Sunday, April 30, 2023

NGÀY OAN TRÁI (HÀN THIÊN LƯƠNG)

 


Ngày Oan Trái

 

Khắc khoải chim kêu ngày nguyệt tận

Trên trời mây trắng phủ màu tang

Non nước tôi đến ngày quốc hận

Sông núi rừng xanh cũng úa vàng!

 

Dù cho đã hết mùa chinh chiến

Tiếng khóc lại vang khắp phố phường

Vì chưng gót giặc đang dày xéo

Quê cũ chìm trong tháng tư buồn!

 

Người đi người ở sầu chia biệt

Mẹ khóc nhìn con khuất nẽo đường

Ai cắt tình thâm cho lệ đổ

Cảnh quê nhà vạn nỗi đau thương !

 

Cớ sao non nước tàn binh lửa

mà vẫn hờn căm vẫn hận thù

Nhìn nhau nụ cười không nở được

Sừng sững nơi nơi những ngục tù !

 

Khắp chốn đồng xanh không lúa trổ

Nông trường đất khổ của lương dân

Vẳng xa tiếng khóc vùng kinh tế

Chẳng được cơm no trẻ chết dần !

 

Người cúi mặt đầu sương điểm

Căm miệng suốt đời chẳng hé môi

Gông xích chờn vờn vây sau trước

Lỡ lời tức khắc ngục tù thôi!

 

Bốn tám năm ta vẫn nhớ

Đòn thu còn dấu ai nỡ quên

Bao người gục ngã trong lao lý

Bạn bè thương phế sống điêu linh!

 

Hôm nay lại đến ngày oan trái

Ta hãy tỉnh hồn chẳng ngủ say

Nhớ trọn một thời dâu bể ấy

Gìn lòng tạc dạ chớ phôi phai!

 

Ngay30-4-2023

Hàn Thiên Lương

 

EM ĐI TÌM TRẠI LAO TÙ.

 









XÁC EM NAY Ở PHƯƠNG NÀO (TRẦN CHÍ PHÚC/ NGỌC KHÔI/ PHILIP HUY- TRÌNH BÀY)

 


https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/xac-em-nay-o-phuong-nao-tran-chi-phuc-ngoc-khoi-2001-philip-huy.SbnYbo2Xus.html

 

Xác em nay ở phương nào

(Trần Chí Phúc - Ngọc Khôi) 2001 - Philip Huy

Chiều ra biển đứng ê chề
Tìm trên ngọn sóng có về xác em
Vớt rong rêu ngọn tóc mềm
Quay về hướng gió tưởng em thơ dại
Tìm trong bọt trắng thân người
Nghẹn ngào dấu vết còn phơi lõa lồ

Xác em nay ở phương nào
Tấp sang đất Thái hay vào Nam Dương
Có khi xác vượt trùng dương
Trôi về Bắc Mỹ trách hờn người yêu
Biển lớn cuốn em đi
Biển lớn cuốn em đi
Rồi xa, rồi xa, rồi xa mãi
Biển ơi, trả cho ta ...
Biển ơi, trả cho ta ...
xác em yêu
xác em yêu

Chiều ra biển đứng ngậm ngùi
Nhớ em và nhớ cả trời Việt Nam.
Là la la lá lá la là la lá la

THÁNG TƯ ...NGU (HUY PHƯƠNG

 

THÁNG TƯ ...NGU

 

  

Tạp ghi Huy Phương

 

Trước hết, tôi xin tự kiểm điểm cái ngu của bản thân mình trước, trong hàng nghìn cái ngu của thiên hạ, vì ngu mà phải mất nước, “lỗi tại tôi mọi đàng” hay “tôi làm tôi mất nước.” Là một cán bộ chiến tranh chính trị trung cấp, hết làm tâm lý chiến, rồi chính huấn, tức là huấn luyện chính trị cho hàng nghìn tân binh tại một trung tâm huấn luyện lớn nhất nước, mà khi nghe Cộng Sản vào đến Sài Gòn, không chịu tìm đường chạy, vì cứ nghĩ mình gốc nhà giáo, hòa bình rồi, đi 'học” mấy ngày rồi về dạy học lại!

 

 

Tôi ngu vì đã suy diễn hay hiểu sai thời gian đi “học tập,” nên chỉ đem theo 10 gói mì ăn liền Vifon, để ăn sáng trong 10 ngày, ngày thứ 11 đã ăn cơm nhà rồi!

Ủy Ban Quân Quản Sài Gòn-Gia Định ra thông cáo tất cả các quân nhân cấp úy phải trình diện đi “học tập cải tạo,” mang theo tiền ăn trong 10 ngày, cấp tá mang theo tiền ăn cho một tháng. Sau này có người đi tù 17 năm ròng rã, chúng ta “chửi” Cộng Sản lừa dối, nhưng xem kỹ lại các văn bản, không thấy đoạn nào nói, cấp úy chỉ đi tù 10 ngày, cấp tá một tháng, mà chỉ nói “đóng tiền ăn.” Chẳng qua, vì chúng ta hay suy luận, và ngây thơ, khờ dại nên mắc mưu sự khôn lanh, xảo quyệt của kẻ thù, đó chính là vì chúng ta ngu!

Sau này, ra Bắc, chính tai tôi đã nghe một quản giáo cai tù nói rằng: “Đưa các anh ra biển thì cũng từ từ, trước hết là gần bờ, sau mới dần dần đưa các anh ra xa hơn, nếu không các anh chóng mặt, say sóng, chịu làm sao nổi!”

 

Tôi đoan chắc anh em chúng ta, nhất là quý vị tướng lãnh, nếu biết được những ngày tù không bản án, mà có người ra đi biền biệt 17 năm trời, chịu bao nhiêu khổ ải, nhọc nhằn, nhục nhã, thì một nửa trong chúng ta đã tự sát tại nhà mà chết, hoặc chạy vào rừng để rồi cũng chết vì súng đạn của Việt Cộng. May hay rủi, vì ngu mà chúng ta mới sống đến ngày hôm nay.

 

 

Tấm ảnh này Ông chup năm 2015 trong nhả hưu dưỡng Dallas .Texas.Khi có người hỏi Ông về chuyện ngày xưa Ông đã trả lời : " BẠI BINH CHI TƯỚNG BẤT KHẢ NGÔN DŨNG.VONG QUỐC ĐẠI PHU BẤT KHẢ NGÔN TRÍ "

Xin nhớ đến Ông với tất cả lòng tôn kính : Tướng ĐỔ KẾ GIAI.

 

Khi đến các địa điểm trình diện, không ai nghĩ “đi tù” mà chỉ nghĩ “đi học.” Tại trường Trưng Vương, là nơi trình diện từ cấp phó giám đốc trở lên, hai vị, một từng là phó thủ tướng VNCH, dân biểu, một vị đã là thượng nghị sĩ, đi học còn mang theo gối ôm, và khi xếp hàng vào cổng, có vị đã giành đi trước, vì có giấy giới thiệu của Ủy Ban Quân Quản Sài Gòn-Gia Định. Sau đó, bộ đội Cộng Sản mới ra lệnh: “Ai có giấy giới thiệu thì đứng qua một bên!” Giấy giới thiệu đây là giấy gọi “trình diện” cho các viên chức cấp cao, còn đối với cấp nhỏ thì chỉ có thông cáo chung trên báo chí, đài phát thanh.

 

Những ai còn đứng lấp ló ngoài cửa chưa chịu vào, còn nghi ngại dò la thì những chiếc xe mang tên nhà hàng Soái Kình Lâm, Đồng Khánh... mang thức ăn vào quý vị dùng bữa tối, hẳn đã đánh tan mối hoài nghi về thiện ý của người thắng trận.

 

Đến khi lên xe Molotova, phủ bạt kín rồi, chúng tôi vẫn còn lạc quan tin lời Cộng Sản được đưa đến chỗ đầy “đủ tiện nghi,” (chắc là có đủ điện nước, máy lạnh, sân bóng chuyền...) để học tập và khi biết đoàn xe ra đến xa lộ Biên Hòa, thì việc di chuyển lên Đà Lạt như cầm chắc trong tay. Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, trường Chỉ Huy Tham Mưu, trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị là những nơi lý tưởng nhất để “học tập.” Khi đến nơi ở tù rồi, Cộng Sản đưa tù vào một cái nhà kho, một trại gia binh hay một cánh rừng thì vẫn tin tưởng vào số ngày trong thông cáo, chờ ngày ra sân vận động Cộng Hòa làm lễ mãn khóa: “Quỳ xuống hỡi những cải tạo viên - Đứng lên hỡi những công dân Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam!”

 

Câu chuyện những người trên con tàu Việt Nam Thương Tín, Tháng Năm, 1975, sang đến đảo Guam rồi, lại đốt “barrack,” tuyệt thực đề đòi “về với tổ quốc,” là một bài học xót xa cho những người trong cuộc, có người phải trả giá bằng 17 năm tù. Nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh kể chuyện, anh em “tù cải tạo” tại trại tù K2, Nghệ Tĩnh, gọi những người này bằng biệt danh “đội q...!”

Tại trại 15 NV. Long Thành, một nhạc sĩ đã hồ hởi sáng tác những bản nhạc được cai tù bắt cả trại hát: “Trồng rau, trồng đậu, trồng tình thương trong tâm hồn người...” Ra tới Bắc Thái lại thêm một bài “Ngày vui đã tới!” nhưng mà “ngày về” thì xa lắc xa lơ!

 

Thậm chí khi lên con tàu chở súc vật Sông Hương lưu đày ra Việt Bắc rồi, có người vẫn lạc quan “biết đâu nó chở tù miền Nam ra Đệ Thất Hạm Đội Hoa kỳ hay đi thẳng qua Guam để giao cho Mỹ!” Tàu chạy hơn một ngày một đêm rồi mà vẫn nghĩ là cập bến Đà Nẵng chứ không ai nghĩ là lên cảng Hải Phòng.

 

Ở trong nhà tù vẫn còn người tin tưởng “học tập, lao động” tốt thì được “Cách Mạng” cứu xét cho về với gia đình sớm, nên làm trối chết, kiệt sức, đấu tố anh em... để lấy điểm với cán bộ, cũng như đau xót cho quý bà ở nhà, dắt díu con cái đi vùng “kinh tế mới” cho chồng sớm được tha! Sau 10 “bài học tập,” tới buổi “thu hoạch” thì cứ nghĩ là viết hay thì được tha về, viết dở thì ở lại “học” tiếp.

 


Huy Phương những ngày cuối đời 

Trước ngày 29 Tháng Ba, 1975, khi Cộng Quân chưa vào Đà Nẵng, một số người thuộc phe hòa hợp hòa giải tin tưởng thời cơ đã đến nên đã sắp đặt đưa Bác Sĩ Phạm Văn Lương lên làm thị trưởng Đà Nẵng, tin sau đó được đài BBC loan báo. Trong lần phỏng vấn bà quả phụ Phạm Văn Lương tại Nam California, bà xác nhận với chúng tôi Bác Sĩ Phạm Văn Lương chưa bao giờ là thị trưởng Đà Nẵng, nhưng có chuyện là khi có nguồn tin này, một vị trung tá đã đến gặp ông xin làm tài xế cho ông, để nhờ ông che chở, lánh nạn. Sao có người “ngu” đến mức như thế!

 

Ngày 5 Tháng Tư, 1975, Bác Sĩ Phạm Văn Lương cùng nhiều y sĩ khác bị đưa vào nhà tù Kỳ Sơn, và một năm vào ngày 3 Tháng Tư, 1976, Bác Sĩ Lương đã uống thuốc ngủ cùng 10 viên cloroquine để tự tử.

 

Trong những ngày cuối cùng của miền Nam, Tướng Dương Văn Minh vẫn còn tin tưởng Thượng Tọa Thích Trí Quang, người hứa sẽ đưa người “phía bên kia” đến thương lượng để thành lập chính phủ liên hiệp. Nhưng cuối cùng, tiếng than cuối cùng tuyệt vọng của “Tổng Thống” Dương Văn Minh là: “Thầy giết tôi rồi!”

 

 

Có những người làm lớn hoặc từng “làm rung rinh nước Mỹ” mà còn ngây thơ như vậy, thì đừng trách chi một thằng lính như tôi tin tưởng vào lời của “cách mạng” đem đủ 10 gói mì ăn liền, là... ngu!

Quân tử, ngay thẳng, ngây thơ mà đối đầu với tiểu nhân, xảo trá, độc ác thì không chết cũng bị thương. Tôi đâm ra nghi ngờ rằng, khó “đem đại nghĩa để thắng hung tàn,” và thời nay thấy nhan nhản chuyện “cường bạo áp đảo cả chí nhân!”

Saturday, April 29, 2023

QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG (TRẦN QUỐC BẢO)

 

Quốc Tổ Hùng Vương   Thơ Trần Quốc Bảo

 

Mộ Tổ Hùng Vương – Phủ Lâm Thao

 

Quốc Tổ Hùng Vương

 

Dù ai lưu lạc đường xa,

Nhớ ngày Giỗ Tổ, tháng Ba, mùng Mười

Tổ Hùng Vương, mười tám đời,

Trường tồn thiên địa, rạng ngời trăng sao.

 

Đền Hùng ở phủ Lâm Thao,

Trên sườn Nghĩa Lĩnh, non cao chập chùng,

Giữa sông Lô và sông Hồng,

Giang sơn cẩm tú, một vùng địa linh.

 


Giống nòi Quốc Tổ khai sinh,

Công ơn lập quốc, định hình núi sông.

Chim có Tổ, người có Tông,

Việt Nam nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên.

 

Toàn dân ở khắp mọi miền,

Một lòng thờ kính Tổ Tiên muôn đời.

Dù ai đi ngược về xuôi (ca dao),

Nhớ ngày giỗ Tổ, mùng Mười, tháng Ba./.

 

Trần Quốc Bảo

Richmond, Virginia

Địa chỉ điện thư của tác giả:

quocbao_30@yahoo.com

NHIỀU NƯỚC NHĂM NHE HẤT CẲNG ĐỒNG ĐÔ LA TRONG GIAO DỊCH QUỐC TẾ (GS.TS. KHƯƠNG HỮU LỘC)

 


Nhiều nước nhăm nhe hất cẳng đồng đô la trong giao dịch quốc tế

 

Trung Quốc, Nga, Brazil và một số nước đẩy mạnh trao đổi thương mại bằng các đồng tiền quốc gia của họ, đồng thời kêu gọi “phi đô la hóa”. Giáo sư Tiến sĩ Khương Hữu Lộc sẽ trình bày trên VOA về những ý nghĩa sâu xa của các động thái đó.

 

https://www.youtube.com/watch?v=EtdAzfEWK9Q&t=531s

Friday, April 28, 2023

NGẬM NGÙI TÌNH XƯA (HÀN THIÊN LƯƠNG)

                                                      Ngậm Ngùi Tình Xưa


 

Em còn lây lất bên trời

Tháng năm lặng lẽ ngậm ngùi tình xưa

Xứ người tôi trải nắng mưa

Đã bao nhiêu mộng nay vừa hư hao!

 

Xa trông đâu biết hướng nào…

Cố nhân hiu quạnh đang vào truân chiên.

Thương em mặt ngọc hòa hiền

Cớ sao lận đận giữa miền quê hương.

 

Giờ đây cách trở đôi đường

Nhớ thương khắc khoải nỗi buồn mênh mông.

Vì chưng vận nước long đong

Gió mưa vùi dập má hồng. sớm phai.

 

Quê xa biết mấy dặm dài

Thương ai mòn mõi tháng ngày chờ trông.

Người đi lỡ chuyện tang bồng

Giấc khuya thao thức cõi lòng xót đau.

 

Đôi lần ngửa mặt nhìn sao

Ngẫm đời thành bại chiêm bao lệ nhòa.

Làm sao quên nước non nhà

Trông dòng suối bạc thiết tha cội nguồn.

 

Lòng đau rối khúc tơ vương

Bước sầu đất trích dặm trường bơ vơ.

Cố nhân lảng vảng trong mơ

Quê xưa biền biệt mịt mờ cõi xa!

 

Người đi tha thiết nỗi nhà,

Nắng sương đã gội trắng nhòa tóc xanh!

 

Hàn Thiên Lương

MỘT MẸ TRĂM CON (LƯU ĐẠT NGUYỄN)

 




TÒA ALASKA XỬ VỤ CHỦ TIỆM NAIL GỐC VIỆT GHEN TUÔNG, GIẾT NHÂN VIÊN CŨ (MPL)

 Tòa Alaska xử vụ chủ tiệm nail gốc Việt ghen tuông, giết nhân viên cũ

April 27, 2023

 

PALMER, Alaska (NV) – Phiên tòa xét xử vụ ông Nguyễn Duy Vũ, bị buộc tội giết người cấp độ một và hai, sau vụ nổ súng năm 2017 giết ông Nguyễn Tuấn, người không có quan hệ họ hàng với nghi can, vừa diễn ra hôm Thứ Tư, 26 Tháng Tư, tại toà án tiểu bang ở thành phố Palmer, tiểu bang Alaska, theo nhật báo Alaska’s News Source.

Ông Duy Vũ đã gọi 911 ngay sau vụ nổ súng. Cảnh sát đến và bắt giữ ông Vũ bên ngoài khu chung cư của ông Tuấn. 

Hình nghi can Nguyễn Duy Vũ (trái) và nạn nhân Nguyễn Tuấn. (Hình chụp qua màn ảnh đài NBC 2)

Một tháng sau, ông Duy Vũ được tại ngoại sau khi đóng tiền tại ngoại hậu tra.

Giờ đây gần sáu năm sau, gia đình của ông Nguyễn Tuấn tuyên bố sẵn sàng đưa ông Duy Vũ ra xét xử tại một phiên toà có bồi thẩm đoàn. 

Thân nhân người quá cố nói rằng việc ông Duy Vũ được ở bên ngoài sinh hoạt bình thường sau khi bắn chết ông Tuấn “không phải là công lý.”

Theo hồ sơ toà, ông Tuấn trước đó là nhân viên tiệm làm móng LA Nails do ông Duy Vũ làm chủ ở thủ phủ Anchorage. 

Sau đó, ông Tuấn thôi việc và dọn đến thành phố Palmer, cách thủ phủ Anchorage khoảng 45 dặm về hướng Bắc. 

Các công tố viên cho biết ông Duy Vũ lái xe đến Palmer vào sáng ngày 30 Tháng Mười, 2017, với ý định giết ông Tuấn vì nghĩ rằng người nhân viên cũ ngoại tình với vợ mình, tức bà Trần Xuân Lan.

Tuy nhiên, phía bào chữa nhận định ông Duy Vũ chỉ hành động tự vệ, nói rằng ông Tuấn cưỡng hiếp bà Lan. Hai người đàn ông đã xảy ra xô xát khi ông Duy Vũ đến căn chung cư của ông Tuấn.

Ông Duy Vũ đã bắn ba phát súng vào đầu ông Tuấn từ phía sau, theo công tố viên trình bày tại toà.

Trong phiên tòa, gia đình ông Tuấn lần đầu tiên nhìn được hình ảnh và video quay cảnh hiện trường.

Ông Tuấn bị bắn ba phát từ phía sau. (Hình minh hoạ: Connecticut State Police via Getty Images)

Cô Nguyễn Cẩm Tú, chị (hoặc em gái) của ông Tuấn, nói trong tiếng khóc nghẹn ngào rằng “đó là lần đầu tiên chúng tôi thấy xác anh (em) của tôi trong những phút cuối cuộc đời.”

Ông Tuấn để lại một người con gái.

Phiên tòa dự trù kéo dài đến cuối tuần tới, khi bồi thẩm đoàn bắt đầu nghị án. (MPL)