Monday, February 29, 2016

PHÂN ƯU THÂN MẪU ANH TONY TRƯƠNG.


























 
Dưới đây là ngày giờ và nơi chốn thăm viếng và chôn cất:

Universal Chung Wah Funeral - Alhambra
225 N Garfield Ave
Alhambra, CA 91801
(626) 281-7887

Thursday, March 10, 2016 từ 01:00AM – 04:00PM  Thăm Viếng
Friday, March 11, 2016 từ 10:00AM – 11:59AM Thăm Viếng,  12:00AM Động Quan.

Friday, February 26, 2016

TÂN NIÊN PHÚ YÊN Ở HOUSTON (Thukỳ)

Phòng sự của Thukỳ.
 Hội Trưởng Lê Kim Đạm

“Nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương xưa, 
cho tôi về đường cũ nên thơ, 
cho tôi gặp người xưa ước mơ…
Hay chỉ là giấc mơ thôi…!!!!”

Đúng thật chỉ là giấc mơ, còn đâu những ngày xuân bên quê nhà với bao nhiêu kỷ niệm, cái thú về quê ăn tết gặp lại bao nhiêu ông bà, cha mẹ, bạn bè, bà con… cái thú vị bên bếp lửa hồng nồi bánh chưng bốc khói, ở nhà quê hay làm heo ăn tết mà tôi luôn dành cho được cái bong bóng heo.  Tuổi thơ tôi êm đềm thế ấy, đơn sơ đầy tình nghĩa thú vui ngây thơ.  Bây giờ  còn quê đâu để về, có chăng chỉ là trong giấc mơ để thấy mình vui đùa trong hạnh phúc sum vầy.

Tôi suy nghĩ nhiều bản nhạc Xuân rất ý nghĩa nhưng, tôi hát “không hay”, chỉ tội “hay hát”, nên đành chọn bài “Nửa Hồn Thương Đau” để nói lên tâm trạng “đau thương” khi phải ăn tết tha hương và nhớ về quê mẹ dấu yêu.

Tôi vẫn cón cái thú vui là đi ăn tết gặp gỡ bạn bè, đồng hương xứ Nẫu tôi yêu, dù phải lái xe hơn 9 tiếng đồng hồ.  Sự vui mừng như đứa trẻ được về quê, nên quên hết đường xa mệt mỏi.  Houston muôn đời vẫn là tình nghĩa đậm đà nhất đối với tôi: Anh Lê Kim Đạm, Hội Trưởng đồng hương ở đây thật sốt sắng, dễ mến và chân tình, chị Đạm là một vợ chiều chồng và hy sinh, tôi mến anh chị; bên cạnh đó còn anh chị Lê Văn Thọ, anh chị Trần Hòa, thầy cô giáo cũ của tôi anh chị Vũ Đình Tùng, anh chị Lê Phan Tuyết.…

Rất tiếc anh Lâm Tấn Vinh & Nguyễn Xuân Hòa phải trốn đi xa khi nghe cô em gái “khó ưa” đến thăm…Buồn 5 phút cho đầu năm nhé. 


Anh chị Lê Kim Đạm
Bên cạnh tôi còn ca sĩ Kim Loan và nhạc sĩ Kim Bằng mà năm nào cũng “lăng xê” tôi.  Nhưng “tên” thì càng ngày càng xuống, còn “tuổi” thì càng ngày càng… lên; lại thêm cái tội thích lên sân khấu, nên đã phải năn nỉ và hối lộ Kim Loan (trưởng ban văn nghệ) cho lên…đài.  Cũng may là mọi người thấy tội nên vỗ tay an ủi cho công lái xe 9 tiếng để được…hét. 

Ca sĩ Kim Loan (TB Văn Nghệ) cùng ban nhạc.
Năm nay thêm nhiều màn đón tiếp hấp dẫn:

Ngay sau khi đến nơi vào chiều Thứ Sáu, anh chị Đến đã mời mọi người đến viếng thăm căn nhà thơ mộng cạnh dòng sông sâu đầy cua cá.  Anh chị đã đãi phái đoàn chúng tôi gần 30 người bên cái deck lộng gió mát qua một bữa tiệc gọi là “tiền hội ngộ”.  Cám ơn anh chị đã bầy tỏ sự hiếu khách tiêu biều cho người dân xứ Nẫu chúng tôi.  Tình nghĩa thật sâu đậm cho đến quá khuya mà chẳng ai muốn chia tay.



















 Nhà anh chĐến bên bờ sông thật thơ mộng. 
Dù các anh chị Hòa và Thọ mời vào hôm Thứ Bảy, nhưng tôi đành phải khước từ, vì phải tháp tùng ông xã đi thăm mấy cô học trò cũ của anh. (Anh dạy lúc Sinh Viên cho các trường Dòng ở SG.)





Sau 44 năm gặp lại (Soeur Kim Liên, Ngọc Tuyết Đại Tín)

Chiều thứ Bảy, anh chị VĐình Tùng đã mời họp mặt tại nh anh chị, khđông đủ và vui vẻ trong tình thân thương gia đình. Xin chân thành cám ơn Thầy Cô Tùng của Thukỳ.

















   Tiệc nhà anh chị VĐình Tùng

















 Ghé thăm nhà anh chị Thọ Nga.

Tiệc Tân Niên diễn ra vào trưa Chúa Nhật, chúng tôi đến sớm thăm hỏi những người quen và chụp vài tấm ảnh lưu niệm.



Ban tổ chức thật chu đáo với nhiều mục hào hứng vui nhộn của ngày xuân, sau khi chào Quốc Kỳ hát quốc ca Mỹ & Việt Nam, anh Lê Văn Thọ đã đọc nhũng lời tưởng niệm làm mọi người đều xúc động.  Tiếp đến anh Lê Kim Đạm (Hội Trưởng) đã thắp hương bàn thờ tổ tiên trước khi  chào mừng quan khách, rồi đội múa lân gây không khí tươi vui cho ngày Xuân.




Kế đến ban hợp ca “tạp lục” chẳng tập dượt đã lên sân khấu đồng ca bản “Ly Rượu Mừng” được trưởng ban văn nghệ Kim Loan hướng dẫn nên mọi người hát theo rất sôi nổi, nhịp nhàng…Cám ơn Kim Loan đã in lời bài hát to như con gà cồ, nên mấy lão ca sĩ đỡ hát bậy bạ.  Phấn khởi, tôi cố rống lên dù mấy hôm nay cổ bị khan và tắc tiếng vì thức khuya và tiệc tùng liên miên …




 Ban hợp ca "Ti Quà Tạp Lc."
Chương trình văn nghệ rất hấp dẫn, đặc biệt năm nay là  năm “khỉ” nhưng chẳng ai “liến khỉ” bon chen dành giựt hát trước hát sau, tình nghĩa là trên hết, lúc nào cũng “tiên khách hậu chủ” ưu ái kẻ ở miền xa, nên năm nào ai ở xa cũng được lên sân khấu trước, được giới thiệu tên tuổi, đến từ đâu, hoặc mời đứng lên cho thiên hạ vỗ tay hoan hô tình tha hương có “cố gắng”.  Phải nói Houston đồng âm với “hữu tình”, tạo thêm sự thân ái, dù xa lạ cũng trở nên gần gũi, và ai ai cũng giống như chung một mái ấm gia đình Phú Yên.
 Trưởng Ban Tổ chức ĐHCHSPY 5 & 6

Trong số những người ở xa có anh chị võ Thái Sắc, anh An từ Louisiana; anh chị Trần kim Trọng từ San Antonio;  anh Chính, anh chị Long, từ Austin; người xa nhất có lẽ là  tôi, từ Florida…

Phổ biến thêm về ĐH 6
BTC cũng đã ưu ái mời anh Võ Thái Sắc Trưởng Ban Tổ Chức ĐH 6 và tôi lên sân khấu để giới thiệu về ĐH cho đồng hương hiểu rõ hơn. Cảm ơn các anh chị trong BTC, dù thời gian eo hẹp, cũng  đã cho phép chúng tôi được “quảng cáo”,  nhờ vậy,  có hơn 10 người sau đó đã ghi danh tham gia Đại Hội, không kể BS Tùng cũng hứa và anh chị Từ Hương hứa cố gắng thu xếp công việc để có thể tháp tùng “chim về núi nhạn”.

Nhờ Kim Loan giới thiệu, nên sau khi tôi “hét”  xong, mọi người cũng ráng vỗ tay; chỉ có ông xã tui là cúi mặt chẳng biết khóc hay cười….
Bác sĩ Phạm Ngọc Tùng Cựu Trưởng Ty Y tế PY(Chị Trọng & Thukỳ.)


Dù đã có tuổi, nhưng Bác sĩ Phạm Ngọc Tùng (Cựu Trưởng Ty Y Tế PY) đã trải tâm hồn mình qua một bản nhạc gởi về Phú Yên với bao nhung nhớ thương yêu; BS hát rất truyền cảm, nên theo yêu cầu của khán thính giả, BS đã hát thêm một bản tiếng Anh.

Sau khi trình diễn xong, BS Tùng  thấy tôi đứng lơ ngớ một mình nên ông kéo tay tôi ra sàn nhảy, dù tôi nói tôi không biết nhảy, ông vẫn dắt tay ra dạy cho tôi nhảy. Chắc lần sau thấy tôi, BS Tùng 
sẽ…làm ngơ, vì cô học trò này quá tệ.

Qua nhạc phẩm “Mùa Xuân Của Mẹ”, anh Lê Văn Thọ, và “Xuân Này Con Không Về’ anh Trần Hữu An ca, đã gây bùi ngùi cho khán thính giả xa quê hương; biết bao giờ mới có thể trở về cố quốc.


Lê Văn Thọ (MC)
 Ngũ quỷ gặp nhau.
Năm nay là nhiệm kỳ cuối của anh Đạm, anh muốn nghỉ ngơi nên phải đề cử người mới, cuối cùng bầu cử chọn lựa xong thì anh Huỳnh Quốc Văn làm Tân Hội Trưởng. 


 Tân Hội Trưởng PY ở Houston anh Huỳnh Quốc Văn.
Mọi người đều vui vẻ chúc mừng anh; hy vọng sang năm sẽ có một hội Xuân tưng bừng hơn.




Ca sĩ Kim Loan
Ca sĩ Kim Loan với nhạc phẩm thật “quậy” (90 năm cuộc đời) ai cũng được tăng thêm 30 mươi năm để sống và yêu nhau nên ai cũng vui, nhảy nhót tưng bừng như tự mình chúc thọ cho chính mình.  Rất vui khi chị Lê Phan Tuyết lên hát bài “Trách Thân” với giọng Nẫu chính xác ai cũng vui vẻ tặng hoa, vỗ tay cuồng nhiệt, điều quan trọng là mừng cho chị mạnh khỏe sau cơn bệnh, bây giờ nhìn chị giống Tây lắm như lai vậy quý vị ui, tóc bạch kim, da trắng hồng, đến nỗi anh Lắm (OX) chị đôi khi tưởng mình đang vui xuân với cô đầm thật đẹp, thấy anh cười nhiều và galand với chị tối đa, chúc mừng anh chị thật nhiều.
 Chị Lê Phan Tuyết "Trách Thân"

Sau ca hát còn màn lì xì cho các em nhỏ rất vui & vì vậy mà năm nào các em cũng hối ba mẹ đưa đi tiệc Tân niên.  Cũng có xổ số với 3 giải thưởng thật giá trị làm mọi người thêm hào hứng ủng hộ, tôi chắc không bao giờ trúng số nhưng luôn mua vé số dù sao cũng hy vọng mà dzui.

Các em chờ lì xì.




 Trần Kim Trọng luôn may mắn nhận quà cho Thúy Kiều...
Chẳng ai muốn chia tay dù tiệc tàn và đã trễ, cuối cùng cũng phải ra về nhưng thay vì về nhà cùng kéo nhau về nhà anh lê Kim Đạm ăn nhậu tiếp cho đến khuya, những nụ cười tưỏng chừng như không bao giờ tắt trên môi, mệt phờ cả người nhưng vẫn thoải mái vô tư mà dzui, hy vọng cả năm nay sẽ dzui dài dài.


 Trước giờ chia tay.
Xin chân thành cám ơn tất cả các anh chị Phú Yên yêu dấu tình nghĩa của tôi, xin tha lỗi nếu có sơ sót vì già rồi nên quên nhớ lung tung.  Hẹn gặp lại nhau trong dịp thật gần tha hồ “quậy” tiếp, các anh chị nơi đây đã làm tôi rơi lệ khi chia tay, và ai cũng rủ con nhỏ này về Houston sống, hẹn đồng hương đất Phú của tôi một ngày không xa.

Sáng nay lái xe ra về buồn chi lạ
Mai em về mình không đưa nhau,
Lời cám ơn gởi lại cho người
Một nụ cười thôi cũng đủ
Mai em về ta không đưa nhau…

Navarre, 24/02/16
Thukỳ.
XIN BẤM VÀO LINK để xem thêm hình ảnh Tân Niên Houston do Thukỳ ghi nhận.  Cám ơn. 

 https://picasaweb.google.com/108405602876538090881/NewYearHouston16?authuser=0&feat=directlink

VẤN VƯƠNG (Tphạm)





TÂM SỰ MÌNH TA (Bùi Văn Hiệp)


Máu trong tim vẫn cuồn cuộn trong ngực 
Đêm một mình ta tâm sự với ta
Gió thu buồn hiu quạnh khoảng trời xa
Người xa ta rồi giờ còn đâu nữa

Lửa có từ đâu? Từ đâu có lửa?
Hồng nhan ai đợi? Xuân xanh đâu chờ
Thương người xưa cũ rực cháy hồn thơ
Lòng vẫn mong người xưa về cập bến

Thu qua rồi mùa đông lại đang đến
Khắc khoải tâm tư nuốt lệ nghẹn ngào
Biển đời bao la không tìm thấy nhau
Quầng vũ bóng đêm bao trùm tất cả

Ngàn sông biển ngăn đôi bờ bến lạ
Người ở nơi đâu? Ta mãi kiếm tìm
Ta đặt bàn tay lên chổ buồng tim
Mảnh hồn ta dường như mất phương hướng

Bùi Văn Hiệp
Sài gòn 10/1/2016

CÔ GIÁO CỦA TÔI (Nguyễn Đình Thắng)

Ở tuổi 16, tôi có một cô giáo dạy Anh văn rất đặc biệt. Cô đã thổi vào tâm hồn của người thiếu niên năm nào ý thức về quê hương, lòng yêu nước, và bổn phận công dân khi đất nước lâm nguy. Những điều ấy đã định hướng cuộc đời của tôi trên 40 năm qua. Tôi luôn nghĩ đến Cô với tất cả niềm kính trọng và biết ơn. Cô tên Vinh.

Sau khi tốt nghiệp trường dược, Cô du học Anh quốc, ngành văn chương Anh. Về nước, Cô khởi đầu chức nghiệp giáo viên với lớp của chúng tôi. Năm ấy tôi làm trưởng lớp. Cô Vinh lúc ấy ở độ tuổi 25, 26.

Ngày đầu nhập học, lũ học sinh chúng tôi, trai và gái, đều ngạc nhiên một cách thích thú khi Cô Vinh bước vào lớp. Cô còn trẻ lắm, trông không lớn hơn chúng tôi là bao nhiêu. Vóc người nhỏ nhắn, thon thả và tính tình nhanh nhẩu, tươi tắn làm cho Cô trông lại càng trẻ, tưởng chừng như cô gái vừa xong trung học.

Mặc dù theo Tây học, Cô lại giữ nề nếp truyền thống Việt Nam. Đặc điểm của Cô Vinh là luôn luôn mặc áo dài thướt tha, trong khi các cô giáo khác ở trường tôi hay mặc đồ đầm.


Để làm cho lớp sinh động, Cô hay chơi trò đố chữ. Vừa bước vào lớp, Cô xướng ngay một chữ tiếng Anh và đố học sinh cho chữ tiếng Anh đồng nghĩa, và có khi nghịch nghĩa. Rồi Cô lại bồi thêm chữ nữa, rồi chữ nữa... Vì biết Anh văn từ tiểu học, tôi đối đáp nhanh và không chịu thua chữ nào, làm cho Cô lắm khi phải bật cười.

Ngày qua ngày, đám học sinh chúng tôi cảm thấy Cô Vinh là một người chị gần gũi, thân tình. Các cậu con trai thường hay hỏi thăm Cô về tâm lý nữ giới và Cô rất tự nhiên “tư vấn” cách làm quen và cư xử với bạn gái. Các cô bạn cùng lớp với tôi thì hay hỏi han Cô Vinh về kinh nghiệm trang điểm, trang phục, xử thế ở đời.

Vì là trưởng lớp nên tôi giao du thân mật với các bạn ở trong lớp và khá thân với các thầy cô. Thầy giáo người Pháp dậy môn sử trong lớp của chúng tôi có cảm tình với Cô Vinh, nhưng chỉ âm thầm thôi. Có hôm đang giảng bài trên lớp, thấy Cô Vinh mặc áo dài mầu hồng đi ngang qua, thầy giáo bỏ dở câu nói và đắm đuối nhìn theo. Tôi ngồi ở hàng ghế đầu nên thấy tất cả. Có lần thầy giáo người Pháp bảnh trai này mời Cô Vinh đi xem văn nghệ, nhưng Cô từ chối.

Cô Vinh đã trao con tim cho một bác sĩ quân y người Việt, rất hiền từ và ít nói. Và tên của Thầy, chúng tôi gọi là “Thầy", cũng hiền từ như tâm tính. Những hôm về phép, Thầy đậu xe gắn máy dưới hàng cây phượng vỹ bên kia đường đối diện cổng trường để đón Cô. Đôi khi, bắt gặp Thầy đang đậu xe chờ Cô, tôi đến chào và hỏi thăm thì Thầy ấp úng như thể đang trồng cây si mà bị bắt “quả tang”. Tôi đoán ra ngay rằng Thầy thuộc diện “con nhà lành.”

Có lần tôi rủ đám bạn trong lớp đến thăm Cô Vinh ở nhà. Cô sống với Bố Mẹ và anh chị em nơi căn nhà nhỏ thuộc vùng ngoại ô Sàigòn. Thấy chúng tôi đi xe đạp đến, Bố của Cô Vinh bảo: “Mời mấy anh vào nhà ngồi chơi. Để tôi gọi con Vinh ra.” Chúng tôi ngạc nhiên lắm về cách xưng hô ấy: Bác ấy gọi chúng tôi bằng “anh” còn cô giáo của chúng tôi thì bị gọi là “con Vinh”.

Trong khi các bạn của tôi gần với Cô Vinh vì những tâm sự con trai con gái ở tuổi mới lớn, tôi lại để ý đến những lời tâm tình của Cô về đất nước.

Thỉnh thoảng giữa bài giảng, Cô Vinh lại chêm vào một ít chi tiết về gia cảnh, thân thế. Cô kể rằng Bố của Cô chủ trương gởi con cái đi du học để nên người hữu dụng và học xong thì phải về giúp nước. Mỗi lần chỉ một người con được ra ngoại quốc; người ấy về nước rồi thì người khác mới được xuất ngoại. Như vậy, người con nào học xong cũng cảm thấy trách nhiệm phải về nước để không cản trở việc du học của các anh chị em trong nhà.

“Chúng ta phải có trách nhiệm với đất nước. Những người được ăn học mà không có lòng phục vụ, thì đất nước còn ra gì? Em trai của Cô du học về thì lập tức lên đường nhập ngũ, đang ở chiến trường miền Trung.”

Cô Vinh còn nói nhiều nữa về quê hương, về cuộc chiến, về nghĩa vụ công dân, về trách nhiệm lịch sử. Tôi say mê nghe những lời tâm sự đứt quãng, mỗi ngày một ít, ấy. Tôi có cảm giác Cô đang nói ra những suy tư và lời tự vấn cho chính mình trước vận nước. Lúc ấy miền Trung đang chịu các mũi tấn công của bộ đội Bắc Việt.

Ít lâu sau các tỉnh miền Trung thất thủ. Tình hình chiến sự căng thẳng và vòng đai bảo vệ Sàigòn ngày càng hẹp lại. Một hôm, bạn bè gọi điện thoại cho tôi báo tin về một vị tướng VNCH vừa tự sát; con gái của Ông thuộc đám bạn của chúng tôi. Sự hồn nhiên vô tư lự của tuổi mới lớn mỗi ngày lại nhuốm thêm mầu u ám. Đám mây đen của nỗi hoang mang và bất ổn bao phủ dần lớp học của chúng tôi.

Vào những ngày cận kề cuối tháng tư, Toà Đại Sứ Pháp ngỏ ý đưa Cô Vinh di tản khỏi Việt Nam. Cô từ khước vì người em trai ở miền Trung đang mất tích.


“Cô là người khuyên em trai về nước và nhập ngũ. Cô không thể bỏ rơi nó,” Cô Vinh tâm sự với lũ học sinh dớn dác và chỉ còn phân nửa -- ngày càng nhiều đứa nghỉ học để theo gia đình đi di tản.

Khi cộng quân đang tiến sát Sàigòn thì Cô Vinh liều lĩnh một thân một mình đi ngược ra miền Trung để tìm em. Cô thuê xe “honda ôm” để vượt từng chặng đường một, băng qua những thôn làng hẻo lánh. Cô đeo hàng chục chiếc đồng hồ “hiệu” khắp hai cánh tay và mặc áo dài tay để che đi. Đến mỗi trạm canh dọc đường cô “tặng” cán bộ chỉ huy một chiếc đồng hồ làm quà mãi lộ. Cuối cùng Cô tìm ra người em trai, đã bị bắt làm tù binh.

Khi Cô về lại thì Sàigòn đã thất thủ.

“Ít ra Cô yên tâm là cậu ấy còn sống,” Cô Vinh tâm sự với tôi.

Nước da vốn ngăm đen của Cô đã trở thành đen sậm. Cô gầy dộc đi.

Chẳng bao lâu sau, chồng mới cưới của Cô, vị bác sĩ quân y hiền từ và ít nói, phải đi tù cải tạo.

Được tin, tôi đến thăm Cô Vinh tại căn chung cư mà Cô đang thuê tạm, ở ngay Quận 1. Bạn bè trong lớp đều đã tứ tán, nên chỉ có mình tôi.

Tôi gõ cửa. Cô Vinh mở cửa mời tôi vào. Sắc mặt và dáng điệu của Cô không còn nét tươi tắn, tháo vát và hồn nhiên ngày nào. Cô dẫn tôi vào căn phòng khách tù mù, dù ngoài trời đang nắng ban trưa chói chang. Mọi cửa sổ đều đóng kín, chỉ có ngọn đèn mờ.

Cô không nói nhiều. Tôi hỏi thăm về Thầy – chồng của Cô, rồi người em trai, rồi gia đình... Cô chỉ trả lời lấy lệ cho xong. Tôi không ngạc nhiên lắm vì quanh tôi, đâu đâu cũng vậy: sự e dè, nghi kỵ và hãi sợ đã thay thế bản chất tin người, hiếu khách và vồn vã của xã hội miền Nam. Niềm tin, là chất keo sơn gắn bó đồng bào với nhau qua bao thăng trầm của lịch sử, chỉ qua một đêm bị chế độ mới xoá sạch, không còn gì.


Tôi ra về mà lòng buồn man mác, buồn cho Cô giáo trẻ mới hôm nào tràn đầy nhựa sống và lý tưởng, buồn cho lớp bạn trai và gái mất tuổi hồn nhiên và đang tản mác bốn phương trời, và buồn cho đất nước đắm chìm trong bóng tối của một chủ nghĩa man rợ.

Đó là lần cuối tôi gặp Cô Vinh.

Tám năm trôi qua. Bố mẹ tôi đã dắt díu tôi và hai đứa em vượt biển đến Mã Lai rồi 7 tháng sau thì đến Hoa Kỳ định cư, vào mùa hè 1979.

Năm 1983 tôi đang theo chương trình tiến sĩ thì một hôm bất chợt gặp lại Cô Vinh... trong giấc mơ lạ. Trong giấc mơ, Cô nhắc lại lời nói năm xưa: “Chúng ta phải có trách nhiệm với đất nước. Những người được ăn học mà không có lòng phục vụ, thì đất nước còn ra gì?” Mặt Cô nghiêm nghị như tỏ vẻ trách mắng.

Thức dậy, tôi vã mồ hôi, và tư lự nhiều ngày sau đó về lời nhắc nhở từ quá khứ vọng đến.

Tuần sau, một người bạn ở xa báo tin là Cô Tường, một cô giáo năm xưa và quen với Cô Vinh, vừa đến định cư ở Texas, và cho tôi địa chỉ. Tôi viết thư ngay cho Cô Tường để chúc mừng Cô và gia đình đến được bến bờ tự do. Tôi cũng hỏi thăm về Cô Vinh và kể về giấc mơ.

“Cô ạ, tuần rồi em vừa nằm mơ thấy Cô Vinh. Thông điệp đến từ Cô Vinh là, liệu có thể yên tâm đi học khi dân tộc đang lầm than và đất nước đang điêu linh? Ở tuổi 16, em đã học được từ Cô Vinh tình yêu tổ quốc nên biết rõ mình phải làm gì. Dù Cô Vinh hiện ở chân trời góc biển nào, em vẫn mang ơn Cô Vinh đã cho em ý thức sống cho nên người.”

Cô Tường cho biết là chính cô cũng nhiều năm dò hỏi mà vẫn chưa tìm ra tăm hơi về Cô Vinh.

Ngày tháng trôi qua, tôi mất liên lạc với Cô Tường; không biết giờ này Cô ra sao.

Cách đây mấy năm, tại một buổi họp bạn trường cũ, có người cho biết là đã liên lạc được với Cô Vinh và Cô hiện đang làm việc ở một Toà Đại Sứ Pháp bên Phi Châu. Tôi chưa viết lời nào thăm Cô vì không dám chắc Cô còn nhớ cậu học trò trưởng lớp năm xưa, ở thế kỷ trước.

Nếu do một tình cờ nào mà Cô Vinh đọc được những giòng chữ này thì xin Cô hiểu rằng, những lời tâm tình ngẫu nhiên của Cô năm xưa đã để lại dấu ấn sâu đậm lên một cậu học trò ở tuổi 16 sang 17. Các người bạn trong lớp của tôi có thể quý Cô vì sự bình dị và thân tình như người chị lớn. Còn với riêng tôi thì Cô là người đã chỉ ra ánh sao Bắc Đẩu giữa cơn gió bụi của cuộc đời, khi mọi ngả đường bỗng trở nên mịt mù và bất định. Lời Cô nhắn nhủ: Dù trong hoàn cảnh nào, hãy lấy tình yêu quê hương và bổn phận với đất nước để định hướng đường đời.

Ở tuổi niên thiếu, có những thầy, cô đã ảnh hưởng lên tư duy của lũ học sinh chúng tôi. Cô giáo Tường dậy cho tôi truyền thống văn hoá của tổ tiên. Thầy giáo Cửu tạo cho tôi niềm đam mê văn chương Việt ngữ. Cô giáo Villeneuve dẫn tôi đến các nền văn hoá của nhân loại. Thầy giáo Louis mở rộng kiến thức cho tôi về lịch sử thế giới.

Còn Cô Vinh, cảm ơn Cô đã cho em lòng yêu nước.

Viết từ Edmonton, Canada vào một ngày cuối năm.


TS. Nguyễn Đình Thắng

















HẠNH PHÚC VÀ TIỀN BẠC (2)

Hạnh phúc và tiền bạcCậu sinh viên nghèo và cô tiểu thư khuê các Đặng Lê Nguyên Vũ sinh năm 1971 tại huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hoà, trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 1979, gia đình cậu chuyển đến sinh sống ở huyện miền núi Mơ-drắc (M’drak) tỉnh Đắk Lắk. Năm 1981, cha cậu bị bệnh nặng, gia cảnh sa sút. Cậu Vũ sau này tâm tình: “Tôi không bao giờ quên được cái ngày tăm tối đó. Khi bố tôi đổ bệnh nặng mà chạy vạy khắp trong dòng tộc, không làm sao có đủ 2 triệu đồng cho ông chữa bệnh”.

Những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, Đặng Lê Nguyên Vũ vừa học vừa bẻ ngô, chăm nom heo và giúp mẹ đóng gạch. Cậu phải lội bộ trên con đường đất đỏ dài 15km đến trường trong suốt chín năm, ngày nắng cũng như ngày mưa.

Cà phê Trung Nguyên là một doanh nghiệp rất nổi tiếng tại Việt Nam. Cuối tháng 9 – 2015, dư luận trong nước xôn xao về tin đồn hai vợ chồng vị “đại gia”, chủ của Tập đoàn cà phê này – ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo – tan vỡ và đã nộp đơn ly dị. Đến nay, không chỉ ly dị, cặp vợ chồng tài năng và giàu có này còn đối đầu nhau trong “cuộc chiến” về quyền lực và tranh chấp khối tài sản hơn 2 ngàn tỷ tức khoảng 100 triệu đô la.
downloadNăm 1990, 19 tuổi, cậu thi đậu vào trường Đại học Y khoa Tây Nguyên ở Ban Mê Thuột, mẹ cậu đã phải bán lúa và nhiều thứ khác trong nhà để cậu từ huyện miền núi Mơ-đrắc lên thành phố Ban Mê Thuột nhập học. Vừa đi học cậu vừa đi làm thêm để kiếm sống. Đang học năm thứ ba Y khoa, đột nhiên cậu bỏ học, quyết tâm gây dựng cơ nghiệp bằng cà phê – lợi thế rất lớn của vùng Ban Mê Thuột. Cậu đi Tuy Hòa, đến xin làm công cho quán Cà phê Tùng của ông Tiến “râu”, một quán bán cà phê ngon nổi tiếng của tỉnh Phú Yên. (Xin phân biệt với Cà phê Tùng ở Đà Lạt). Tuy làm công nhưng sự thực là Nguyên Vũ học nghề rang, xay cũng như pha chế cà phê của ông Tiến “râu”. Sự siêng năng, cầu thị của người thanh niên khiến ông Tiến rất hài lòng. Chẳng những tận tình chỉ bảo các bí quyết mà ông còn tiên đoán: “Cậu này ít nữa kiếm được vốn mở tiệm cà phê thì dư sức sống”. .
cuoc-hon-nhan-khong-nhu-mo-phia-sau-thuong-hieu-ca-phe-trung-nguyen (1)  Năm 1996, 25 tuổi, Đặng Lê Nguyên Vũ đã dành dụm được chút vốn liếng nhỏ nhoi trong việc làm công, bèn trở về Ban Me Thuột, cùng hai người bạn thuê nhà, lập “Hãng cà phê Trung Nguyên” chuyên rang, xay và pha chế cà phê để bán bỏ mối. “Hãng” lúc ấy chỉ là một căn nhà có diện tích 12 mét vuông với chiếc máy rang cà phê thủ công cũ kỹ, đồng thời 3 người cũng mở một quán cà phê nhỏ ở Ban Mê Thuột. Quán bán cà phê ngon, dần dần có uy tín, các quán khác lấy cà phê xay của Trung Nguyên, công việc làm ăn trở thành thuận lợi.
Hàng ngày Vũ kỳ cạch đi giao cà phê cho các quán bằng xe đạp, rồi sau đó mới đổi sang chiếc xe gắn máy cũ. Còn hai người bạn, một người trông nom quán cà phê – cũng lấy tên Trung Nguyên – một người trông nom “hãng”.
Năm 1998, Đặng Lê Nguyên Vũ và hai người bạn quyết tâm xuống Sài Gòn mở quán cà phê Trung Nguyên đầu tiên. Ba “ông chủ” háo hức chỉ có duy nhất một chiếc xe máy cà tàng đã nhanh chóng… dẹp tiệm vì không cạnh tranh nổi với các quán cà phê thiết kế đẹp đẽ và lịch sự. Hai người bạn trở về Ban Mê Thuột, còn Đặng Lê Nguyên Vũ, không nản chí, chàng chuyển xuống miền Tây, thuê nhà, mở một “xưởng” chế biến cà phê. Lại thất bại, vốn liếng sạch bách, chỉ còn lại mấy dụng cụ rang và xay cà phê cổ lỗ, cũ rích.

Cái may lớn nhất trên đời của Nguyên Vũ là những lúc ở Ban Mê Thuột hoặc Sài Gòn chàng thường gặp một cô gái rất đẹp tên là Lê Hoàng Diệp Thảo, con gái của ông bà chủ một tiệm vàng rất lớn ở Ban Mê Thuột và có nhiều nhà cửa cho thuê tại Sài Gòn. Hai người yêu nhau. Với con mắt tinh đời, Diệp Thảo biết Nguyên Vũ là người có tài và có ý chí nên quyết định lấy chàng làm chồng mặc dầu chàng đang gặp lúc gian truân, hai bàn tay trắng không một đồng xu dính túi. Đám cưới rất lớn cả ở Sài Gòn lẫn Ban Mê Thuột đều do nhà gái đài thọ.
download (1)Sự thành công của con người thường gồm ba điều kiện: thứ nhất là may mắn, thứ hai là tài năng, thứ ba là vốn liếng. Tài năng thì Nguyên Vũ có sẵn. Về may mắn, chàng gặp được Diệp Thảo và từ sự may mắn đó đẻ ra vốn liếng: gia đình nhà vợ sẵn sàng cung ứng cho chàng cả về nhà cửa cũng như tiền bạc để mở rộng Hãng cà phê Trung Nguyên ở Ban Mê Thuột và một quán cà phê lớn ở Sài Gòn.
Thành công nối tiếp thành công, một quán hóa thành nhiều quán. Cà phê Trung Nguyên dần dần nổi tiếng, được nhiều người xin mua thương hiệu với các điều kiện do Trung Nguyên đưa ra, và Trung Nguyên trở thành doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương hiệu giống như đại công ty Đồ ăn nhanh Mc Donald bên Mỹ. Các quán cà phê mang tên Trung Nguyên bắt đầu xuất hiện, quán nào cũng rất đông khách và một trong những điều kiện do Trung Nguyên đưa ra là phải dùng cà phê do Hãng Trung Nguyên chế biến.
Với mô hình kinh doanh này, từ năm 2000, thương hiệu Trung Nguyên và cái tên Đặng Lê Nguyên Vũ được nhiều người biết đến. Năm 2003, cà phê hòa tan (Instant coffee) G7 của Trung Nguyên chính thức có mặt trên thị trường. Năm 2005, Trung Nguyên được xem là nhà chế biến cà phê lớn nhất Việt Nam, vượt qua tất cả cà phê nhập từ nước ngoài.
Cà phê Trung Nguyên đã được Bộ Ngoại giao Việt Nam chọn làm Đại sứ ngoại giao văn hóa và làm quà tặng các nguyên thủ quốc gia. Năm 2010, sản phẩm cà phê Trung Nguyên được xuất khẩu tới hơn 60 quốc gia trên thế giới. “Ông chủ” Đặng Lê Nguyên Vũ được mệnh danh là “Ông vua cà phê Việt Nam”.
(H.5: Một tiệm cà phê Trung Nguyên)
Đặng Lê Nguyên Vũ thường về quê nghỉ ngơi tại căn nhà trên cao nguyên với chuồng ngựa 120 con của mình. Theo giới doanh nhân phương Tây, tài sản của ông Vũ có thể lên tới 100 triệu USD.
Năm 2013, Starbucks, một thương hiệu cà phê Mỹ nổi tiếng thế giới xâm nhập Việt Nam với kiểu văn hóa “muốn uống thì phải xếp hàng” mới lạ. Ông Vũ tuyên bố Starbucks không hề làm ông lo ngại, ông đã từng thắng những đối thủ lớn hơn nhiều.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo
Trái ngược với người chồng, bà Lê Hoàng Diệp Thảo là một người rất kín tiếng cả trong hoạt động kinh doanh lẫn đời sống riêng tư. Cho đến nay, giới thạo tin vẫn chưa biết bà Thảo là ai và thân thế như thế nào. Từ trước đến nay, cứ nhắc đến thương hiệu cà phê Trung Nguyên người ta chỉ nhớ đến Đặng Lê Nguyên Vũ, một ông chủ có nhiều cá tính với một tuổi thơ lam lũ, bươn chải vươn lên thành người giàu có và nổi tiếng tầm cỡ… thế giới (!).
Hanh phuc va tien bac - H.6Sự thực không hẳn là bà Diệp Thảo không có quyền hành gì trong công ty. Nhiều nguồn tin khẳng định rằng người đứng sau và thật sự điều hành Trung Nguyên chính là bà Diệp Thảo.
Người ta chỉ biết phong thanh, gia đình bà Thảo là một tiệm vàng lớn nhất Ban Mê Thuột, sở hữu hàng loạt bất động sản tại Sài Gòn. Gia đình vợ giúp đỡ Đặng Lê Nguyên Vũ rất nhiều trong việc gây dựng sự nghiệp. Thậm chí, khi ông Vũ thất bại, chính gia đình vợ đã rót vốn giúp ông vươn lên. Có lẽ do bà Thảo kín tiếng, không thích mọi người biết về mình nên ông Vũ cũng ít khi nói về vợ. Cuộc chiến “vương quyền” và tiền bạc Từ cuối tháng 9/2015 đã có nhiều tin đồn này nọ về sự rạn nứt giữa hai vợ chồng ông Nguyên Vũ. Đến khoảng giữa tháng 11/2015, Tập đoàn Trung Nguyên bất ngờ thông báo ngưng cung cấp sản phẩm cà phê hòa tan G7 vì lý do máy móc. Dư luận bắt đầu nghi ngờ nguyên nhân sâu xa có thể xuất phát từ sự khúc mắc trong gia đình của cặp vợ chồng giàu có Nguyên Vũ – Diệp Thảo.
Và sự hoài nghi gần như được xác định khi gần đây, biên bản cuộc họp Hội đồng quản trị thông báo chấm dứt tư cách chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc công ty Cà phê Hòa tan Trung Nguyên, đơn vị trực tiếp sản xuất cà phê hòa tan G7 của bà Thảo .
Ngay lập tức, bà Thảo có văn bản gửi khách hàng và các nhân viên, khẳng định rằng văn thư ban hành gần đây của ông Đặng Lê Nguyên Vũ không chỉ khiến dư luận hiểu sai bản chất vụ việc mà còn bộc lộ dấu hiệu vi phạm pháp luật. Vì vậy, bà tuyên bố bác bỏ tất cả các văn bản này.
Bà Thảo cho biết: “Các cuộc họp HĐQT liên quan đến nội dung thông qua việc miễn nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT và chức vụ Tổng Giám đốc Công ty Cà phê hòa tan Trung Nguyên của tôi không đảm bảo tính pháp lý và không phù hợp với diễn biến thực tế trong quá trình đang giải quyết việc ly hôn giữa cá nhân tôi và ông Đặng Lê Nguyên Vũ”.
Theo bà Thảo, HĐQT Công ty Cà phê hòa tan Trung Nguyên có 3 thành viên: gồm bà, ông Vũ và đại diện tập đoàn Trung Nguyên. Tuy nhiên, trong các lần họp HĐQT, chỉ có một mình ông Vũ dự họp và tự cá nhân ông ra quyết định cũng như kết luận các nội dung của cuộc họp, như vậy là sai nguyên tắc.dang_le_nguyen_vuBà cũng cho biết, trong thời điểm hiện tại, bà và ông Vũ đang tiến hành thủ tục ly hôn, do đó bà đã gửi đơn tới Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, đề nghị ngăn chặn mọi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cũng như thay đổi các chức danh quản lý đối với công ty Cà phê hòa tan Trung Nguyên để chờ kết quả giải quyết ly hôn của tòa án.
“Do vậy, hiện tại Sở này vẫn chưa thay đổi nội dung giấy đăng ký kinh doanh của công ty”, bà Thảo khẳng định hiện tại bà vẫn kiêm 3 chức vụ: Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc và là người đại diện pháp luật duy nhất của công ty.

Mãi đến lúc có văn bản của bà Thảo gửi các khách hàng dư luận mới biết về cuộc ly hôn giữa ông Vũ và bà Thảo.

Việc phân chia tài sản hơn 2.000 tỷ đồng của vợ chồng bà không có gì là rắc rối, bởi vì ông kết hôn với bà từ lúc còn hàn vi, theo pháp luật tại Việt Nam, tất cả các tài sản hay tiền bạc trong nhà ngân hàng, dù đứng tên ông chăng nữa cũng đều phải chia đôi. Việc đó dễ rồi nhưng còn 4 đưa con, 2 trai 2 gái đẹp như thiên thần thì “chia“ thế nào, ai theo mẹ, ai theo cha?

Than ôi, đàn bà Việt Nam vốn có thói quen nhường nhịn chồng. Nhất là đối với người chồng đã tạo nên sụ nghiệp, có trong tay hàng tỷ thì họ lại càng nể. Dù chồng có tính hơi bay bướm, thỉnh thoảng ra ngoài “ăn phở”, “ăn bánh trả tiền”, họ vẫn có thể tha thứ được. Nhưng nếu chồng vợ nọ con kia thì không, dù chồng có hàng ngàn tỷ họ cũng bất cần, vẫn cứ ly dị như thường. 

Không ai biết rõ nguyên nhân chính thức trong việc ly hôn của vợ chồng ồng Đặng Lê Nguyên Vũ, nhưng bà Diệp Thảo là người kín đáo, đáng kính đáng trọng và yêu thương chồng rất mực từ khi ông còn tay trắng, vậy thì cái gì đã làm cho hạnh phúc của gia đình bà tan vỡ? Chẳng qua chỉ là cái tật lúc quá giàu sang thì quên người đầu gối tay ấp với mình mà thôi. 
(Source: Đoàn Dự’s blog)