Sunday, July 31, 2022

XIN HẸN LẠI (HÀN THIÊN LƯƠNG)

 Ghé thăm vợ cũ sau vài năm chia tay, cảnh tượng hiện ra trước mắt khiến tôi  choáng váng, đau khổ vô cùng - Tâm sự - Việt Giải Trí

Xin Hẹn Lại

 

Chén tương phùng không bao giờ uống cạn

Vì thuyền tình lỡ chuyến đã lâu rồi.

Ai lỗi hẹn ai sầu trên bến đợi

Ai bước qua cầu pháo đỏ đàn vui?

 

Tôi đứng trông theo ngậm ngùi rưng lệ

Khi trở về tôi khóc biết bao đêm

Đã nhẹ dạ tin lời vàng hải thệ

Nhìn pháo hồng vỡ nát cả buồng tim!

 

Nay gặp lại chuyện đời ngày tháng cũ

-Để rụi tàn trong giấc mộng xa xăm!

Anh và tôi trên vai còn trĩu nặng

Trọn gánh đời mình gây dựng bao năm.

 

Đừng phút chốc tạo thêm nhiều hệ lụy

Để cuộc đời sa ngập cảnh gió mưa

Thêm bao người vì ta sầu đổ lệ

-Chén tương phùng xin hẹn kiếp lai sanh!!!

 

Hàn Thiên Lương


NGẬM NGÙI (HÀN THIÊN LƯƠNG)

 




GIÃ TỪ SÂN KHẤU (BẰNG SƠN)

 


Với tâm tình mến mộ , BS làm bài thơ nầy xin chào giã từ khi được biết tin nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn sẽ rời xa sân khấu Thuý Nga Paris .

Những cống hiến của nhà văn vào nền văn hoá, văn học và nghệ thuật Việt Nam như ngọn đuốc luôn soi sáng cho thế hệ  trẻ một tầm hiểu biết thật sâu rộng về quê hương nước Việt của chúng ta .
Xin chúc nhà văn và  gia đình mọi điều tốt đẹp nhất !


   Bằng Sơn và đại gia đình

Giã Từ Sân Khấu

🔹🔹🔹🔹🔹🔹🔹🔹🔹🔹🔹

 

 

Paris ơi xin giã từ nhau nhé

Ba mươi năm thôi cũng đủ một thời

Cổ thụ già cành lá sẽ rụng rơi

Tay run rẩy dòng chữ mờ nét mực

 

Paris ơi dòng sông Seine thổn thức

Khi đêm về sân khấu vắng hình anh

Khúc nhạc tình trên cung phím ngân vang

Rồi ai sẽ viết lời văn dẫn chuyện ???

 

Paris ơi xin nhớ đừng lưu luyến

Xỉn chớ buồn lòng văn sĩ thêm đau

Ba mươi năm tóc cũng đã phai màu

Rồi cũng phải xa ánh đèn sân khấu

 

 

Paris hỡi chào giã từ Ngọc Ngạn

Cảm ơn anh cho ta biết tự hào

Một giống nòi nền văn hoá Văn Lang

Một dân tộc da vàng đầy kiêu hãnh

 

🔹🔹🔹🔹🔶🔶🔶🔶🔹🔹🔹🔹

 

Bằng Sơn

 

 

MÂY BÌNH AN (NGƯỜI LÍNH GIÀ OREGON)

 

Mây Bình An

- Người Lính Già Oregon

 

Vân An. Mây Bình An. MBA. Đó là tên của một bé gái 8 tuổi, đã bị “dì ghẻ”, Nguyễn Võ Quỳnh Trang, 27, và bố ruột, Nguyễn Kim Trung Thái, 37, toa rập với nhau, đánh đập dã man và tra tấn cho đến chết, vào giữa năm 2021, chính xác hơn, trung tuần tháng 12, 2021, tại một chung cư của giới trung lưu, thuộc quận Bình Thạnh, Sài Gòn. Sáng thứ năm, 21/7/2022, nội vụ được Tòa đem ra xét xử, thu hút một số đông đảo, ước lượng hơn một ngàn, đồng bào từ các nơi đến, kể cả Hà Nội và các tỉnh Miền Nam, đứng chật các con phố quanh, và trước, tòa án, mang theo các biểu ngữ, có cả bằng tiếng Anh, yêu cầu Tòa ra một bản án nghiêm khắc, thích đáng, cho cả hai can phạm. Họ mong được vào bên trong để xem trực tiếp, nhưng phòng xử chật, nên tất cả phải đứng ngoài, trên lề đường với sự bảo vệ an ninh của công an áo vàng và áo xanh, rất thân thiện. Có những bạn trẻ mang theo, và treo ảnh bé trên một hè phố, và cùng với những bó hoa tươi, đến cúi đầu, quỳ gối, chắp tay, vái lạy trước ảnh, lâm râm cầu nguyện. Thật cảm động. Ủy Ban Bảo vệ Trẻ em tại Liên Hiệp Quốc cũng nhập cuộc. 

 

Tưởng cũng nên nhắc lại một số sự việc. Vợ chồng Trung Thái ly dị, và Tòa cho hắn giữ bé MBA, và vợ, tên Hòa, được giữ đứa con trai, em của MBA. Sau đó, Thái cặp, và chung sống không hôn thú, với Quỳnh Trang. Hai đứa này, không hiểu sao lại căm ghét bé một cách thậm tệ, mặc dù bé rất ngoan, và học rất giỏi. Không cho bé tiếp xúc, hoặc nói chuyện điện thoại, với mẹ ruột. Không cho bà biết tin tức gì về con gái. Camera (của chung cư?) cho thấy cảnh Trang bắt bé cởi truồng, quỳ gối học bài, trong chuồng với con chó. Trong khi đó, y thị dùng roi hoặc gậy, có đầu sắt nhọn bọc cao su, phang tới tấp vào thân thể bé, để lại những thương tích thấy rõ. Một lần, bị đánh, bé chịu không thấu, phải phọt phân ra ngoài, và con “dì ghẻ” khốn nạn và ác độc hơn loài thú dữ này đã bắt bé cúi xuống nếm, và xô bé ngả nằm lên đống phân. Trên thân mình bé có đầy thương tích, đặc biệt ở đầu, bụng và vùng kín. Lúc đó tên Thái đang ở sở làm, quan sát và thấy hết mọi việc qua máy camera, nhưng không có hành vi nào can ngăn, và bỏ mặc con ruột bị hành hạ bởi con tình nhân trẻ. Thậm chí, những lúc ở nhà, hắn còn tiếp tay cho y thị bằng cách đánh đập, chửi mắng con. Một hôm, khi bé bị đánh vào đầu chảy máu, kiệt sức, thoi thóp thở, thì Trang mới gọi Thái về, chở bé đi cấp cứu, và bé đã qua đời tại bệnh viện. Đứng bên ngoài cửa bệnh viện, Thái gấp rút xóa bỏ hình ảnh của Trang hành hạ bé. Vô ích. Những hình ảnh đã được phục hồi và tái tạo bởi những chuyên viên tài giỏi, rành nghề. 

 

Trong phiên tòa sơ thẩm ngày 21/7/2022, các luật sư biện hộ cho bé MBA, đặc biệt LS Nguyễn Anh Thơm, dày dạn kinh nghiệm trong nghề, và đã khóc thương bé thật lòng, trong nghĩa hoàn toàn đen, đọc thấy cáo trạng dành cho Trung Thái nhẹ quá, “biết mà che giấu”, và nếu bị phạt, theo luật, hắn chỉ ở tù khoảng 8-10 năm, là cùng. Họ bèn đề nghị với Tòa tạm hoãn phiên xử, để họ tìm và trưng ra những chứng cớ, xác thực, có thể buộc hắn vào tội “đồng phạm giết người”, nghĩa là hắn có thể lãnh bản án tối đa, giống như con bồ cầm thú Quỳnh Trang của hắn. Tòa nghe có lý, nên đồng ý cho tạm ngưng xử, trả hồ sơ cho Viện Kiểm Sát. Nghe nói, cuối tháng 8 này, Tòa sẽ xử lại. 

Sở dĩ tiện nhân quan tâm đến vụ án này, bởi hai lẽ:

(1) Nạn nhân là một đứa con nít 8 tuổi, mà lại là con gái nữa  ‒thường yếu đuối về thể xác và tinh thần. Nếu đó là một bé trai 8 tuổi, tình trạng có thể khác đi nhiều lắm.

(2) Trong buổi gặp mặt hôm Chúa Nhật 24/7 vừa qua, tiện nhân có ý đưa chuyện bé MBA, Vân An, ra bàn chơi, thì thấy các bạn hữu, đều im re, khiến tiện nhân cụt hứng. Bèn suy nghĩ về hai giả thuyết: a. có thể họ không theo dõi tin tức về vụ này chăng? b. có thể họ cho đó là một chuyện nhỏ, so với những scandal ầm ĩ hơn, như vụ hai nghệ sĩ An Nam bị chính quyền Tây Ban Nha bắt giữ về tội hiếp dâm một cô gái ngưòi Anh 17 tuổi? 

Viết lại vụ việc này, tiện nhân thấy hồn vẫn còn tràn xúc động, mắt vẫn còn cay sè, truớc cái chết bi thảm và tức tưởi của bé Vân An  ‒gây ra bởi cặp tình nhân quá ác độc, mang hình người mà lòng dạ còn man rợ hơn lang sói. 

Vân An ơi! Mây Bình An ơi! Cháu hãy là mây, bay đi muôn phương, trên những tinh cầu lồng lộng. Hãy mang bình an nhỏ nhoi còn sót lại của cháu sau những cực hình mà cháu đã phải trải qua trên cõi đời tạm bợ, ngắn ngủi này, đến cho những người thiện tâm còn chờ lượt mình trên dương thế. Cháu hãy là mây bình an, bay cao, bay mãi. Ngàn năm.

 

Portland, July 26, 2022. 

NLGO

Friday, July 29, 2022

ĐÔNG NAM Á BỊ TỔN THƯƠNG NHIỀU VÌ NẠN LẠM PHÁT (VOA- GS.TS. KHƯƠNG HỮU LỘC)

 



Câu chuyện Kinh tế với GS-TS Khương Hữu Lộc. Chủ đề ngày hôm nay là “Đông Nam Á bị tổn thương nhiều vì nạn lạm phát”. Lạm phát cao làm các nước Đông Nam Á bị "nghèo hơn" và "đói hơn", theo đánh giá của nhiều nhà kinh tế. Mặc dù các nước này đang cố chống chọi, nhưng điều khó khăn cho họ là nguồn lực thì có hạn trong khi không biết lạm phát sẽ kéo dài bao lâu.

 

https://www.youtube.com/watch?v=SGsaxQPyl6A


Wednesday, July 27, 2022

TỪ ĐỘ XA EM (VŨ HẠNH PHƯỚC)

 

TIẾN SĨ VŨ HẠNH PHƯỚC (Phu nhân GS.TS. Khương Hữu Lộc)

TỪ ĐỘ XA EM.

TU DO XA EM | Ca si: Kim Ngan | Nhac: Tuan Chuong | Tho: Vu Hanh Phuoc

 Xin bấm vào web chữ đỏ để nghe CS. Kim Ngân trình bày:

https://www.youtube.com/watch?v=FovviQThY-s

 


ANH VỀ, THEO TIẾNG MƯA RƠI (NHẤT PHƯƠNG)

 


Anh về, theo tiếng mưa rơi

 

Kính tặng

Vầng Trăng Sáng quê anh

Nhất Phương

 

Buồn như dừa nước gục đầu, (thơ HC)

Trăng tà phủ sóng biển sầu mênh mong…(thơ NP)

 

Đông đến, anh về nơi Cõi Riêng

Quay lưng, từ biệt chốn ưu phiền

Mưa chan trên mái lời ca cuối

Nối gót theo anh về Cõi Riêng.

 

Bài văn anh viết vẫn chừa trang

Nét chữ vờn bay giữa ngút ngàn?

Lời chưa trọn nghĩa đành im tiếng

Giọt nước mắt khô chẳng kịp tràn.

 

Chung thủy? Anh trồng cây viễn mơ

Mơ Vầng Trăng Sáng dệt khung thơ,

những dòng khơi suối tình câm nín

Lặng lẽ chờ mong, lặng lẽ chờ.

 

Mưa chẳng ngại ngần, âm ỉ tuôn

Một phương trời nhớ chín mười phương

Trắc bằng lạc vận, lòng xao xuyến

Dĩ vãng như tình mộng…khói vương.

 

Anh đã âm thầm “quy cố hương”

Trời mưa rệu rã lướt trên đường

Con đường phong kín màu ly biệt

Lưu luyến đưa thêm mấy dặm trường.

 

***

Anh về, chốn ấy bình yên,

“Đễ Vầng Trăng Sáng” triền miên độc

hành!!!...

LÀM LẠI CUỘC ĐỜI (DIỆP THẾ HÙNG)

 

LÀM LẠI CUỘC ĐỜI

 

Tác giả viết bài thơ dưới đây, tiếp theo bài NGÂY THƠ đăng tuần vừa qua, trên một câu chuyện vay mượn của một người. 

Ai trong chúng ta khi yêu một người mà không tiếc nuối là đã không biết người yêu sớm hơn để cho hạnh phúc được kéo dài nhiều hơn trong cuộc đời ?  Bài thơ dưới đây diễn tả tâm trạng của hai người gặp nhau rất trễ, khi tuổi đã gần lục tuần. Họ ao ước được đi ngược lại thời gian,  bắt đầu trở lại cuộc đời để tình yêu không mất một năm nào trong cuộc đời. Họ muốn làm lại cuộc đời của họ.

 

Chúc các bạn vui khỏe tuần này.

Khoa Học Gia Diệp Thế Hùng (Nhân dịp công tác ở VN 2019)


LÀM LẠI CUỘC ĐỜI

 

Sao mình đã không gặp nhau thuở ấy

Lúc anh vừa mười mấy, tuổi còn xanh

Em ở cùng một xóm dưới nhà anh

Em rất đẹp cao thanh môi đỏ thắm

 

Vì sự nghiệp, anh phải đi xa lắm

Chưa hẹn hò, chưa nắm được tay nhau

Bao nhiêu năm mài miệt học cắm đầu

Khi ngước mắt em đâu còn đó nữa

 

Em đã bước sang ngang thời binh lửa

Em theo chồng ở lứa tuổi mười lăm

Thời gian qua dai dẳng đã biệt tăm

Khi gặp lại đã năm mươi tuổi lẻ

 

Giá gì được trở về thời còn trẻ

Anh sẽ theo lối rẽ khác trong đời

Anh dìu em, mình cùng bước song đôi

Sẽ quấn quít không rời nhau nửa bước

 

Nhưng em hỡi mình đã không biết trước

Giờ làm sao đi ngược với thời gian

Để xóa đi những năm tháng dỡ dang

Bắt đầu lại lúc đang mười lăm tuổi.

 

Diệp Thế Hùng (Jan. 20, 2021).

 

TÌNH ĐAU (KIM LOAN)

 

TÌNH ĐAU

 

(Cảm hứng theo bài hát Tình Hờ của Phạm Duy: Tôi đang lừa dối em/Mà sao em không biết/Những lời nói tình duyên/Với tôi, không cần thiết …)

 

Anh đến với một tình hờ

Và tôi cũng thế, chỉ vờ yêu thôi

Chúng mình cút bắt trò chơi

Lả lơi ánh mắt, nụ cười dối gian

Tình vui chóng vánh vội vàng

Đầu môi chót lưỡi …nhẹ nhàng gió bay

Một mình tìm đến cơn say

Anh nghe phảng phất ngất ngây giọt buồn

Còn tôi, cũng chẳng vui hơn

Đêm khuya thao thức giận hờn bâng quơ

Hình như tôi vẫn mong chờ?

Hình như anh vẫn bơ vơ bên trời?

Phải chăng tôi đã yêu người?

Phải chăng anh đã bồi hồi nhớ tôi?

Hiểu ra thì quá muộn rồi

Trái tim kiêu hãnh chưa nguôi nỗi sầu

Nếu còn có một kiếp sau

Xin đừng đùa giỡn-Tình đau một đời!

 

Edmonton 19.7.2020

KIM LOAN

 

YÊU LÍNH (NGUYỄN THỊ THANH DƯƠNG)

 

YÊU LÍNH.

 

Lớn lên trong thời buổi chiến tranh 16 tuổi mộng mơ tôi và Bích Hợp là hai đứa bạn thân cùng xóm, cùng say mê nghe nhạc lính đến nỗi yêu lính và ao ước được là người yêu của lính.

 

Nhưng biết tìm đâu ra chàng lính chiến để mà yêu? Trong xóm có vài anh đi lính mà tôi không quen, chỉ quen anh Phượng gần nhà, anh cũng vừa đi lính, anh ấy có bao giờ để ý đến tôi đâu và mẹ anh thì khó tính quá nên tôi chỉ dám mơ thầm..

Bích Hợp hát hay, nó thường hát cho tôi nghe bài “Hành trang tạ từ” và “Một người đi”.  Hai đứa cùng bồi hồi thổn thức, chỉ mong có người yêu là lính để được…chia tay tiễn anh như lời trong bài hát “Đây gói hành trang xếp lại cho tròn để anh đi nhé…”.Hay là“Tôi tiễn anh lên đường trời hôm nay mưa nhiều lắm…”

 

Có những buổi chiều…buồn ( chẳng biết lý do buồn cái gì nữa?) tôi và Bích Hợp rủ nhau đạp xe đi…hái trộm xoài tại vườn nhà ông Trịnh Đình Thảo. Khu vườn xoài rộng lớn có ngôi biệt thự luôn kín cổng cao tường, chúng tôi biết thế mà vẫn cứ mơ có ngày vào được bên trong để hái trộm xoài. Không hái được xoài thì chúng tôi đứng ngoài cổng song sắt phóng tầm mắt vào ngắm những quả xoài xanh non treo lủng lẳng trên cành cũng thích lắm và tưởng tượng món xoài xanh chấm muối ớt.

Chiều nay cũng thế, ngắm vườn xoài xong tôi rủ Bích Hợp vào…nghĩa trang chơi. Nghĩa trang quân đội Gò Vấp nằm đối diện gần vườn xoài của ông luật sư Trinh Đình Thảo. Lần đầu tiên vào nghĩa trang cả hai đứa chúng tôi đều thích vì cảnh đẹp vắng lặng êm đềm với những con đường trải sỏi giữa những dãy mộ thẳng hàng. Tôi và Bích Hợp đã đi qua từng dãy mộ, tò mò đọc tên, đọc nguyên quán, đọc ngày sinh ngày tử và nhìn hình ảnh từng tử sĩ. Hai trái tim khờ của chúng tôi đều chạnh lòng thương cảm.

Bỗng Bích Hợp sáng kiến:

-          Chúng mình có người yêu là lính đây rồi, những anh hùng đã hi sinh vì tổ quốc, mỗi đứa chọn một anh đi, có hình ảnh, có tên tuổi để mà…thương. Thỉnh thoảng chúng mình sẽ đến đây thăm các anh.

Tôi thấy cuộc chơi này cũng thú vị nên hí hửng nghe theo Bích Hợp.

Hai đứa vừa mới chạnh buồn lại vui vẻ ngay, ríu rít đi tìm “người yêu” cho mình. Tôi chọn anh  Nghiêm văn Hải 21 tuổi, bằng tuổi anh Phượng và có nét mặt hiền hiền giống anh Phượng. Hình ảnh bán thân của anh Hải trong quân phục trên bia mộ thật hiên ngang và đẹp trai. Bích Hợp chọn anh Nguyễn văn Tùng vì thích mái tóc bồng bềnh của anh ấy. Cả hai anh đều độc thân chưa vợ con, do cha mẹ lập mộ.

Thế là nỗi buồn không tên của buổi chiều nay đã trở thành ý nghĩa, cả hai đứa đều vui và hãnh diện vì đã có người yêu là lính. Hai đứa bàn bạc từ nay nếu có dịp thì cứ khoe ra cho oai và nếu ai hỏi tới nữa thì nói là người yêu đang bận chiến chinh đâu đó, xa lắm, mai mốt anh mới về thăm kẻo lộ tẩy.

 

16 tuổi nhưng tôi vẫn còn nhiệm vụ trông em, trông đứa em 3 tuổi cho mẹ tôi bán hàng. Tôi thương em lắm, em cũng bám theo tôi không rời nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn…lừa nó ở nhà để đi chơi riêng với Bích Hợp. Chủ nhật tuần sau tôi và Bích Hợp sẽ đi thăm “người yêu”. Tôi dọa em tôi :

-          Chị đến chỗ này có nhiều ma lắm, em đừng đi theo chị .

Lần này đến nghĩa trang có chủ đích, có hương hoa đàng hoàng. Đi ngang qua chợ Hạnh Thông Tây chúng tôi ghé vào mua bó hoa Vạn Thọ ( cho rẻ tiền) và một bó nhang. Đạp xe qua khỏi chợ một hồi, chúng tôi chằng màng tới vườn xoài bên kia nữa mà quẹo thẳng vào nghĩa trang quân đội, chia hoa và thắp nhang cho hai mộ anh Nghiêm Văn Hải và anh Nguyễn văn Tùng như đã thân thiết với các anh từ lâu lắm rồi.

Một hôm anh Phượng về phép thăm nhà, anh đi ngang qua nhà tôi thấy tôi đứng ngoài sân liền dừng chân hỏi thăm:

-          Em Bông khỏe không?

Thấy “thần tượng” người lính bằng xương bằng thịt mà mình thầm mơ tôi bối rối vụng về không biết nói năng chi, liền vay mượn những câu trong bài hát “Trên bốn vùng chiến thuật” của Trúc Phương để hỏi anh :

-          Chào anh Phượng. Anh thường đi đó đây trên bốn vùng chiến thuật, chắc anh đang đóng quân ở Pleime gió mưa mù hay Tây Ninh nắng nung người hay Đồng Tháp vắng bóng hồng phải không.?

  Chẳng biết anh khen hay anh mỉa mai:

-          Coi bộ em thuộc nhạc lính ghê nhỉ. Trật lất, đơn vị anh ở Phú Giáo Bình Dương.

Anh bây giờ là người lính, tác phong người lính rắn rỏi phong sương, không là anh Phượng thư sinh nữa càng làm tôi mến mộ. Tôi vừa muốn khoe vừa muốn thử lòng anh Phượng xem anh có “đau khổ” tí nào không:

-          Em có người yêu là lính rồi.

Anh không lộ vẻ gì buồn cả mà ngạc nhiên:

-          Ủa, lạ quá ta. Nãy anh gặp Bích Hợp và hỏi thăm, cô nàng cũng tự động khoe có người yêu là lính rồi. Không lẽ con gái xóm mình yêu lính dữ vậy?

Rồi anh bỏ đi không ý kiến gì thêm làm tôi tức cành hông.

 

Anh Phượng trở về đơn vị để lại lòng tôi bâng khuâng nhung nhớ. Tôi và Bích Hợp vẫn cùng nhau nghe những bài nhạc lính và vẫn thỉnh thoảng đến nghĩa trang quân đội Gò Vấp thăm “người yêu” trong những buổi chiều buồn vu vơ. Không biết gia đình anh Nghiêm Văn Hải ở đâu? có khi nào ghé thăm mộ anh không? Hay chỉ có tôi với những bông hoa Vạn Thọ và vài nén nhang đến thăm anh, một “người yêu” mà anh không biết mặt, chẳng biết tên. Anh Hải ơi  vì quê hương chinh chiến anh đã hi sinh và yên nghỉ nơi nghĩa trang xóm em nên em mới “có duyên” gặp gỡ anh trong cảnh ngộ này.

 

Chiến sự càng ngày càng khốc liệt, những chuyến xe tang mang xác tử sĩ từ chiến trường về nghĩa trang quân đội Gò Vấp càng nhiều. Tôi và Bích Hợp đã một lần chứng kiến cảnh thê lương cùng với gia đình một người lính chết trận tại nhà quàn trong nghĩa trang. Hình ảnh thi thể bó gọn trong tấm poncho bốc mùi tử khí, mẹ anh và vợ anh ngất xỉu, hai đứa trẻ thơ ngơ ngác, tiếng khóc của thân nhân thảm thiết. Hai đứa tôi sợ lắm đứng co rúm vào nhau nhưng vẫn tò mò muốn xem, Chưa có buổi chiều nào u ám đến thế. Tôi và Bích Hợp ở lại nghĩa trang đến chiều dần tàn mới vội vàng đạp xe về nhà mà tưởng như những tiếng khóc từ nghĩa trang vẫn còn đuổi theo.

 

Hôm sau tôi bị cảm sốt nặng, nằm thiêm thiếp. Chắc vì chiều qua nghĩa trang nhiều gió và vì hơi lạnh tử khí ám vào người tôi. Mẹ tôi tra hỏi Bích Hợp chiều qua hai đứa đi đâu mà về muộn, Bích Hợp khai ra hết, mẹ la mắng cả hai đứa và cấm chỉ từ giờ không được đến nghĩa trang nữa kẻo ma…bắt hồn chúng tôi. Không được “đùa cợt” với người đã khuất, hãy để linh hồn họ yên nghỉ.

 

Sau vụ chứng kiến đám tang ấy chúng tôi đã bị ám ảnh trong nỗi sợ và nỗi buồn, khỏi cần mẹ cấm hai đứa cũng từ bỏ luôn.

Cuối năm anh Phượng về thăm nhà, gặp tôi đầu ngõ anh cười cười hỏi thăm:

-          Sao, “người yêu của lính” khỏe không?

Tôi ỉu xìu:

-          Em không còn là người yêu của lính nữa.

-          Biết rồi, mẹ em kể cho mẹ anh nghe hết rồi, chuyện em và Bích Hợp “yêu lính”, yêu người tình thiên thu tại nghĩa trang quân đội Gò Vấp đã hạ màn sau một trận ốm kịch liệt.

Tôi quê quá vội bước đi, anh Phượng nói với theo:

-          Cô bé 17 tuổi kia ơi, có bằng lòng làm người yêu của lính với…anh không?

Cho dù anh có nói đùa, cho dù anh “ trêu chọc” tôi, thì tim tôi vẫn  đập loạn xạ, rộn ràng sung sướng. Nhưng tôi chợt… khựng lại không dám mừng vui nữa và tự hỏi anh Phượng có nói câu này với Bích Hợp không và giữa hai đứa chúng tôi, anh…yêu ai?

 

Nguyễn Thị Thanh Dương

( June 09- 2022)

TÌNH YÊU TRẢ LẠI TRĂNG SAO (DƯ THỊ DIỄM BUỒN)

 

TÌNH YÊU TRẢ LẠI TRĂNG SAO

TÌNH YÊU TRẢ LẠI TRĂNG SAO Thơ: Dư Thị Diễm Buồn Diễn ngâm: Hồng Vân PPS: Hương Hoài Điệp

www.youtube.com

https://www.youtube.com/watch?v=8UtvbRfKQFE

MƠ VỀ PHỐ NÚI & KHÁCH QUÊ (ĐỖ BÌNH)

 

MƠ VỀ PHỐ NÚI

 

Đà lạt mây chiều sương phố núi

Ta về tìm lại thuở xuân vui

Đồi thông vẫn nắng vàng con dốc

Sao thấy cô đơn bước ngậm ngùi!

Có lẽ trong mơ ngày tháng cũ

Khung trời còn lại những lời ru

Phố chiều nắng ngả vàng khu chợ

Những dấu chân xưa cũng mịt mù!

Ta về nghe núi rừng than thở!

Liễu rũ bên hồ dáng xác xơ...

Chiều xuống sương mù giăng bóng nước,

Dốc buồn, nắng nhạt, gót bơ vơ!

Có phải xa lâu nên phố lạ?

Mà sao người cũ lại ơ hờ!

Giang tay ôm mối sầu quê mẹ

Phố nhỏ năm xưa đã hững hờ!

Đà lạt ngàn hoa trên lối ngõ

Đường qua phố chợ dốc quanh co

Đèo cù mây trắng bay lờ lững

Xuống thác Cam ly, suối hẹn hò.

Nương rẫy khói chiều con phố lạ

Một thời ngăn cấm đã phôi pha,

Chợ đêm hàng quán người cười nói,

Ta vẫn lanh quanh chẳng thấy nhà!

Lang thang đường nhỏ thêm cô quạnh

Phố núi mờ xa thuở tóc xanh

Nhìn ánh trăng khuya đầy mộng ảo

Mong manh cánh phượng tím trên cành.

 

KHÁCH QUÊ

 

Gió đổi chiều xoay trên xứ mẹ

Em về thăm lại mấy hàng tre.

Thuở đi những tưởng tha hương mãi,

Ðêm vẫn thầm nghe tiếng võng hè

Ðà Lạt sương mờ giăng phố núi

Bồng bềnh mây phủ nỗi buồn vui?

Thác reo còn luyến thời con gái…

Hay đắm chìm theo giấc ngủ vùi?

Ðứng giữa trời quê mà thấy lạ…

Phải chăng hồn nước đã bay xa?

Người quen, lối cũ...bao kỷ niệm

Chẳng lẽ thời gian cũng xóa nhòa ?!

Tháng chín bên này hoa tím nụ,

Nhụy tàn ta cảm kiếp phù du.

Cửu Long bến nhạt màu nhung nhớ,

Tráng sĩ đò ngang…bóng khuất mù!!!

 

Đỗ Bình