Sunday, September 30, 2018

MỖI NGÀY MỘT CHÚT SUY TƯ





CỬA HÀNG BÁN CHỒNG (DZUI)

 (never please a women).
 
Trên phố nọ vừa mở một “ Cửa hàng BÁN CHỒNG ”, nơi chị em phụ nữ có thể chọn mua cho mình một người đàn Ông. Ngay lối ra vào cửa hàng có treo một bảng nội quy với nội dung sau đây:

1. Bạn chỉ có thể vào cửa hàng 1 LẦN DUY NHẤT.

2. Cửa hàng có 6 tầng, càng lên cao thì hàng càng chất lượng.

3. Bạn có thể chọn bất cứ người đàn Ông nào trên tầng bất kỳ hoặc leo lên tầng cao hơn.

4. Chỉ được phép chọn từ tầng dưới lên, không cho phép leo trở xuống để chọn lại.

Một chị nọ sau khi dừng chân trước tấm biển trước lối vào cửa hàng liền quyết định vào trong để thử vận may.

Sau khi đọc dòng chữ: “ Những người đàn Ông có công ăn việc làm ” trên tấm biển treo trên lối vào tầng 1, chị nọ liền đi thẳng lên tầng 2.

Tấm biển trên lối vào tầng 2 ghi: “ Những người đàn Ông có công ăn việc làm và yêu trẻ con ”.

Chị đi tiếp lên tầng 3.

Tấm biển trên lối vào tầng 3 ghi: “ Có công ăn việc làm, yêu trẻ con và đẹp trai ”.

“ Ái chà, được đấy! ” – Chị nọ nghĩ bụng, nhưng chân vẫn bước lên tầng 4.

Trên lối vào tầng 4, tấm biển đề: “ Có công ăn việc làm, yêu trẻ, đẹp trai vô cùng và biết giúp đỡ việc nhà ”.

“ Tuyệt vời! ” – chị thốt lên. – Thật là khó mà không đổi! ” Nhưng, miệng nói vậy, chân chị vẫn bước lên tầng 5.

Trên lối vào tầng 5 là tấm biển: “ Có công ăn việc làm, yêu trẻ, rất đẹp trai, biết giúp đỡ việc nhà và hết sức lãng mạn ”.

Chị nọ đã muốn dừng chân trên tầng 5 để chọn cho mình một người chồng lắm rồi, nhưng cuối cùng, chị vẫn vượt qua được chính mình để bước chân lên tầng cuối cùng – tầng 6.

Trên lối vào tầng 6, chị nhìn thấy tấm biển:

“ Bạn là người khách số 31 456 012 của tầng này. Tầng này không có đàn Ông, nó chỉ nhằm mục đích chứng minh cho bạn '' biết '' rằng không tài nào làm vừa lòng phụ nữ. Cám ơn Bạn đã tới thăm cửa hàng chúng tôi! ”
                                                                   - sưu tầm-
-- 

CẢNH NGỘ (CAO ĐÔNG KHÁNH)

Một bài thơ cũ: Nhà thơ Cao Đông Khánh
 
Nhà thơ Cao Đông Khánh. (Phác thảo của Đinh Cường)
Thơ Cao Đông Khánh xuất hiện trên tạp chí Quê Hương, phát hành tại Orange County, California, số Tân Niên, đầu năm 1980. Bài “Trường Ca Vượt Biển” dài trên 200 câu được giới cầm bút lưu ý như một hiện tượng văn chương, mới lạ từ hình thức lẫn nội dung.

Năm 1981, Cao Đông Khánh in tập thơ đầu: “Lịch Sử Tình Yêu.” Cuối 1996, tập thơ thứ hai: “Lửa Đốt Ngoài Giới Hạn.”
Tác phẩm ông đang viết dở dang là một tập thơ xuôi nhiều chương, dùng lối văn truyền kỳ, mượn tính bi trường kịch của lịch sử để dẫn đến sự bùng vỡ tâm thức Việt Nam sau khi vô số người Việt phải ly hương.
Tiếc thay, ông chỉ mới viết được vài chương bản thảo thì bất ngờ qua đời ngày 13 Tháng Mười Hai, 2000.
Tranh: Nguyễn Trung

Cảnh Ngộ
mời em xuống biển nằm cong
lên non nằm sấp vô sông nằm dài
để mai ai hiện hồn về
gió xô nghiêng mặt nước bề bộn mây
để mai em mốt vào đây
cây mưa xuống thấp nước đầy giác quan
bữa kia mai mốt điêu tàn
lưỡi dao lòng súng liên hoan phất cờ
chật trong tư thế em ngồi
Cao Đông Khánh


BRETT KAVANAUGH CHẤM ĐỨT ĐIỀU TRẦN HƠN 8 GIỜ CHẤT VẤN (V.GIANG)

Brett Kavanaugh chấm dứt điều trần sau hơn 8 giờ chất vấn
 
Thẩm phán Brett Kavanaugh tại buổi điều trần việc có người tố cáo ông 'tấn công tình dục'. (Hình: Getty Images)

WASHINGTON, D.C. (AP) – Ứng viên Tối Cao Pháp Viện, thẩm phán Brett Kavanaugh và người cáo buộc ông từng có hành động tấn công tình dục, nhà tâm lý học Christine Blasey Ford, đã chấm dứt cuộc điều trần của họ trước Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện.

Bà Ford, cư dân California, nói với các nghị sĩ rằng một đêm mùa Hè 1982, ông Kavanaugh, khi đang say xỉn, đã cùng một người khác kéo bà vào một căn phòng trong căn nhà nơi họ đang có cuộc tụ tập.
Bà Ford kể là ông Kavanaugh sờ soạng và tìm cách lột quần áo của bà.
Ông Kavanaugh ra điều trần sau đó, mạnh mẽ bác bỏ các cáo giác và nói rằng ông chưa hề có hành vi tấn công tình dục với bất cứ ai.
Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện dự trù sẽ có cuộc bỏ phiếu vào sáng ngày Thứ Sáu về việc đề cử ông Kavanaugh, trừ phi phía Cộng Hòa muốn hoãn lại.

Nghị sĩ John Cornyn (Cộng Hòa, Texas), người đứng hàng thứ nhì phía Cộng Hòa ở Thượng Viện, nói rằng các nghị sĩ phía Cộng Hòa sẽ họp và quyết định. Tuy nhiên, ông nói rằng chương trình vẫn là có cuộc bỏ phiếu.
Tổng Thống Donald Trump bày tỏ sự ủng hộ dành cho ông Brett Kavanaugh, gọi lời phát biểu của ông Kavanaugh trong cuộc điều trần là “mạnh mẽ, thành thật và lôi cuốn.” Ông Trump cũng đòi là “Thượng Viện phải bỏ phiếu!” (V.Giang)

Thursday, September 27, 2018

NGÀY 01 THÁNG 03 NĂM 1959 ALASKA THÀNH TIỂU BANG 49 CỦA HOA KỲ. (KIM PHỤNG)

03/01/1959: Alaska trở thành bang thứ 49 của Hoa Kỳ
 

Nguồn: Alaska admitted into Union, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1959, Tổng thống Eisenhower đã ký một tuyên bố đặc biệt chính thức đưa Alaska thành tiểu bang thứ 49, đồng thời là tiểu bang lớn nhất của Mỹ.

Người châu Âu khám phá ra Alaska vào năm 1741, khi một đoàn thám hiểm người Nga, do hoa tiêu người Đan Mạch Vitus Bering dẫn đầu, tìm thấy đất liền Alaska. Sau đó, thợ săn Nga đã nhanh chóng đến Alaska, và khiến cho cư dân Aleut bản địa bị ảnh hưởng rất nặng nề vì nhiễm các căn bệnh ngoại nhập. Năm 1784, Grigory Shelikhov thành lập thuộc địa đầu tiên của Ngatrên đảo Kodiak, Alaska. Đầu thế kỷ 19, các khu định cư của người Nga tràn xuống vùng bờ biển phía tây Bắc Mỹ, với các pháo đài được xây dựng ở cực nam, gần Vịnh Bodega, California.
 
Hoạt động của người Nga ở Tân Thế Giới bắt đầu giảm dần trong những năm 1820. Tiếp đó, người Anh và người Mỹ đã được cấp quyền kinh doanh tại Alaska sau một vài cuộc xung đột ngoại giao nhỏ. Trong những năm 1860, nước Nga bên bờ vực phá sản đã quyết định bán lại Alaska cho Mỹ, khi nước này tỏ ý sẵn sàng mua lại vùng đất này. Ngày 30/03/1867, Ngoại trưởng Mỹ William H. Seward đã ký hiệp ước mua lại Alaska từ Nga với giá 7,2 triệu USD.

Dù đây là cái giá rẻ mạt, chỉ hai xu một mẫu Anh, nhưng việc mua lại Alaska vẫn bị nhiều thành viên Quốc Hội Mỹ chỉ trích. Báo chí Mỹ gọi đó là “sự dại dột” hay gọi vùng đất này là “hộp nước đá” của Seward, thậm chí họ còn gọi đó là “vườn gấu Bắc cực” của Tổng thống Andrew Johnson. Tuy nhiên, Thượng viện Mỹ vẫn phê chuẩn việc mua lại vùng đất rộng bằng một phần năm tổng diện tích các bang còn lại của Mỹ này.

Ban đầu, rất ít người Mỹ từ lục địa chuyển đến Alaska; tuy nhiên, sau khi người ta phát hiện ra vàng vào năm 1898, một làn sóng người di cư đã nhanh chóng tràn sang tiểu bang này. Từ đây, một Alaska giàu tài nguyên thiên nhiên đã có nhiều đóng góp cho sự thịnh vượng của nước Mỹ.

VẪN CÒN ĐÓ NHỮNG NỖI ĐAU (THẦY THÍCH NGUYÊN NGUYỆN)





VẪN CÒN ĐÓ NHỮNG NỖI ĐAU

Vẫn còn đó, những nỗi đau
Vẫn còn đó những nát nhàu thời gian
Vẫn còn đó những ngút ngàn
Mẹ quê xứ nẫu cưu mang muôn đời
Vẫn còn đó những rớt rơi
Đứa con của mẹ xa nơi cội nguồn
Vẫn còn đó, dấu ngựa buông
Một đời lam lũ, bóng quờn đầu non
Vẫn còn đó, đó vẫn còn
Một chiều với mẹ, hon hon độc hành
80 năm, bóng tử sanh
Giờ lần hạt chuối, khô hanh mắt già
Ngày rồi lại, đêm cứ qua
Mẹ nhìn về phía trăng già bạc tênh
Chút mong manh, phủ quanh mình
Phận người tủi nhục, bên bờ tự do

Thích Nguyên Nguyện

DẠI KHỜ & ANH HỨA VỚI EM (DIỆP THẾ HÙNG)



Tuần này tác giả vẫn còn đang làm công tác ở nước ngoài,
không có nhiều thì giờ để làm thơ. Tác giả xin chia sẻ với
các bạn một bài thơ Đường Luật ngắn mà thôi, trên đề tài
biết yêu là khổ mà vẫn yêu. Con tim có lý lẽ của con tim mà
lý lẽ không hiểu được.  Người trong cuộc thấy con tim dại
khờ, nhưng con tim không có cùng cảm xúc: con tim muốn
yêu và được yêu dù phải khổ.
Chúc các bạn vui nhiều.
DẠI KHỜ

Trời ngã sang thu nắng nhạt mờ
Ngổn ngang tâm sự rối vần thơ
Dấu yêu trắc trở từng cơn mộng
Nhung nhớ đoạn trường mỗi giấc mơ
Đâu biết yêu đương nhiều nỗi khổ
Nào ngờ tình ái lắm bơ vơ
Bây giờ biết thế sao anh vẫn?
Sao trái tim anh vẫn dại khờ?

Diệp Thế Hùng.





***Mời đọc lại bài thơ mà tác giả rất yêu thích.
ANH HỨA VỚI EM

Trong bài thơ « Anh Hứa » đăng vài tháng trước đây
trên Blog CVNN, tác giả đã diễn tả tâm trạng của hai
người yêu nhau, và nói lên cái quan trọng của những
lời hứa hẹn trong tình yêu. Xin mời các bạn xem lại bài
thơ ấy ở cái link dưới đây (*).
Bài thơ hôm nay viết trên cùng một đề tài.  Trong tình
yêu, mỗi người yêu phải lập đi lập lại thường xuyên
những lời âu yếm, những lời hứa hẹn để chứng tỏ là
tình yêu của mình dành cho người kia vẫn luôn luôn
 sâu đậm, vẫn vững chắc, vẫn nồng nàn.      
Xin chia sẻ với các bạn bài thơ « Anh Hứa Với Em »
dưới đây.



Anh đã hứa anh yêu em trọn kiếp
Rồi kiếp sau nối tiếp đến muôn đời
Dẫu mai sau trời đất có đổi dời
Tình chân thật một lời anh sẽ giữ

Lời hứa ấy anh viết ra bằng chữ
Cho ngàn năm tình sử vẫn còn ghi
Rằng anh yêu, yêu với mối tình si
Và chung thủy không gì làm thay đổi

Anh đã hứa, sao em còn hờn dỗi
Chắc là anh không nói với ngọt ngào
Chắc là anh chưa hứa sẽ dạt dào
Yêu ngay cả ngày nao đầu em bạc

Anh yêu em, một tình yêu bát ngát
Dù ngày sau em nhạt nét mỹ miều
Dù thời gian có giảm dáng diễm kiều
Yêu càng lúc càng nhiều càng chất chứa

Hết hờn chưa,  em yêu, anh đã hứa
Vùng yêu đương sẽ tựa cõi thiên đàng
Sống cho nhau, dù tình đến muộn màng,
Để yêu dấu ngập tràn tim hai đứa.

Diệp Thế Hùng (01/07/ 2018).

http://www.chimvenuinhan.com/2018/03/
anh-hua-diep-hung.html

THẰNG CỜI (HĐN)

Thằng Cời
 
Thằng Cời tự nguyện đứng cuốc đất trên một láng đất trong khu vườn rau trại giam giữa trời nắng cháy, bộ áo quần “trường sơn” của nó thiếu trước hụt sau, cái  nón cời chết tên cho nó, đủ để biểu hiện điều mọi người đặt cho chỉ đủ để gây nên thiện cảm tối thiểu cho. Chẳng ai hiểu nổi những điều lạ lùng đến tốc mái của thằng vừa thiếu học hành, thiếu chuyên môn ở trại giam này, giữa trưa nắng núi rừng Tây Bắc Phú Yên. Nghe đâu nó chưa qua khỏi lớp ba trường làng rồi phải theo phụ cha mẹ việc đồng áng. Trong một bài tự kiểm thảo, thằng Cời nói sao viết vậy, chữ nghĩa như trong thúng mẹt sắn khoai đem ra trình làng. Trại viên trong cùng nhà cùng láng giúp nó viết cho xong bài kiểm thảo đó, nó trả ơn bàng nắm rau rừng lượm lặt được lúc đi lấy củi. Tiếp theo, đó là đề tài cho những chuyện cười sinh đẻ ra từ bài kiểm thảo ấy, đỡ mệt ngày lao động dài thiếu bồi dưỡng cho các anh em.

Không hề gì! Thằng Cời dường như chẳng quan tâm về sự việc xung quanh, đời sống sinh hoạt nó cứ vô tư trong trại giam như chẳng khác đời thường bên ngoài chút nào. Sáng thức dậy làm việc, ăn trưa  chẳng ra gì cũng ráng thêm việc tăng gia sản xuất vườn rau tươi một mình, xế chiều bụng dạ sắn khoai vẫn làm việc... như là sinh ra để làm, làm xong phải ăn theo chu kỳ sinh hoá cần thiết. Lâu lâu nó ư ử trong cổ họng bài ca gì đó chẳng rõ, mọi người vẫn còn nhớ có đêm nó tung hứng nhạc vàng khi phong trào hát lén nửa đêm tự nhiên bùng phát trong nhà giam, thằng Cời chẳng bao giờ giữ được tông nhịp cho đúng  .. Người đùa: Anh kia!Tại sao không hát lên những bài ca anh hùng cách mạng? Có biết bài Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây không? Hát lên coi! Thưa cán bộ em biết nghe mà có biết hát đâu! Thằng Cời chối từ một cách vô tư hiền lành, tiếng ư ử từ cổ họng nó thoát ra tựa như tiếng rên bi đát của loài thú hiền từ, trước nanh vuốt cuộc đời như vậy giữa trưa ngày hè khắc nghiệt.

Kỳ thăm nuôi đến. Hình như ai cũng được thăm nuôi, người được gia đình gửi cho lon nhôm “gu-gô” có thịt ba chỉ mắm ruốc để dành ăn dần, người có cả một hộp nhựa chà bông đủ bồi dưỡng riêng cả tháng, kẻ khác có thêm chút thuốc men căn bản cho các loại bệnh tật núi rừng nhiệt đới, thuốc lá, thuốc rê, thuốc vấn cho những cố tật đã bào mòn trong cơ thể, chỉ riêng thằng Cời chẳng có ai thăm, chẳng ai đếm xỉa gì một thằng như là trôi sông lạc chợ đến bãi tận cùng xó xỉnh thăm nuôi. Ai cũng biết rằng giữa rừng núi thâm u, giữa cảnh đói triền miên, tự bảo toàn cho sự sinh tồn là điều dễ chấp nhận. Làm sao có thể chia xẻ được khi thân mình cứ gầy gộc meo râu? Nét mặt thằng Cời bình thản chấp nhận tình cảnh như ngày còn nhỏ đầu làng xó chợ bị mắng nhiếc đồ dơ dáy thiếu học. Chắc nó tự nhủ rằng điều người ta nói ra đúng phong phóc như cái ná  bắn trúng ngay con chim hiền lành đang đậu trên cây. Có gì đâu! Nó bỏ ra ngoài vườn rau tự tạo, lên đất, cắm cây, chút màu xanh trên mảnh vườn bắt đầu dậy lên những mầm xanh từ ngọn ngành rau bầu cong ngả như niềm hy vọng yếu đuối mong manh muốn tô  màu cuộc sống. Xanh lên sẽ tăng lên giúp bớt đói rau, đói gạo để có sức lao động ngày sau. Màu xanh tươi đẹp tô điểm lên trên nỗi niềm cô đơn không được thăm nuôi, lá cành là những lời chia xẻ an ủi không lời. Chắc ba mẹ, anh chị em nó chẳng còn ai! Chắc gia cảnh bần hàn sau chiến tranh tàn phá. Chắc cũng chẳng còn ai muốn ngó ngàng tới kẻ trôi sông lạc chợ như Cời. Chỉ còn màu xanh cây trái cho Cời trải lòng thôi!
Mưa xuống, nắng lên, những cuốc đất xoáy trồng...những đọt xanh thằng Cời đợi bắt đầu thay màu khoảng vườn nhỏ. Bông vàng dưa leo bắt đầu điểm nụ, hoa trắng dây bầu dựng lên cành lá dìu dịu mong manh,  mấy đọt rau rừng chăm bón xanh theo ánh mắt anh em trại viên cùng thời khác ý. Có ánh mắt niềm nở hy vọng như quen thân, có ánh mắt soi mói lạ lùng nhưng tất cả đều xanh theo niềm vui nhỏ bé sắp trổi dậy trong vườn. Mảnh địa đàng vừa chớm trên tàn tạ tháng năm.
 
Ngày gặt hái đầu tiên thằng Cời làm một việc hoàn toàn tự nhiên đối với nó nhưng thật như cú sốc với mọi người. Nó khéo léo pha chế nồi canh bầu theo kiểu đại trà. Trái bầu được cắt vụn nhỏ tưởng chừng như không còn cách nào để cắt nhỏ ra hơn nữa, nó trao đổi với vài anh em gom cho nhúm tôm khô khiêm nhường cũng được băm nhừ nhuyễn. Thùng nước lớn nấu sôi, tôm khô nhuyễn, bầu xắt vụn tuần tự để vào, muối biển mặn mà theo hương vị...Thằng Cời khiêng thùng canh bầu đại trà ra giữa nhà chia cho mọi người hỉ hả. Hình như con người dễ tha thứ, thế giới dễ đại đồng hơn trong bữa ăn chung trong cảnh bần hàn đói khổ... Rồi tâm tư cứ thế đổi theo. Những cái nhìn thiện cảm hơn cùng những đề tài châm chọc cũng dần bớt đi.

Ngày hết Tết đến, thăm nuôi đợt Tết Nguyên Đán tới. Chẳng biết đời sống bên ngoài trại giam đủ thiếu thế nào, người trong trại vẫn mong ngóng những món ăn khoái khẩu truyền miệng, những kỷ niệm ẩm thực ngày Tết truyền thống xa xưa cùng đãi nhau.  Mọi người bắt đầu kháo nhau món cúng ngày ngày ông Táo về trời, ngày nào lên lịch để ngâm nếp bánh tét, ngày này bắt đầu xên rim mứt ngọt ngào... Tất cả cũng chỉ là những món ăn hàm thụ thế thôi. Ánh mắt sáng lên theo từng âm chữ xuân mùa. May quá lần này Thằng Cời có được mấy đòn bánh tét, một gói rim gừng cùng mấy miếng kẹo thèo lèo đậu phộng và cục đường đen.

Mồng một Tết, trại được cho nghỉ lao động một ngày, sau bao nhiêu nghi thức chào xuân, chúc tụng lê thê, mọi người hỉ hả chuẩn bị ăn tết tù, thằng Cời lễ mễ bưng ra tất cả những thức thăm nuôi có được, đòn bánh tét, kẹo động phộng, cục đường đen... để cùng mọi người chia nhau hương vị Tết. Mọi người há hốc tinh thần để tin đó là sự thật, có niềm vui tiếng cười phá lên, có tiếng lao xao thắc mắc, có bóng dáng thẩn thờ của người cúi mặt quay lưng. Có tiếng pháo đì đùng trong lòng xuân ngoài kia, có tiếng chúc tụng nhiệt tình đầy sáo ngữ, có ánh xuân tươi mong ngóng ngày về đoàn tụ gia đình.

Trăm vui đó cũng từ bàn tay và tấm lòng đơn sơ của Cời.
Không ai ngờ được một thằng trôi sông lạc chợ như vậy lại làm
được những chuyện tốc mái mà chẳng ai dám làm. Vứt bỏ đi
ngàn vạn tiền tâm linh lúc thừa mứa chắc dễ hơn phải hy sinh
miếng kẹo đậu phộng trong trại giam này. Cây tin yêu trong
khu vườn rau của thằng Cời trổ lên đoá mong manh nhưng
mạnh như tấm kính chiếu yêu cho tăm tối bám víu tự soi vào
ngõ ngách tâm hồn.

Thằng Cời chắc cũng thèm món Tết năm nào, cũng nhớ lại chiếc áo mới ngày xuân, cũng muốn nhâm nhi miếng ngọt cay gừng, cũng thơm bùi miếng kẹo đậu phộng quê hương nhưng hình như niềm hạnh phúc được chia xẻ hay là tấm lòng của xuân đãi khách còn ngon miệng hơn những thứ Cời có thể giữ được cho riêng mình nơi rừng thiêng nước độc, nơi mà mọi người chưa đủ có để thủ thân. Thằng Cời chẳng là Ông Thầy, Ông tướng gì cho ra lẽ, chẳng đại diện cho tầng lớp nào trong xã hội, chẳng có triết lý gì rao giảng to lớn cho cả trại giam, chẳng hề mơ mộng điều gì huyễn hoặc. Sống giữa đời như cây cỏ tự nhiên thích ứng với môi trường, nhiều nước nhiều phân cứ tự nhiên khoe hương cành quả, thiếu điều kiện vẫn giữ được trong sáng cần thiết sự sống cuộc đời. Mẫu mực có được là đời sống tự nhiên ở lòng mình. Thằng Cời một cách vô tình là hướng dẫn viên trong cuộc sống đầy ganh đua thua thiệt. Thằng Cời trở thành Thằng Cười dưới khuôn mặt bình dị vui vẻ cùng mọi người qua món quà xuân đãi khách tù.

Cười ơi! Cười đang ở đâu? Ngóc ngách nào nơi rừng thiêng nước độc? Đại gia lắm bạc nhiều tiền? Lao động kiệt lực để tự nuôi thân hay đang bôn ba phương nào thế giới? Dù là nơi nào Cười đã là người Thầy nhân bản mang đến cuộc đời một tấm gương soi.

Bạn ơi! Thằng Cười có được cái bằng cấp gì đâu! Nhưng nó trở thành người Thầy trong trang sách sống khổ với người. Nếu thằng Cười có được những cơ hội, hoàn cảnh khác không chừng Cười cũng biểu tỏ được nhiều điều bất ngờ tưởng là chỉ có những bậc cao siêu mới có thể dạy cho. Cười hay ai đi nữa cũng có thể là Thầy của chúng ta trong hoàn cảnh hay môi trường đó, ai cũng có thể là Thầy mình. Hãy vui sống, hãy Cười, bận tâm chi cho những nhút nhát cuộc đời!

HĐN

Cali tháng 9, 2018.

NGHỀ TAY TRÁI (THUKỲ)


NGHỀ TAY TRÁI (THUKỲ)
Nhà kho xây cất bằng những vật dụng thừa sau khi sửa nhà.
Thukỳ đam mê nhà cửa vườn tược từ trong huyết quản, nên khi nào có “open house” (nhà bán) là Thukỳ ghé vào xem, chỉ muốn nhìn lối kiến trúc khác nhau trong nhà và ngoài vườn…  Ngoài ra, vào những ngày cuối tuần khi có lớp dạy về nhà cửa, cách kinh doanh về bất động sản, dù phải đóng tiền, Thukỳ cũng ghi tên tham dư, thường thì Thukỳ dẫn Cường theo để nhờ cháu làm “thông dịch viên”,  nếu có chữ tiếng Anh nào không hiểu rõ.

OX Thukỳ không có máu buôn bán nên rất sợ “cái liều” của Thukỳ, anh cứ cản khi nghe nói đến mua nhà sửa để bán lại...Nhiều bất đồng ý kiến, nhưng cuối cùng Thukỳ cũng thắng, và vì vậy mà anh để cho Thukỳ quyết định một mình.

Khi mua căn nhà đầu tay để “kinh doanh”, Thukỳ cũng hơi lo, nhưng sau học vài lớp huấn luyện, và hỏi những người có kinh nghiệm về nhà đất, Thukỳ cảm thấy tự tin hơn.   Dù sao, Thukỳ cũng đã mua 3 căn nhà nên có một vài kinh nghiệm về thủ tục mua bán, nhưng đó đều những căn nhà tương đối khang trang, chỉ dọn vào ở, và khi bán lại thì không có lời nhiều; vì thế, muốn có lời nhiều thì phải những căn nhà bê bối mà chủ nhà không có tiền để tu bổ hoặc sửa chữa, nhất là những căn nhà mà chủ nhân đã già yếu.

Sau khi mua hụt vài căn vì mình thật thà cứ trả giá hơi thấp, bị  người khác trả cao hơn, nên mất cơ hội, nhất là những nơi có địa điểm đẹp, an toàn, thuận tiện về chợ búa và trường học...Tuy giá nhà cửa ở vùng hàng xóm tốt thường đắt hơn, nhưng tiền mua vật liệu để sửa bằng nhau, nên khi xong thì căn nhà ở khu tốt lên gấp đôi, còn khu xấu thì chẳng lên bao nhiêu, không có lời nhiều vì vậy mà vùng tốt đắt như… “tôm tươi”.

Rút kinh nghiệm từ những lần trước, khi thấy có căn nhà nào ở gần xe điện, trường học tốt, như North Quincy High School (trường cũ của vợ Chủ Tịch Facebook Mark Zuckerburg) là Thukỳ tìm cách mua cho bằng được.  Khi đọc quảng cáo thấy có một căn nhà trong khu vực này rao bán, Thukỳ liền đến xem, và khi vào thấy căn nhà quá cũ và bề bộn, Thukỳ liền hỏi ông chủ nhà là một người góa vợ đã lâu, muốn bán để vào viện dưỡng lão:
 “Thưa ông căn nhà này ông muốn bán chắc giá bao nhiêu?” và ông thật tình trả lời:
“Đã có người xong giá mua rồi, nhưng chờ sau 1 tháng thì nhà bank không cho họ vay, vì lương họ không đủ với số nợ mà họ muốn vay”  
Thukỳ biết là ông nói thật nên nói ngay:
 “Thưa ông vậy tôi bằng lòng mua với giá đó, nhưng tôi bảo đảm ông sẽ không lo nhà bank bác bỏ…”
và ông ta đã đồng ý bán cho Thukỳ. 

Trên đường ra xe về nhà, OX cự nự: “Em mua nhà còn lẹ hơn mua cá, sao vội thế?” Thukỳ chỉ lặng yên vì đã ký check đặt tiền cọc rồi.
 
Hình căn nhà mới mua trước khi cất thêm phòng.

Khi mua xong họ cho 10 ngày để thuê người xem nhà (home inspection) xem có hư hao gì không từ mái nhà, hệ thống sưởi, máy lạnh, nền móng có bị gì không, có mối mọt không? 2-3 thứ thợ mình phải thuê, mỗi người tốn 3-4 trăm đô, nếu bị hư nhiều mình không mua vì có lý do chính đáng thì họ sẽ trả lại tiền cọc theo luật lệ.    Dĩ nhiên nhà cũ làm sao khỏi hư hao, theo kinh nghiệm lần này của mấy khóa học, Thukỳ đi theo từng người inspection để họ xem xét thì mình hỏi và ghi xuống những gì cần thiết, nếu mái nhà phải thay tốn bao nhiêu, cái máy sưởi quá cũ chỉ dùng được 1-2 năm phải thay thì tốn bao nhiêu… Thukỳ về nhà chờ cho họ gởi report đến, sau đó xin gặp chủ nhà hoặc cơ quan bán nhà nếu bán qua trung gian, Thukỳ cho họ xem bản báo cáo, và ước tính tiền sửa… Thukỳ đề nghị họ cắt giá, tùy theo chủ nhà có khi họ sẽ gọi thợ làm cho mình, có khi họ bảo phải chia 2 giữa người mua và người bán, đôi khi người trung gian họ giảm tiền huê hồng nếu 2 bên đều căng, họ không muốn mất khách hàng mà chắc chắn không có trở ngại với nhà bank.
Đang xây cất thêm (nếu nhìn kỹ sẽ thấy hình Thukỳ
đội nón đang phụ thợ)

 
Cầu thang khi khẩn cấp
Sửa xong chưa dọn dẹp, căn nhà dài và rộng ra.
Dưới chân làm cái nhà kho chứa đồ.

Sau khi mua xong, việc đầu tiên là Thukỳ dọn dẹp trong ngoài sạch sẽ, phác họa phải sửa thế nào, hầu hết nhà cũ có rất nhiều vách ngăn giữa phòng khách, nhà bếp, phòng ăn… làm cho căn nhà nhỏ lại, Thukỳ cho phá những vách tường bỏ hết và chỉ còn 1 căn phòng lớn, làm bếp mới thật đẹp, thay điện sáng, sơn lại cho mới, thay cửa số lớn thoáng rộng, khi bước vào nhà ai cũng sẽ vô cùng thích thú vì thấy lớn rộng, thoáng mát, sáng sủa...Đó là khả năng thiên phú mà mình tự tưởng tượng trong đầu những cái phải làm, và tùy ý thích mỗi người.

Rút kinh nghiệm căn phòng kính ở nhà, Thukỳ dựa vào bản vẽ cũ, sửa lại vì kỳ này xin xây phòng kính 2 tầng, nhà mới này ở town khác nên phải gặp inspection mới, ông ta cũng giúp đỡ tận tình sửa bản vẽ cho đúng và cấp giấy phép, chủ nhà xin giấy phép thì dễ hơn nhà thầu xây cất, vì chủ nhà chịu trách nhiệm trong mọi công việc, hơn nữa giá thành rẻ được phân nửa, thì thuế đóng cũng thấp hơn.  Cái may mắn của Thukỳ là ai cũng quý mến không làm khó dễ gì cả, nên mọi việc trôi chảy và nhanh chóng.

Không ngờ căn nhà đầu tiên bán lời nhiều, đúng là “thánh nhân hay đãi khù khờ” đó là cái bước rất quan trọng làm cho mình thêm tự tin, vui vẻ yêu thích công việc và vững lòng tiến bước, từ đó về sau OX Thukỳ không còn phàn nàn vì anh chàng cũng thấy khả năng của vợ, và tin tưởng hơn, bớt lo lắng sợ hãi hết vốn.  Thukỳ tiếp tục trong công việc và tự mình quyết định tất cả trong vấn đề mua bán, sửa chữa, chọn thợ, từ đó Thukỳ có trong tay những người thợ tín nhiệm như sửa nhà, điện, ống nước, gas... Tất cà thợ làm đều phải có license, và có city inspection kiểm soát.  Từ đây lại thêm một nghề tay trái cũng nhiều vất vả, lo âu, nhưng đó là đam mê nên quên đi mệt nhọc, Thukỳ vui khi nhìn thấy kết quả tốt đẹp.

Thukỳ.

RU GIẤN TÀN PHAI -NS TRƯỜNG SA (ĐINH VIỆT THANH -TRÌNH BÀY)

RU GIẤN TÀN PHAI


Xin bấm vào web chữ đỏ để thường thức tiếng hát ngọt ngào,
trầm ấm của anh Đinh Việt Thanh:





Đàn hiu hắt tiếng buồn[D7]trầm ngân 
Về đâu mái tóc xưa[Gm]còn xanh 
Bài tình[G7]ca mùa Thu xa[Cm]vắng 
ôi bóng thời[D7]gian, về giữa hoang[Gm]tàn. 
Tìm về một thời xưa quên[Eb]lãng 
Quên giữa đời[D7]nhau, mộng ước[Gm]xuân xanh 
Còn có nhau[Bb]chăng? là những bâng[Cm]khuâng 
Và bước lang[D7]thang, cũng đời hợp tan 

2.[Gm]Người xưa với mắt buồn[D7]nhìn nhau 
Tình cũng héo bao mùa[Gm]sầu đau 
Bài tình[G7]ca thuở em mắt[Cm]biếc 
Ru giấc tàn[D7]phai, ngày tháng[Gm]xa vời 
Lời nào đẹp người ơi không[Eb]nói 
Thôi cũng[D7]đành thôi, một tiếng[Gm]thương ôi 
Nhạt nhẽo[Bb]trên môi, dù biết không[Cm]vui 
Thì cũng mây[D7]trôi, cũng tình[Gm]cho người! 

ĐK:[Eb]Xin trả lại người[Cm]thôi 
Trả lại mùa[D7]Thu, vàng áo ngây[Gm]thơ 
Trả lại mùa[D7]Đông, sầu tím môi[F]hôn 
Trả lại mùa[D7]Xuân, Hè nhung nhớ[Gm]mênh mông. 

3. Tình yêu nếu không là[D7]niềm đau 
Thì xin hãy nuôi cho đời[Gm]sau 
Bài tình[G7]ca nào em sẽ[Cm]hát? 
Yêu dấu về[D7]đâu, hạnh phúc[Gm]nơi nào? 
Bài tình ca nào anh sẽ[Eb]hát? 
Năm tháng vùi[D7]quên, một tiếng[Gm]yêu em 
một tiếng[Bb]yêu em, dù có[Cm]đau thêm 
Thì cũng[D7]vui lên, dỗ ngọt[Gm]môi mềm 

HÌNH ẢNH TẾT TRUNG THU CỦA HỘI NGƯỜI VIỆT TẠI SAN FERNANDO VALLEY (SỸ LƯƠNG)

CHỦ TỊCH LƯƠNG SỸ 
PHỤ HUYNH CÙNG CÁC EM
LỄ CHÀO QUỐC KỲ

























HỘI NGƯỜI VIỆT SAN FERNANDO VALLEY TỔ CHỨC
TẾT TRUNG THU 2018

      Thứ bảy 22/9/2018 vừa qua tại parking lot của Trung tâm sinh hoạt  HNV/SFV, Hội người Việt San Fernando Valley đã tổ chức Tết Trung thu lần thứ 23 như thông lệ hằng năm,nhằm mục đích duy trì truyền thống văn hóa của dân tộc và để tuyên dương,khuyến khích các cháu thiếu nhi trong việc học tập,rèn luyện sức khỏe.

             Từ 5 giờ chúng tôi thấy các anh em trong ban tổ chức đang tích cực lắp ráp sân khấu,chăng đèn,kết hoa,sắp xếp ghế ngồi ,nơi phát bánh,lồng đèn Trung Thu,hệ thống âm thanh thể hiện sự chuẩn bị rất chu đáo. Được biết  để tổ chức cho đêm hôm nay ban tổ chức đã bắt đầu làm việc từ hai tháng trước từ việc xin giấy phép,xin tài trợ,mua sắm phần thưởng,quà tặng,vận động ghi danh thi quốc phục,học sinh giỏi...và rất nhiều nhiều việc chỉ nhằm mục đích làm sao cho Tết Trung Thu cho các em thật vui,thật tốt.

               Trong hội trường chúng tôi thấy cô  Hương Giang,Erlinda phụ trách phần thi quốc phục đang tập dợt  các em cho cuộc thi tối nay ,em nào cũng xinh đẹp trong trang phục truyền thống và tràn đầy hy vọng mình sẽ đoạt giải  đêm nay.                                     Từ sớm khi sân khấu vừa hoàn tất chúng tôi đã thấy phụ huynh bắt đầu đưa con cháu đến dự,các em trong trang phục truyền thống của dân tộc đầy màu sắc với nét mặt vui tươi,rạng rỡ tung tăng trong tay ông,bà,cha,mẹ xếp hàng chờ nhận bánh,lồng đèn Trung Thu trong tiếng nhạc rộn ràng đón chào.Tay bánh,tay đèn Trung Thu đủ loại,đủ màu các em cùng phụ huynh vào các hàng ghế sắp sẵn chờ lễ hội bắt đầu.

                  Đúng 7 giờ,chương trình được bắt đầu với sự điều hợp  của hai MC Linh Thiện và Erlinda.Trong số khách tham dự chúng tôi ghi nhận sự có mặt  của Hội Cựu chiến sĩ  VNCH vùng SFV, đại diện của dân biểu liên bang Brad Sherman,các cơ sở thương mại,trường học cùng các đồng hương trong vùng.Sau phần nghi thức chào cờ mặc niệm,ông Lương Sĩ Chủ tịch Hội người Việt San Fernando Valley đã đọc diễn văn khai mạc,ông đã nêu mục đích,y nghĩa của việc tổ chức lễ hội hôm nay,khen ngợi thành tích học tập,rèn luyện của các em,cám ơn sự đóng góp của các  cơ sở thương mại,mạnh thường quân,đồng hương nhờ đó mà Hội người Việt mới có thể tổ chức Tết Trung Thu cho các em và chúc các em một đêm Trung Thu thật vui vẻ.

                   Tết Trung Thu không thể thiếu múa lân,đêm nay các em vô cùng thích thú được xem lần lượt đoàn lân Vovinam và Kienando biểu diễn.Tiếng trống rộn ràng,những động tác uyển chuyển,nhịp nhàng.Mỗi đoàn với sắc thái,kỹ thuật riêng của mình tạo không khí sôi động cho lễ hội,kế đó em Vinh Trần học sinh lớp Bốn của trường Việt ngữ Văn Hiến đã  trình bày nguồn gốc và y nghĩa của Tết Trung Thu để các bạn biết và hiểu một trong những nét sinh hoạt văn hóa của dân tộc,từ đó không quên nguồn gốc,cố gắng học tập,rèn luyện để làm rạng danh cộng đồng Việt nam tại hải ngoại.
                    
              Phần thi quốc phục do cô Erlinda và Hương Giang dẫn dắt,các em trong những trang phục truyền thống rực rỡ,đầy màu sắc cùng nón lá,lồng đèn, lần lượt lên sân khấu để thi thố tài năng .Những câu trả lời ngây ngô,dễ thương,những bài hát,bài thơ  do các em biểu diễn được nhiều tràng vỗ tay khích lệ,khen tặng.Kết quả các em : Vivian Nguyễn đạt giải Nhất,giải Nhì thuộc về emTuệ Tâm Nguyễn ,giải Ba là em William Cham của cuộc thi quốc phục năm nay.Cô Michell đại diện cho ban giám khảo khi lên công bố giải thưởng đã hết lời khen ngợi các em,cám ơn phụ huynh đã đưa con em đến dự thi và để khuyến khích ban tổ chức đã trao tặng tất cả các em dự thi mỗi em một phần quà lưu niệm.

                 Trong dịp này Ban tổ chức cũng đã tuyên dương và trao trophy,phần thưởng cho các em học sinh,võ sinh,xuất sắc của các trường,võ đường và các trung tâm Việt ngữ.Các võ sinh của võ đường Vovinam và Kienado cũng đã biểu diễn những màn song đấu,tam đấu,tứ đấu,công phá,tự vệ,biểu diễn binh khí đẹp mắt mà các em đã được huấn luyện, thể hiện tinh thần Văn Võ song toàn của thiếu nhi hải ngoại,Xen kẻ giữa các phần là các tiết mục ca,múa ,ảo thuật của nhóm múa Fab Girl,,em Victoria ,em Khoa,bé Jenny, đôi song ca Quang Thái-Erlinda,ảo thuật gia Khanh Nguyễn,tiết mục nào cũng hay,cũng đẹp.Đặc biệt phần ảo thuật  đã đem đến tiếng cười,sự bất ngờ ,hồi hộp qua những tiết mục biến hóa khôn lường của  ảo thuật gia.                                                                                    Phần xổ số Trung Thu cũng đã được tiến hành ,các số trúng  được công bố,giải thưởng được trao trong không khí hồi hộp,vui nhộn.Ảo thuật gia Khanh Nguyễn với những màn biểu diễn đặc sắc đã khép lại chương trình Trung Thu mang đậm nét văn hóa truyền thống dân tộc.

      Ông Lương Sĩ  thay mặt ban tổ chức một lần nữa cám ơn mọi người đã đóng góp tài vật,công sức cho Tết Trung Thu 2018 và mong ước đồng hương sẽ tiếp tục ủng hộ cho Hội Người Việt SFV trong  tương lai.Tết Trung Thu 2018 vùng San Fernando Valley đã kết thúc lúc 10 giờ 30 cùng ngày.

                       Bài và hình ảnh của Nghĩa Trần




*** xin bấm vào web chữ đỏ đền xem thêm hình: