Monday, February 28, 2022

HẬN SÔNG GIANH (ĐẰNG PHƯƠNG)

 

Sông Gianh ở Đồng Hới, Quảng Bình

 

Hận Sông Gianh

 

Đây sông Gianh đây biên cương thống khổ

Đây sa trường đây nấm mộ dân nam

Đây giòng sông, giòng máu Việt còn loang

Đây cổ độ xương tàn xưa chất đống

 

Và còn đấy hận phân chia nòi giống

Và còn đây cơn ác mộng tương tàn

Và còn đây hồn dân việt thác oan

Bao thế kỷ chưa tan niềm uất hận

 

Ôi Việt Nam cùng Việt Nam gây hấn

Muôn đời sau để hận cho giòng sông

Mộng bá vương Trịnh Nguyễn có còn không

Nhục nội chiến non sông còn in vết

 

Đây sông Gianh nơi nồi da xáo thịt

Nơi sông Hồng tàn phá giống Lạc Hồng

Nơi máu hồng nhuộm đỏ sóng giòng sông

Máu nhơ bẩn muôn đời không rửa sạch

 

Đằng Phương 

NHIỀU NỚI TRÊN THẾ GIỚI XUỐNG ĐƯỜNG PHẢN ĐỐI NGA VÀ SÁT CÁNH CÙNG UKRAINE

 

Nhiều nơi thế giới xuống đường phản đối Nga và sát cánh cùng Ukraine

Nam miền Bắc

Sau khi Nga phát động cuộc tấn công quân sự nhằm vào Ukraine, người dân thế giới đã xuống đường biểu tình phản đối cuộc chiến này.

Biểu tình chống chiến tranh Nga phát động ở Ukraine đã diễn ra ở nhiều thủ đô và các thành phố lớn tại nhiều nước trên thế giới.

Người dân biểu tình trước Cổng Brandenburg - một biểu tượng của thành phố Berlin, Đức. Ảnh: GETTY IMAGES

Người dân cầm bảng ghi chữ "Giúp đỡ Ukraine trước khi quá muộn" ở thủ đô Brussels, Bỉ. Ảnh: AP

Dòng người biểu tình dày đặc ở thủ đô Prague, Cộng hòa Czech ngày 27-2. Ảnh: AP

Một bé gái cầm bom hơi tham gia biểu tình chống chiến tranh ở thủ đô Buenos Aires, Argentina. Ảnh: REUTERS

Người dân biểu tình ở thành phố Tel Aviv, Israel ngày 26-2. Ảnh: AP

Người dân ở thành phố New York, Mỹ cũng đổ ra đường bày tỏ thái độ. Ảnh: AP

Người dân biểu tình ở Tòa nhà Thị chính cũ bang Massachusetts, Boston, Mỹ. Ảnh: THE NEW YORK TIMES

Người dân đổ về Quảng trường Thời đại, Mỹ để gứi đi thông điệp họ luôn bên cạnh Ukraine. Ảnh: GETTY

Người dân ở Montclair, bang New Jersey, Mỹ cầu nguyện cho Ukraine. Ảnh: USA TODAY NETWORK

Một mục sư hướng dẫn công chúng cầu nguyện cho Ukraine ở thành phố Sacramento, bang California. Ảnh: REUTERS

Không chỉ phản đối chiến tranh bằng biểu tình, nhiều địa điểm trên thế giới cũng đã được thắp sáng bằng màu vàng và xanh dương, là hai màu trên quốc kỳ Ukraine nhằm gửi đi thông điệp thế giới luôn đồng hành cùng Ukraine.

Ga đường sắt Flinders Street ở thành phố Melbourne, Úc thắp sáng bằng màu sắc quốc kỳ Ukraine. Ảnh: AFP

Tòa nhà Empire State của Mỹ cũng được thắp sáng bằng màu cờ Ukraine. Ảnh: GETTY IMAGES

Tháp Eiffel của Pháp cũng được thắp bằng màu cờ Ukraine. Ảnh: AP

Đấu trường La Mã ở Ý cũng được thắp màu vàng và xanh dương. Ảnh: TWITTER


TẠI SAO UKRAINE LẠI QUAN TRỌNG (TÂM AN)

 

TẠI SAO UKRAINE LẠI QUAN TRỌNG?

Posted on February 25, 2022 by TamAn



Bạn có biết vì sao lúc nào Nga cũng muốn thôn tính Ukraina?

Đó là bởi vì:

�� Ukraine là quốc gia lớn thứ hai ở Châu Âu theo diện tích và có dân số trên 40 triệu – nhiều hơn Ba Lan.

�� Đứng thứ nhất ở Châu Âu về trữ lượng quặng uranium có thể phục hồi được

�� Đứng thứ 2 Châu Âu và đứng thứ 10 thế giới về trữ lượng quặng titan

�� Đứng thứ 2 thế giới về trữ lượng quặng mangan đã thăm dò (2,3 tỷ tấn, chiếm 12% trữ lượng thế giới)

�� Đứng thứ 2 thế giới về trữ lượng quặng sắt (30 tỷ tấn)

�� Đứng thứ 2 Châu Âu về trữ lượng quặng thủy ngân

�� Vị trí thứ 3 châu Âu (vị trí thứ 13 thế giới) về trữ lượng khí đá phiến (22 nghìn tỷ mét khối)

�� Thứ 4 thế giới về tổng giá trị tài nguyên thiên nhiên

�� Vị trí thứ 7 thế giới về trữ lượng than (33,9 tỷ tấn)Ukraine là một quốc gia nông nghiệp quan trọng

�� Đứng đầu Châu Âu về diện tích đất canh tác;Đứng thứ 3 thế giới về diện tích đất đen (25% thể tích thế giới)

�� Đứng thứ nhất thế giới về xuất cảng hướng dương và dầu hướng dương

�� Đứng thứ 2 thế giới về sản xuất đại mạch và đứng thứ 4 về xuất khẩu đại mạch

�� Sản xuất lớn thứ 3 và xuất cảng ngô lớn thứ 4 thế giới

�� Sản xuất khoai tây lớn thứ 4 trên thế giới

�� Nhà sản xuất lúa mạch đen lớn thứ 5 trên thế giới

�� Đứng thứ 5 thế giới về sản lượng mật ong (75.000 tấn)

�� Vị trí thứ 8 thế giới về xuất cảng lúa mì

�� Đứng thứ 9 thế giới về sản lượng trứng gà

�� Vị trí thứ 16 thế giới về xuất khẩu pho mát (cheese).

�� Ukraine có thể đáp ứng nhu cầu lương thực cho 600 triệu người.



Ngoài ra Ukraine là một quốc gia kỹ nghệ phát triển quan trọng

�� Đứng đầu Châu Âu về sản xuất amoniac

�� Hệ thống đường ống dẫn khí đốt tự nhiên lớn thứ 2 của Châu Âu và thứ 4 thế giới

�� Lớn thứ 3 ở Châu Âu và lớn thứ 8 thế giới về công suất lắp đặt của các nhà máy điện hạt nhân

�� Đứng thứ 3 Châu Âu và thứ 11 thế giới về chiều dài mạng lưới đường sắt (21.700 km)

�� Đứng thứ 3 thế giới (sau Mỹ và Pháp) về sản xuất máy định vị và thiết bị định vị

�� Nước xuất cảng sắt lớn thứ 3 thế giới.

 �� Nước xuất cảng tuabin cho nhà máy điện hạt nhân lớn thứ 4 trên thế giới

�� Nhà sản xuất bệ phóng hoả tiễn lớn thứ 4 thế giới

�� Vị trí thứ 4 thế giới về xuất cảng đất sét Vị trí thứ 4 thế giới về xuất cảng titan

�� Vị trí thứ 8 thế giới về xuất cảng quặng và tinh quặng

�� Đứng thứ 9 thế giới về xuất cảng các sản phẩm công nghiệp quốc phòng

�� Nhà sản xuất thép lớn thứ 10 thế giới (32,4 triệu tấn).

Một Ukraine như vậy thử hỏi tại sao mà Nga không thèm muốn tài nguyên của Ukraine.

Facebooker Cuộc Sống Trời Âu

Sunday, February 27, 2022

NHÀ VĂN HÓA DƯƠNG HUỆ ANH PARIS, MẠN ĐÀM VĂN HỌC & NGHỆ THUẬT (ĐỖ BÌNH)

 

NHÀVĂN HÓA DƯƠNG HUỆ ANH
PARIS, MẠN ĐÀM VĂN HỌC&NGHỆ THUẬT
Đỗ Bình

 

Để tưởng niện một nghệ sĩ lão thành, một nhà văn hóa vừa bỏ trần gian về cõi vĩnh hằng, tôi xin trích một đoạn văn của  cố Nhà văn Hồ trường An viết đôi dòng cảm nhận về nhà thơ Dương huệ Anh :

« Năm 2003, tức là năm thứ ba của tân thiên kỷ, mảnh vườn hồng của Dương Huệ Anh là một cõi ngự uyển thịnh phóng rất nhiều bông hoa. Với 291 bài thơ được sáng tác đều đặn và cần mẫn trong vòng 12 tháng, tiên sinh có thể dùng làm một hiến lễ mùa thơ rất đẹp, rất đáng trân quý cho khách yêu thơ.
Ở hải ngoại, những thi nhân có mạch sáng tác dòi dào nhất phải kể: Tuệ Nga, Cao Mỵ Nhân, Huệ Thu, Sương Mai, Ngô Minh Hằng, Hà Huyền Chi, Dương Huệ Anh, Du Tử Lê, Phương Triều... Có lẽ tiên sinh đứng hàng đầu về lượng. Còn về phẩm thì mỗi người có một sở trường riêng, một nét độc đáo riêng. Tuy nhiên, Dương Huệ Anh vẫn là một tiếng thơ thời thế . Nếu ngày xưa, qua tiếng thơ thời thế, thi hào Victor Hugo đã được giới yêu thi ca tặng cho ông ta là L’écho du siècle (tiếng đồng vọng của thế kỷ). Vậy thì hôm nay, trên thi đàn(Việt Nam) ở hải ngoại, Dương Huệ Anh cũng có thể nhận lãnh cái danh dự ấy lắm chứ.»

(Hồ Trường An-Paris, 04/02/2004)

Xin kể lại một câu chuyện văn học ở Paris  mà ngày đó nhà thơ Dương Huệ Anh đã được các bằng hữu trong giới văn nghệ đón tiếp rất trân trọng và chân tình do Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris tổ chức trong đó có buổi Thảo luận về văn học & nghệ thuật giới thiệu Tác phẩm và Tác giả.
Tác giả Dương Huệ Anh rất đa tài, nhưng tôi quen gọi ông là Nhà Thơ. Từ ngàn xưa người đời vẫn quan niệm:«Nhà thơ là một 
danh hiệu cao quý cho người làm thơ, khi mà thơ ca của người đó phục vụ cho chânthiệnmỹ, cho ánh sáng xua tan bóng tối, cho lương tâmtrí tuệ và tiến bộ cũng như hạnh phúc của con người. »

Nhà thơ Dương Huệ Anh sáng tác từ lúc còn trẻ, thuở ấy hồn thơ ông lai láng và xanh mướt, thơm ngát như hoa xuân. Nhưng vì những tác động ngoại cảnh, những biến động thăng trần của thời thế đã ảnh hưởng đến đời sống và sự sáng tác của ông, làm hụt hẫng nguồn cảm hứng, từ đó duyên tình thơ bị ông bỏ rơi vào quên lãng! Đến khi ra hải ngoại, sự đời đã lắng, ông không còn lo việc mưu sinh thì hồn thơ ẩn sâu trong tâm hồn thi nhân bỗng trỗi dậy dạt dào. Nhà thơ đã tìm lại được nguồn cảm hứng sáng tác vì biết mình vẫn còn nặng nợ với duyên thơ tình bạn  mà bấy lâu đã hờ hững với nàng thơ. Thơ là nguồn sống của thi nhân nào có phụ người, chỉ có thi nhân đã bỏ thơ không còn đam mê Chân Thiện Mỹ, thiết tha với ý nghĩa cuộc sống thì nguồn thơ sẽ tàn úa và hồn thơ cũng bay mất! Thời gian như mây bay, gió thoảng, tâm hồn và suy nghĩ của thi nhân cũng như con nước chảy trên dòng sông và trôi theo dòng thời gian nên có nhiều thay đổi. Cũng một vầng trăng huyền ảo, cảm súc của thi sĩ lúc trẻ nhìn trăng khác với tuổi xế chiều, nhà thơ không cảm thấy sự mơ màng ảo mộng trong ánh trăng, không còn đắm say thả hồn bay theo mây gió tìm hình tướng độ khuyết tròn của vần trăng, mà chỉ nhìn thấy màu kỷ niệm và bóng thời gian. Nơi phương trời Mỹ, nhà thơ Dương Huệ Anh đã bước vào tuổi xế chiều, ở đây có những nỗi buồn tha hương luôn ẩn trong tâm hồn người xa xứ, đó cũng là chất liệu, nguồn cảm hứng cho thi nhân. Dù mang nỗi sầu tha hương nhưng nhà thơ vẫn yêu đời nên hồn thơ lại dâng trào nguồn cảm xúc, ông đã sáng tác theo dòng cảm xúc và sáng tác rất mạnh với nhiều đề tài khác nhau. Nhờ kiến thức sâu rộng tác giả đã có những sáng tác giá trị về lãnh vực thi ca, văn chương và biên khảo. Tuy nhiên chất thơ đã không còn hồn nhiên màu sắc xanh hồng, óng ả như hoa mùa xuân thuở đôi mươi, cho dù hình ảnh trong ngôn ngữ thơ có mới hơn, cấu trúc thơ vẫn giữ  những niêm luật mang tính luân lý đầy triết lý nhân sinh và tôn giáo. Thơ của ông hay và sâu sắc như những nhánh lúa hạt vàng, ngoài mùi hương thơm của lúa, giá trị thực tế của gạo là thực phẩm rất cần thiết để nuôi sống con người, lúa còn mang ý nghĩa cao cả hơn là sự hy vọng, nguồn sống.


Xin sơ lược về tiểu sử và tác phẩm của ông: Nhà thơ Dương Huệ Anh,  tên thật : Trần Quang Tương, sinh quán: Hải Phòng.
Bút hiệu khác: Triều Đông , Thụy Cầm.  Thái Uyển, Y Lương.
Nghề nghiệp trước 1975, Công Chức.

Sáng lập và là chủ tịch Thi Đàn Lạc Việt miền Bắc Cali.năm 1992 .
Năm 1993 thành lập thêm Cơ Sở Văn Học Nghệ Thuật. (đóng góp cho văn học về phương diện thơ đã xuất được 8 tập).
Tác Phẩm:
Thơ Xanh.(1955). Biên khảo:Tâm Lý Phụ Nữ Qua Phong Dao. Năm 1958 Huyền Ca, Diễm Ảo tập 1,2. Năm 1991(Mỹ): Quê Hương Vĩnh Cửu Tình Yêu ; Đường Nào Có Hoa Đào; Tha Hương 18 Năm Sầu Có Ai ? Đông Y Lược Giải (tập 1) ;1994 Thơ Dương Huệ Anh, Tổng Tập I (gồm 6 thi tập), Những Khúc Buồn Vui, (Thơ Nhạc) ;1998, Những Cánh Thư Hồng 1,2: Truyện dài ; Thơ Việt Hải Ngoại, Một Góc Nhìn (2001) ; Thơ Việt Thế Kỷ 20(1) ; 2002 Ba Mươi Năm, Ngàn Kỷ Niệm (Thơ Nhạc) 2004 ; Độc Hành Ta Vui (Thơ, 2004) ; Dịch Và Bói Dịch(sơ giải, 2005). Tìm Hiểu Về Phật Giáo, Những Vần Thơ Đạo 2006, DVD Thương Về 12 Bến Nước (Thơ, Nhạc).»

Tao Ngộ Thi Nhân

Năm 1998 tôi hân hạnh được hội Thơ ở Sacramento mời sang để nói chuyện về đề tài Tính Nhạc Trong Thơ do các nhà thơ Nguyễn Phúc Sông Hương, Nhà thơ Hoàng Thanh và nhà thơ Như Hoa Lê Quang Sinh tổ chức. Ngày đó quy tụ nhiều nhà thơ ở khắp nơi đến tham dự, trong số người đến có nhà thơ Dương Huệ Anh, Nhà thơ Hà Thượng Nhân, Nhà thơ Diên Nghị, Nhà thơ Song Nhị, Nhà thơ Lê Nguyễn, Nhà thơ Vũ Hối, Nhà thơ Phan khâm, Nhà thơ Hà Trung Yên, Nhà thơ Mạc Phương Đình, Nhà thơ Hà Ly Mạc, Nh à th ơ Huệ Thu, Nhà thơ Yên Bình, Nhà thơ Nguyễn Phan Ngọc An, Nhà thơ Sương Mai, Nhà văn Nhật Thịnh, Nhà văn Khuê Dung, GS, Trần Kiêm Đoàn, Nhà báo Tô Ngọc, Nhà báo Đỗ Hữu… thời gian này tôi còn được các hội đoàn sinh hoạt văn hóa ở San Jose như Văn Bút Bắc Cali, Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn, Thi Đàn Lạc Việt cùng một số bằng hữu văn nghệ đã tiếp đón trao đổi văn nghệ rất chân tình…
Đến năm 2005 tôi sang Bắc Cali giới thiệu cuốn biên khảo Thơ: Khung Trời Hướng Vọng của GS, Nhà thơ Nguyễn Thùy và cuốn Dạy Con của GS Trần Minh Xuân ở Sacramento do các Hội đoàn ở đó tổ chức, trong số người tham dự vẫn có nhà thơ Dương Huệ Anh đến từ San Jose.... Sau đó tôi và giáo sư Nguyễn Thùy được Hội Văn Bút ở Nam Cali mời nói chuyện về đề tài văn học, do nhà thơ Nguyễn Duy Trại tổ chức.  Ở đây tôi cũng thấy có sự tham dự của nhà thơ Dương Huệ Anh, Học giả, BS Nguyễn Hy Vọng, Nhà biên khảo Mạc Đông Pha,  nhà thơ Thái Tú Hạp và phu nhân nhà thơ Ái Cầm…

Sự hiện diện của nhà thơ Dương Huệ Anh trong những buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật mà tôi tham dự làm tôi  khích lệ và xúc động, đối với một hậu bối như tôi quả là một món quà chân tình cao đẹp mà ông dành tặng tôi. Sau này trong số tác phẩm biên khảo, thơ văn của ông, thơ của tôi được ông đưua vào sách. Khi ông sang thăm Paris, chúng tôi đã tổ chức nhiều nơi để đón tiếp ông và đưa ông đi gặp những khuôn mặt văn hóa đặc biệt ở Paris. Ông đã đi thăm thăm nữ sĩnh Minh Châu và xem tranh của Bà. Ông được mời đến xưởng vẽ và tượng điêu khắc của nữ điêu khắc gia Anh Trần, ở đây có một phòng hội tiếp tân, ông đã gặp gỡ nhiều người bạn măn xưa rời Hải Phòng, Hà Nội qua Pháp du học từ thập niên 40, 50, tất cả mọi người hiện diện hôm đó đều trân trọng ông. Họ chia nhau mời ông và đưa ông đi thăm những di tích lịch sử và thắng cảnh đẹp ở Paris.

Trong cuốn sách: Những Khuôn Mặt Văn Hóa Việt Nam Hải Ngoại sẽ ra mắt vào năm 2022, các anh chị trong ban biên tập đưa Tiểu Sử  của ôngvào sách để vinh danh một Nhà văn Hóa. Họ chọn ông Không phải ông đã sáng tác nhiều thơ, ra nhiều tác phẩm, mà vì những việc làm tận tụy của ông đối với việc bảo tồn văn hóa ở hải ngoại trong thời gian ông sinh hoạt trong Thi Đàn Lạc Việt.
Để minh họa con người của ông, tôi xin trích lời tâm tình ông viết trong cuốn:
 Dương Huệ Anh ThơThơ…& Những Giao Cảm Ngọc Ngà » ( trang 3,4,5)

« Thơ! Thơ! LạiThơ!
Gần một năm trước,- còn thiếu vài ngày !- vào dịp ra mắt tuyển tập » 50 Năm Thơ &Người Thơ » ở địa phương, một số thân hữu đùa hỏi: « Thế nào ông còn định sáng tác nữa hay không ? », vì theo niên kỷ đã thấy quá tuổi cổ lai hy rồi.
Câu trả lời thành thật là: Cũng tùy (theo sức khỏe) thôi!
Kể từ ngày tập tành theo bước các đàn anh trong Nhóm Tự Lực Văn Đoàn, Tiểu Thuyết Thứ Bảy…cóp, dán (copy, paste) từng câu, từng chữ thành vần điệu….để khoe với các bạn khác phái, cũng đã hơn nửa thế kỷ. Thơ mình làm ra có lẽ cũng khá nhiều, - riêng thời gian từ thập niên 1990 đến nay đã được vài ngàn bài, có một số nghe tạm được, nhưng tựu trung vẫn nghĩ là mình nói chưa hết những điều muốn nói, viết chưa đủ những lời cần viết. Ấy chỉ vì chuyện Đời bao la quá , phức táp quá, như là vô thủy vô chung! Nghĩ sâu thì có phải là vũ trụ, nhân sinh…luôn biến động, vô thường?
Hồi tưởng lại, những ngôi sao trong làng thơ thập niên 1940 là: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên…rồi là Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng…Bên cạnh, là những Thâm Tâm, Nguyễn Bính, Trần Huyền Trân, J. Leiba, Lưu trọng Lư, Bích Khê…Câu chuyện TTKH sau này mới được làm nóng lại, chứ thời gian ấy chưa ai lưu ý mấy đền nhữgng vần thơ « Hoa Ti Gôn ».
Số người làm thơ những năm thập niên 1940-1950 chỉ tính hàng trăm, chú không Đông đảo như hiện thời. Tập Thi nhân Việt Nam của hai ông Hoài Thanh, Hoài Chân ấn hành năm 1941, chọn lựa không chặt chẽ lắm mà cũng gom được 40 nhà thơ ba miền Trung, Nam, Bắc.
So với hiện thời, số người làm thơ có thể lên đến hàng vạn, báo nào, tạp chí, đặc san nào cũng có một số bài thơ mới…hiện tượng này đáng mừng hay chăng,là tùy quan điểm nhận xét của từng bạn đọc ; người viết không tiện nêu ra ý kiến riêng.
Mới đầu, người viết lấy cảm hứng từ những mối tình trong trắng, hồn nhiên của tuổi học trò: từ cô Thái/Thủy họ Bùi (sau là ca sĩ đài Phát thanh Việt nam-Hà Nội), qua Nam Hải (Tây Thi) (con một đại thương gia ở cảng Hải Phòng)…sau đến những nàng thôn nữ bạn, học trò còn đôi tám…Dù ở đâu hay thời điểm nào, rung cảm chính trong thơ mình cũng bắt nguồn từ những hình ảnh người nữ thuộc mọi giai tầng, khởi đi từ tâm, dựa vào triết lý Đại Bi của Phật giáo. Bên cạnh nó là những trăn trở, góp ý thực tiễn tìm một giải pháp diệt khổ: chấp nhận hiện hữu, biến khổ thành vui…
Từ đôi mươi, trong thời kháng Pháp cũng như khi trưởng thành, đi làm để mưu sinh, soạn giả đã gặp nhiều mối duyên kỳ ngọ nhưng đa số dang dở - và tất cả đã được ghi lại trong tập Thơ Xanh ( 1955) và Huyền Ca Diễm Ảnh1, 2 (1991). Rất tiếc đa số những sáng tác trong loạn ly, khói lửa đã bị thất lạc, tiêu hủy qua nhiều cuộc di cư, tị nạn, lưu vong, chính biến… Có vài tác giả thắc mắc về sự vắng mặt của tác giả trên văn đàn suốt thời gián dài, - từ 1955-1991- như cCo Mỵ Nhân, Hà Huyền Chi… lý do đơn giản của «vấn đề » là trong suốt thời gian ấy, soạn giả đã phải vận dụng «nội lực và tinh thần, liên tục, kiên trì phấn đấu để sinh tồn, xây dựng hạnh phúc cho một gia đình đông con nhỏ, và luôn gặp những biến thiên trọng đại, bất ngờ.

Kể từ thập niên 1990, tương đối rảnh rỗi, - sau khi bày nhỏ, nói chung đã an cư lạc nghiệp soạn giả mới nghĩ đến việc sắp xếp lại và in ấn những sáng tác trong mất chục năm qua: Năm 1992 pjhoổ biến thi tập » Quê Hương, Vĩnh Cửu Tình Yêu », năm 1993 trình lành hai tập  «Đường Nào Có Hoa Đào» và « Tha hương, Mười Tám Năm, Sầu Có Ai ?»
Đây cũng là thời gian soạn giả, cũng vài văn thi hữu- đứng ra vận động Thi Đàn Lạc Việt, và sau đó là Hội Trao Đổi Văn Học Nghệ Thuật, để tập hợp những nhà văn, thơ yêu mến và muốn góp phần nhỏ mọn bảo tồn văn hóa nước nhà. Hơn mười năm hoạt động, cơ sở đã tổ chức được hai cuộc Thi Thơ toàn quốc, có gần 150 nhà thơ tham dự trong những năm 1994 và 1996.
Mặt khác, cơ sở đã ấn hành được 5 Tuyển tập Một Phía Trời Thơ 1,2,3,4,5 ; hai tiuển tập 4 Biển Thơ Chung Nối Nhịp Cầu ;3 tuyển tập Thơ Văn Xuân Thu 1,2,3 (chưa kể mấy số tam nguyệt san Xuân Thu), với nội dung thuần túy văn nghệ.

Năm 1997 cơ sở bát đầu chuyển hướng đi vào phần vụ nghiên cứu, biên khảo, xuất bản: tổ chức nhiều buổi nói chuyện trao đổi về thơ văn như Ca Dao Việt Nam, Viết truyện ngắn, Ngâm Thơ, Mệnh Số học, Truyện Kiều, Hồ Xuân Hương, Thiền, Nhạc.. và năm 2000 tổ chức Ngày Kỷ niệm Thi hào Nguyễn Du, khá thành công.
Giữ năm 1997 soạn giả cho ra mắt Tổng tập I Thơ Dương Huệ Anh gờm 6 thi tập: Thương Cả Trăm Hoa ; Gót Ngọc Quan Âm ; Tho Xanh ( tái bản)

….. »

Câu Chuyện Sinh Hoạt Văn Hóa:

Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam Paris là một hội được thành lập từ luật 1901. Mục đích nhằm Bảo tồn và phát huy Văn Hóa Việt Nam ở hải ngoại. Điều lệ của hội rất đơn giản vì nặng tính thân hữu, k hông gò bó người tham gia và cũng không ràng buộc người khi rời CLB. Đa số hội viên thuộc giới trí thức văn thi sĩ, mà trong đó có những thành viên Ba Lê Thi Xã. Nhà thơ Phương Du BS Nguyễn Bá Hậu phát biểu về Ba Lê Thi Xã:
 
«Ba Lê Thi Xã, một hội thơ có khuynh huớng Đường Thi do hai cố thi sĩ Hương Bình GS Cao Văn Chiểu và Hàm Thạch GS Nguyễn Xuân Nhẫn sáng lập. Thời gian sau, Nữ sĩ Minh Châu GS Thái Hạc Oanh cùng với nhà thơ Phương Du là những cột trụ của Ba Lê Thi Xã. Hội quy tụ nhiều trí thức khoa bảng, như giáo su đại học, bác sĩ, luật gia, học giả, dịch giả…vv…nhưng có tâm hồn thơ, nên có nhiều nguời đã thành danh trong làng thơ truớc 75 và hiện nay. Thời gian trôi đi, nhiều nguời trong nhóm đã khuất như: nhà thơ Đào Trọng Đủ, nhà thơ Hương Bình Cao Văn Chiểu, nhà thơ Hàm Thạch Nguyễn Xuân Nhẫn, nhà thơ Bằng Vân Trần Văn Bảng, nhà thơ Đàn Đức Nhân, nhà thơ Huỳnh Khắc Dụng, nhà thơ Luong Giang Phạm Trọng Nhân, nhà thơ Phuợng Linh Đỗ Quang Trị, nhà thơ Nguyễn Thuờng Xuân, nhà thơ Việt Hoài, nữ sĩ Liên Trang Phạm Thị Ngoạn (Ái nữ cụ Phạm Quỳnh), nữ sĩ Thanh Liên. Những nguời còn sống như: Nhà thơ Song Thái Phạm Công Huyền (ngoài cửu tuần), nữ sĩ Minh Châu Thái Hạc Oanh, nữ sĩ Quỳnh Liên Công Tằng Tôn Nữ Quỳnh Liên, nữ sĩ Phạm Thị Nhung, nhà thơ Vân Uyên Nguyễn Văn Ái, nhà thơ Khuê Trai Vũ Quốc Thúc, nhà thơ Phuong Du Nguyễn Bá Hậu, nhà thơ Huong Giang Thái Văn Kiểm, nhà thơ Hoài Việt Nguyễn Văn Hướng, nhà thơ Hồ Trọng Khôi, nhà thơ Đỗ Bình …vv… Nhà thơ Đỗ Bình là nguời trẻ tuổi nhất đã bỏ ra nhều công sức giúp ích rất đắc lực cho Ba Lê Thi Xã quy tụ những nhà văn nhà thơ hải ngoại».
(Những nhà thơ đã tạ thế: Nhà thơ Hồ Trọng Khôi, Nhà thơ Song Thái Phạm Công Huyền, hưởng thọ 101 tuổi. Nhà thơ Khuê Trai Vũ Quốc Thúc, hưởng thọ 101 tuổi. Nhà thơ Vân Uyên Nguyễn Văn Ái, hưởng thọ 95 tuổi. Nhà thơ Phương Du Nguyễn Bá Hậu, hưởng thọ 95 tuổi. Nhà thơ Hương Giang Thái Văn Kiểm, hưởng thọ 93 tuổi.)

Nhà Thơ Dương Huệ Anh Gặp gỡ Bằng Hữu Paris:

 Vào ngày 25 03 2003, một buổi sinh hoạt văn học nghệ những người hiện diện: Nhà thơ Dương Huệ Anh từ miền Cali nắng ấm đến Paris, nhà văn Hồ Trường An từ Troyes lên,  nhà văn Võ Đức Trung từ Lille đến, cùng các văn thi hũu Paris: Học giả Võ Thu Tịnh, nhà thần học Nguyễn Tấn Phước, nhà thơ Vân Uyên GS Nguyễn Văn Ái,  nhà thơ Phương Du BS Nguyễn Bá Hậu, GS Phạm Đình Liên, GS Nguyễn Thị Minh Cầm, Nữ sĩ Minh Châu GS Thái Hạc Oanh, nữ sĩ Quỳnh Liên, nhà thơ nữ Thụy Khanh, nhà thơ nữ Hà Lan Phương, nhà văn Trần Đại Sỹ, nhạc sĩ Xuân Lôi, nhạc sĩ, GS Lê Mộng Nguyên, nhạc sĩ Trịnh Hưng, nhạc sĩ Trong Lễ ,họa sĩ René,  Họa sĩ Nguyễn Đức Tăng, nhà báo, GS Nguyễn Bảo Hưng, nhà báo Song Nguyễn GS Nguyễn Ngọc Chân, Nữ điêu khắc gia Đặng Vũ Anh Trần, nữ điêu khắc gia Vương Thu Thủy, đạo diễn Trần Song Thu, dịch giả Liều Phong, BS Thân Trọng Kỳ, BS Nguyễn Bá Linh, Nhà thơ Đỗ Bình, nghệ sĩ Linh Chi, Nghệ sĩ Thúy Hằng....VV……..

Mở đầu chương trình, Nhà thơ Đỗ Bình giới thiệu vài nét về nhà thơ Dương Huệ Anh:
 «Cụ Dương Huệ Anh là một con người đa tài. Ông tốt nghiệp trường Đại Học Quốc Gia Hành Chánh và là cựu công chức cao cấp của Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Vì tâm hồn đa cảm ông thích thơ văn, âm nhạc và nghiên cứu văn học hơn là sự phấn đấu tiến thân trong sự nghiệp quan trường. Ông là Nhà thơ, nhà văn, nhà biên khảo, nhà soạn nhạc. Từng là cựu Chủ tịch Thi Đàn Lạc Việt ở San Jose, miền Bắc Cali nơi quy tụ rất nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng mà chúng ta đã từng đón tiếp những vị đó khi sang thăm Paris, như nhà thơ Yên Bình, nhà thơ nữ Nguyễn Phan Ngọc An, nhà thơ nữ Hoàng Xuyên Anh, nhà thơ nữ Ngọc Bích, nhà thơ nữ Sương Mai. Trong thi đàn Lạc Việt có những vị liên lạc trao đổi thơ với chúng ta như Nữ sĩ Trùng Quang ,(Hội thơ Trúc Liên, Quỳnh Dao ), nữ sĩ Đinh Thị Việt Liên( Hội thơ Thi Lâm Hợp Thái,Thi Đàn Quỳnh Dao 1962 – 1975), thi sĩ Hà Thượng Nhân, thi sĩ Trình Xuyên , thi sĩ Hàn Nhân… .

Nhà thơ Dương Huệ Anh:

“ Kính thưa qúy vị, cảm ơn qúy vị đã không quản thì giờ, đường xa cho chúng tôi gặp mặt ngày hôm nay. Thú thật, đối với qúy vị về văn thơ tôi là người đi sau mặc dầu tuổi tác thì có thể nhiều hơn một số người. Tôi xin đề nghị xin đừng gọi chữ cụ nghe nó già quá  mà chính tôi cũng không muốn già, vì già khó làm thơ lắm không còn thơ thẩn được ! Do đó xin đề nghị mình cứ coi nhau như văn thi hữu anh em nó sảng khoái tự do hơn. Xin phép được giới thiệu về sinh hoạt của chúng tôi:Thi Đàn Lạc Việt được thành lập năm 1992 với hình thức hết sức khiêm tốn khởi đi từ nhóm thơ,  chủ trương: Bảo tồn và phát huy văn học nghệ thuật VN ở hải ngoại.  Qua 1993 thành lập thành Thi Đàn bên cạnh đó chúng tôi thành lập thêm Cơ Sở Văn Học Nghệ Thuật vì quan miệm rằng thơ phải có bộ môn diễn ngâm đi theo dù rằng tự thơ nó có nhạc rồi nhưng để chuyên chở đi xa cần có bộ môn nhạc. Mặc dù có những hạn chế về sức khỏe, phương tiện nhưng chúng tôi cũng cố gắng đóng góp cho văn học về phương diện thơ cơ sở đã xuất được 8 tập, trung bình mỗi năm là một tuyển tập. Ngoài ra chúng tôi còn xuất bản một tuyển tập văn Xuân Thu không định kỳ, khi nào có tiền thì chúng tôi ra. Đây là một tuyển tập được chăm sóc kỹ, nhưng sau khi ra được hai số phải đổi thành tam cá nguyệt nhưng cũng không liên tục vì nhiều khó khăn tài chánh. Sự tự lực của chúng tôi không đủ nuôi dưỡng tuyển tập, do đó  cuối cùng đành phải ra định kỳ vài năm ra một bản !
Nói về phương diện cá nhân thì có nhiều anh chị em có nhiều sáng tác rất đáng kể. Xin cho phép tôi được trình bày những đóng góp của cá nhân : Năm 1955 in tác phẩm Thơ Xanh rồi ngưng dù vẫn sáng tác, mãi đến năm 1990 bắt đầu lại và đã xuất bản khoảng 10 tập thơ. Sau những thi tập đó tôi sản xuất khá nhiều nên gom 4,5 tập vào nhau. Vì thế năm 1997 in 6 tập vào nhau lấy tên Tổng Tập 1 gồm 6 thi tập: Gót Ngọc Quan Âm Lấm Bụi Trần ,(thơ đạo), Thương Cả Trăm Hoa, Hai Mươi Năm Lưu Vong, Ba Mươi Năm trước, Thơ Hồng.”
Nhà thơ Vân Uyên, GS Nguyễn Văn Ái bỗng hỏi:
“ Bao giờ thì có thơ Tím ?”
Nhà thơ, nhà văn Dương Huệ Anh:
“ Sắp có rồi, tôi chỉ không có thơ màu đỏ thôi, trong tương lai chúng tôi sẽ có đủ các thứ màu.”
Dương Huệ Anh nói tiếp:
“Sau đó tôi chuyển sang văn vì ai cũng khuyên là thơ nhiều quá rồi không có ai đọc đâu!”
Hồ Trường An:
“Ai Nói Vậy? ”
Dương Huệ Anh:
 “ Một nữ sĩ ở Cali nói với tôi: Ông in Thơ dày quá không ai đọc!”
Dương Huệ Anh:
 “Tôi in thế này tước hết để cho tôi đáp ứng được phần tài chánh của tôi. Sau đó tôi chuển qua văn, Truyện ký thì đúng hơn vì dựa vào chuyện có phần tôi trong đó. Tôi tôi đặt tên là Những Cánh Thư Hồng  dày khoảng 500 trang. Như qúy vị đã biết biển văn học nó mênh mông lắm nên tôi chuyển sang giới thiệu tác giả giới thiệu các nhà thơ khoảng 100 nhà thơ in năm 2001”
Đỗ Bình:
 “Xin các bậc trưởng thượng cho biết, thế nào là một tác phẩm hay, tác phẩm đó dựa theo tiêu chuẩn nào để đánh giá ?”
Dương Huệ Anh:
“Nói là giới thiệu tác giả, tôi  không làm công việc phê  bình mà chỉ viết theo lối tản mạn về văn học, bởi vì nói ngbiêm túc quá ít người đọc, mà có lẽ mìnhcũng không đủ sức chưa đủ thì giờ chưa đủ  khả năng nên tôi chọn thể loại này. Nhưng khi ra sách cũng có nhiều người phê bình lắm vì họ cho rằng đây là một biên khảo văn học. Anh em không hiểu, lhông đọc kỹ lời trần tình của mình ban đầu! Nên họ cho là biên khảo văn học có lẽ đối với họ là đứng , nhưng đối với tác giả hơi oan vì mình không chủ trương như vậy mà chỉ là tản mạn văn học!”
GS Lê Mộng Nguyên:
 “Cuốn phê bình văn học Thi Nhân VN của Hoài Thanh Hoài Chân chẳng hạn ? ” 
Nhà thơ Dương Huệ Anh:
“Vâng, đúng thế. Chúng tôi rất thành thật xin qúy vị chỉ giáo, tôi nghĩ rằng mình không thể biết hết được dù mình sống tới trăm tuổi. Xin qúy vị chỉ những khuyết điểm chúng tôi xin  sẵn sàng thụ lãnh. Xong cuốn này anh em phê bình dữ lắm nhưng cũng có nhiều người khem và vài người ta không tán thành ! Sau cái này chúng tôi nghỉ và chuyển qua một cái khác, tôi hơi tham vọng mà cái tham vọng đó không phải là cái xấu không đáng kết án, nó không hải là cái tội. Tôi nghĩ có nhiều khía cạnh quá cái nào mình cũng muốn đi sâu vào xem mới biết mới hiểu được. Sau đó tôi viết cuốn : Vài Nhà Thơ Việt Thế Kỷ Hai Mươi, trong tập chúng tôi viết không phân biệt trong nước ngoài nước, Bắc Nam, tuy nhiên  mình phải tránh những gì gây xúc động với độc giả. Nhưng khi đem in gặp nhiều khó khăn vì phải tự lực cánh sinh ! Tôi xin phép được dừng ở đây nếi qúy vị có muốn sáng tỏ điều gì tôi xin thưa . xin cảm ơn qúy vị.”
Đỗ Bình:
“Theo tôi, viết về những tâm hồn phụng sự cái đẹp của người nào đó đã lao tâm lao trí trên con đường văn học nghệ thuật là việc làm đáng khen. Trong lãnh vực phê bình văn học ở hải ngoại hiện nay còn hiếm vì rất ít người chịu dấn thân làm công việc này, người am tường văn học thì già yếu, dần dần ra đi; còn lớp trẻ dù có bằng cấp cao nhưng lại am tường văn hóa  xứ người! Do đó người làm công việc phê bình rất qúy vì nhờ họ đã khám phá ra những điều ẩn chứa trong tác phẩm để giới thiệu đến công chúng những chân dung của những người sáng tác. Đánh giá một tác phẩm tùy theo trình độ của người đọc và còn phải đợi thời gian, nhưng hiện tại vẫn cần những người điểm sách, giới thiệu khái quát về nội dung lẫn hình thức để giúp bạn đọc đi vào trọng tâm đỡ mất thời gian.”
Và sau đây tôi xin trân trọng giới thiệu đến qúy vị nhà văn Hồ Trường An : Tác giả gần 50 đầu sách về  trường thiên tiểu thuyết, tiểu thuyết,và biên khảo, phê bình.”

Nhà văn Hồ Trường An:
“Thưa các bậc niên trưởng, và qúy văn hữu:Tôi làm văn nghệ tùy vào cảm hứng vui đâu chuốc đó chứ không nhất định cái gì, nếu cảm thấy hứng là làm. Cần phê bình là phê bình, khi tôi viết về biên khảo  không phải là viết toàn sự nghiệp văn học của tác giả nào, mà viết từng cuốn chứ không dám ôm đồm. Nếu có cảm hứng làm thơ thì làm những bài thơ Đường, vui đâu chuốc đó. Tôi có một đức tính: Nếu ai khen thì cũng mừng, còn ai chê thì cũng rán chịu trận chứ không một lời nào đính chính trên báo hết. Bởi càng đính chính thì càng làm cho người ta làm dữ !.... Do đó ai chê tôi thì chê ; ai khen thì mừng tôi không có một phản ứng, thật ra tôi không có buồn, mình làm một món ngon người này ăn thì khen người kia ăn thì chê, kẻ thích mì người thích hủ tíu, còn có người ăn mì ăn hủ tíu nhiều quá lại thích ăn bún riêu. Qúy vị đã đọc qua cuốn biên khảo Thập Thúy Tầm Phương thì cuốn biên khảo thứ tư Tôi đang viết cuốn:Tập Diễn Ngưng Huy trong đó có hai người hiện diện ở đây là anh Võ Đức trung và chị Thụy Khanh: Tôi xin giải thích cái tựa sách: Tập: kết tập, Diễm là đẹp, Ngưng là ngưng lại, Huy là ánh sáng, ánh sáng ngưng đọnglại tôi rút ra từ Hồng Lâu Mộng chứ không phải do tôi đặt. Tóm lại tôi không có chủ trương gì lớn lao, tôi không có tham vọng. Xin dứt lời.

Đỗ Bình giới thiệu  vài nét về nhà văn Võ Đức Trung: “Tác giả nhiều tập truyện, biên khảo. Là một người khiêm tốn giữ được phẩm chất của một cựu giáo chức. Là người chủ xướng  thực hiện cuốn Một Phần Tư Thế Kỷ Thi Ca VN Hải Ngoại gồm những bài thơ đắc ý của nhiều tác giả có chung một hoàn cảnh ly hương trong số các nhà thơ hải ngoại. Thời gian chúng tôi chuẩn bị cho thi tập mất 2 năm, khi đua ra thảo luận tại nhà tôi lúc đó gồm: Nữ sĩ Nguyễn Thị Vinh, nhà văn Nguyễn Hũu Nhật, nhà văn Võ Đức Trung và tôi, trong thảo luận thì được biết cái Tựa sách này đã được các nhà thơ Diên Nghị,  Song Nhị , Duy Năng ở Cali đã chọn từ lâu và sắp in, họ muốn thực hiện một tập văn học ghi dấu  một giai đoạn đời 25 năm xa xứ. Sau đó tôi đã liên lạc với các nhà thơ trên để giải thích sự việc của chúng tôi và đề nghị họ chọn một cái tựa khác. Khoảng một tuần sau họ trả lời là đồng ý, và đã chọn cái tựa khác cho tuyển tập là : Lưu Dân Thi Thoại, hay25 Năm Bút Luận do Cội Nguồn xuất bản.
Nhà văn Võ Đức Trung phát biểu:
“ Nhận được phôn của anh Đỗ Bình mời tôi nghĩ là lên Paris họp bạn văn nghệ như mọi khi, nhưng khi xem lại thư mời tôi thấy quan trọng quá nên lấy làm ái ngại ! Tôi ở tỉnh lẻ, thỉnh thoảng mới về Paris sinh hoạt sợ phát biểu sẽ trở ngại , hơn nữa như anh Đỗ Bình và Hồ Trường An biết; tôi viết văn về đồng quê mộc mạc nếu có gì sơ xuất mong các anh chị thứ lỗi cho. Tôi xin tâm tình tại sao tôi lại có ý định thực hiện cuốn Một PhầnTtưThế Kkỷ Thi Ca Hải Ngoại. Kể từ sau biến cố năm 1975 mọi người ồ ạt bỏ nước ra đi, dòng thi ca lúc đầu gần như tan tác, cho đến đầu thập  niên 80 thì khởi sắc vì số ít nhà thơ vượt thoát ra ngoài được đã bắt đầu viết, hồn thơ còn nhiều tâm tư cảm xúc, nhưng đến cuối thập niên 80 thì bắt đầu có chiều hướng đi xuống vì đa số phải hội nhập với cuộc sống mới! May mắn thay là qua thập niên 90 có một số nhà thơ trong diện anh em H.O khi vừa đặt chân đến ơi định cư họ đã cầm bút lại, dòng thi ca lại dâng cao qua những bài thơ tố cáo sự đàn áp và nhà tù trongchế độ CS, chúng tôi muốn bảo tồn và lưu trữ những sự kiện đó qua thi ca nhưng khi bắt tay vào thực hiện mới biết muôn vàn khó khăn! Chúng tôi tiếp xúc 350 tác giả nhưng phải chọn lựa như thế nào khi cuốn sách chuẩn bị in chỉ giới thiệu có 24 tác giả mà không kêu sự đóng góp ? Cuốn 1 đã phát hành vào tháng 2 vừa rồi, chúng tôi nhận được thư, điện thư, và phôn đến chúc mừng và khích lệ, điều đó là một món quà tinh thần đối với chúng tôi trong công việc bảo tồn văn hóa VN nơi xứ người.”

Nhà thơ Đỗ Bình phát biểu:
 «Có một nữ sĩ bảo nên thận trọng khi đề cập đến lãnh vực tế nhị tác phẩm và tác giả. Nếu bài giới thiệu không đưa ra những điểm mạnh, độc đáo, thì bài viết đó chỉ là bài khen nhau có tính tâng bốc mà không phải là bài nhận xét, phê bình văn học nghệ thuật!
Theo tôi, viết về một người nào, là viết về những tâm hồn của người đó đã bỏ bao tâm trí phụng sự Chân Thiên Mỹ trên con đường văn học nghệ thuật. Đó là việc làm đáng khen, mặc dù đánh giá một tác phẩm rất khó !Sự nhận xét còn tùy theo trình độ, khuynh hướng cảm quan của mỗi người viết, hơn nữa trình độ người đọc hôm nay rất cao. Tuy nhiên thời gian sẽ là thước đo,  gạn lọc những điều không phải nghệ thuật, để chỉ còn lại chân gía trị đích thực của một tác phẩm đọng lại trong lòng người.. Nhưng dầu sao, bộ môn văn học & nghệ thuật luôn cần những người giới thiệu khái quát về nội dung lẫn hình thức một tác phẩm để giúp bạn đọc đi vào trọng tâm đỡ mất thời gian.”
 
Nữ sĩ Minh Châu Thái Hạc Oanh trước năm 1975 là giáo sư trường Quốc Gia Cao  Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn, Bà còn là một họa sĩ có tranh triển lãm quốc tế. Tác giả nhiều thi tập và biên khảo:
Nữ sĩ Minh Châu:
« Có người bảo viết để khen nhau là tâng bốc mà không phải là phê bình văn học nghệ thuật ?»

Đỗ Bình:
 
“Từ bao lâu nay người ta tranh cãi về những chuẩn mực trong văn học nghệ thuật giữa cái hay và cái dở. Trong khi đó thích hay không thích chỉ là chủ quan của người đọc. Tôi thấy hôm nay người làm thơ ngày càng nhiều, đó là điều đáng mừng vì tâm hồn thơ sẽ giúp cho đời thêm hoa, bớt đi sự cay đắng. Nhưng tiếc thay có những bài thơ đạt được cả tứ thơ lẫn cấu trúc thì không nổi tiếng, nhưng có bài chẳng phải là thơ lại được quảng cáo rầm rộ !”

Nữ sĩ Minh Châu:
“Tại sao không phải là thơ, văn xuôi khác thơ ở điểm nào?”
Đỗ Bình:
 “Một bài viết cẩu thả, viết cho lấy có, chỉ dựa vào thể tự do để gọi là “thơ” thì chưa chắc đã là một bài thơ, và cũng không thể gọi là văn xuôi? Thơ hiện đại và tự do rất gần gũi với văn xuôi, nhưng  làm một bài thơ tự do, hay một bài thơ hiện đại rất khó ! Nhưng khi đã thành thơ thì bài đó sẽ đặc sắc và độc đáo. Theo tôi, một bài thơ hay phải bao gồm mỹ học và ý thơ.”

Nhà báo, GS Nguyễn Bảo Hưng:
“Văn xuôi là ngôn ngữ thực dụng của kinh nghiệm diễn giải bằng lý trí để mô tả hoặc giải thích một sự vật hay một ý niệm, thơ là một cảm xúc của tâm hồn được diễn tả bằng nghệ thuật.”

Trong lãnh vực phê bình văn học& nghệ thuật  ở hải ngoại hiện nay còn hiếm những nhà lý luận phê bình văn học& nghệ thuật, vì rất ít người chịu dấn thân làm công việc này, người am tường văn học thì già yếu, dần dần ra đi; còn lớp trẻ dù có kiến thức rộng, bằng cấp cao nhưng lại am tường văn hóa xứ người! Do đó người làm công việc phê bình rất qúy vì nhờ họ đã khám phá ra những điều ẩn chứa trong tác phẩm để giới thiệu đến công chúng những chân dung của những người sáng tác. Đối với những nhà phê bình văn học, chức năng của họ là khám phá những cái hay cái đẹp và độc đáo trong tác phẩm. Nếu nhà phê bình không khách quan và đi ngoài các khuynh hướng chính trị, tôn giáo thì lời phê đó rất ảnh hưởng cho một tác giả và tác phẩm. Nhà phê bình Văn học với tinh thần khách quan lúc nhận xét một tác phẩm luôn đi tìm để khai phá cái hay, cái đẹp, cái sâu sắc của tác phẩm cùng cái sâu thẳm nơi tâm hồn tác giả, không phải để làm vừa lòng tác giả mà cốt để người đương thời cùng lịch sử văn học sau nầy thẩm định được nếp sống, nếp nghĩ của một thời. Do đó, người làm công viêc phê bình ít nhiều đều chịu trách nhiệm với lịch sử sau nầy. Vì thế, nhà phê bình văn học đứng đắn không khen hão, không chê bừa, không tâng bốc, cũng không cố tình hạ giá tác phẩm cùng tác giả do chủ quan của mình hay do tình cảm thân sơ, yêu ghét đối với tác giả. Công việc phê bình không là công việc dễ dàng vì có nhiều tác phẩm cùng tác giả vô cùng sâu sắc mà đọc không kỹ, khó tìm ra cái đẹp, cái nội dung sâu sắc đó. Do đó, người làm công việc phê bình luôn phải thận trọng, nghiền ngẫm, khám phá ra những nét đẹp ẩn tàng nơi tác phẩm vì đây không phải là công việc làm chơi, làm lấy có mà phải chịu trách nhiệm với lịch sử Văn học, Nghệ thuật. Thường thì tác giả nào cũng muốn được khen, được đề cao giá trị tác phẩm mình mà không để ý đến trách nhiệm lịch sử của nhà phê bình đối với Văn học, Nghệ thuật nên hoặc hân hoan với những lời khen «bốc đồng», vội vã hoặc buồn trách nhà phê bình không «tán dương» tác phẩm mình. Nhà phê bình còn có trách nhiệm khác nữa là khuyến khích, gây tin tưởng cho những tài năng ngày càng được phong phú để có những tác phẩm hay đẹp hơn trước. Khá nhiều trường hợp một tác giả lúc đầu chỉ sáng tác đôi tác phẩm bình thường nhưng do các nhà phê bình đúng đắn mà có được những sáng tác phẩm trổi vượt hơn trước rất nhiều. Vì chính những phê bình dù khen hay chê đã khiến tác giả chăm chút tác phẩm mình, học hỏi, đào sâu tâm thức và nghệ thuật để từ đó có những trước tác nổi bật so với trước. ới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa những nhà lý luận, phê bình dù có kiến thức uyên thâm, lý luận sắc bén, khám phá được cái hay cái đẹp, cái độc đáo trong tác phẩm nhưng lệch đường lối của đảng cũng không dám viết ra; mà chỉ dám viết những điều đảng đã chỉ đạo cho phép! Đối với những tác giả ngoài đảng, có những tác phẩm phản ánh xã hội mang tính phê phán, gây bất lợi cho đảng sẽ bị các «nhà văn hóa đảng» làm nhiệm vụ nhà phê bình, cực lực lên án trù dập tác giả và tác phẩm. Họ tìm những điểm tiêu cực, hoặc những điểm sơ xuất trong tác phẩm rồi phê phán gay gắt, nhằm hướng dẫn dư luận hiểu theo quan niệm của họ. Kết quả là số phận các văn nghệ sĩ cùng tác phẩm của họ bị ghép tội phản động ! Điển hình là vụ án thời Nhân Văn Giai Phẩm, và vụ Văn Hóa Đồi Trụy, thời kỳ sau năm 1975.

Nhạc sĩ Tịnh Hưng,
tác giả những nhạc phẩm nổi tiếng  một thời: Lối Về Xóm Nhỏ, Tôi Yêu…. :
 “Thưa Các Bậc trưởng thượng và qúy Anh Chị, cách nay vài tháng chúng ta có làm buổi  Kỷ niệm 65 năm sinh hoạt văn học nghệ thuật của nhạc sĩ Xuân Lôi và cũng mừng lễ thượng thọ 85 tuổi để vinh danh người nghệ sĩ lão thành. Hôm đó thật đông, đầy đủ các khuôn mặt văn nghệ sĩ, điều đó nói lên được cái tình nghệ sĩ là chúng ta biết thương yêu và trân trọng nhau thì có khác nào những bài viết khen.”


Nhạc sĩ Xuân Lôi
:(giải thưởng Quốc Gia với những ca khúc Tiếng Hát Quê Hương, Bài Hát Của Người Tự Do 1960 ở Miền Nam. Ca khúc nổi tiếng Nhạt nắng: “ xin chào các qúy vị tôi xin độc tấu Hạ Uy Cầm nhạc phẩm Xa Quê Hương  điệu valse lente nhạc của Xuân Tiên,  lời Đan Thọ viết ngày 28 05 1956.”

GS TS âm nhạc Quỳnh Hạnh
(GS trường Quốc gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sài gòn. Huy chuơng vàng Giải nhất giải Văn Học Nghệ Thuật toàn quốc do Phủ tổng thống VNCH trao tặng, Sài gòn 1974):
“ Âm nhạc, ngoài sự thưởng ngoạn  ra còn có giá tri về khoa học. Đó là Musicothérapie hay Phương Pháp Trị Bệnh Bằng Âm Nhạc. Thực vậy, bô môn trị bệnh này có từ thời Hy lạp cổ xưa, phối hợp với trị bệnh bằng suối nước nóng, mục đích làm êm dịu thần kinh và xua đuổi đi những sự lo âu, phiền nảo… Ở Châu Á cũng có cụ Khổng Phu Tử có nói trong Lễ Nhạc : Nhạc là để giáo hóa lòng người…Ngày nay qua những bài thuyết trình tại Đại Hoc Sorbonne, Đai Học Y Khoa de Paris, các Phân khoa Tâm Lý Học cũng gây được chú ý của người nghe, nhất là giới trẻ quá nhiều lo âu trong cuộc sống hằng ngày và củng để xả Stress..”

Nhà văn Trần Đại Sỹ, t
ác giả nhiều bộ trường thiên tiểu thuyết Dã Sử :
“thật là một hân hạnh cho tôi được gặp qúy vị, nhất là một người tôi biết rằng hôm nay tôi sẽ gặp, là người mà tôi mắc nợ ngay từ lúc tôi học 6ième mà bây giờ tôi được đến để trả nợ đó là ông Lê Mộng Nguyên. Thưa qúy vị lúc đầu tiên tôi học nhạc là thày Hùng Lân đã đem bản Trăng Mờ Bên Suối dạy tôi. Hễ cứ nói đến ông Lê Mộng Nguyên dù ông có làm cả ngàn bản nhạc thì tôi cũng chỉ biết có Trăng Mờ Bên Suối.  Hôm nay tôi có chút quà văn nghệ xin tặng lại hai bộ cuối cùng tiuểu thuyết lịch sử là bộ Nam Quốc Sơn Hà thuật lại chiến công Lý Thường Kiệt đánh sang Tống, Anh Hùng Đông A Dựng Cờ Bình Mông tức là giai đoạn  1đánh quân Mông Cổ lần thứ nhất, còn đánh Mông Cổ lần thứ hai chưa in xin tặng giáo sư.”

GS Lê Mộng Nguyên:

“Xin cảm ơn anh Trần Đại Sỹ , tôi rất cxảm động không nói gì được.”

Nhà văn Võ Đức Trung
:
“ Riêng về anh Lê Mộng Nguyên cái bài Trăng Mờ Bên Suối hay quá hay! Nói thiệt anh, cho dù anh có làm hằng trăm bài khác hay như vậy cũng không rung động được tôi nữa, là bởi vì bài Trăng Mờ Bên Suối khi tôi nghe lên là tôi nhớ đến thuở còn trẻ của tôi khi đi ngang nhũng dòng suối có nước chảy róc rách có những tảng đá tôi băng qua, lại thêm những vần trăng ở quê hương không thể nào quên được những thứ đó nó ngấm vào tâm hồn của tôi nên nghe bài hát có thể chảy nước mắt. ”
Vài Nét Về Nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên:
Lê Mộng Nguyên sinh ngày
5 tháng 5 năm 1930, tại Phú Xuân, Huế. Lê Mộng Nguyên dùng tên thật cho hầu hết các sáng tác, đôi khi ông dùng một bút danh khác là Yên Hà hoặc Lan Đào. Ông là con trai áp út của một gia đình nho giáo, điền chủ ở tỉnh Thừa Thiên. Cha ông tên Lê Viết Mưu, mẹ là bà Hồ Thị Ngô. Ông bà có bảy người con, trong đó Lê Mộng Hoàng, anh của Lê Mộng Nguyên là một đạo diễn điện ảnh nổi tiếng.Lúc nhỏ, Lê Mộng Nguyên bắt đầu đi học ở trường làng Phú Xuân, rồi vào học trường Tiểu học (École Primaire) Chaigneau ở Huế. Sau đó ông thi tuyển vào trường trung học Khải Định và là một trong ba người đỗ đầu, được Chính phủ cấp học bổng. Ông học ở đó từ 1943 đến khi thi Tú tài năm 1950. Lê Mộng Nguyên làm thơ, nhạc và viết văn từ thuở nhỏ, lúc 9 tuổi khởi sự làm thơ và có nhiều bài được đăng trong nội san của trường trung học Khải Định với bút danh Yên Hà.Năm 15 tuổi, trong một cuộc thi Văn chương Học sinh trường Trung học, ông viết một bài về Phan Đình Phùng và đạt giải thưởng Hoàng Đế Bảo Đại, năm đó ông cũng sáng tác ca khúc đầu tay "Xuân Tươi" (dưới bút hiệu Lan Đào), được báo ‘’Quốc Gia’’ đăng trong ‘’Đặc San Mùa Xuân’’. Năm 18 tuổi Lê Mộng Nguyên đã được cấp thẻ nhà báo, cộng tác cùng nhiều tờ báo khi đó: Phật Giáo Văn Tập, Quốc Gia, Việt Nam Tân Báo, Đường Mới. Năm 1950, sau khi tốt nghiệp Tú tài toàn phần tại Việt Nam, Lê Mộng Nguyên sang Pháp du học, được ông Nguyễn Khoa Nam bảo lãnh tại Paris[1]. Ban đầu ông muốn theo học hòa âm tại Trường âm nhạc Paris nhưng sau đó bỏ ý định, quay sang học luật tại Khoa luật và Khoa học Kinh tế Đại học Paris 1 Panthéon Sorbonne (Faculté de Droit et de Sciences Economiques).
Năm
1954, Lê Mộng Nguyên tốt nghiệp Cử nhân Luật. Từ năm 1955 tới năm 1958, ông được mời làm tùy viên kinh tế và xã hội cạnh Tòa đại sứ Việt Nam tại Paris (Attaché économique et social près l'Ambassade du Vietnam à Paris) dưới quyền của đại sứ Việt Nam Phạm Duy Khiêm. Sau đó ông quay lại trường đại học và thi đậu cuộc thi để được hành nghề luật sư. Năm 1962, ông đậu Tiến sĩ quốc gia (Doctorat d'État) với ba bằng cao học về Droit public, Droit privé và Sciences Politiques. Sau khi thôi hành nghề luật sư, năm 1967, Lê Mộng Nguyên dạy luật Hiến pháp (Droit constitutionnel) và Khoa học Chính trị (Sciences politiques) tại trường Đại học thành phố Besançon, miền Đông nước Pháp. Năm 1985 ông quay lại Paris và giảng dạy tại Đại học Paris 8 Saint Denis đến khi về hưu năm 1997. Trong thời gian đó, ông cũng sáng tác nhiều ca khúc, nhưng không phổ biến. Tuy ít tham gia vào sinh hoạt của cộng đồng người Việt tại Pháp, nhưng ông cũng đã ký tên ủng hộ việc cứu trợ nạn thuyền nhân vượt biển. Sau khi về hưu, ông cộng tác với vài báo chí Việt tại hải ngoại, trong đó có nguyệt san Nghệ Thuật của nhạc sĩ Lê Dinh và Hồn Việt của ký giả Vương Huyền.
Lê Mộng Nguyên thành hôn với Nicole Moulin, một phụ nữ
người Pháp vào ngày 8 tháng 1 năm 1959. Trước đó hai năm, họ gặp nhau sau một cuộc biểu tình tại quận La Tinh Paris. Hai người không có con. Ông cũng chưa từng về lại Việt Nam từ khi đi du học năm 1950.
Ngày
5 tháng 12 năm 1997, Lê Mộng Nguyên được bầu vào Hàn lâm Viện Khoa học Hải ngoại (Académie des Sciences d'Outre-Mer) của Pháp, thay thế cho Cựu Hoàng Bảo Đại. Người được bầu vào Hàn Lâm Viện này phải có những tác phẩm được xuất bản, những công trình nghiên cứu đáp ứng đường lối của hàn lâm viện trong công cuộc phát triển văn hóa, khoa học, kinh tế, kỹ thuật hay nhân loại của những quốc gia hải ngoại trong khối Pháp. Lê Mộng Nguyên là người Pháp gốc Việt đầu tiên được bầu làm hội viên chánh thức (membre titulaire), có thể được bầu làm chủ tịch Hàn Lâm Viện này và có quyền bầu để chọn người vào làm hội viên. Trước đó, đã có một số người Việt làm hội viên liên lạc (membre correspondant) như Phạm Quỳnh, Phạm Duy Khiêm, Nguyễn Tiến Lãng; hội viên cộng tác (membre associé) Thái Văn Kiểm. Cựu Hoàng Bảo Đại cũng là hội viên chánh thức tự do (membre titulaire libre), có nghĩa là hội viên thực thụ không thuộc ban (section) nào cả nhưng có quyền bỏ phiếu hay tranh cử bất cứ chức vụ nào của Hàn Lâm Viện.

Nhà văn Trần Đại Sỹ:
 “Tôi xin trả nợ nguời đàn anh nhưng cũng ít gặp, tôi qúy ông lắm đó là ông GS,BS Nguyễn Văn Ái, đây là bộ Giảng Huấn Khoa Tình Dục bằng Y Học Trung Quốc (sexologie  médicale Chinoise) bây giờ tôi viết sang tiếng việt, bản tiếng Tây thì chưa xong, bản tiếng Anh  và Trung Hoa thì ra rồi. Đây gồm 3 quyển, thưa qúy vị: “Người ta cứ bảo sách “dâm thư”, nhưng đây là sách giáo khoa, xin tặng đàn anh, đáng lẽ tôi phải tặng ông Phương Du BS Nguyễn Bá Hậu nhưng ông Phương Du tu rồi sắp sửa thành linh mục đến nơi rồi. Thưa qúy vị mục đích của sách này là làm sao giữ được sức khỏe tăng tiến tuổi thọ, nhiệm vụ nó quan trọng như vậy, xin kính biếu đàn anh.”…..

Ở Pháp không nhiều nhà văn Việt Nam, nhưng lại có 3 nhà văn sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt rất khó khăn khi cầm bút, nhưng một đời yêu văn chương nên vẫn miệt mài viết. Người thứ  nhất là: Cố Nhà văn An Khê, tên thật là Nguyễn Bính Thinh sinh 01.09.1923 tại làng Tân An, tỉnh Sa Đéc ; nhưng trưởng thành ở Rạch Giá  Kiên Giang). Ông là một cây bút lâu năm trong nghề, gia nhập vào làng báo VN từ đầu năm 1950 cho đến ngày 30. 04. 1975, với các bút hiệu : Nguyễn Bính Long viết về gián điệp, Trương Thanh Vân viết về trinh thám. Năm 1952 ông vào quân đội và năm 1954 ông bị thương ở đèo An Khê hỏng cánh tay mặt. Từ đó ông lấy bút hiệu An Khê và gõ máy một tay để viết tiểu thuyết Dã Sử VN. Ông viết rất khỏe, viết tiểu thuyết đăng các báo hàng ngày cho các nhựt báo ở thủ đô. Năm 1966 ông là chủ nhiệm nhụt báo Miền Tây, là tờ báo đầu tiên  của vùng. Sau biến cố năm Mậu Thân tờ báo đình bản. Trước năm 1975 ông cộng tác với các tạp chí : Đời Mới, Phổ Thông Bán Nguyệt San, Tiếng Chuông, Buổi sáng, Công Nhân,  Dân Tiến, Vận Hội mới, Tin Sớm, Tia Sáng, Quyết Tiến, Thời Báo, Cấp Tiến, Dân Chúng, Dân Nguyện, Tiến,… Đã viết khoảng  250 quyển tiểu thuyết, và đã in thành sách ở VN được  22 bộ. Ra hải ngoại vì tuổi tác và sức khỏe kém, nhất là cánh tay bị đau nhức nên ông chỉ viết được ít truyện ngắn cộng tác với một số báo ở hải ngoại như : Làng Văn, Tiểu Thuyết Nguyệt San, Văn Nghệ Tiền Phong,  Viên Giác Ái Hữu và Ngày Mai. Năm 1993 Cơ sở Làng Văn (Canada)  có giúp ông hoàn thành tác phẩm cuối đời cuốn hồi ký ngắn : Từ Khám Lớn Đến Côn Đảo.

Người thứ  nhì là Cố nhà văn Duyên Anh phải viết bằng tay trái sau khi bị tai nạn! Nhà văn Duyên Anh tên thật là Vũ Mộng Long, những
bút hiệu khác là Thương Sinh, Mõ Báo…Ông sinh ngày 16 tháng 8 năm 1935 tại làng Tường An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Di cư vào Nam năm 1954, ông từng làm đủ nghề : dạy kèm, dạy nhạc..vv. Năm 1960, được sự nâng đỡ tận tình của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, Duyên Anh bắt đầu sự nghiệp văn chương và nổi tiếng ngay với tác phẩm đầu tay Hoa Thiên Lý. Tiếp theo đó là một loạt Thằng Côn, Thằng Vũ, Con Thúy.... ở thể loại lãng mạn đầy hoài niệm về thời kỳ ấu thơ tại quê hương miền Bắc. Sau đó ông trở thành một ký giả, chủ bút, chủ báo, giám đốc nhà xuất bản. Duyên Anh đã cộng tác với hầu hết những tờ báo lớn ở miền Nam trước năm 1975 như: Xây Dựng, Sống, Chính Luận, Công Luận, Con Ong, Tuổi Ngọc...Những tác hẩm của Duyên Anh trước năm 1975 thường mang tính hiện thục xã hội, diễn tả những mảnh đời sống trong một góc khuất ở những con hẻm, những ngõ cùng nơi đô thị. Ngoài ra, ông cũng viết nhiều truyện ngắn và truyện dài cho thiếu nhi. Sau biến cố 30 tháng 4, 1975, cùng với Doãn Quốc Sĩ, Dương Nghiễm Mậu, Nhã Ca, Phan Nhật Nam, Thanh Tâm Tuyền…vv. Duyên Anh bị liệt danh là một trong 10 nghệ sĩ nêu danh là "Những Tên Biệt Kích của Chủ Nghĩa Thực Dân Mới Trên Mặt Trận Văn Hóa - Tư Tưởng" và tác phẩm bị cấm lưu hành. Duyên Anh bị bắt đi tù cải tạo Trong Chiến dịch bắt văn nghệ sĩ miền Nam tháng 4, 1976 của nhà cầm quyền CS ban hành, Duyên Anh cùng chung số phận với các văn nghệ sĩ khác đều bị bắt vào tù . Ông được ra tù tháng 11 năm 1981, sau đó ông vượt biên. Tháng 10 năm 1983 Duyên Anh sang định cư tại Pháp. Một số tác phẩm ông viết ở Hải ngoại mang tính phê phán chế độ độc tài CS VN, sách ông được dịch ra tiếng nước ngoài và dựng thành phim, như Đồi FanTa, Một Người Nga ở Sài Gòn. Thời gian này, ông còn làm thơ và soạn nhạc. Năm 1985, ông bắt đầu cộng tác với tờ Ngày Nay và trở thành một trong những cây bút trụ cột của báo này. Ngày 6 tháng 2 năm 1997, ông mất vì bệnh xơ gan tại Paris, Pháp, để lại hơn 100 tác phẩm.
Người thứ ba là Nhà văn Hồ Trường An : Tác giả 80 đầu sách về  trường thiên tiểu thuyết, tiểu thuyết,và biên khảo, phê bình. HồTrường An tên thật là Nguyễn Viết Quang, sinh năm 1938 ở Vĩnh Long. Tốt nghiệp khóa 26 trường Sĩ Quan Thủ Đức. Phục vụ tại Ban Thông Tin Báo Chí Quân Đoàn 2&3 cho tới tháng 4 năm 1975. Ông gia nhập làng báo từ thời còn là sinh viên trường Dược qua ngòi bút phóng viên kịch trường từ giũa thế kỷ trước. Thuở đó ông đã làm thơ nhưng khi vào quân đội ông chuyên về báo chí. Sau năm 1975 ra hải ngoại ông cộng tác với nhiều tạp chí, từng làm Tổng Thơ Ký các tập san Quê Mẹ, tập san Làng Văn. Sau khi rời Paris về cư ngụ ở tỉnh Troyes năm 1982, ông đã dành thì giờ chuyên về tiểu thuyết. Văn phong của ông mang chất miệt vườn Miền Nam, sâu sắc, thắm đầy tình người và tự quê hương. Từ cuốn truyện dài Phấn Bướm ấn hành 1986 đến nay ông đã xuất bản được gần 80 tác phẩm thuộc nhiều thể loại gồm 22 truyện dài, 12 tập truyện ngắn, 22 tập biên khảo và 2 tập thơ : Thiên Đường Tìm Lại (2002), và Vườn Cau quê Ngoại (2003). N ăm 2009 ông bị tai biến mạch máu não nặng, toàn thân bất động, lúc đầu không nói được, và trí nhớ cũng quên! Sau một thời gian điều trị trí nhớ của ông được khôi phục và đã dần dần nói được dù rất khó khăn. Chưa lúc nào nhà văn Hồ trường An ham sống hơn lúc này, vì ông còn thiết tha đến văn chương, nặng nợ chữ nghĩa, vì có những mộng ước hoàn thành ! Do đó ông đã cố tập luyện để khắc phục bệnh tật, nhờ quá yêu văn học nghị lực đã giúp ông vượt qua những khó khăn để thực hiện được hai tác phẩm biên khảo chỉ gõ máy bằng một ngón tay,  đó là cuốn Núi cao Vực Thẩm, viết về 9 vóc dáng văn học VN của Thế Kỷ 20, và cuốn : Ảnh Trường Kịch Giới, ký ức về điện ảnh VN. Mới đây chúng tôi đến thăm nhà văn Hồ Trường An. Anh Hồ Trường An vừa in xong thêm một tác phẩm thể loại phê bình văn học : «Trên Nẻo Đường Nắng Tới » Gío Văn xuất bản 2013, hiện nay anh có 60 tác phẩm. Mặc dù tuổi đã cao lại bệnh tật và ăn chay trường nên ốm hơn trước, nhưng tinh thần của anh rất sáng suốt. Anh ngồi trên xe lăn trước mặt lúc nào cũng là computeur, anh cặm cụi viết sách, như muốn chạy đua với thời gian. Anh gõ máy bằng một ngón tay còn xử dụng được , thế mà cũng thực hiện được 4 tác phẩm kể từ khi bị đột qụy. Mỗi cuốn khoảng 500 trang, thật là phi thường. Ông giã từ cõi đời một cách đột ngột ngày 27 tháng 1 năm 2020 tại thành phố Troyes để thả hồn vào một giấc ngủ say. Ông đã rũ bỏ những buồn phiền nhân thế, những nỗi buồn nhớ quê mà suốt đời lưu vong ông chưa một lần trở lại. Giã từ chiếc xe lăn theo áng mây bồng bềnh bay về cõi miên viễn.

Đỗ Bình

Paris 24 tháng 2 năm 2022