Sunday, April 30, 2017

TUỔI THƠ TRÊN THÀNH PHỐ SÀI GÒN (Phạm Doanh)

Nhà tôi gần chợ Thái Bình
Con đường nhỏ Cống Quỳnh dễ thương
Tuổi thơ xách cặp đến trường
Trên đường Phát Diệm cùng phường, Quận hai 
Những ngày đó, cứ nhớ hoài
Mùi thơm mực tím trong bài Giáo Khoa
Nhớ sao là những hàng quà
Cổng trường, bánh cuốn hay là bánh kem
Lắc xí ng
ầu trúng cà rem 
Hôm nào thua hết, chết thèm, mất ăn
Miếng xoài, trái cóc ê răng
Mẹ cho tiền tháng, một tuần hết ngay 

Image result for sài gòn xưa Được cô em gái thơ ngây
Tha hồ dụ khị, hỏi vay mượn tiền
Em gái tôi, tính dịu hiền
Cho anh vay mãi chẳng phiền một câu 

Image result for sài gòn xưa Nếu giờ tính cả lãi đâù
Chắc tôi phải cất nhà lâù trả em
Trôi qua ngày tháng êm đềm
Những chiêù đi bắt dế mèn đá chơi 

Image result for sài gòn xưa Tạc hình, la hét om trời
Bắn bi, nút phéng, ơi vui kể gì
Nhà tôi vốn gốc bắc kỳ
Lũ con nít chọc nhi
ều khi mích lòng 

Chúng kêu là "bắc kỳ con"
Rồi đòi bắt "bỏ vô lon" cho đầy
Đánh nhau tại "Cá rô cây" 
Image result for sài gòn xưa Bây giờ nhớ lại, thường hay tức cười 
Nhớ sao khẩu súng đầu đời 
Cuốn bằng giâý trắng, vụng ơi vụng là
Bao nhiêu rạp hát gần nhà 

Khải Hoàn, Quốc Tế hay là Thăng Long
Thêm vài phút, có Đại Đồng 
Tôí ngày trốn học lông bông đó hoài
Chờ anh xé vé ngáp dài 

Lén vào coi cọp, gặp ngay chú mình
Về nhà bố đánh thất kinh 
Mẹ thương xót quá, me xin bớt đòn
Cô hàng xóm, tuổi còn nonImage result for sài gòn xưa Giúi cho một trái cóc giòn, nín ngang
Tuổi thơ là tuổi phá làng 
Tạt lon, đánh đáo, giật khăn trên đường
Trời mưa cả bọn tắm truồng
Hò nhau bắt cá đường mương, bẩn người
Có cô hàng xóm đứng coi
Ánh nhìn nghịch ngợm, nét cười tinh ranh
Làm mình ngượng quá, chuồn nhanh
Đó là lần cuối mà anh tắm đường
Nhi
ều khi chợt thấy vấn vương 
Mơ hồ bóng dáng dễ thương nhớ hoài

Image result for sài gòn xưa Sàigòn ngày đó rất hay
Xung quanh các phố còn đầy đất hoang
Người ta chưa sống lan tràn
Cả thành phố, chín trăm ngàn, thế thôi
Đường còn vắng, ít xe hơi
Honda chưa có, hay ngồi xích lô
Đôi khi thâý chiếc xe thồ
Khoan thai chậm rãi, ngựa ô chở hàng
Sàigòn nay sống vội vàng
Số dân năm triệu, cửa hàng như nêm
Sàigòn khi trước bình yên
Con người có vẻ cũng hiền hơn nay

Image result for sài gòn xưa Phố của tôi chẳng mâý dài
Đến Hồng Thập Tự chỉ vài bước chân
Đâù kia là Nguyễn cư Trinh
Phía sau, Đất Thánh, nơi kinh hoàng nhiêù
Là nơi chắc tột cùng nghèo
Nhà trên mồ mả tiêu điều hoang vu
Nước đen trên vũng ao tù
Ánh đèn hiu hắt, tối mù bước chân

Nơi đây là chốn trú thân
Những phường quái kiệt, những dân khốn cùng
Nghĩ ra mơí thâý lạ lùng
Phía ngoài đường cái một vùng khang trang
Chỉ cần vào một hẽm ngang
Là ta sẽ thấy lầm than của đời
Con người sống với ma trơi
Bùn lầy nước đọng, như thời khai quang
Lối đi rộng khoảng chín gang
Công an chẳng dám ngang tàng vào đây

Image result for sài gòn xưa
Cuôí tuần hóng gió sân bay
Trên Tân Sơn Nhất chỉ vài phi cơ
Bến Bạch Đằng, đẹp như thơ
Trai thanh gái tú bên bờ sông êm
Tuy rằng chẳng có giới nghiêm
Nhưng đèn đô thị nửa đêm cũng tàn
Rồi trong những chủ nhật vàng
Đi chơi sở thú, x
ếp hàng mỏi chân 
Vườn Bách Thảo, dạo trong sân
Nửa giờ rình đợi, cù lần chẳng ra
Xem con voi, có cặp ngà
Bao nhiêu thú lạ, trăm hoa nở chào 



Image result for sài gòn xưa Nhớ rồi, bên phía kia rào
Trường Trưng Vương đó, mộng đào ngày mai
Là khi anh học Tú Tài

Vẫn thường theo vạt áo dài thướt tha
Dù trường anh ở rất xa
Theo em trể học, thầy la kể gì
Cho dù "Vỏ Tr
ứng Thối" đì 
Nhiêù khi sưng mặt cũng vì dám vô
Trưng Vương thánh địa mộng mơ
Dân Pétrus Ký làm lơ sao đành

Image result for sài gòn xưa
Đường ra đến chợ Bến Thành 
Nhà thờ Huyện Sĩ, nổi danh Sàigòn
Lúc xưa vườn trẻ chim non
Vỡ lòng nét bút vẫn còn run run
Kia ngã sáu, thật tưng bừng
Bao nhiêu hàng quán như cùng về đây
Nhìn lên Thánh Gióng cầm cây
Cỡi con ngưa sắt, đạp mây về trời
Image result for sài gòn xưa

Dươí chân ngài, nhậu đã đời
Vào Mì Kim Phụng ăn chơi vịt tiềm
Bên kia là quán bò viên
Cháo lòng, tàu hủ, bột chiên, phở "Tài"
Đi cho hết đường Lê Lai
Là ra Lê Lợi, phố dài ngưi đông 
Mỗi lần đi, háo hức lòng
Khu thanh lịch nhất Sàigòn là đây
Image result for sài gòn xưa
Khu này người Pháp họ xây
Như bên xứ họ, trồng cây xanh đường
Đường Công Lý nắng còn vương
Người mua sách báo vẫn thường đến đây
Kem Bạch Đằng phía bên này
Cà phê sữa đá, một ngày lên hương
Khu Pasteur, quán ngập đường
Tỏa mùi phá lâú, vị hương thơm nồng 





Phía bò bía, ồ quá đông
Bò khô dâù dấm cũng không có bàn
Eden Thương Xá hạng sang
Chủ nhân người Ấn hay quàng sà rông
Hôm nay vào Rex mất công
Phim hay một vé trăm đồng đó nghe
Đường Catina ngợp nắng hè
Ghé Givral để ăn chè Phục Linh
Vào Xuân Thu kiếm sách hình
Cuối đường Nguyễn Huệ đẹp xinh bến tàu 


Ngày xưa đi quá khỏi cầu
Phan Thanh Giản, đã thâý màu nông thôn
Nơi đây là những cánh đồng
Ngày nay phố xá, chẳng trồng trọt chi
Có lần cả bọn cùng đi
Trường đua Phú Thọ, những khi ngựa về
Không tiền mua vé, mà mê
Chui rào coi cọp, bị đe mâý lần 

Related image
Bên đường, cư xá sĩ quan
Có người bác ruột cũng hàng tá thôi
Rừng cao su cạnh đó rồi
Lữ Gia cư xá, chú tôi có nhà
Đi về trong phố không xa
Chợ Trần quốc Toản chỉ là ba cây
Mẹ tôi thường ghé qua đây
Cá tươi, tôm sống nơi này có tên
Phở Tàu Bay ở gần bên
Người dân xứ đạo chẳng quên bao giờ
Ngay bên cạnh có nhà thờ
Sau khi xem lễ, họ chờ vô ăn 

Image result for sài gòn xưa

Xa thành phố đã bao năm
Một thới thơ âú vẫn hằn trong tim
Khi về chẳng biết có tìm
Được chăng những lúc êm đềm khi xưa
Sàigòn dù những cơn mưa
Dù cho nắng đổ, dù chưa phục hồi
Tên người, ta giữ trong đời
Như bao kỷ niệm của thời thơ ngây . 

Pham Doanh

THÁNG TƯ NHỚ NGUYÊN SA (Vũ Đình Trọng)



Tháng Tư nhớ Nguyên Sa, chuyện trò cùng ‘Nga buồn như con chó ốm’

Vũ Đình Trọng


Bà Nguyên Sa, Trịnh Thúy Nga, bên mộ chồng. (Hình: Vũ Đình Trọng/Người Việt)

WESTMINSTER (NV) – Mười chín năm qua, từ ngày nhà thơ Nguyên Sa qua đời (18 Tháng Tư 1998), những đóa cúc vàng trên mộ ông trong nghĩa trang ở thành phố Westminster vẫn vàng rực, nhờ sự chăm sóc ân cần từ người vợ thủy chung.

Vợ nhà thơ Nguyên Sa, bà Trịnh Thúy Nga, người đi vào cõi thơ Nguyên Sa với những câu mở đầu “tếu táo”: “Hôm nay Nga buồn như một con chó ốm/Như con mèo ngái ngủ trên tay anh /Ðôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình /Ðể anh giận sao chả là nước biển!…”

Trên đời, chắc chỉ có mình ông, nhà thơ Nguyên Sa, viết thư thông báo đám cưới của mình bằng thơ. Cũng chẳng có ai đặt tựa cho bài thơ báo hỷ “cộc lốc” như ông – chỉ vỏn vẹn một chữ “Nga,” tên người con gái ông lấy làm vợ.

Thế mà người ta nhớ! Có ai mà không nhớ thơ tình Nguyên Sa!

Và bà Nguyên Sa-Trịnh Thúy Nga, luôn nhớ một câu chuyện chẳng thể nào cũ.

Tháng Giêng Mai Thảo đã qua
Tháng Tư chợt nhớ Nguyên Sa, lại buồn.
(Thơ Ngọc Hoài Phương)

“Năm 1952, sau khi hồi cư về Hà Nội, tôi được gia đình cho sang Pháp du học cùng với người anh họ. Ông Lan (tên nhà thơ Nguyên Sa: Trần Bích Lan) qua trước hai năm. Ông thân sinh của ông ấy  buôn bán lớn, sợ Việt Cộng làm phiền nên cho ba người con lớn sang Pháp du học. Tôi quen em gái ông ấy ở Paris, tình cờ đến nhà chơi nên quen ông.”

Quen nhau Tháng Mười Hai năm 1952, đến mùa Hè năm 1953, ông làm bài thơ tỏ tình tặng bà. Cho đến giờ, chưa ai biết nội dung bài thơ đó như thế nào, vì bà muốn giữ kín, cho riêng bà. Chỉ biết rằng, trái tim của cô nữ sinh tên Nga từ đó có một hình bóng, mà cô luôn trân trọng nhớ về, từ mùa Hè năm đó.

Bà hồi tưởng lại: “Hồi đó tôi còn trẻ, cũng chẳng suy nghĩ gì cả, chỉ lo học thi đậu xong rồi về. Phải lo học xong cho sớm chứ đời sống bên Pháp đắt đỏ lắm. Cũng trong năm 1953, cụ thân sinh ông Lan mất ở Hà Nội, ông ấy phải ngưng học, về nước để giúp đỡ gia đình. Lúc đó chúng tôi yêu nhau rồi, ông ấy cũng muốn dỗ dành tôi về Việt Nam chung, nhưng tôi còn ham học cao lên. Tuổi trẻ mà, ai cũng có giấc mơ lớn, và tôi cũng muốn thực hiện ước mơ của mình.”

Cuộc chia tay này là nguyên nhân bài thơ “Paris có gì lạ không em?” ra đời trong nỗi nhớ khắc khoải của ông.

“Paris có gì lạ không em?
Mai anh về em có còn ngoan
Mùa xuân hoa lá vương đầy ngõ
Em có tìm anh trong cánh chim

Paris có gì lạ không em?
Mai anh về mắt vẫn lánh đen
Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm
Chả biết tay ai làm lá sen?…”

Câu hỏi cuối ông gởi lại bà trong sự chờ đợi, thay cho câu hỏi “Em có bằng lòng làm vợ anh không?” Để rồi hai năm sau gặp lại nhau ở Paris, khi bà khẽ gật đầu ưng thuận “làm lá sen” suốt đời cho ông, thì ông mới viết bài thơ đính hôn thay cho thiệp báo hỷ gởi cho gia đình, bằng hữu, trong niềm vui sướng tột độ.

“Chúng mình lấy nhau
Cần gì phải ai hỏi…
Cả anh cũng không cần phải hỏi anh
‘Có bằng lòng lấy em?…’
Vì anh đã trả lời anh
Cũng như em trả lời em
Và cũng nghẹn ngào nước mắt!…”
(Nga – Nguyên Sa)

Bà Nga nhớ lại: “Sinh viên tụi tôi ở lại Pháp sau Hiệp Định Genève chia đôi đất nước, gia đình lo tản cư vào Nam nên đâu có gởi tiền qua được. Chúng tôi ra Tòa Đốc Lý Paris ký giấy hôn thú, bạn bè theo đông lắm. Xong kéo nhau ra quán cà phê đối diện uống cà phê, ăn bánh. Bạn bè chung tiền trả tiền cho cô dâu, chú rể. Thế thôi.”

Tháng Tư nhớ Nguyên Sa, chuyện trò cùng 'Nga buồn như con chó ốm'Nơi yên nghỉ của nhà thơ Nguyên Sa (1932-1998). (Hình: Vũ Đình Trọng/Người Việt)

Đám cưới sinh viên Việt Nam nghèo ở kinh đô ánh sáng diễn ra như thế. Chú rể chẳng mặc lễ phục, cô dâu không có áo cưới, mà ngay cả nhẫn cưới họ cũng chẳng mua được. Nhưng có sao đâu, vì ông trao cho bà những thứ quý hơn nhẫn cưới.

“Người ta làm thế nào cấm được chúng mình yêu nhau
Nếu anh không có tiền mua nhẫn đeo tay
Anh sẽ hôn đền em
Và anh bảo em soi gương
Nhìn vết môi anh trên má
Môi anh tròn lắm cơ
Tròn hơn cả chữ O
Tròn hơn cả chiếc nhẫnTròn hơn cả hai chiếc
nhẫn đeo tay!…”
(Nga – Nguyên Sa)

***

Mười chín năm ông ra đi, chữ O tròn trên má vẫn chẳng phai nhòa, vì với bà, ông chẳng bao giờ đi xa cả, mà chỉ chuyển chỗ từ ngôi nhà ở thành phố Irvine đến nơi đầy nắng và gió ở thành phố Westminster.

“Đối với tôi thì lúc nào ông cũng quanh quẩn đâu đây, trong cái nhà này. Tôi ở trong nhà, hay đi bất cứ con đường nào, đều thấy hình bóng ông ở bên cạnh tôi hết.” Bà Nga nói.

Nhà thơ Ngọc Hoài Phương cho biết, lúc sinh thời Nguyên Sa rất thích hoa cúc vàng – như câu thơ trong bài “Áo lụa Hà Đông” của ông: Áo nàng vàng, anh về yêu hoa cúc – nên bà Nga chỉ mang hoa cúc ra mộ ông thôi. “Nếu để ý sẽ thấy, hoa cúc vàng trên mộ nhà thơ Nguyên Sa không bao giờ tàn hay héo cả vì được bà Nga chăm sóc rất kỹ. Hoa sắp héo sẽ được bà thay bằng hoa mới.” Nhà thơ Ngọc Hoài Phương cho biết.

Hôm gặp bà ở mộ ông, bà cho hay: “Ông ấy không bao giờ nghĩ đến cái chết, hay mình được chôn cất ở đâu cả. Khi ông ấy mất, tôi ra đây xem rồi chọn cho ông chỗ này. Nó gần hồ nước, lại dưới một bóng cây. Lúc trước trông vắng vẻ, giờ trông ấm cúng vì chung quanh ông có rất nhiều bạn bè.”

“Hồi nhà tôi mới mất, ngày nào tôi cũng ra đây, sửa bông, cắt cỏ. Giờ thì lớn tuổi rồi, thì một tuần tôi ra thăm ông ấy 2 lần. Nhiều khi bực mình với ông ấy cũng ra đây nói cho ông ấy biết.”

“Hồi ông Lan còn sống, tôi rất ít tiếp xúc với bạn ông ấy lắm, nhưng từ hồi ông ra đây, tôi được gặp nhiều người thăm ông, an ủi nâng đỡ tôi. Tôi nhớ ông Đỗ Ngọc Yến (nhà báo, sáng lập nhật báo Người Việt), hồi đó, cứ có ai từ xa đến Little Saigon, muốn gặp tôi thì ông ấy cứ nói cứ ra thăm mộ Nguyên Sa thì gặp bà Nga. Cho nên ở đây tôi được gặp nhiều người lắm, kể cả bạn cũ ở Việt Nam sang chơi. Cuối năm còn có người hẹn tôi ra đây cho cá kho, dưa chua nữa.”

Điều trùng hợp là sự lựa chọn nơi yên nghỉ cho ông, lại chính là nơi ông từng mơ ước được về qua câu thơ của ông, được bà khắc trên mộ.

“Nằm chơi ở góc rừng này
Chưa thiên thu cũng đã đầy cỏ hoang
Xin em một sợi tóc vàng
Làm hoa khởi sự cho ngàn kiếp sau
Biết đâu thảo mộc bớt đau
Biết đâu có bản kinh cầu dâng lên?”

Và trong bài Tân Ước trong tập thơ cuối cùng, hình như lời “năn nỉ” của ông cũng được bà chiều theo.

“…Anh vẫn nhận ra em, em khác biệt mà vẫn đồng nhất, giấc mơ gián đoạn bao nhiêu, em vẫn trở lại, giấc mơ phi lý, em khắng khít bằng những liên tục vuốt ve, liên tục hiền dịu, liên tục chăm sóc. Em liên tục không gian em, liên tục luận lý em. Tân ước nói có thế giới ở ngoài thế giới, khác biệt và bao trùm thế giới. Em có phải là giấc mơ ở trong giấc mơ và phủ kín giấc mơ?”

Chẳng biết như thế nào, nhưng trong thế giới thật này, “Nga buồn như con chó ốm” tiếp tục dùng đôi tay “làm lá sen” phủ kín “hương cốm” Nguyên Sa cho đến tận cùng.


MỘT CÁI CHẾT BI HÙNG (Thanh Nguyễn)




MỘT CÁI CHẾT BI HÙNG 

Hải Quân Trung Tá Kỹ Sư Hà Ngọc Lươngsinh năm 1937 tại Hà Nội, cựu học sinh trường Trung Học Nguyễn Trãi, Hà Nội và Trung Học Chu Văn An, Saigon, cựu sinh viên Đại Học Khoa Học Saigon. Vì lòng yêu nước tràn đầy, ông đã rời bỏ giảng đường để ghi tên vào khóa 9 Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang. Liên tiếp trong 3 kỳ thi Alfa, Chuẩn úy, và Mãn Khóa, ông đều đậu Thủ Khoa, nên được các chiến hữu mến mộ.
Sau khi ra trường, ông đã phục vụ tại Hộ Tống Hạm Vân Đồn, Hộ Tống Hạm Đống Đa II. Sau đó, ông đi du học Hoa Kỳ, và trở về làm Hạm Trưởng Tuần Duyên Hạm Diên Hải, Hạm Trưởng Trợ Chiến Hạm Linh Kiếm, rồi về Bộ Tư Lệnh Hải Quân, phục vụ tại Khối Quân Huấn. Ông đi du học Hoa Kỳ lần thứ hai và tốt nghiệp bằng Kỹ Sư Cơ Khí, trở về, ông được bổ nhêm làm Quản đốc Công tác sửa chữa chiến hạm tại Hải Quân Công Xưởng. Sau cùng, ông làm Giám Đốc Quân Huấn, Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang.
Ngày 4/4/1975, khi Nha Trang di tản vào Saigon, theo gương Phan Thanh Giản, Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương cùng phu nhân, Bà Lê Thị Kỳ Duyên, và 3 con đã tuẫn tiết ngay tại phòng Văn Hóa Vụ. Điều đau lòng nhất là khi bộ đội Cộng Sản đến tiếp thu, thấy 5 thi hài trong phòng Văn Hóa Vụ đã cho chôn vùi tạm bợ trên một mô đất cạnh bờ biển. Hải Quân Thiếu Tá Hà Tấn Thể đã cùng với vợ chồng Giáo Sư Lê Quốc Khánh và một đàn em, bốc mộ lên, tẩm liệm và đặt áo đại lễ cùng mũ Sĩ Quan trong quan tài người anh hùng rồi đem đi chôn tại nghĩa trang nằm dọc hai bên quốc lộ 1.
Để ghi dấu công ơn người anh hùng Việt Nam, chỉ có một tấm biển gỗ mang dòng chữ: “Nơi an nghỉ của gia đình Hà ngọc Lương – Lê thị Kỳ Duyên”.
 Thanh Nguyen.

SÀI GÒN ĐÃ THAY ĐỔI MỘT NGƯỜI HÀ NỘI (Nguyễn Quang Lập)




Sài Gòn đã thay đổi
một người Hà Nội
như thế nào?
   
     

Đã trải qua hàng chục năm kể từ ngày ấy, nhưng những kỷ niệm đó tôi không bao giờ quên. Sài Gòn đã thay đổi tôi, một người đến từ Hà Nội.....

....Mãi tới 30.4.1975 tôi mới biết thế nào là ngày sinh nhật. Quê tôi người ta chỉ quan tâm tới ngày chết, ngày sinh nhật là cái gì rất phù phiếm. Từ thuở bé con đến năm 19 tuổi chẳng có ai nhắc tôi ngày sinh nhật, tôi cũng chẳng quan tâm. Đúng ngày “non sông thu về một mối” tôi đang học Bách khoa Hà Nội, cô giáo dạy toán xác suất đã cho hay đó cũng là sinh nhật của tôi. Tôi vui mừng đến độ muốn bay vào Sài Gòn ngay lập tức, để cùng Sài Gòn tận hưởng “Ngày trọng đại”.

Kẹt nỗi tôi đang học, ba tôi không cho đi. Sau ngày 30.4 cả nhà tôi đều vào Sài Gòn, trừ tôi. Ông bác của tôi dinh tê vào Sài Gòn năm 1953, làm cha tôi luôn ghi vào lý lịch của ông và các con ông hai chữ “đã chết”, giờ đây là triệu phú số một Sài Gòn. Cha tôi quá mừng vì ông bác tôi còn sống, mừng hơn nữa là “triệu phú số một Sài Gòn”. Ông bác tôi cũng mừng ba tôi hãy còn sống, mừng hơn nữa là “gia đình bảy đảng viên cộng sản”. Cuộc đoàn tụ vàng ròng và nước mắt. Ông bác tôi nhận nước mắt đoàn viên bảy đảng viên cộng sản, ba tôi nhận hơn hai chục cây vàng đem ra Bắc trả hết nợ nần còn xây được ngôi nhà ngói ba gian hai chái. Sự đổi đời kỳ diệu.

Dù chưa được vào Sài Gòn nhưng tôi đã thấy Sài Gòn qua ba vật phẩm lạ lùng, đó là bút bi, mì tôm và cassette của thằng Minh cùng lớp, ba nó là nhà thơ Viễn Phương ở Sài Gòn gửi ra cho nó. Chúng tôi xúm lại quanh thằng Minh xem nó thao tác viết bút bi, hồi đó gọi là “bút nguyên tử”. Nó bấm đít bút cái tách, đầu bút nhô ra, và nó viết. Nét mực đều tăm tắp, không cần chấm mực không cần bơm mực, cứ thế là viết. Chúng tôi ai nấy há hốc mồm không thể tin nổi Sài Gòn lại có thể sản xuất được cái bút tài tình thế kia.



Tối hôm đó thằng Minh bóc gói mì tôm bỏ vào bát. Tưởng đó là lương khô chúng tôi không chú ý lắm. Khi thằng Minh đổ nước sôi vào bát, một mùi thơm rất lạ bốc lên, hết thảy chúng tôi đều nuốt nước bọt, đứa nào đứa nấy bỗng đói cồn cào. Thằng Minh túc tắc ăn, chúng tôi vừa nuốt nước bọt vừa cãi nhau. Không đứa nào tin Sài Gòn lại có thể sản xuất được đồ ăn cao cấp thế kia. Có đứa còn bảo đồ ăn đổ nước sôi vào là ăn được ngay, thơm ngon thế kia, chỉ dành cho các du hành gia vũ trụ, người thường không bao giờ có.

Thằng Minh khoe cái cassette ba nó gửi cho nó để nó học ngoại ngữ. Tới đây thì tôi bị sốc, không ngờ nhà nó giàu thế. Với tôi cassette là tài sản lớn, chỉ những người giàu mới có. Năm 1973 quê tôi lần đầu xuất hiện một cái cassette của một người du học Đông Đức trở về. Cả làng chạy đến xem máy ghi âm mà ai cũng đinh ninh đó là công cụ hoạt động tình báo, người thường không thể có. Suốt mấy ngày liền, dân làng tôi say sưa nói vào máy ghi âm rồi bật máy nghe tiếng của mình. Tôi cũng được nói vào máy ghi âm và thất vọng vô cùng không ngờ tiếng của tôi lại tệ đến thế. Một ngày tôi thấy tài sản lớn ấy trong tay một sinh viên, không còn tin vào mắt mình nữa. Thằng Minh nói, rẻ không à. Thứ này chỉ ghi âm, không có radio, giá hơn chục đồng thôi, bán đầy chợ Bến Thành. Không ai tin thằng Minh cả. Tôi bĩu môi 

                                                       


Sài Gòn là tây, điều đó hấp dẫn tôi đến nỗi đêm nào tôi cũng mơ tới Sài Gon. Kỳ nghỉ hè năm sau, tháng 8.1976, tôi mới được vào Sài Gòn. Ba tôi vẫn bắt tôi không được đi đâu, “ở nhà học hành cho tử tế”, nhưng tôi đủ lớn để bác bỏ sự ngăn cấm của ông. Hơn nữa cô họ tôi rất yêu tôi, đã cho người ra Hà Nội đón tôi vào. Xe chạy ba ngày ba đêm tôi được gặp Sài Gòn.

Tôi sẽ không kể những gì lần đầu tôi thấy trong biệt thự của ông bác tôi, từ máy điều hòa, tủ lạnh, tivi tới xe máy, ô tô, cầu thang máy và bà giúp việc tuổi năm mươi một mực lễ phép gọi tôi bằng cậu. Ngay mấy cục đá lạnh cần lúc nào có ngay lúc đó cũng đã làm tôi thán phục lắm rồi.Thán phục chứ không ngạc nhiên, vì đó là nhà của ông triệu phú. Xin kể những gì buổi sáng đầu tiên tôi thực sự gặp gỡ Sài Gòn.

Khấp khởi và hồi hộp, rụt rè và cảnh giác tôi bước xuống lòng đường thành phố Sài Gòn và gặp ngay tiếng dạ ngọt như mía lùi của bà bán hàng tạp hóa đáng tuổi mạ tôi. Không nghĩ tiếng dạ ấy dành cho mình, tôi ngoảnh lại sau xem bà chủ dạ ai. Không có ai. Thì ra bà chủ dạ khách hàng, điều mà tôi chưa từng thấy. Quay lại thấy nụ cười bà chủ, nụ cười khá giả tạo. Cả tiếng dạ cũng giả tạo nhưng với tôi là trên cả tuyệt vời. Từ bé cho đến giờ tôi toàn thấy những bộ mặt lạnh lùng khinh khỉnh của các mậu dịch viên, luôn coi khách hàng như những kẻ làm phiền họ. Lâu ngày rồi chính khách hàng cũng tự thấy mình có lỗi và chịu ơn các mậu dịch viên. Nghe một tiếng dạ, thấy một nụ cười của các mậu dịch viên dù là giả tạo cũng là điều không tưởng, thậm chí là phi lí.




Tôi mua ba chục cái bút bi về làm quà cho bạn bè. Bà chủ lấy dây chun bó bút bi và cho vào túi nylon, chăm chút cẩn thận cứ như bà đang gói hàng cho bà chứ không phải cho tôi. Không một mậu dịch viên nào, cả những bà hàng xén quê tôi, phục vụ khách hàng được như thế, cái túi nylon gói hàng càng không thể có. Ai đòi hỏi khách hàng dây chun buộc hàng và túi nylon đựng hàng sẽ bắt gặp cái nhìn khinh bỉ, vì đó là đòi hỏi của một kẻ không hâm hấp cũng ngu xuẩn. Giờ đây bà chủ tạp hóa Sài Gòn làm điều đó hồn hậu như một niềm vui của chính bà, khiến tôi sửng sốt.

Cách đó chưa đầy một tuần, ở Hà Nội tôi đi sắp hàng mua thịt cho anh cả. Cô mậu dịch viên hất hàm hỏi tôi, hết thịt, có đổi thịt sang sườn không? Dù thấy cả một rổ thịt tươi dưới chân cô mậu dịch viên tôi vẫn đáp, dạ có! Tranh cãi với các mậu dịch viên là điều dại dột nhất trần đời. Cô mậu dịch viên ném miếng sườn heo cho tôi. Cô ném mạnh quá, miếng sườn văng vào tôi. Tất nhiên tôi không hề tức giận, tôi cảm ơn cô đã bán sườn cho tôi và vui mừng đã chụp được miếng sườn, không để nó rơi xuống đất. Kể vậy để biết vì sao bà chủ tạp hóa Sài Gòn đã làm tôi sửng sốt.



Rời quầy tạp hóa tôi tìm tới một quán cà phê vườn. 
Uống cà phê để biết, cũng là để ra dáng ta đây dân Sài Gòn. Ở Hà Nội tôi chỉ quen chè chén, không dám uống cà phê vì nó rất đắt. Tôi ngồi vắt chân chữ ngũ nhâm nhi cốc cà phê đen đá pha sẵn, hút điếu thuốc Captain, tự thấy mình lên hẳn mấy chân kính. 
Không may tôi vô ý quờ tay làm đổ vỡ ly cà phê. 
Biết mình sắp bị ăn chửi và phải đền tiền ly cà phê mặt cậu bé hai mươi tuổi đỏ lựng. 
Cô bé phục vụ chạy tới vội vã lau chùi, nhặt nhạnh mảnh vỡ thủy tinh với một thái độ như chính cô là người có lỗi. Cô thay cho tôi một ly cà phê mới nhẹ nhàng như một lẽ đương nhiên. Tôi thêm một lần sửng sốt.

Một giờ sau tôi quay về nhà ông bác, phát hiện sau nhà là một con hẻm đầy sách. Con hẻm ngắn, rộng rãi. Tôi không nhớ nó có tên đường hay không, chỉ nhớ rất nhiều cây cổ thụ tỏa bóng sum suê, hai vỉa hè đầy sách. Suốt buổi sáng hôm đó tôi tha thẩn ở đây. Quá nhiều sách hay, tôi không biết nên bỏ cuốn gì mua cuốn gì. Muốn mua hết phải chất đầy vài xe tải. Giữa hai vỉa hè mênh mông sách đó, 
có cả những cuốn sách Mác - Lê: cuốn Tư bản luận của Châu Tâm Luân và Hành trình trí thức của Karl Marx của Nguyễn Văn Trung cùng nhiều sách khác. 
Thoạt đầu tôi tưởng sách từ Hà Nội chuyển vào, sau mới biết sách của Sài Gòn xuất bản từ những năm sáu mươi. Tôi hỏi ông chủ bán sách, ở đây người ta cũng cho in sách Mác - Lê à? Ông chủ quan vui vẻ nói, dạ chú, sinh viên trong này học cả Mác - Lê. 
Tôi ngẩn ngơ cười không biết nói gì hơn.

Chuyện quá nhỏ, với nhiều người là không đáng kể, với tôi lúc đó thật khác thường, nếu không muốn nói thật lớn lao. Tôi không cắt nghĩa được đó là gì trong buổi sáng hôm ấy. Tôi còn ở lại Sài Gòn thêm 30 buổi sáng nữa, vẫn không cắt nghĩa được đó là gì. 
Nhưng khi quay ra Hà Nội tôi bỗng sống khác đi, nghĩ khác đi, đọc khác đi, nói khác đi. 
Bạn bè tôi ngày đó gọi tôi là thằng hâm, thằng lập dị. 
Tôi thì rất vui vì biết mình đã được giải phóng.

Tác giả: Nguyễn Quang Lập