Tuesday, May 31, 2022

THÀ TRONG CÕI MỘNG (HÀN THIÊN LƯƠNG)

 


Thà trong cõi mộng


Em chợt đến dịu hiền như hoa cúc

Như giọt sương tinh khiết ở trên cành

Vừa thoát hiện ta chìm trong mộng mị

Tưởng chừng em cánh én giữa trời xanh!


Em chợt đến mộng tình xuân chớm nở

Tiếng đàn thơ vang dậy đẹp lời ca

Nẻo đi về có em đời hớn hở

Bến đò xưa rộn rã dưới trăng ngà.


Em chợt đến như nắng vàng buổi sáng

Ướm ngàn hoa sắc thắm đẹp tinh khôi

Ta mơ mộng chập chờn thành bướm trắng

Bay nhởn nhơ trong nắng mãi quên đời.


Em chợt biến phù du chiều xế bóng

Ta bàng hoàng tỉnh lại giấc chiêm bao

Ta vội kiếm trái hồng nhan rơi rụng

Ðâu có gì, cơn gió thoảng lao xao.


Nào vui chi, biển đời luôn dậy sóng

Thuyền nhân sinh bến phúc mãi còn xa

Thà khoảnh khắc tao phùng trong cõi mộng

Em nàng tiên ta cánh bướm la đà!


Hàn Thiên Lương

NHÂN TÀI CỦA MỸ (KIM LE T HUYNH)

  Môi trường tạo nhân tài

                  5 biểu tượng công nghệ và phép màu của Mỹ


 Nếu có một quốc gia đáng được thế giới học hỏi, thì đó chính là nơi sự phi thường được thiết lập, Mỹ. Môi trường tạo nhân tài và không có ví dụ nào tiêu biểu hơn nơi này.


Điểm tương đồng của Bill Gates, Mark Zuckerberg, Satya Nadella, Sundar Pichai và Elon Musk là gì. Có thể bạn biết họ trên báo chí hay trong các câu chuyện kinh doanh. Tất cả đều sinh ra ở những nơi cách nhau hàng vạn dặm, không cùng năm và điều hành các doanh nghiệp khác cạnh tranh nhau.


Nếu chỉ nhìn từ bên ngoài thì cũng khó mà đoán được thông qua màu da hay nét mặt. Nhưng bất chấp những điều đó, tất cả đều thành danh ở Mỹ bởi vì chỉ ở quốc gia này mới có thể sản sinh ra những thiên tài.

Không tin tôi ư??

Đây không phải là câu chuyện của những kẻ xuất chúng mà về nơi gieo mầm và phát triển họ.

Bill Gates sinh ra ở Seattle với cha là một luật sư và mẹ là giám đốc ngân hàng. Vào thời trung học, vì được tiếp cận với máy tính sớm nên ông ta đã làm quen với công nghệ. Để rồi sau này bỏ đại học Harvard để đồng sáng lập Microsoft, phát triển ra những sản phẩm gần như không ai trong chúng ta không dùng tới và trở thành một trong những biểu tượng của thế hệ.

3 days ago

People

Mark Zuckerberg and Wife Recreate Wedding Snap for 10th Anniversary |



Mark Zuckerberg tuy khác thế hệ nhưng cũng trở thành người vươn lên đỉnh cao nhất. Sinh ra ở bang New York với cha là một nha sĩ và mẹ là bác sĩ tâm lý, cậu bé này đã sớm bộc lộ năng khiếu với máy tính. Cũng như Gates, anh ta sau này cũng bỏ Harvard để thành lập mạng xã hội Facebook.




Tiếp theo là Satya Nadella. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc đọc tên ông ta thì có lẽ không phải là người duy nhất. Đó là vì ông ta sinh ra ở Ấn Độ với mẹ làm giảng viên và cha làm viên chức nhà nước. Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1988, ông ta quyết định sang Mỹ học tiếp ngành khoa học máy tính. Khi gia nhập Microsoft năm 1992, ông ta nhanh chóng thăng chức để rồi trở thành người điều hành cao nhất của tập đoàn vào năm 2014. Một kết quả thần kỳ cho một cựu du học sinh.


Tương tự như người đồng hương Ấn Độ, Sundar Pichai là con trong một gia đình trung lưu với mẹ và cha làm kỹ sư. Sau khi tốt nghiệp hệ cử nhân, ông ta được học bổng để đến Stanford và sau này là đại học Pennsylvania. Sau một thời gian làm việc, ông ta gia nhập Google năm 2004 và trở thành CEO năm 2015.



Còn Elon Musk có lẽ là trường hợp nổi tiếng nhất. Sinh ra với người cha Nam Phi và người mẹ Canada và thừa hưởng tính thông minh của cả hai. Ông ta như những cá nhân ưu tiên trên đã bộc lộ năng khiếu khoa học khi mới 12 tuổi mà đã lập trình được trò chơi máy tính. Hành trình đến Mỹ của ông ta khác một chút, đó là thay vì đi thẳng thì lại quay lại Canada học rồi chuyển sang Mỹ.

Sau khi tốt nghiệp đại học Pennsylvania với hai bằng cử nhân, Musk liền chuyển sang California và thành lập công ty khởi nghiệp. Tiêu biểu nhất là XCom và sau này thành Paypal. Rồi SpaceX và Tesla, hai công ty đang khuấy động thị trường vũ trụ và xe điện. Nếu có phiên bản Iron Man ngoài đời thì có đó nên là người đàn ông này.


Nhìn lại rồi tự hỏi, “Đó có phải là sự ngẫu nhiên?”

Quốc gia nào cũng có thể đào tạo nhân lực nhưng chỉ Mỹ mới sinh ra Gates và Zuckerberg. Còn Nadella, Pichai và Musk cũng tương tự. Trong 195 quốc gia trên thế giới, họ lại chọn nơi này để học tập rồi thành danh.

Chẳng có gì là ngẫu nhiên. Tất cả đều là kết quả của một hệ thống giáo dục khai phóng, chế độ nhân tài và quy mô kinh tế.

Nếu vào thế kỷ thứ nhất, mọi sự kỳ diệu đều xảy ra ở La Mã thì Mỹ chính là phiên bản tương tự của thế kỷ hai mươi và trở đi.


GIÁO DỤC KHAI PHÓNG | Mỹ không phải là nơi tạo ra khái niệm giáo dục hay khai phóng nhưng là nơi thành công nhất. Mỹ cho rằng giáo dục nên bắt đầu với tư duy độc lập, nơi học viên được quyền suy nghĩ ngoài khuôn khổ giảng dạy và khuyến khích tìm hiểu riêng.

Xét về số lượng cơ sở đào tạo thì đây là cỗ máy khổng lồ với hơn 4,000 trường cấp bằng cử nhân. Đó chưa tính hàng ngàn cao đẳng cộng đồng và trung tâm độc lập.

Tất cả đua nhau thúc đẩy trí tuệ và sản sinh ra nguồn nhân lực cho nền kinh tế tương lai. Trong bảng xếp hạng top 20 trường hàng đầu, riêng Mỹ thôi đã chiếm hơn phân nửa. Đó là vì sao hơn một triệu du học sinh từ khắp nơi đến đây để trở thành một phần của hệ thống này. Nổi tiếng nhất là ba nhân vật trên.


CHẾ ĐỘ NHÂN TÀI | Nước Mỹ siêu cạnh tranh và chính điều đó khiến nơi này trở nên hấp dẫn. Vì bạn không bị đánh giá dựa trên màu da, quốc tịch hay việc bạn nói tiếng Anh với một “accent” nào đó. Nếu bạn có tài năng, nó sẽ được công nhận vì là tài sản quý giá nhất của một cá nhân.

Tôi đố bạn tìm ra một quốc gia nào có số lượng CEO gốc ngoại nhiều hơn Mỹ hay một nơi nào đó có lượng nhân lực đa dạng bằng. Nếu những Nadella, Pichai và Musk chọn đến một nơi khác thì có lẽ kết quả sẽ không như bây giờ. Họ chỉ có thể thành danh ở Mỹ vì nơi này đề cao năng lực và tài năng trên hết.


QUY MÔ KINH TẾ | Mỹ không chỉ là một quốc gia bình thường mà còn là đầu tàu của nền kinh tế toàn cầu. Với tổng quy mô hơn $21 ngàn tỷ và thị trường chứng khoán có tổng vốn hóa hơn $49 ngàn tỷ, đây là trung tâm của thế giới.

Hãy nhìn mọi thứ xung quanh, tôi đố bạn tìm ra một sản phẩm nào không được chế tạo bởi doanh nghiệp Mỹ. Từ iPhone, điện thoại Android, phần mềm thiết kế hay đơn giản là nền tảng mạng xã hội bạn đang dùng. Tất cả đều được phát minh ra ở Mỹ vì như đã nói, nơi này đặc biệt vì nó để cho tri thức biến thành hiện thực.


Nếu Gates sinh ra ở nơi khác, tôi tin chắc rằng thế giới sẽ không có Microsoft. Nếu Zuckerberg không sinh ra ở Mỹ, tôi tự tin khẳng định là chúng ta sẽ không có Facebook. Nếu Nadella, Pichai và Musk không chọn Mỹ là điểm đến thì họ vẫn sẽ thành công nhưng sẽ không thể là người đứng đầu Microsoft, Google hay Tesla của hiện tại.

Mỹ luôn rộng mở và chào đón tất cả từ khắp nơi. Nếu bạn muốn viết lên những câu chuyện gần như thần tiên cho cuộc đời thì đây chính là nơi cần đến.

Tài năng có thể là yếu tố tự nhiên nhưng chỉ trong môi trường phù hợp thì mới được biến thành hiện thực. Đó có lẽ là bài học đáng giá nhất của Mỹ.


Fb KimLe T Huynh

                              


PHỤ NỮA GỐC VIỆT SÁNG LẬP HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG CHO 18 SẮC DÂN GỐC Á TẠI ARIZONA (ĐẰNG GIAO)

 

Phụ nữ gốc Việt sáng lập hệ thống truyền thông cho 18 sắc dân gốc Á tại Arizona

May 31, 2022

Đằng-Giao

CHANDLER, Arizona (NV) – Asian Media Network, hệ thống truyền thông do cô Lê Vân Thanh Mai sáng lập và khai trương ngày 24 Tháng Mười, 2021, tại Chandler, Arizona. Đây là bằng chứng hiển nhiên cho thấy tinh thần lãnh đạo và khả năng tổ chức của người gốc Việt luôn là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của cộng đồng khắp nơi trên đất Mỹ.

Nhiều sắc dân gốc Á tham gia hệ thống Asian Media Network của cô Lê Vân Thanh Mai. (Hình: Lê Vân Thanh Mai cung cấp)

Nhận thấy số số lượng người gốc Việt tại Chandler, Arizona, không đủ đông để thành lập một đài truyền hình, cô Lê Vân Thanh Mai tìm cách liên kết các sắc dân gốc Á thành một khối khán giả cho mình.

Cô Thanh Mai cho biết, Asian Media Network hiện là hệ thống truyền thông bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau cho 18 sắc dân gốc Á Châu tại Phoenix, Arizona như: Việt Nam, Nam Hàn, Philippines, Thái Lan, Ấn Độ, Lào, Nhật, Miến Điện,…

Asian Media Network không đặt trọng tâm vào những tin tức quá tỉ mỉ hay quá chuyên môn hay khô khan mà vừa cung cấp tin tức cần thiết vừa giải trí nhẹ nhàng.

Cô nói: “Asian Media Network chú trọng đến mọi thông tin quan trọng, ảnh hưởng đến từng sắc dân, đồng thời có những phóng sự cần thiết, trực tiếp liên quan đến sinh hoạt cũng như đời sống văn hóa của họ.”

Cô nhấn mạnh: “Mục đích là để 18 cộng đồng cùng có một tiếng nói chung và do đó, cùng có một sức mạnh chính trị tại địa phương.”

Hiện giờ, Asian Media Network là hệ thống truyền thông bao gồm truyền hình, truyền thanh và báo chí.

Để thực hiện được điều này là một vấn đề hết sức khó khăn.

Lê Vân Thanh Mai (áo dài vàng, phải) đón tiếp phái đoàn chúc Tết. (Hình: Lê Vân Thanh Mai cung cấp)

 Tưng bừng khai trương

“Các cộng đồng thiểu số tại đây sống rải rác nên không có tiếng nói chung. Và để thuyết phục họ cùng hợp tác, chúng tôi phải tỏ ra rất kiên nhẫn và tốn rất nhiều thì giờ,” cô Thanh Mai nói.

Tuy nhiên, sau một thời gian, khi các cộng đồng nhận thấy tham gia với Asian Media Network, họ chỉ có lợi nên sau cùng, họ vui vẻ nhận lời và ngày 24 Tháng Mười, 2021, rất đông chủ tịch các cộng đồng Á Châu củng rủ nhau đến dự tiệc khai trương của Asian Media Network.

Ngay từ đầu, Asian Media Network đã gây được tiếng vang và ngày khai trương, ông Kevin Hartke, thị trưởng Chandler, có mặt để cắt băng khánh thành.

Cô Thanh Mai nói với nụ cười thật tươi: “Đến nay, Asian Media Network mới hoạt động có sáu tháng nên chưa thể đạt được tiềm lực tối đa, nhưng chúng tôi thấy rõ nhiều dấu hiệu đáng khích lệ.”

Cô tiếp: “Asian Media Network chủ trương sẽ là tiếng nói chung cho 18 sắc dân gốc Á tại Phoenix và vùng phụ cận, vừa để nói lên nguyện vọng chính trị của họ, vừa là diễn đàn để các chính trị gia địa phương tiếp xúc với họ và ngày ấy không còn xa đâu.”

Lê Vân Thanh Mai (giữa) làm việc trong studio. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

Bắt đầu từ lòng yêu tiếng Việt

Thấy được một điều mà lịch sử đã hùng hồn chứng minh là  tiếng Việt còn, người Việt còn, cô Lê Vân Thanh Mai, từ bao lâu nay, một lòng bảo vệ văn hóa và ngôn ngữ Việt.

Năm 1998, cô cùng một nhóm sinh viên trẻ có lòng với cộng đồng, thành lập Chương Trình Phát Thanh Quê Hương để phục vụ đồng hương.

“Chương trình lúc đầu chỉ có một tiếng mỗi tuần nhưng được đồng bào yêu chuộng nên dần dần tăng lên thành hai, ba tiếng,” cô Thanh Mai kể. “Chương trình vừa chuyên về thông tin và văn hóa.”

Thừa thắng xông lên, năm 2006, Chương Trình Phát Thanh Quê Hương hợp tác với đài Tiếng Nước Tôi ở San Diego và vượt thoát khỏi ranh giới địa phương để phát thanh 24/24 mở địa bàn rộng rãi hơn, lan tỏa đến San Jose và Sacramento (California), Atlanta (Georgia), Kansas (Kansas), Houston (Texas) và Boston (Massachusetts).

Năm 2010, cô Thanh Mai sáng lập tạp chí VietLifestyles, một nguyệt san song ngữ Việt Anh lưu hành rộng rãi tại Arizona, Georgia và Oregon với các chuyên đề về thời sự, văn hóa và đời sống.

Không dừng lại ở đó, sau khi nhận thấy các sắc dân Á Châu quanh vùng chỉ phát triển mạnh về báo chí trên lãnh vực truyền thông, cô Thanh Mai biết mình có thể đem truyền thanh và truyền hình đến cho họ và ý định thành lập Asian Media Network bắt đầu nảy sinh.

Do đó, Asian Media Network là kết quả và kinh nghiệm của 24 năm lăn lộn trong lãnh vực thông tin văn hóa và hơn 10 năm ấp ủ của cô Lê Vân Thanh Mai.

Với lòng quyết tâm và sự kiên nhẫn, cô Thanh Mai đợi ngày Asian Media Network trở thành diễn đàn chung của 18 sắc dân gốc Á.

“Lúc đầu chỉ có năm sắc dân thôi, nhưng dần dần, các sắc dân khác tham gia ngày một nhiều. Làm việc lớn, không thể nóng vội được,” cô Lê Vân Thanh Mai chia sẻ.

Lê Vân Thanh Mai (thứ nhì từ trái) phỏng vấn các hoa hậu gốc Á. (Hình: Lê Vân Thanh Mai cung cấp)

Sơ lược về Asian Media Network

Asian Media Network có trụ sở tại Chandler, Arizona, Hoa Kỳ, tập trung nhiều vào các nền văn hóa và cộng đồng Châu Á tại Arizona cũng như trên toàn cầu thông qua tất cả các nền tảng quốc tế.

Asian Media Network đặt mục tiêu thông báo, giáo dục và giải trí cho người xem thuộc mọi thành phần và thế hệ.

Asian Media Network làm cầu nối kết nối lối sống và xu hướng hiện tại, với truyền thống và phong tục tập quán của các thế hệ.

Để coi Asian Media Network miễn phí, vào Facebook hay Youtube, vào trang “Asian Media Network” rồi chọn đề mục thích hợp.

Vì là một đài truyền hình trực tuyến nên mọi người có thể coi Asian Media Network vào mọi lúc, mọi nơi.

55 CÂU CA DAO DÂN GIAN BẤT HỦ SAU 30/4/1975

 



55 CÂU CA DAO DÂN GIAN BẤT HỦ ĐƯỢC LƯU TRUYỀN SAU

 NGÀY 30/4/1975

 

1. Nam Kỳ Khởi Nghĩa



tiêu Công Lý

   Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do.

 

2. Đôi dép râu dẵm nát đời son trẻ

Nón tai bèo che khuất nẻo tương lai

 

3. Chim xa rừng còn thương cây nhớ cội

Việt Cộng về thành, làm tội dân ta !

 

4. Năm đồng đổi lấy một xu

Thằng khôn đi học, thằng ngu làm thầy.

 

5. Có miệng không nói lại câm

Hai hàng nước mắt chan dầm như mưa.

 

6. Lương chồng, lương vợ, lương con

Đi ba buổi chợ chỉ còn lương tâm

Lương tâm đem chặt ra hầm

Với rau muống luộc khen thầm là ngon.

 

7. Anh Đồng, anh Duẩn, anh Chinh

Ba anh có biết dân tình hay không? 

Rau muống nửa bó một đồng

Con ăn bố nhịn, đau lòng thằng dân.

 

8. Có áo mà chẳng có quần

Lấy gì hạnh phúc hỡi dân cụ Hồ ?

Có đói mà chẳng có no

Lấy gì độc lập, tự do hỡi người ?

 

9. Bác Hồ chết phải giờ trùng

Nên bầy con cháu dở khùng dở điên

Thằng tỉnh thì đã vượt biên

Những thằng ở lại nửa điên nửa khùng.

 

10. Nhà ai giàu bằng nhà cán bộ?

Hộ nào sang bằng hộ đảng viên?

Dân tình thất đảo bát điên

Đảng viên mặc sức vung tiền vui chơi.

 

11. Ai về qua tỉnh Nam Hà

Xem lũ đầy tớ xây nhà bê-tông

Tớ ơi, mày có biết không ?

Chúng ông làm chủ mà không bằng mày !

 

12. Phong lan, phong chức, phong bì

Trong ba thứ ấy, thứ gì quý hơn?

Phong lan ngắm mãi cũng buồn

Phong chức thì phải cúi luồn vào ra

Chỉ còn cái phong thứ ba

Mở ra thơm phức, cả nhà cùng vui !

 

13. Đảng ta là đảng thần tiên

Đa lô (đô-la) thì được, đa nguyên thì đừng.

 

14. Ngày đi, đảng gọi “Việt gian”

Ngày về thì đảng chuyển sang “Việt kiều”

Chưa đi: phản động trăm chiều

Đi rồi: thành khúc ruột yêu ngàn trùng.

 

15. Chiều chiều trên bến Ninh Kiều

Dưới chân tượng Bác, đĩ nhiều hơn dân !

 

16. Trăm năm bia đá cũng mòn

Bia chai cũng vỡ, chỉ còn bia ôm.

 

17. Thầy giáo, lương lãnh ba đồng

Làm sao sống nổi mà không đi thồ

Nhiều thầy phải đạp xích lô

Làm sao xây dựng tiền đồ học sinh?

 

18. Tìm em như thể tìm chim

Chim bay biển Bắc, anh tìm biển Đông

Tìm chi cho phải mất công

Đài Loan, Hàn Quốc em dông mất rồi !

 

19. Trách ai sinh thứ họ Hồ

Để cho cả nước như đồ vất đi !

 

20. Bác Hồ đại trí, đại hiền

Chơi Minh Khai chán, gá liền Hồng Phong

Minh Khai phận gái chữ tòng

Bác Hồ sái nhất, Hồng Phong sái nhì.

 

21. Ngày xưa giặc Pháp mộ phu

Ngày nay đảng bán dân ngu lấy tiền

Đảng ta là đảng cầm quyền

Đảng bán ruộng đất lấy tiền đảng tiêu.

 

22. Dịch heo nối tiếp dịch gà

Bao giờ dịch đảng cho bà con vui ?

 

23. Bao giờ Hồ cạn, Đồng khô

Chinh rơi, Giáp rách, cơ đồ mới yên.

 

24. Tiên sư Cộng sản Việt Nam

Suốt đời bán cả giang san nước nhà !

 

25. Dân đói mà đảng thì no

Sức đâu ủng hộ, hoan hô suốt ngày

Đảng béo mà dân thì gầy

Độn bắp, độn sắn biết ngày nào thôi ?

 

26. Hoan hô độc lập tự do

Để cho tớ táp bo bo sái hàm !

 

27. Nhân dân thì chẳng cần lo

Nhà nước lo sẵn bo bo mỗi ngày

Hãy chăm tay cấy tay cầy

Nhịn ăn nhịn mặc chờ ngày vinh quang.

 

28. Bắt trồng mà chẳng thu mua

Tại sao đảng nỡ dối lừa nhân dân?

Tiền cầy, tiền giống, tiền phân

Một trăm thứ thuế đổ thân gầy gò

Dân đói mà đảng thì no

Kêu trời, kêu đất, kêu Hồ chí Minh !

 

29. Thi đua làm việc bằng hai

Để cho cán bộ mua đài mua xe

Thi đua làm việc bằng ba

Để cho cán bộ xây nhà lát sân.

 

30. Đi làm hợp tác hợp te

Không đủ miếng giẻ mà che cái l…

 

31. Công nhân, vợ ốm con côi

Lãnh đạo nhà gác, xe hơi bộn bề

Bao giờ cho hết trò hề ?

 

32. Ông Đồng, ông Duẩn, ông Chinh

Vì ba ông ấy, dân mình lầm than !

 

33. Ngày xưa đại tướng cầm quân

Ngày nay đại tướng cầm quần chị em.

 

34. Giỏi a đồng chí Đỗ Mười

Lớp ba chưa đỗ - đã ngồi bí thư !

 

35. Vẻ vang thay lãnh tụ ta

Đem dân xuất khẩu bán ra nước ngoài.

 

36. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa

Cúi đầu dâng đảo Trường Sa cho Tàu.

 

37. Ngày xưa chửi Mỹ hơn người

Ngày nay nịnh Mỹ hơn mười lần xưa !

Ngày xưa đánh Mỹ không chừa

Ngày nay con cái lại lùa sang đây

Ngày xưa Mỹ xấu, Ðảng hay

Ngày nay Ðảng ngửa hai tay xin tiền !

 

38. Đảng ta chọn tướng họ Lê

Đức Anh thất đức nên bê lên ngồi.

 

39. Liên bang Xô Viết vỡ rồi

Văng Linh, văng Kiệt, Đỗ Mười văng luôn !

 

40. Nước ta bầu cử tự do

Lọc qua, lừa lại toàn lò Mác Lê

 

41. Không đi không biết Tam Đảo

Đi thì không biết nơi nào mà ngu.

 

42. Trung ương chỉ thị ba cùng

Đảng viên phải bám quần chùng nhân dân.

 

43. Tin đâu như sét đánh ngang

Bác Hồ đang sống chuyển sang từ trần

Tin đâu như sét đánh gần

Bác Hồ đang sống từ trần chuyển sang.

 

44. Bác Hồ thuở nhỏ bồi Tây

Đến già Bác lại đu giây Nga Tàu.

 

45. Đảo kinh là cái đỉnh cao

Trí tuệ nên đảng hô hào văn minh

Đảng viên cán bộ thất... kinh

Văn minh cho lắm vẫn mình cán ngô !

 

46. Chị em du kích giỏi thay !

Bắn máy bay Mỹ rớt ngay cửa  mình !  

 

47. Tin buồn noan báo trên đài

Xe tăng bác nái nật hai ba nần !

 

48. Tin thua như sét đánh ngang

Làm Bác chết cứng, lúc đang thay quần

Hôm qua còn sống sờ sờ

Mà nay bác đã cứng đơ cái mình !

 

49. Khôn hồn thả cải tạo ra

Kẻo Ngụy trở lại chết cha Đỗ Mười !

 

50. Tổ cha cái bọn đười ươi

Đỗ Tám, Đỗ Chín, Đỗ Mười ăn... "biu"

 

51. Trạch Dân có họ Giang mai

Này dân Trung Quốc đói dài vì ông

 

52. Đỗ Mười sang lạy Trung Hoa

Kính dâng quần đảo Trường Sa cho Tầu.

 

53. Anh mò địa đạo Củ Chi

Củ chi là cái củ gì của anh ?!

 

54. Ngày xưa chống Mỹ chống Tây

Ngày nay chống gậy ăn mày áo cơm.

 

55. Trồng mía, trồng ớt, trồng hành

Vì nghe lời đảng mà thành bể niêu

Trồng tiêu rồi lại trồng điều

Vì nghe lời đảng mà niêu tan tành !