Saturday, April 30, 2022

SÀI GÒN & TÌNH YÊU CỦA TÔI (CHÚC TRẦN)

 

SÀI GÒN và TÌNH YÊU CỦA TÔI

 

Có đứa bạn từ xứ cờ Hoa về. Ngô Thu-Chúc Trần-Hương Thái hẹn hò...Hương ở tận Nhà Bè , Thu Hòa vô ở nhà con gái đầu lòng Phú Nhuận , mình muốn hẹn hò gần nhà cà phê Thủy Trúc nơi mình và Hoài Hương lúc trước hẹn nhau ...song Hương nói xa nó qua thôi hẹn nhau quận nhất  , ba đứa cùng oke...gặp nhau tại nhà Thờ Đức bà .

 

Mình luôn là người thà mình chờ bạn chứ không để bạn chờ minh...cùng vừa bị đánh thức giấc trưa vì mình nói chuyện với bạn bằng loa ngoài hhh.

- anh đưa em xuống nhà thờ Đức Bà cho em gặp bạn- trưa nắng mà? - tụi em hẹn gặp nhau ở đó.

 -cà phê 3h pm-cà phê  quận 1 mắc lắm anh còn nói ..

mình tắm táp nhanh 2h đã hối chồng chở đi , đến nơi sau bao chặn kẹt xe vừa đúng 2h30' .

Chồng thả vợ xuống trước nhà bưu điện thành phố SG. Mình lang thang một chút, nhớ lại năm nào cứ mỗi tháng đúng hẹn lại lên , mình đến nơi đây lãnh tiền từ nhà gửi đến cho mình để chi phí học hành. Bên hông bưu điện giờ là con đường sách; thời ấy mình thư thả ngồi đây lượm me chín rụng ngồi ăn tỉnh bơ chẳng sợ ai nhòm ngó...hhh ấy mà cũng gần nửa thế kỷ qua mau rồi giờ đây lang thang hẹn hò cùng hẹn hò cùng bạn thời trung tiểu học 60 năm chưa lần gặp.  Nhờ FB tìm được nhau...Ồ nhỡ hai đứa không tìm được mình vì phải bịt khẩu trang kít mít...liền chụp một tấm seo phi nhìn giống như điệp viên không không thấy gửi vào mess cho hai nó nhưng chẳng đứa nào mở ra...3h kém 30' mình sốt ruột quá nên đến trước nhà thờ Đức Bà nhìn đồng hồ đeo tay xem giờ thì Hòa lão bà bà đoán đúng người đúng hẹn bảo con gái chạy xe tới gặp nhau. Trưa nắng mà hẹn hò vậy đó mặc dù nắng SG cũng không gắt lắm có chút dễ thương nhưng nó ở xứ lạnh về nên không chịu nổi liền kéo nhau vào cà phê Gióng bên hông bđ SG cho mát. Nhỏ Hương hơi nóng tính và bộc trực tìm không thấy hai đứa gọi la lối um sùm mình chưa giải thích kịp thì Hòa nhờ con gái mình ra đón bạn vào...mình cảm động vì Hòa nhận lỗi tại nó để mình không bị trách...yêu bạn quá vì mình luôn được bạn thương mến chở che hihihi.

 

Ba con bạn thật là dễ thương...ba lão bà bà làm nổ tung quán cà phê Gióng...bao đôi mắt liếc nhìn , mình đập nhẹ vai lão bà Hòa - nhỏ thôi ...phiền thiên hạ ...Hòa kể.chuyện lần đầu xuất ngoại sợ lạc nên ngồi xe lăn nhưng vẫn xảy ra sự cố vì nói nhiều nói hố.hhh...

Ba con bạn thật là dễ thương làm mình nhớ nhỏ Diệp quá chừng...Noel năm bảy bốn hai đứa kẹt cứng giữa dòng người đông đúc ở nhà thờ Đức Bà đây.và nơi đây trước dinh Độc Lập 30 tháng tư bảy lăm hai đứa áo dài trắng chỉnh tề sắp hàng đón quân CM tiến vào dinh ĐL.

 

Mình rất yêu thành phố Hòn Ngọc Viễn Đông xưa và nay vẫn thế...đẹp to lớn và tình người ấm áp đầy yêu thương luôn mở rộng vòng tay đón bao con người thành đạt, bao mảnh đời cơ nhỡ...Riêng tôi nơi đây tình đầu hội ngộ thăng hoa...bao con đường bao rạp ci nê có bước chân tình yêu hai tôi...ôi giờ chỉ là kỷ niệm đẹp của một thời xa vắng khó quên. Tôi đã là người SG trước 30/4/75 được nhập khảu ở quận 10...rồi vì.con chữ dấu sau tờ lý lịch như nhà văn An Sơn nói, con đường học vấn dở dang trở về quê làm cô Sơn nữ dịu dàng vì tôi yêu Rừng yêu Núi...

Em theo anh bỏ phố lên Rừng

Làm cô Sơn nữ fiuj dàng ở Bưng

Thương sao mộng chỉ nửa chừng xuân

Lòng em thuở ấy lắm nỗi bân khuâng

Mưa Rừng gió Núi thân em lạnh

Năm tháng dập vùi tuổi xuân xanh

Dung dủi may sao trở lại thành

Sài Gòn đón nhận trong phước hạnh

Sài Gòn có quán cơm không đồng

Có bình trà đá luôn miễn phí

Tâm tính hiền hòa mến khách như ri!!!

Gia đình nhỏ của tôi được làm người SG từ năm hai ngàn và nơi đây cho các con tôi khôn lớn nên người còn thêm các cháu nội ngoại đáng yêu ..

Cám ơn SÀi Gòn tình yêu của tôi

 

Chúc Trần   

(tản mạng 30 tháng 4  năm 2022)

VỀ THƯƠNG TUỔI DẠI KHỜ (TRẦM VÂN)

 




SỐ NGƯỜI CHẾT VÌ COVID-19 Ở TRUNG QUỐC TĂNG MẠNH (V. GIANG)

 

Số người chết vì COVID-19 ở Trung Quốc tăng mạnh

April 24, 2022

 

BẮC KINH, Trung Quốc (NV) – Thành phố Thượng Hải hôm Chủ Nhật, ngày 24 Tháng Tư, báo cáo 39 người chết vì COVID-19, con số hàng ngày cao nhất kể từ khi bắt đầu có lệnh phong tỏa toàn bộ thành phố, theo AFP.

Trung Quốc đã phải chật vật tìm cách giảm thiểu đợt bùng phát trầm trọng nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu hai năm trước. Theo chính sách “zero-COVID,” nhiều thành phố buộc phải đóng cửa và xét nghiệm hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp và người dân.

Nhân viên y tế trên đường phố Thượng Hải. (Hình: Hector Retamal/AFP via Getty Images)

Trung tâm thương mại quốc tế Thượng Hải gần như bị đóng cửa hoàn toàn kể từ đầu tháng, khiến chuỗi cung ứng gặp khó khăn, trong khi người dân vẫn không được phép ra khỏi nhà mà tình hình dịch cũng không cải thiện hơn.

Ngày 18 Tháng Tư, Trung Quốc chỉ bắt đầu công bố những ca tử vong đầu tiên, dù số ca nhiễm bệnh mỗi ngày trong những tuần gần đây lên đến con số hàng ngàn.

Dữ liệu của Ủy Ban Y Tế Quốc Gia Trung Quốc (NHC) cho thấy 39 trường hợp tử vong mới được ghi nhận vào ngày 24 Tháng Tư, nâng tổng số người chết lên thành 87. Trong khi đó, số ca nhiễm mới lên đến 22,000.

Thành phố 25 triệu dân đã phải xoay sở cung cấp thực phẩm tươi cho những người bị cách ly tại nhà. Bên cạnh đó, các bệnh nhân than phiền họ gặp khó khăn khi tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế thông thường dù hàng nghìn nhân viên y tế đã được huy động để xét nghiệm và điều trị bệnh.

Mặt khác, Bắc Kinh ghi nhận 22 ca nhiễm mới sau khi một viên chức cảnh báo vào ngày 23 Tháng Tư rằng thành phố phải có hành động khẩn cấp.

Ông Pang Xinghuo, một viên chức y tế, cho hay đại dịch đã “lây lan một cách vô hình” trong thủ đô từ một tuần nay, ảnh hưởng đến “các trường học, du khách và nhiều gia đình.”

“Nguy cơ truyền nhiễm tiếp diễn và tiềm ẩn là rất cao. Tình hình thật tồi tệ. Toàn bộ thành phố Bắc Kinh phải hành động ngay lập tức,” ông Tian Wei thuộc Thành Ủy Bắc Kinh nói trong cuộc họp báo. (V.Giang)

THƯỢNG HẢI DỰNG HÀNG RÀO SẮC BAO VÂY DÂN ĐỂ CHỐNG COVID-19 (V. GIANG)

 

Thượng Hải dựng hàng rào sắt bao vây dân để chống COVID-19

April 25, 2022

 

THƯỢNG HẢI, Trung Quốc (NV) – Nhà cầm quyền thành phố Thượng Hải vừa đưa ra biện pháp dựng hàng rào sắt ở nhiều quận để chặn các con phố nhỏ và lối vào khu chung cư, thắt chặt biện pháp zero-COVID bất chấp phản ứng bất bình của người dân, theo AP hôm Chủ Nhật, 24 Tháng Tư.

Tại khu vực tài chánh Pudong, các hàng rào bằng kim loại được dựng lên ở một số khu phố theo chỉ thị của nhà chức trách địa phương. Những toà nhà có ca nhiễm bệnh cũng bị niêm phong lối ra vào chính, chỉ chừa một lối nhỏ cho nhân viên chống dịch đi qua.

 

Lo sợ phong tỏa, dân chúng Bắc Kinh hối hả đi chợ. (Hình: Kevin Frayer/Getty Images)

Trong khi đó, từ ngày 25 Tháng Tư, Bắc Kinh sẽ tiến hành xét nghiệm hàng loạt ở quận Triều Dương, nơi sinh sống của hơn 3 triệu người dân thủ đô. Thông báo đã làm dấy lên tâm lý hoang mang trong công chúng. Tối 24 Tháng Tư, những loại thực phẩm như rau, trứng và nước tương trên các kệ hàng bị mua sạch.

Theo đài truyền hình CGTN, đợt bùng phát mới đã lây nhiễm cho ít nhất 41 người, trong đó có 26 người ở quận Triều Dương.

Hôm 24 Tháng Tư, Trung Quốc ghi nhận 21,796 ca nhiễm trong cộng đồng, phần lớn là các trường hợp không có triệu chứng ở Thượng Hải. Trên khắp cả nước, nhiều thành phố và tỉnh đã tiến hành biện pháp phong tỏa với hy vọng ngăn chặn virus tiếp tục lây lan.

Trên mạng xã hội, nhiều người đăng các video về hàng rào mới được dựng lên. Một số người bày tỏ thái độ tức giận về biện pháp này.

Trong một đoạn video, những người dân rời khỏi một tòa nhà ở quận Từ Hối (Thượng Hải) đã phá bỏ hàng rào lưới ở lối vào và đi tìm nhân viên bảo vệ để chất vấn.

Thượng Hải đang sử dụng một hệ thống phân cấp, theo đó địa phương được chia thành ba loại dựa trên nguy cơ lây truyền.

Những người trong danh mục đầu tiên phải đối mặt với quy định kiểm soát COVID-19 nghiêm ngặt nhất và là mục tiêu chính của biện pháp gia tăng đề phòng mới. Ở cấp độ thứ ba, một số tòa nhà cho phép mọi người rời khỏi nhà của họ và được đến các khu vực công cộng. (V.Giang)

Wednesday, April 27, 2022

KHÓC ANH HỒ XUÂN DANH (THUKỲ)


CÁC ANH CHỊ HÒA ĐA (ANH DANH BÊN PHẢI)
TOÀN BAN HƠP CA HÒA ĐA (HÌNH DƯỚI)


ANH THÌN (TRÁI) THUKỲ & ANH DANH (PHẢI)
BA ANH EM RUỘT KHÁC CHA KHÁC MẸ Ở HÒA ĐA.

KHÓC ANH HỒ XUÂN DANH


Sáng nay TK đang làm công việc nhà thì TK nhận được cú phone của anh chị Ngô Phấn ở Oregon (cựu Trưởng ban tổ chức ĐH Alaska- Thuyền Viễn Xứ). Anh Phấn cho hay tin: “TK ơi, anh Hồ Xuân Danh vừa ra đi em à!”.   TK đã quá bất ngờ về hung tin này nên không nói được câu nào, tay của TK đang cầm cái ly nó đã rơi xuống đất lúc nào không hay biết.  Dù không nói nên lời nhưng nước mắt của TK cứ mãi tuôn không thể nào dằn lại được.


Trời ơi! Oan nghiệt làm chi 

Bắt anh Danh phải ra đi não lòng

Anh Danh còn trẻ oai hùng 

Từ nay những cuộc trùng phùng vắng anh!!! 

(Thukỳ).  


Ngoài tình anh em của cựu HS Phú Yên thì anh và TK còn là cái duyên anh em cùng xứ trong một thời gian ngắn: lúc ấy TK còn bé nên không biết các anh chị, bây giờ gặp nhau nhìn nhận bà con cùng xóm thuở nào.  Má Hai (dì ghẻ) của TK là Cô Sáu Thoa (nữ hộ sinh có nhà bảo sanh rất lớn ở Hòa Đa - Tuy An) mà cứ hằng năm hay hai năm là má của anh Danh, anh Thìn, anh Hàn Tài Nguyên, chị Hàn Ái Liên…đều đến nhà thương thăm viếng ít nhất vài lần từ khám thai cho đến khi sinh em bé.  Ai ở Hòa Đa đều biết nhà bảo sanh của cô Thoa, nhà má hai của TK lúc ấy có nhiều người giúp việc và nhiều học trò nên lúc nào cũng khách khứa đông đảo.  TK còn nhỏ nên các anh chị không thèm để ý con bé còn đang học lớp Ba trường làng, nhưng những kỷ niệm ở Hòa Đa không bao giờ có thể phai nhạt trong ký ức của TK.


Từ những tình thân ấy mà các anh chị em lại thân mật nhau hơn, mấy anh đều quý mến TK làm cho TK rất cảm động.  Anh Danh đã dành rất nhiều ưu ái và đã ủng hộ hết mình cho TK khi tổ chức ĐH.  Thỉnh thoảng anh gọi phone thăm hỏi, ký check cho tiền Mạnh Thường Quân mà lần nào anh cũng nói: “Anh ủng hộ trước làm gương nhen em, hy vọng sau đó sẽ nhiều người làm theo…” 


ĐH Alaska các anh em đã gặp nhau thật vui vẻ chân tình. Nhóm Hòa Đa cũng “ồ chấy” lên sân khấu trình diễn một màn hợp ca lấy tiếng mà các anh chị cứ đùa “Hòa Đa mình ngon lắm nhen em, tài giỏi mà hát hay nữa”. Dù hát xong hổng ai vỗ tay!!! huhu.  TK hay chọc anh Danh và anh Thìn vì hai anh to con mà hát lớn tiếng nữa.  Sau đó thì lại tiếp tục ĐH Hawaii anh Danh cũng đóng góp nhanh vào quỹ MTQ cho TK hăng hái làm việc.  Anh gọi phone và hứa là khi đến Hawaii anh sẽ đưa TK cùng các bạn đến nhà người anh ở đây, anh sẽ đãi gà rừng, thịt đủ thứ và những đặc sản của Hawaii (ĐH đả cancelled sau đó vì Covid-19).


Em ngồi đây nhìn lại những tấm ảnh của anh cùng bạn bè, thân hữu của kỳ ĐH Alaska, và dù lúc ấy TK quá bận rộn lo cho nhiều chương trình anh cũng đến kéo chụp chung với anh và các anh chị của nhóm Hòa Đa mấy tấm ảnh.  Nhìn lại khuôn mặt anh vui tươi rạng rỡ, anh rất khỏe mạnh và yêu đời, TK nghẹn lòng không thể tin vào sự thật là anh đã ra đi!!!


Anh Danh ơi!  Sao anh vội vã bỏ vợ con, gia đình, bạn bè em út…thân yêu, tất cả những ai đã quý mến anh? Riêng TK thì anh đã thất hứa vì kỳ tới ĐH Hawaii còn ai mời đi ăn uống chung vui nữa hả anh?  Còn ai chụp hình, ca hát, trình diễn cho nhóm Hòa Đa?  Còn ai gọi phone động viên đóng góp và an ủi những khi có vấn đề trở ngại?  Anh đã hết lòng với gia đình, anh em, thầy cô, bạn hữu, anh đã sống tình nghĩa và anh luôn trân quý những tình cảm của người đồng hương đồng xứ.


Anh Danh ơi! Dù cho TK có kể ngàn kỷ niệm thì anh 

cũng đã quay lưng, anh cũng bỏ đi rồi.  Em viết lên những tâm tình này như một nén hương lòng thắp cho anh.  Cầu mong anh ra đi thanh thản, ngủ ngon anh nhé, anh về cõi vĩnh hằng và sẽ nghĩ về mọi người thân yêu của anh.  Anh ra đi anh đã để lại trong lòng trong tim những người quen của anh biết bao nhiêu tiếc thương, biết bao nhiêu luyến nhớ! 


Vĩnh biệt người anh cùng xóm cùng làng. Yên nghỉ anh nhé.

ThuKỳ.

  • Mời xem một số hình ảnh anh Danh với GĐ của anh và bạn bè kỳ ĐH Alaska.


ANH CHỊ THÌN & A.C DANH.



TÀI TỬ TRẦN ĐẠI CÀ VẠT ĐỎ VÀ NGA.


ANH DANH & A. TÀI NGUYÊN




ANH CHỊ DANH.



XUÂN THANH/AC NGÔ PHẤN/ A. DANH & BÌNH


CÁC ANH CHỊ NHÓM LẦU 7
AC QUANG THỦY/ ANH PHẤN/ DANH.


CÁNH MÂY VÔ ĐỊNH (TRẦN QUỐC BẢO)

 

Cánh Mây Vô Định

Trần Quốc Bảo

 

 

Thì thôi! từ bước chân đi,

Tha phương tay trắng, còn gì nữa đâu!

Quê Hương bỏ lại đằng sau,

Con đường trước mặt, mây sầu dăng dăng.

 

Thì thôi! chuyện đã đành rằng,

Cuộc cờ xóa bỏ, lưu vong phận mình!

Trách gì anh bạn đồng minh...

Phủi tay trở mặt, bội tình phụ nhau!

 

Xót xa, chất ngất niềm đau,

Cầm bằng vận Nước, Trời cao an bài!

Nửa đường buông súng, thở dài,

Bước chân Do Thái, lạc loài năm châu!

 

Kiếp phù vân, biết về đâu?

Bao nhiêu đồng đội, theo nhau đi rồi!

Trải cơn ác mộng, bồi hồi,

Cánh mây vô định, chân trời tha phương...

 

Trần Quốc Bảo

(Đặc San Lâm Viên)

CHỊ QUYÊN (KIM LOAN)

 

CHỊ QUYÊN

(Tháng 4 nhớ trại tỵ nạn)

 

CHUYỆN ĐÊM MƯA BÃO

 

Nhóm bốn đứa chúng tôi, quen nhau trên đường vượt biên và thân thiết như chị em trong nhà ở trại tỵ nạn. Trong nhóm, chị Hảo chị Quyên bằng tuổi nhau, tức là cùng hơn tôi 2 tuổi, và đứa cuối cùng là nhỏ Hà thua tôi 2 tuổi.

Buổi chiều ngày ra khơi, được vài tiếng thì tàu chúng tôi bị mưa bão, máy thoát nước lại bị hư, nước bắt đầu tràn vào tàu, từ từ ngập qua mắt cá chân, chuyển lên gần đầu gối. Chị Quyên là người đầu tiên và duy nhất, đề nghị họp gấp với một chú lớn tuổi trong tàu, rồi chị đứng lên hô hào các thanh niên đàn ông phải thay phiên nhau lên boong tát nước, nếu không tàu sẽ bị chìm trong gió bão. Giữa âm thanh hỗn độn của mưa gió, máy tàu, và tiếng kêu la, tiếng đọc kinh, mà giọng của chị Quyên đứng ngay cửa hầm tàu nối lên boong tàu vẫn sang sảng mạnh mẽ, nhắc nhở các thanh niên trên boong tát nước, trong khi tất cả phụ nữ còn lại, trong đó có tôi, lả người, ói mửa, tàn tạ te tua như cọng bún thiu, không còn sức để làm bất cứ việc gì. Quá nửa đêm, mưa càng to hơn, máy bơm nước vẫn chưa sửa được, mỗi lần tàu nghiêng ngả theo sóng, nước biển nước mưa tràn xuống hầm, cả đám phụ nữ con nít lại rú lên vì lạnh và hoảng sợ. Lúc này mọi hành lý đều được quăng xuống biển cho tàu nhẹ bớt. Chị Quyên vẫn đứng kêu gào, chỉ huy mọi việc trên boong. Thỉnh thoảng nghỉ giải lao cho bớt khan tiếng, chị lại đi xuống hầm ngồi với chúng tôi. Chị thì thầm vào tai tôi:

- Loan! Cái phao của mày đem theo đâu rồi? Mày có quăng xuống biển không đó?

Tôi run run thều thào, nói không ra hơi:

- Dạ ….còn… đây, em dấu… dưới áo, khi nào tàu chìm… thì thổi lên thôi!

Rồi chị lại tiếp tục đi lên boong, trông coi việc tát nước. Một lần sau, chị trở lại, kéo bốn đứa chụm đầu lại, đưa cho tôi một khúc gỗ, dặn dò rất nghiêm nghị và bí mật:

- Tao tranh thủ gỡ được thanh gỗ này trên boong, nếu tàu chìm, thì mày với Hà ôm lấy khúc gỗ này, nghe chưa?

Tôi xúc động, rơm rớm nước mắt, rồi ngơ ngác hỏi:

- Thế còn chị và chị Hảo thì sao?

Bả trả lời tỉnh bơ:

- Thì tụi tao xài cái phao của mày chớ sao nữa! Bộ mày nghĩ mày còn sức thổi được cái phao à!!!

May mắn sao, tàu chúng tôi đã tai qua nạn khỏi, đúng nghĩa “sau cơn mưa trời lại sáng”, đến trưa hôm sau gió tạnh mây quang, đúng lúc máy bơm nước được sửa xong, và cuối cùng đưa chúng tôi qua bờ Thailand an toàn. Trong bốn năm trời ăn chung ngủ chung trong trại tỵ nạn, thỉnh thoảng chúng tôi ôn lại cái đêm mưa bão và nhắc lại chuyện chị Quyên “cho tôi khúc gỗ để lấy cái phao” là chị ấy cười giả lả, mắc cỡ:

- Quỷ sứ! Tụi bay nhớ dai như đỉa à!!

 

BỆNH “TÂM THẦN”

 

Vừa nhập trại Panatnikhom chưa được một tuần thì chị Quyên đã nhanh chóng tìm được văn phòng “Mental Health” (người tỵ nạn đọc là Man Tai Heo, ám chỉ những ai bị…dở người). Tôi hỏi chị:

- Nơi đó dành cho các nạn nhân trên đường vượt biển bị cướp bóc, hãm hiếp, hoảng loạn tinh thần, hoặc những ám ảnh khủng khiếp với chế độ cộng sản nơi quê nhà, chị đến đó khám làm gì?

- Thì chị cũng có những ám ảnh trên biển mà!

- Ủa, tàu mình chỉ bị mưa bão, có chút hãi hùng, nhưng không hề bị những vụ khác…

- Cái đêm thức trắng tát nước trên tàu vẫn làm chị nhớ đến và mất ngủ đó cưng!

- Em tưởng chị mạnh mẽ lắm chớ! Đứng cả đêm gào thét giữa biển, kêu gọi thanh niên tát nước, ai cũng ói mửa mật xanh mật vàng, mà chị có bị gì đâu nà!

- Thì lúc đó không còn lựa chọn nào khác, chị phải gồng mình, chẳng nghĩ suy gì hết á. Giờ nghĩ lại còn thấy ớn, té xuống biển là tiêu đời. Chị xin thề, không bao giờ đi vượt biên nữa!

 

Văn phòng này riêng biệt với Hospital của trại, do một bác sỹ thần kinh người Pháp, Dr. Hiegel phụ trách cùng với vài nhân viên Việt Nam. Cửa văn phòng luôn khép kín, hai cửa sổ luôn kéo rèm che, để bảo đảm sự riêng tư bệnh lý của bệnh nhân. Bệnh nhân phải uống thuốc ngay tại chỗ, nếu bệnh nhân không đến được thì sẽ có nhân viên mang thuốc đến tận nhà. Nàng Quyên hơi “nhõng nhẽo”, than nhức đầu, rồi nằm ở nhà. Người mang thuốc đến hàng ngày là anh Trinh, là người lanh lợi, vui vẻ, khéo ăn khéo nói. Khi anh đến, anh yêu cầu cả nhóm vẫn ở trong nhà, phụ anh ấy “tâm tình” với nàng Quyên, rồi chứng kiến anh ấy cho nàng uống thuốc.

Mấy “bà tám” chung lô nhà thuở ấy mỗi khi thấy anh Trinh đeo túi thuốc đến nhà, được chúng tôi niềm nở chào đón, rồi kéo nhau chui vào nhà, đóng cửa kín mít, một con kiến cũng không lọt qua được, bí bí mật mật như chuyện “mờ ám”. Mấy bà tám tò mò lắm, nhưng chỉ biết nhìn nhau bàn tán:

- Cô nào trong bốn cô đó bị “tâm thần” vậy cà?!

Nhưng đâu dễ cậy miệng được chúng tôi. Thời gian sau đó, chứng kiến những chiều mưa chúng tôi nằm nghêu ngao hát đủ các loại nhạc, hoặc một buổi đẹp trời nổi hứng đi chụp hình, hoặc nửa đêm khuya vắng kéo nhau đi lang thang trong trại không ngủ được vì nhớ nhà, nhớ quê hương, các bà tự động kết luận, như đinh đóng cột rằng:

- Cả bốn cô ấy đều …không bình thường, thì phải?!

Điều không ai ngờ là chị Quyên và anh Trinh yêu nhau. Chúng tôi tự hỏi, lần nào mang thuốc đến cũng có đủ mặt cả nhóm, vậy họ yêu nhau khi nào, lúc nào, chả lẽ trong thuốc có …bùa mê?!

 

YÊU HAY KHÔNG YÊU

 

Khi họ chính thức công khai yêu nhau thì chị Quyên cũng kết thúc chương trình chữa bệnh với văn phòng Mental Health (hoá ra thuốc …tình yêu hiệu nghiệm hơn!)

Ngày nào anh cũng “đóng đô” nhà chúng tôi, có khi còn được mời ăn cơm chung, rồi ngồi tâm tình với chị ấy cho đến giới nghiêm mới ra về. Nhưng có điều, cứ vài ba bữa lại thấy chị khóc, vì anh nóng tính, hay la mắng chị, và nhất là rất gia trưởng. Đỉnh điểm là một ngày kia, anh nhờ chúng tôi nấu ăn làm giỗ cho ba anh. Bốn đứa cặm cụi nấu nướng, đến trưa anh ghé qua kiểm tra, có một món không vừa ý, anh ấy giận quá, bèn quay qua mắng chị Quyên, chị cúi đầu nước mắt rưng rưng. Tôi bực lắm, nếu đó không phải là buổi giỗ, không phải đến giờ khách đến đọc kinh, tôi dám …nổi cơn điên lắm á!

Đêm đó, bốn đứa nằm ngủ, chúng tôi xúm vào góp ý, tôi mạnh miệng nhất:

- Chẳng hiểu sao chị chưa bỏ anh ấy?! Em hả, em không đời nào lấy một người nóng nảy, gia trưởng như thế!

Góp ý vậy thôi, chớ chúng tôi đâu có quyền gì. Anh chị vẫn quen nhau, anh vẫn đến chơi nhà chúng tôi, vẫn được mời cơm, vẫn ra về khi còi giới nghiêm nổi lên, và dĩ nhiên, vẫn …la mắng chị ấy, (có khi còn la …nhiều hơn!)

 

Khoảng hơn một năm sau đó, trong một bữa cơm bốn đứa, chị cho biết, anh chị đã lo đầy đủ giấy tờ từ Việt Nam gửi qua, đã đem trình cho Cha xứ trại tỵ nạn, và sẽ có đám cưới tại trại do Cha Hậu và Cha Pierre đồng tế Thánh Lễ Hôn Phối.

Chúng tôi lại xúm vào chúc mừng chị, và tôi vẫn …mạnh miệng nhất đám:

- Chị nè, mặc dù anh ấy tính tình nóng nảy, nhưng bù lại chị biết nhường nhịn, anh ấy tuy có gia trưởng, nhưng cơ bản là người tốt. Anh ấy còn biết xông xáo, năng động làm việc cho cộng đồng trại tỵ nạn, cũng đáng cho chị …nâng khăn sửa túi và gửi gắm cả cuộc đời.

Nghe tới đó, chị bỗng phì cười, giăng cả cơm ra ngoài, rồi nhìn tôi cười sặc sụa:

- Mày tưởng tao quên những gì mày đã từng nói về anh ấy hay sao, con nỡm??

 

Tôi cũng đang nhai miếng canh bí đỏ, suýt nữa cũng văng ra ngoài mâm. Tôi chu mỏ, liếc chị, và xài lại câu nói chị đã từng nói với tôi trong vụ “đưa miếng gỗ lấy cái phao”:

- Quỷ sứ! Nhớ dai như đỉa à!!

 

Edmonton Tháng4 Đen 2022

KIM LOAN


ANH CỦA BÉ MÙI (NGUYỄN THỊ THANH DƯƠNG)

 

ANH CUẢ BÉ MÙI.

 

Anh vừa ra trường là tân binh,

Chưa có người yêu chưa gia đình,

Em là con bé nhà hàng xóm,

Bé lắm, nên chỉ là em anh.

 

Lần nghỉ phép anh về thăm nhà,

Thấy anh, em hớn hở chạy qua,

Hai anh em chụp chung tấm ảnh,

Em thấp anh cao trước cửa nhà.

 

Tặng em hình này anh ghi lời:

“ Kỷ niệm một lần về phép vui…”

Nét chữ cứng cỏi mà bay bướm,

Anh ký tên “Anh của bé Mùi “.

 

Bé Mùi tuổi chỉ mới mười hai,

Anh người lính trẻ tuổi đôi mươi,

Tình anh em giữa mùa chinh chiến

Về đâu ? Thời gian sẽ trả lời.

 

Em rất thích lấy hình ra xem,

Người anh hàng xóm nắm tay em,

Anh mặc quân phục trang nghiêm lắm,

Em còn khờ chưa biết làm duyên..

 

Anh là lính trận chốn xa xôi,

Thỉnh thoảng mới về thăm nhà thôi,

Em đã lớn thêm vài tuổi nữa,

Em thấy nhớ “ Anh của bé Mùi “.

 

Anh là lính trận đi khắp nơi,

Áo tân binh ấy đã cũ rồi,

Người lính đã dạn dày sương gió,

Em thấy thương “ Anh của bé Mùi “.

 

Anh chẳng hiểu em, anh vô tình,

Trong lòng em ghi bóng hình anh,

Anh và em càng thêm xa cách,

Khi đất nước mình còn chiến tranh..

 

Và đất nước thời cuộc bể dâu,

Tháng Tư bảy lăm anh về đâu ?

Bé Mùi nơi quê người xứ lạ,

Có lẽ không bao giờ gặp nhau .

 

Tấm ảnh ngày xưa đi theo em,

Kỷ niệm này em sẽ không quên,

Dù nét chữ mờ theo năm tháng,

Dù em sẽ gìa theo thời gian.

 

“ Anh của bé Mùi” ngày xưa ơi,

Hình bóng anh quanh quẩn trong đời,

Anh còn sống hay anh đã mất ?

Anh vẫn là “ Anh của bé Mùi “..

 

Nguyễn Thị Thanh Dương.

( July,3, 2016)

Mong rằng “Anh của bé Mùi” vẫn còn sống đâu đó trên cõi đời này. Cám ơn tấm ảnh ngày xưa đã cho tôi đề tài bài thơ.

**************


BÀ EM (ST)


BÀ NỘI THUKỲ

 BÀ EM

 

Bà em mắt tím, môi trầm

Phóng xe ầm ầm, chẳng sợ công an

Váy Bà dài độ hai gang

Tiếng Anh, tiếng Pháp Bà phang ào ào.

 

Bà em thích đi guốc cao

Thích lướt phây búc, thể thao, nhảy đầm

Ra đường Bà đeo kính râm

Mặc áo hở ngực, tay cầm túi da.

 

Miệng Bà cười nở như hoa

Mấy anh trai trẻ xuýt xoa bần thần

Bà em rất sợ tăng cân

Nhưng thích đồ nướng, thích gần quán bia.

 

Thích chụp ảnh, thích cà phê

Thích chơi game, thích chạy xe đường dài

Hôm nay cô giáo ra bài

Làm văn miêu tả, đề tài: Bà em.

 

Em tả giống hệt như trên

Cô bắt làm lại, bảo thêm em rằng:

Đã là Bà, phải rụng răng

Tóc Bà phải trắng như trăng trên trời.

 

Là Bà: không được ăn chơi

Vì mắt Bà kém và môi ăn trầu

Là Bà thì phải ngồi khâu

Không được ngồi hát ka-râu-ô-kề.

 

Là Bà: không được lô, đề

Tuyệt đối không được phóng xe ào ào

Em nghe không biết thế nào

Phải về hỏi mẹ xem sao vụ này.

 

Tả sai thì sợ không hay

Tả đúng thì sợ ăn ngay trứng gà (0 điểm)

Tiện đây xin hỏi cả nhà

Rằng em phải tả về Bà sao đây?

 

*(Chép lại trên mạng không rõ tác giả)


CHLOE & KEIKO LÀM THƠ TẶNG BÀ NỘI TK. HAHA