâu sợi

nhỏ thướt tha. Tôi thầm nghĩ: cắm trại mà mang áo dài

theo, và cả guốc cao gót nữa, hắn muốn khoe hay nhát ma

ai đây! Ăn xong tôi để bát với muỗng xuống đất và dợm

bước đi, nhưng hắn ngăn lại: “Từ từ đợi chút, có nước trà

cho uống nè”. Tôi đành nán lại. Bỗng hắn ranh mãnh hỏi:

- Còn đau không?

- Cái gì đau?

- Thì bàn tay đó!

- Bàn tay nào cơ?

- Thì bàn tay có ngón thọc vào lọ mực đó.

Lúc này tôi mới hiểu ra giật mình thót người. Hình

như trong lớp chỉ có mình hắn biết tôi bị đòn; mà sao nhà

hắn nhớ dai đến thế để chọc ghẹo mình cho được! Bỗng

hắn nói như ra lệnh: “Đưa tay đây coi”. Tôi chưa phản ứng

ra làm sao thì hai tay hắn chụp lấy bàn tay tôi, mắt cứ nhìn

đăm đăm. Thật tình mà nói mấy năm liền chưa bao giờ tôi

dám nhìn thẳng vào hai con mắt đẹp ấy... và như một chú

ngỗng đực dại khờ, tôi giựt tay ra, bước nhanh khỏi lều, lại

còn mừng thầm vì các bạn tôi chơi mật thư đang lũ lượt

kéo về. Nhưng cũng từ buổi ấy bàn tay trái hết đau. Tôi

không còn giận thầy mình nữa.

 

CAO HOÀNG.

18 HÌNH ẢNH CẢM ĐỘNG CÓ THỂ LÀM BẠN RƠI LỆ.

  

18 hình ảnh cảm động có thể khiến bạn rơi nước mắt. 

 

 

Những hình ảnh cảm động về tình người, về ước mơ, tình yêu, nghị lực... khiến bạn cảm động đến rơi nước mắt.


  1.  Một phụ nữ Sri Lankar khóc ngất khi con trai bà đã chết trong trận sóng thần tháng Mười Hai năm 2004.


2. Cô bé khuyết tật và giấc mơ trở thành một vũ công trong tương lai...


Cô bé khuyết tật và giấc mơ trở thành một vũ công trong tương lai...,ảnh ý nghĩa,hình ảnh cảm đông,những điều thú vị trong cuộc sống

3. Sự tôn trọng của một fan trẻ tuổi của Everton dành cho một fan lớn tuổi của Liverpool.


Sự tôn trọng của một fan trẻ tuổi của Everton dành cho một fan lớn tuổi của Liverpool.,ảnh ý nghĩa,hình ảnh cảm đông,những điều thú vị trong cuộc sống

4. Tình già trên bãi biển.

Tình già trên bãi biển.,ảnh ý nghĩa,hình ảnh cảm đông,những điều thú vị trong cuộc sống

5. Cầu thủ bóng bầu dục Ireland Brian O'Driscoll mang Cup châu Âu cho một cô bé bị ốm trong một chuyến thăm bất ngờ đến bệnh viện.


cầu thủ bóng bầu dục Ireland Brian O'Driscoll mang Cup châu Âu cho một cô bé bị ốm trong một chuyến thăm bất ngờ đến bệnh viện.,ảnh ý nghĩa,hình ảnh cảm đông,những điều thú vị trong cuộc sống

6. Tình bạn đặc biệt của một nhạc sĩ đường phố và con mèo của mình.

Tình bạn đặc biệt của một nhạc sĩ đường phố và con mèo của mình.,ảnh ý nghĩa,hình ảnh cảm đông,những điều thú vị trong cuộc sống

7. Tại Rio de Janeiro, Brazil, một khách du lịch đã tặng đôi giày của mình cho một thiếu niên vô gia cư.


Tại Rio de Janeiro, Brazil, một khách du lịch đã tặng đôi giày của mình cho một thiếu niên vô gia cư. ,ảnh ý nghĩa,hình ảnh cảm đông,những điều thú vị trong cuộc sống

8. Cảnh đoàn tụ của người đàn ông và chú chó của mình sau một cơn lốc xoáy ở Alabama!

Cảnh đoàn tụ của người đàn ông và chú chó của mình sau một cơn lốc xoáy ở Alabama! ,ảnh ý nghĩa,hình ảnh cảm đông,những điều thú vị trong cuộc sống

9. Bị bệnh nan y ung thư, người đàn ông này đã kết hôn với bạn gái của mình trước khi ra đi. Họ đã yêu nhau từ thời trung học.


Bị bệnh nan y ung thư, người đàn ông này đã kết hôn với bạn gái của mình trước khi ra đi. Họ đã yêu nhau từ thời trung học.,ảnh ý nghĩa,hình ảnh cảm đông,những điều thú vị trong cuộc sống

10. Một lính cứu hỏa người Canada giải cứu chú chó khỏi hồ nước băng giá.


Một lính cứu hỏa người Canada giải cứu chú chó khỏi hồ nước băng giá.,ảnh ý nghĩa,hình ảnh cảm đông,những điều thú vị trong cuộc sống

11. Hình ảnh đầy cảm động khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang ở giai đoạn khủng khiếp nhất.


Hình ảnh đầy cảm động khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang ở giai đoạn khủng khiếp nhất.,ảnh ý nghĩa,hình ảnh cảm đông,những điều thú vị trong cuộc sống

12. Một phụ nữ vô gia cư và con nhỏ của cô đang ngủ trên vỉa hè ở Addis Ababa, thủ đô của Ethiopia ...


Một phụ nữ vô gia cư và con nhỏ của cô đang ngủ trên vỉa hè ở Addis Ababa, thủ đô của Ethiopia ... ,ảnh ý nghĩa,hình ảnh cảm đông,những điều thú vị trong cuộc sống

13. Người lính cứu hỏa trao chú mèo cho chủ nhân sau khi anh cứu nó ra khỏi đám cháy.

Người lính cứu hỏa trao chú mèo cho chủ nhân sau khi anh cứu nó ra khỏi đám cháy.,ảnh ý nghĩa,hình ảnh cảm đông,những điều thú vị trong cuộc sống

14. Tại Arizona, người bà 101 tuổi hạnh phúc ôm cháu cố trong vòng tay mình trước khi bà qua đời vài ngày sau đó.


Tại  Arizona, người bà 101 tuổi hạnh phúc ôm cháu cố trong vòng tay mình trước khi bà qua đời vài ngày sau đó.,ảnh ý nghĩa,hình ảnh cảm đông,những điều thú vị trong cuộc sống

15. Tình bạn tuyệt đẹp của voi và chó.


Tình bạn tuyệt đẹp của voi và chó.,ảnh ý nghĩa,hình ảnh cảm đông,những điều thú vị trong cuộc sống

16. Tại Nghĩa trang Quốc gia, Hoa Kỳ, một cậu bé đứng khóc người cha vừa qua đời khi chiến đấu.


Tại Nghĩa trang Quốc gia, Hoa Kỳ, một cậu bé đứng khóc người cha vừa qua đời khi chiến đấu.,ảnh ý nghĩa,hình ảnh cảm đông,những điều thú vị trong cuộc sống

17. Một lớp học tình thương dành cho những đứa trẻ nghèo khó ở New Delhi, Ấn Độ.


Một lớp học tình thương dành cho những đứa trẻ nghèo khó ở New Delhi, Ấn Độ.,ảnh ý nghĩa,hình ảnh cảm đông,những điều thú vị trong cuộc sống


18. Một người mẹ bật khóc khi nhìn thấy con gái mặc bộ váy cưới lần đầu tiên trong đời.