Tuesday, August 30, 2022

NHƯ NHỮNG DẤU YÊU (TRẦN VĂN LƯƠNG)

 


NHƯ NHỮNG DẤU YÊU

 

Tác giả Trần Văn Lương viết ca khúc Tùng Nguyên

Thơ nguyên tác “Nồi Rau Lang Luộc” calypso / 92

 

Như những dấu yêu, mỗi lần em sang ghé thăm

Anh luôn cố không mơ màng nghĩ chuyện xa xăm

Chỉ chăm lo nhóm lửa nồi khoai luộc

Ngồi bên nhau cùng vui trong thoáng chốc

 

Như những dấu yêu, nắng hè đồng xanh bát ngát

Học phương xa em trở về làng thăm

Cách đôi ngày em lại vẫn ghé sang

Vẫn chia sớt, hương khoai, và tư lự

 

Anh nhiều lúc chập chờn trong giấc ngủ

Ước muốn men khoai mở ngỏ nối tơ lòng

Thốt lên giùm câu thương nhớ vướng mong

Nhưng đành tiếc men khoai không biết nói

 

Đời ly cách nhau, đứa chân trời, đứa góc biển khơi

Còn đây có chăng, kỷ niệm lứa tuổi đôi mươi

Em thăng hoa mỹ vị trên xứ người

Anh mãi không rời vị ngọt bùi quê hương

 

Như bao dấu yêu thắm màu vườn rau thuở trước

Tiếng cười xưa vọng sông nước còn đâu

Đắm miên man đánh vật với cơn sầu

Ngoảnh mặt lại, khoai khét cháy… mộng chìm canh thâu…

 

Rồi bao dấu yêu bên nồi khoai… xưa ấy,

Cháy tro tàn, thêm tiếc nuối… vương mang…

 

Hoài niệm năm thứ 50 tình cầm

Tháng Sáu 2021

NHỚ CON (NGUYỄN NGỌC HẠNH)

 Nguyễn Ngọc Hạnh

Nhớ con

có điều gì như là dâu bể/ mà lòng cha quặn thắt đến bao giờ.

 (Hình: FB Nguyễn Ngọc Hạnh)


có điều gì ẩn sâu trong ngực

chiều cứ đi qua

chiều xuống chậm dần

tôi cùng với hoàng hôn

tím ngắt

ai rót vào đêm giọt lệ ly tan

ai rót vào tôi chén rượu tràn

uống thế nào đây

vơi nhớ thương

ai dán tiếng cười con tôi

rong rêu bia đá

lấp lánh hoàng hôn giữa nghĩa trang

ẩn ức điều gì trong đôi mắt con

mà ray rứt nỗi niềm trần thế

có điều gì như là dâu bể

mà lòng cha quặn thắt đến bao giờ

đêm cay xè

đêm tràn nước mắt

giữa đời này đâu thực đâu mơ

con cứ mãi rơi như giọt lệ

để nghìn trùng lấp lánh trang thơ…


THÚ COI PHIM THỜI ĐI HỌC (NGUYỄN HOÀNG QUÝ)

 

THÚ COI PHIM THỜI ĐI HỌC

Anh bạn tôi, nhà nghiên cứu Hán Nôm và các di tích cổ địa phương nơi anh sống như một nhà điền dã, đề nghị tôi viết một stt về các rạp chiếu phim (rạp ciné) tôi thường coi thời chúng tôi cùng học ở Huế. Thấy vui vui và tôi sẽ kể lại cho bạn nghe như chuyện đời xưa.



Tôi tiếp xúc với các rạp chiếu phim từ khi học ở Đà Lạt sau Mậu Thân 1968. Hồi đó, thành phố hoa này có 3 rạp: Ngọc Lan, Hòa Bình và Ngọc Hiệp. Không đi thường xuyên hàng tuần hay hai tuần như Huế sau này mà chỉ chọn rạp và phim đáng coi. Chọn rạp cũng giống như chọn nhà xuất bản mà mua sách thì ở Đà Lạt, rạp Ngọc Lan với anh em tôi là rạp “danh giá”, luôn chọn phim giá trị, rạp Hòa Bình chiếu phim phổ thông và rạp Ngọc Hiệp chuyên phim Tàu, phim Ấn Độ. Do vậy, tôi luôn mê Ngọc Lan và thường coi ở đó.

 

Ở Huế có 4 rạp: Hưng Đạo, Tân Tân, Châu Tinh và Z96. Ba rạp đầu cách chọn phim như nhau nhưng Hưng Đạo chỗ ngồi rộng rãi, đẹp và thoải mái hơn hai rạp kia, Z96 thì nghèo và phim… tệ! Tất nhiên, đây chỉ là nhận định chủ quan của tôi và bạn bè ngày ấy.

 

Ở Đà Nẵng, mỗi lần có dịp về, tôi thường coi ở rạp Kinh Đô trên đường Độc Lập gần Air Việt Nam; Trưng Vương trên đường Hùng Vương; chưa hề coi phim ở rạp Kim Châu (Độc Lập), Lido ở gần nhà lưu niệm cụ Phan Chu Trinh ngã năm và Tân Thanh (Chợ Cồn) bao giờ. Lý do cũng chỉ là chuyện các rạp họ chiếu phim gì. Các rạp chiếu phim trước 1975, ngoài áp phích (affiche) treo ngay ở trước rạp còn treo quảng cáo cho phim sắp chiếu ở các nơi đông người trong thành phố với chừng 5 – 10 bức rộng khoảng 60x100cm. Các bảng quảng cáo này do những họa sĩ chuyên nghiệp vẽ vội vàng với màu nước vì sẽ bỏ đi sau khi phim chiếu xong. Ngoài ra có những affiches lớn hơn do chính hãng phim in màu, có bức có hình tài tử cao bằng cả người thường đặt ngay gần phòng vé.

Tất cả các rạp, trước giờ chiếu (hoặc trước đó) thường phát cho khán giả tờ chương trình, giới thiệu tài tử và tóm tắt truyện phim thường gọi là pồ gam (programme). Tôi thích giữ lại những tờ này để khi nhớ đến tên phim, có cách nhớ nội dung nhưng qua thời gian, di chuyển nơi ở và chiến tranh loạn lạc nên mất mát nhiều, chỉ còn giữ lại một ít. Vừa rồi, vợ anh bạn nhắn tin xin vài tờ để cho con trai là một Kiến trúc sư biết. Tôi tìm ngay và chụp hình ít tấm gửi cho bạn. Tôi cũng hẹn nếu có địa chỉ, tôi sẽ gửi tặng cháu vài tờ. Nghe rằng “cháu là tip người hoài cổ”. Có lẽ thú vị vì không ngờ sau 54 năm, tôi vẫn giữ được những tờ programmes này nên anh đề nghị tôi viết lại.



Những người thích coi phim ngày xưa được gọi là “dân ghiền phim” hay “con ma ciné”. Tôi không nghe ai nói về mình như vậy dù tôi rất mê phim. Tôi thường không bỏ qua những phim kinh điển và nổi tiếng hoặc được giới thiệu trước với những tài tử mình mến mộ, từ những tên tuổi như Liz Taylor, Gina Lollobrigida đến Charles Bronson, Omar Sharif, từ Brigitte Bardot đến Paul Newman… Và chúng tôi vẫn nói đùa với nhau khi đọc một loạt tên tài tử như phù thủy đọc thần chú: “Jeanne Morreau, Brigitte Bardot, Fernando Sancho”. Thấy tôi thường coi phim, kể cả phim không hay, chị tôi than phiền, “Vì sao em coi cả những phim người đã coi trước chê dở?” Tôi nói nếu tìm ra điểm dở của nó thì mình hay. Chị chịu.

Đi coi phim có lần tôi cũng bị móc bóp ở rạp Tân Tân – Huế vào hôm trời mưa lạnh, mặc cả pardessus bên ngoài vẫn bị mất ví trong đó có ít tiền và giấy tờ. Về sau cảnh sát Đông Ba mời tới lấy cung, để hỏi tôi có “cung cấp giấy tờ cho bọn ăn trộm?”. Tôi chìa tờ cớ mất, họ trả lại giấy tờ mình mất chưa kịp xin lại. Có nhiều kỷ niệm khó quên trong “thiên cố sự” về phim ảnh này. Đêm trước ngày thi môn của thầy Lê Khắc Phò, vị giáo sư mà không có sinh viên nào không lo lắng, tôi và anh bạn thân nay đã qua đời là Hoàng Văn Tôn cùng đi coi, không may lại gặp thầy cũng đang chuẩn bị vào rạp Tân Tân. Thầy ngạc nhiên và hỏi ngay sau khi chúng tôi chào: “Mai đi thi mà anh Quý và anh Tôn cũng đi coi phim sao?”. Túng kế, tôi đáp bừa: “Thưa thầy, em đi coi để thư giãn và tìm cảm hứng thầy à”. Thầy chịu!

Dân ghiền phim thường có khuynh hướng tìm hiểu phim sẽ về các rạp ở thành phố mình, sắp tới là phim gì vì thông thường phim sẽ tuần tự từ SG ra đến Huế. Do vậy, khi biết phim Docteur Zhivago ra đến Đà Nẵng, từ Huế tôi đã về để coi trước mọi người. Không ngờ lúc đó Cha Phương cho thi ngay môn ngài vừa dạy xong, may có anh bạn cùng lớp giúp… làm bài hộ! Chuyện này nhiều người biết và tôi bị phỏng vấn nhiều lần ở hành lang Văn khoa mấy ngày sau đó! Riêng phim Love Story thì chúng tôi coi ở Hội Việt Mỹ khi biết ở đó sắp chiếu cho những độc giả giới hạn của Hội và mãi mấy tháng sau mới chiếu ở rạp.

Các rạp có lúc chiếu thường trực, liên tục, vừa hết phim lại bắt đầu chiếu lại gọi là “permanent” hoặc chiếu xuất trong ngày tùy phim và tùy rạp. Dù chiếu permanent (thường trực) như ở rạp Ngọc Lan Đà Lạt thì chúng tôi vẫn chờ đến khi hết phim, khách lục tục kéo ra thì mình mới vào xem để theo dõi từ đầu. Các rạp chiếu xuất thường gần hết xuất tối là không soát vé vào, nhiều người không có tiền mà mê phim thường đợi đến lúc này để vào coi cọp, dù chỉ là phần cuối! Tuy vậy, vẫn nói dóc với bạn bè là “Tau coi phim thả cửa!”. Các rạp bán vé theo hạng, hạng đắt tiền ngồi xa màn ảnh nhất và ít tiền ngồi… sát màn ảnh!

Thời chúng tôi, phim HongKong cũng luôn hấp dẫn khi có những tài tử nổi tiếng như Vương Vũ, Khương Đại Vệ, La Liệt xuất hiện. Minh tinh nổi tiếng đẹp, diễn xuất hay ngày ấy là Trịnh Phối Phối. Một lần nghe rạp Hưng Đạo chiếu phim có Trịnh Phối Phối đóng, tôi và bạn Tôn không thể không mua vé vào coi dù đang gạo bài thi. Khi Trịnh Phối Phối xuất hiện xong là chúng tôi đứng dậy để về nhà học bài tiếp! Lại nhớ hồi học địa lý với thầy Phò, thầy kể chuyện mặt trái của các phim trường. Khi thực hiện phim cao bồi ở Ý, không tìm được ngoại cảnh sa mạc, nhà làm phim phải giải quyết bằng cách cho trải cát trên mặt bằng rộng. Khi ngựa chạy qua, vết chân ngựa làm tróc lớp cát để lòi ra bên dưới màu đất đen!

Khi đến xứ Cờ Hoa hồi giữa năm 2019, tôi được thăm San Francisco, Los Angeles, Maryland, Florida… thăm phim trường Universal ở Orlando, MGM ở Maryland. Đặc biệt may mắn là được đứa cháu dẫn đi thăm phim trường Hollywood ở Los Angeles một ngày, ở đó, xe của Hollywood chở cả đoạn đường dài vài cây số và coi những ngoại cảnh thu nhỏ để dựng các phim cao bồi, phim hải tặc, phim mô tả những trận lụt ngày xưa và cả phim Harry Potter sau này. Đó là một trong nhiều tour khó quên ở đây. Hai bên đường đi thấy các tấm bảng giới thiệu những phim lừng danh từng chiếu hàng năm của một thời. Tất cả gợi lại cho mình nhớ rạp, nhớ phim, nhớ bè bạn ngày xưa!



Nhớ lại chuyện coi phim ngày xưa là nhớ về vùng trời kỷ niệm dễ thương thời đi học với những thành phố mình sống, những người bạn thân một thời, những kiến thức về các vùng đất xa lạ và tình trạng xã hội ở những nơi các sự kiện trong phim diễn ra. Những hiểu biết từ phim đã giúp tôi giàu thêm kiến thức, có thêm nhiều bạn mới mà sở thích về phim của họ gần gũi với mình. Tất cả là một thứ hành trang đem theo trong hành trình làm người rất khó quên được và sống dậy mỗi lần có một nhắc nhớ.

Cám ơn cuộc đời, cám ơn những cuốn phim tôi đã được coi với rất, rất nhiều kỷ niệm theo cùng.

Nguyễn Hoàng Quý

 

Monday, August 29, 2022

NGÀY THÁNG TÁM (SONG LINH) & TRANSLATION BY THANH THANH.

 


NGÀY THÁNG TÁM

 

Ngày tháng tám mùa thu về rất lạ

Em mắt buồn theo cỏ lá heo may

Đường thở dài vàng nắng áng mây bay

Tình cúi mặt để sầu rêu nhánh lá

 

Ngày tháng tám mùa thu xanh biển cả

Cánh chim về hong ấm nụ môi hôn

Bài thơ yêu nhung nhớ lại gần hơn

Căn gác nhỏ mở lòng vui đất lạnh

 

Ngày tháng tám mùa thu vàng đất trắng

Tay em mềm gối mộng ngát trùng dương

Con sóng vỗ thềm trăng mòn vách đá

Gió thu về mây trắng đẹp trời hương

 

Ngày tháng tám mùa thu trùng xuống thấp

Đất khóc thầm tan vỡ mối tình hoa

Em nói dối ta buồn như muốn khóc

Con thuyền nào chở hết cõi lòng ta

 

Ngày tháng tám mùa thu về thêm tuổi

Đất mẹ nghèo mọc cánh vỗ trời hoang

Và tình ta từ đó cũng lang thang

Khi trước mặt cuộc đởi chưa đáp số

 

SONG LINH

 

 

 

A DAY IN AUGUST

 

 

That day in August, Autumn seemed so strange;

Your eyes grew sad like in grass blades a change.

The road sighed in the yellow cloudy sun,

Love faced down, anxiety got leaves moss dun.

 

Also a day in August, Autumn had been sea blue;

The birds had returned to warm their kiss due;

The romantic poem of each other helping take hold;

The small attic opening its heart on the land tho cold.

 

On that day in August, Fall had gilded the white earth;

Your soft arms as dreamy pillows in an ocean mirth;

Crashed by the waves in the moon the cliff worn;

The fall wind bringing back a clear perfumed morn.

 

Then, that day in August, Autumn sank abruptly low,

The ground silently cried, broken the love glow.

You lied to me so that I felt I wanted to weep,

No vessel could transport my soul in sorrow deep.

 

Yes, that day in August returned adding a year in age,

My poor maternal place grew wings to a wild stage;

And my love too since then got adrift dilution

While my immediate existence had not yet a solution.

 

 

Translation by THANH-THANH

VỢ HIỀN (BẰNG SƠN)

 


Vợ Hiền

 

❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️

 

 

Thương vợ hiền từ khi se kết tóc

Chia buồn vui theo ngày tháng năm dài

Nóng hạ về hay mưa ướt lạnh vai

Tình chồng vợ phú bần không quản ngại

 

Thương vợ hiền từ bàn tay mềm mại

Ngón thon dài da trắng búp măng tre

Ngồi ru con chờ đợi lúc anh về

Trên bàn gỗ bữa cơm chiều giản dị

 

Thương vợ hiền suốt đêm dài không nghỉ

Lo cho chàng nàng trăn trở năm canh

Bát canh ngon tô cháo nóng hương hành

Mau giải cảm sớm phục hồi sức lực

 

Thương vợ hiền dùng vần thơ nét bút

Viết đôi dòng cảm tạ nghĩa tào khang

Gối bên chăn như nốt nhạc cung đàn

Long bên Phụng nghĩa đá vàng biển tận

 

❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️

 

Bằng Sơn

CVNN

 

 


HỒI KÝ THANH LAN - "BÃO TỐ CUỘC ĐỜI" (TRẦN CHÍ PHÚC)

 

Đọc hồi ký Thanh Lan – ‘Bão Tố Cuộc Đời’

August 20, 2022

Trần Chí Phúc

Được sự ưu ái của tác giả Phạm Thái Thanh Lan, tức nữ danh ca Thanh Lan, ký tặng cuốn hồi ký “Bão Tố Cuộc Đời” khi vừa mới in xong tại nhà in Xpress Print, Garden Grove, California, tuần trước do quen biết văn nghệ và mình cũng từng xuất bản hai cuốn sách dưới bút hiệu Trần Củng Sơn, nên viết mấy dòng giới thiệu tác phẩm văn xuôi đặc biệt này.

Nữ danh ca Thanh Lan và hồi ký “Bão Tố Cuộc Đời.” (Hình: Trần Chí Phúc cung cấp)

Khỏi nói, ai cũng biết Thanh Lan là một trong những ca sĩ nổi tiếng trong sinh hoạt ca nhạc của Việt Nam từ mấy chục năm trước.

Sách dày 415 trang với 64 tấm hình của Thanh Lan trải dài từ lúc bé đến lúc thành danh trên sân khấu nghệ thuật. Sách gồm 26 chương, chia làm ba phần.

Phần 1 là “Cội Nguồn,” phần 2 là “Cuộc Biến Động,” và phần 3 là “Người Viễn Xứ.”

Tác giả Phạm Thái Thanh Lan sinh năm 1948 tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, cha họ Phạm gốc Hà Nội và mẹ họ Thái gốc Huế. Gia đình vào Sài Gòn sinh sống trước khi đất nước chia đôi theo Hiệp Định Geneva 1954.

Cuốn hồi ký mở ra với Chương 1 và Chương 2 miêu tả cuộc gặp gỡ của cha mẹ Thanh Lan thời trẻ và cuộc sống ở miền Bắc thời Pháp thuộc, lúc Thanh Lan chưa ra đời, nhưng do tác giả nghe người lớn kể mà viết lại.

Dù vậy, câu chuyện vẫn hấp dẫn người đọc.

Cha của tác giả làm thầu khoán xây dựng, mẹ giỏi ngoại ngữ nên công việc làm thoải mái, lương cao, và đời sống của gia đình khá giả ở Sài Gòn.

Thanh Lan học trường Pháp bậc tiểu học và trung học, vào Đại Học Văn Khoa Sài Gòn tốt nghiệp cử nhân Anh Văn trước năm 1975. Vì thế tác giả còn viết hồi ký bằng tiếng Anh, có tựa đề “Tumultuous Life,” rồi tự dịch ra tiếng Việt với tựa đề “Bão Tố Cuộc Đời.”

Với ý nghĩ kể lại câu chuyện đời mình, qua những thăng trầm lịch sử Việt Nam, bằng cuốn hồi ký Anh Ngữ, tác giả muốn giới trẻ Việt Nam lớn lên ở xứ người hiểu được và cũng để cho mọi người trên thế giới đọc được.

Vì thế, trong bản Việt Ngữ, văn phong tác giả phảng phất lối văn dịch thuật, và đây cũng là nét đặc biệt của “Bão Tố Cuộc Đời.”

Từ Chương 3 đến Chương 8 là cuộc đời hoa mộng của tác giả, trải qua cùng đời sống tự do của dân chúng dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

Thanh Lan học dương cầm từ nhỏ, có năng khiếu ca hát, được mời hát trên đài phát thanh Sài Gòn lúc 13 tuổi, rồi trở thành ca sĩ hát nhạc Pháp, nhạc Anh, cũng như nhạc Việt, được mời đi các nước Âu Châu, Á Châu trình diễn, được mời đóng phim ngoại quốc, được báo giới Sài Gòn bầu là “Ảnh Hậu Nghệ Sĩ năm 1974.”

Hát hay cả nhạc ngoại quốc cùng nhạc Việt, vóc dáng xinh xắn, trình độ đại học (rất hiếm thời kỳ thập niên 1970 tại Sài Gòn), cho nên Thanh Lan rất nổi tiếng, nhất là đối với giới trẻ, học sinh, và sinh viên thời bấy giờ.

Trong phần này, với những sự việc xảy ra ở thủ đô Sài Gòn trước 30 Tháng Tư, 1975, qua ngòi bút của tác giả, làm độc giả lớn tuổi bồi hồi nhớ lại những năm tháng dễ thương thời Việt Nam Cộng Hòa.

Phần 2, “Cuộc Biến Động,” mới là phần nổi bật của hồi ký sau khi Sài Gòn thất thủ, miền Nam tự do bị chế độ độc tài tàn ác của Cộng Sản cai trị. Giống như nhiều người dân miền Nam từ sau Tháng Tư, 1975 cho đến cuối thập niên 1980 tìm cách vượt biển, vượt biên bằng đường bộ trốn khỏi đất nước, Thanh Lan cũng bồng đứa con gái nhỏ từ Sài Gòn đi theo các nhóm ra Vũng Tàu, rồi Bến Tre, lên thuyền ra khơi, nhưng kém may mắn, mấy lần vượt biển thất bại bị công an bắt giam.

Lần đầu Thanh Lan bị nhốt ở trại dành cho dân vượt biển ở gần Vũng Tàu năm 1976 trong nửa năm. Thật thảm thương cho cô ca sĩ xinh đẹp nổi tiếng, tuổi chưa đến 30 phải chịu cảnh giam cầm đau khổ cùng với đứa bé gái. Thời đó lúc tôi chưa vượt biển đã nghe bạn bè kể chuyện Thanh Lan khổ sở trong trại tù Cộng Sản. Bây giờ đọc hồi ký “Bão Tố Cuộc Đời” mà bồi hồi.

Có nhiều cô gái bất hạnh vượt biển thất bại bị bắt nhốt chịu nhiều đau khổ như một người bạn đã trải qua, nhưng chưa ai viết thành sách, và Thanh Lan đã làm được điều này. Đọc những nỗi buồn ngục tù của tác giả thật thấm thía.

Lần thứ hai vượt biển, thuyền từ Bến Tre ra được ngoài khơi nhưng lại gặp tàu công an bắt và Thanh Lan bị giam ở trại tù Rạch Giá. Đoạn văn cảm động và đặc biệt tả cảnh ca sĩ tù nhân Thanh Lan nửa đêm hát những ca khúc lãng mạn cho các tù nhân khác nghe, những bài hát được gọi là nhạc vàng bị Cộng Sản cấm đoán, nên người dân rất thèm nghe. Thêm một chi tiết đáng nhớ là mấy tên công an trẻ gác tù cũng đứng bên ngoài lén nghe tác giả hát dù hát rất nhỏ.

Thanh Lan viết: “Đêm về, họ ngồi xung quanh tôi bên ánh đèn leo lét của ai đó đã có may mắn được người nhà gửi vào, tôi sẽ lại hát nho nhỏ những bài hát bị cấm của một thời đã mất, những dòng nhạc quý báu trong trái tim mình, họ nín thở mà nghe. Dù cho tôi hãm giọng lại hết sức, họ vẫn muốn nghe rõ từng chữ, môi họ mấp máy như cùng hát với tôi. Khi mọi người trong thành phố đang ngủ, một nhóm tù tội nghiệp vẫn còn thức ở đây, ngồi cạnh bên nhau, cùng đưa nhau về thời hoa mộng ngày xưa.”

Khi được thả từ trại giam Rạch Sỏi về Sài Gòn, Thanh Lan bị bắt nhốt trong trại tù Phan Đăng Lưu vì nghi đã vượt biển thất bại rồi trở về, nhưng sau mấy ngày biết cách khai với công an nên được thả. Từ đó tác giả không còn nghĩ đến chuyện vượt biển nữa.

Mãi đến cuối năm 1993, diễn viên điện ảnh Thanh Lan đóng vai chính trong cuốn phim “Tình Người,” do đạo diễn Lê Tuấn ở California thực hiện, và tác giả được giấy phép rời Việt Nam để sang Thái Lan tới tòa đại sứ Hoa Kỳ mà xin chiếu khán vào Mỹ để dự buổi ra mắt phim này. Ban tổ chức đã nhờ một vị dân biểu Mỹ ở Orange County can thiệp và cuối cùng Thanh Lan đặt chân tới xứ sở tự do vào đầu năm 1994 sau 19 năm bôn ba tìm đường ra khỏi đất nước. Cũng trong năm 1994 này, Thanh Lan làm đơn xin tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ và được chấp thuận.

Phần 3, “Người Viễn Xứ,” kể lại những sinh hoạt nghệ thuật của ca sĩ Thanh Lan nơi hải ngoại từ năm 1994 cho đến năm 2020 là năm thế giới bị đại dịch COVID-19 để tác giả viết chương cuối hoàn tất cuốn hồi ký.

Dù là một ca sĩ nổi tiếng nhưng khi viết hồi ký tác giả không bàn nhiều về sinh hoạt trong giới ca nhạc, chỉ kể những mảnh đời của mình bên cạnh người thân kèm theo những sự kiện xã hội đất nước. Qua những dòng chữ đó, độc giả thấy được bức tranh tổng quát hoàn cảnh quê hương suốt mấy chục năm.

Một điểm cần biết là tác giả Phạm Thái Thanh Lan đã đổi tên những nhân vật được ghi trong hồi ký như tên chồng, tên bằng hữu, tên con gái với lý do tôn trọng quyền riêng tư của họ, chỉ nêu tên những nhân vật nổi tiếng với sự cân nhắc rằng không ảnh hưởng đến họ. Đây cũng là một nét đặc biệt của hồi ký “Bão Tố Cuộc Đời.”

Và đây cũng là một điều cần lưu ý vì khi mình nêu tên một cá nhân nào đó hoặc đưa một bức ảnh có người nào đó cho dù là bạn bè ra công chúng thì nếu họ không thích sẽ có rắc rối xảy ra.

Năm nay tác giả Phạm Thái Thanh Lan đã 74 tuổi, làm được một việc quan trọng là phát hành cuốn hồi ký bằng tiếng Anh và tiếng Việt ghi lại thăng trầm cuộc đời của mình để bằng hữu, người hâm mộ, giới trẻ thuộc thế hệ sau biết thêm về tác giả và những kỷ niệm lịch sử quê nhà.

Cuốn hồi ký xứng đáng được có trong tủ sách gia đình với nội dung phong phú và những cảm xúc thật lòng của người viết. Tác giả thức khuya mỗi đêm, viết tay, rồi gõ chữ bằng máy vi tính suốt bốn năm để hoàn tất tác phẩm, với cảm giác của một người sáng tác vừa sinh đứa con nghệ thuật, nhất là chữ nghĩa thì thật là sảng khoái. Chúc mừng nhà văn Phạm Thái Thanh Lan, ca sĩ Thanh Lan!

Buổi ra mắt hồi ký “Bão Tố Cuộc Đời” của Thanh Lan sẽ diễn ra từ 2 giờ chiều đến 7 giờ tối tại nhà sách Tự Lực, 14318 Brookhurst Street, Garden Grove, CA 92843. Tác giả sẽ ký tên vào sách cho người hâm mộ.

Liên lạc tác giả: catherinepham2005@yahoo.com, hoặc gởi thư về PO Box 8804, Newport Beach, CA 92658. [đ.d.]

Sunday, August 28, 2022

LỜI GỬI NGƯỜI XƯA (HÀN THIÊN LƯƠNG)

 


MỘT ÔNG VIỆT KIỀU MỸ BỊ LỪA $140,000 VÌ TIN LỜI "BẠN GÁI" QUEN QUA MẠNG (NHK)

 

Một ông Việt kiều Mỹ bị lừa $140,000 vì tin lời ‘bạn gái’ quen qua mạng

August 25, 2022

 

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Ông ĐTD, 54 tuổi, Việt kiều Mỹ, vừa báo Công An ở Sài Gòn về chuyện mình bị một “người đẹp” tên Trương Thị Cẩm Nhung, 35 tuổi, ở quận 8, lừa gần $140,000.

 

Theo báo Công An Nhân Dân hôm 25 Tháng Tám, thông qua các trang hẹn hò trên mạng xã hội, hồi năm 2019, ông D. làm quen bà Nhung. Sau nhiều lần trò chuyện qua mạng, ông D. có cảm tình với bà Nhung và muốn nên duyên vợ chồng.

 

Nghi can Trương Thị Cẩm Nhung đang bị Công An thành phố Sài Gòn truy tìm. (Hình: Công An Nhân Dân)

Đầu năm 2022, bà Nhung thông báo với ông D. rằng bà sắp qua Mỹ du lịch và định gặp ông.

Tháng Ba, bà Nhung cho ông D. biết là vào Tháng Tư bà có lịch phỏng vấn lấy thị thực (visa) đi Mỹ nhưng tài khoản ngân hàng của bà phải có $39,000 để “chứng minh tài chính” với Sứ Quán Hoa Kỳ. Bà hỏi mượn ông D. và hứa sẽ trả khi qua đến Mỹ. Nghe vậy, ông D. lập tức chuyển khoản cho bà này.

Cuối Tháng Ba, bà Nhung tiếp tục than cần $50,000 để làm “tài sản bảo đảm,” ông D. không ngần ngại chuyển thêm tiền. Thế nhưng đầu Tháng Tư, bà Nhung nói ông D. “đã nhập sai thông tin tài khoản” nên chưa nhận được tiền và nhờ ông này chuyển lại cho $50,000 để kịp lịch phỏng vấn.

Tuy nhiên, khi vừa chuyển tiền xong thì bất ngờ ông D. mất liên lạc với bà Nhung vì tất cả tài khoản trên mạng của bà đã bị xóa sạch.

Ông D. tìm hiểu thì biết trong danh sách chờ phỏng vấn lấy visa du lịch Mỹ không có tên bà Nhung.

Sau khi ông D. trình báo, Phòng Cảnh Sát Hình Sự, Công An ở Sài Gòn điều tra thì phát hiện bà Nhung đã rời địa phương đi đâu không rõ từ nhiều tháng nay. Hiện tại, công an đang truy tìm bà Nhung để làm rõ cáo buộc “lừa đảo chiếm đoạt tài sản.”

Trong một vụ lừa tiền người quen qua mạng tương tự, theo báo Zing hôm 22 Tháng Tám, ông Trần Hỷ Tâm, 41 tuổi, ở Sài Gòn, bị tòa tuyên phạt 14 năm tù với cáo buộc giả làm Việt kiều Mỹ để chiếm đoạt tiền của nạn nhân.

Báo này dẫn cáo trạng cho hay vào cuối Tháng Ba, 2021, qua Facebook, ông Tâm nhắn tin làm quen với bà Trần Thị Bích Vân, 35 tuổi, ở tỉnh Long An.

Trong lúc trò chuyện, ông Tâm giới thiệu mình tên Tuấn, Việt kiều Mỹ về Việt Nam chơi, bị kẹt lại do dịch COVID-19.

 

Lừa đảo qua mạng ngày càng tinh vi. (Hình minh họa: Zing)

Hôm 5 Tháng Tư, 2021, ông Tâm chạy xe gắn máy Honda SH đến nhà đón bà Vân đi chơi ở Sài Gòn. Lúc đó, bà này mang theo túi xách bên trong có 3 triệu đồng ($128), hai điện thoại di động và bịch nylon có 490 triệu đồng ($20,915) đưa cho ông này bỏ vào cốp xe.

Khi đến một cửa hàng bán túi xách ở quận 1, Sài Gòn, ông Tâm dừng xe bảo bà Vân “vào mua túi xách đựng tiền cho an toàn.” Khi bà Vân vừa vào cửa hàng, ông Tâm liền lái xe bỏ chạy. Ông Tâm dùng số tiền cướp được để trả nợ và tiêu xài cá nhân trước khi bị bắt.

 

 (N.H.K)

"TIN TỐT" Y KHOA (DR. DUNG LE)

 


 "TIN TỐT" Y KHOA

 

"TIN TỐT" Y KHOA TẠI SINGAPORE ĐÃ KHÁM PHÁ RA BỆNH COVIC-19 CHỈ LÀ MỘT LOẠI VI KHUẨN BỊ NHIỄM PHÓNG XẠ VÀ LÀM ĐÔNG MÁU NÊN VIỆC CHỮA TRỊ RẤT ĐƠN GIẢN!!!...)...

 

Bao lâu nay tât cả NHỮNG NGƯỜI TRONG NGÀNH Y KHOA bị TÀI PHIỆT BUÔN BỆNH CHE LẤP ĐỂ HƯỞNG LỢI... Nay SINGAPORE một nước nhỏ đầy lòng nhân ái đã huệch toẹt cách chữa COVID -19 TUYỆT VỜI... TIN VUI xin chia sẻ khắp nơi làm phước...
NC


TIN TỐT

   Singapore đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới tiến hành khám nghiệm tử thi (sau khi khám nghiệm tử thi) đối với tử thi Covid-19. Sau khi điều tra kỹ lưỡng, người ta phát hiện ra rằng Covid-19 không tồn tại dưới dạng virus mà là một loại vi khuẩn bị nhiễm phóng xạ và làm đông máu để gây ra cái chết cho con người.

Người ta phát hiện ra rằng bệnh Covid-19 có thể gây ra hiện tượng đông máu, có thể làm cho máu người đông lại và làm cho máu tĩnh mạch bị vón cục, khiến người ta khó thở do não, tim, phổi không lấy được oxy, khiến người ta chết nhanh chóng.

  Để tìm ra nguyên nhân khiến bé thiếu năng lượng thở, các bác sĩ ở Singapore đã không làm theo quy trình của WHO mà tiến hành khám nghiệm tử thi tìm COVID-19.  Các bác sĩ đã mở tay, chân và các bộ phận khác trên cơ thể sau khi kiểm tra cẩn thận và phát hiện ra rằng các mạch máu bị giãn ra và chứa đầy các cục máu đông, gây cản trở lưu lượng máu và giảm lưu lượng oxy. Vào cơ thể, nó có thể gây tử vong cho người bệnh. Khi biết được nghiên cứu này, Bộ Y tế Singapore đã ngay lập tức thay đổi kế hoạch điều trị bằng Covid-19 và dùng aspirin cho những bệnh nhân dương tính của mình. Tôi bắt đầu dùng 100 mg và Imromac. Kết quả là các bệnh nhân bắt đầu hồi phục và sức khỏe của họ bắt đầu được cải thiện. Bộ Y tế Singapore đã sơ tán hơn 14.000 bệnh nhân trong một ngày và đưa họ về nhà.

   Sau một thời gian tìm hiểu khoa học, các bác sĩ ở Singapore đã giải thích về phương pháp điều trị, nói rằng căn bệnh này là một trò lừa toàn cầu, “Nó không là gì ngoài cục máu đông (cục máu đông) và phương pháp điều trị trong mạch máu.

 Viên kháng sinh Chống viêm và Uống thuốc chống đông máu (aspirin).

Điều này cho thấy bệnh có thể điều trị được.

 Theo các nhà khoa học Singapore khác, không bao giờ cần đến máy thở và đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU). Thỏa thuận về hiệu lực này đã được công bố ở Singapore. Trung Quốc đã biết điều này, nhưng họ chưa bao giờ đưa ra báo cáo.
  Chia sẻ thông tin này với gia đình, hàng xóm, người quen, bạn bè và đồng nghiệp của bạn để giúp họ thoát khỏi nỗi sợ hãi về Covid-19 và nhận ra rằng đó không phải là vi rút mà là vi khuẩn chỉ tiếp xúc với bức xạ. Chỉ những người có khả năng miễn dịch rất thấp mới nên cẩn thận.  Bức xạ này cũng có thể gây viêm và thiếu oxy. Nạn nhân nên uống Asprin-100mg và Apronik hoặc Paracetamol 650mg.

Copy Nguồn: Bộ Y tế

Dr. Dung Le