Saturday, May 30, 2020

TÔI ĐƯA EM SANG SÔNG - NS NHẬT NGÂN & Y VŨ (KIM LIÊN B NGUYỄN - TRÌNH BÀY)



Xin bấm vào web để thưởng thức tiếng hát Kim Liên qua nhạc phẩm “TÔI ĐƯA EM SANG SÔNG” của NS.Nhật Ngân & Y Vũ.

 

https://www.facebook.com/100007034269099/videos/2702299643347818/UzpfSTEwMDAwNzAzNDI2OTA5OTpWSzo2MDU2NTQ4NDY3MTEwNjU/

 

Nói nhiều về một lý do thì e rằng không hay, nên rất cám ơn sự khuyến khích của các anh chị và các bạn khi ủng hộ những bài hát củ mà Liên đăng lại , khi không hát bài mới trong muà dịch của thế kỷ này...Hôm nay xin gởi lại bài hát đã đăng lên facebook từ đầu năm 2019 , nhạc phẩm : “ Tôi đưa em sang sông “ của hai nhạc sĩ Nhật Ngân và Y Vũ ....
.......................................................................................................
Vào thập niên 60, có một bài hát nổi tiếng , và sau này lại là đề tài tranh cãi ai là người sáng tác nhạc phẩm này , đó là bài : “ Tôi đưa em sang sông “, và giữa nhạc sỹ Nhật Ngân cùng nhạc sĩ Y Vũ thì ai mới chính là người sáng tác...
- Theo nhạc sĩ Nhật Ngân rằng bài hát được ông sáng tác năm 1960, tại Đà Nẳng lúc 18 tuổi, sau đó ông gửi ca khúc này vào Sài Gòn nhờ nhạc sỹ Y Vân phổ biến dùm, vì là người không có tên tuổi nên khi nhạc sỹ Y Vân đề nghị để tên em mình là nhạc sỹ Y Vũ đứng chung cho bài nhạc đến với quần chúng dể dàng hơn, nhạc sỹ Nhật Ngân đồng ý ngay, và cũng chịu để nhạc sỹ Y Vân chỉnh vài câu từ trong bài nhạc cho phù hợp với giai đoạn thời chiến tranh lúc bấy giờ..ví dụ như câu : “ Rồi thời gian lặng lẽ trôi, đời tôi là cánh mây, trôi bốn phương trời...” được chỉnh lại thành : “ Rôì thời gian lặng lẽ trôi, đời tôi là chiến binh, đi khắp phương trời..” , hoặc như trong câu kết : “ Nàng đã thay một lối về, thay cả bàn tay đón đưa “ , được thay thế bằng : “ Nàng đã thay một lối về, quên cả người trong gió mưa..”
Và trong bài nhạc ta thấy được khung cảnh miền quê..” Đường vắng đâu cần tôi đưa..” hoặc : “ Sợ bến đất lấm bước chân..” hay là : “ Đừng bước chung một lối mòn..” ..thêm nữa: “ Gót chân ngày xa xưa, sợ lấm trong bùn khi mưa ..”
những ca từ : đường vắng..., bến đất lấm bước chân, ..hay : chung một lối mòn.., hoặc : “Gót chân ... sợ lấm trong bùn khi mưa ..”.Thì không thể là những con đường phố thị được..
- Còn theo nhạc sĩ Y Vũ : thì ông không nhớ thời điểm sáng tác năm nào, và bài hát được sáng tác khi bị người yêu là cô Thanh, ( nhà có cây xăng đường Lý thái Tổ – Sài Gòn ), sau này nàng bỏ ông đi lấy chồng là một ông bác sỹ, nên nhạc sỹ Y Vũ thất tình và làm bài nhạc :” Tôi đưa em sang ông “ để nhớ nàng...
Sau khi nhạc sỹ Nhật Ngân mất ( năm 2012 tại Hoa Kỳ ), thì đến năm 2017 , nhạc sỹ trưng ra bằng chứng là mới tìm ra bản thảo bài nhạc ...
Thôi không dám đưa ra ý kiến riêng về chuyện ai là tác giả, dầu là ai trong hai nhạc sỹ cũng xin cám ơn người , cám ơn đời...đã có cơ duyên mang đến cho ta một khúc tình ca bất hủ..
Xin gởi lại các anh chị và các bạn ca khúc : “ Tôi đưa em sang sông “ của cố nhạc sỹ Nhật Ngân và nhạc sỹ Y Vũ..

 

KIM LIÊN B NGUYỄN.


HỒNG KÔNG SẼ THẾ NÀO KHI BỊ MỸ TƯỚC "QUY CHẾ ĐĂC BIỆT"? (GS. TS. KHƯƠNG HỮU LỘC)

Hong Kong sẽ thế nào khi bị Mỹ tước ‘quy chế đặc biệt’?

30/05/2020


 

Chính quyền Trung ương Bắc Kinh được xem là đang ngày càng siết chặt quyền tự trị của Hong Kong


Hong Kong sẽ bị Mỹ đánh thuế y như Trung Quốc và sẽ mất đi lợi thế như là một trung tâm tài chính hàng đầu thế giới sau khi Mỹ tuyên bố hủy quy chế đặc biệt dành cho vùng lãnh thổ này của Trung Quốc, một nhà quan sát nói với VOA.

 

Hôm 29/5, Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng Mỹ sẽ bắt đầu bãi bỏ các ưu đãi đặc biệt dành cho Hong Kong, sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ xác quyết hồi đầu tuần rằng vùng lãnh thổ này ‘không còn tự trị’ từ Trung Quốc đại lục.

 

Động thái này sẽ ảnh hưởng đến ‘toàn bộ thỏa thuận’ mà Mỹ có với Hong Kong, ông Trump phát biểu từ Vườn Hồng ở Nhà Trắng, bao gồm hiệp ước dẫn độ và các đặc quyền kinh tế được ghi trong luật của Hoa Kỳ vốn tách bạch Hong Kong với Trung Quốc đại lục.

 

‘Bắc Kinh thất hứa’

“Chúng tôi sẽ có hành động thu hồi chế độ ưu đãi dành cho Hong Kong như một vùng lãnh thổ hải quan và đi lại riêng biệt với phần còn lại của Trung Quốc,” ông Trump nói, và cho biết hướng dẫn đi lại của Bộ Ngoại giao dành cho Hong Kong sẽ được điều chỉnh để ‘phản ánh nguy cơ giám sát và trừng phạt của bộ máy an ninh nhà nước Trung Quốc gia tăng’.

 

Mỹ cũng sẽ thực hiện các bước đi để trừng phạt các quan chức Trung Quốc và Hong Kong ‘trực tiếp hoặc gián tiếp dính líu đến việc làm xói mòn quyền tự trị của Hong Kong,’ ông Trump nói theo ngôn từ của đạo luật của Quốc hội Mỹđược thực thi vào tháng 11 năm ngoái mà theo đó nhánh hành pháp của Mỹ được yêu cầu phải có hành động trừng phạt nếu Hong Kong được xem là không còn quyền tự trị.

 

Tuyên bố này của ông Trump được đưa ra một tuần sau khi Bắc Kinh tuyên bố kế hoạch sẽ áp dụng một đạo luật an ninh mới dành riêng cho Hong Kong nhằm cấm các hành vi lật đổ, làm phản và ly khai - một động thái mà những người chỉ trích lo ngại sẽ hình sự hóa trên thực tế mọi hình thức bất đồng và chống đối.

Đạo luật mới mà Quốc hội Trung Quốc đã chính thức chấp thuận hôm 28/5 sẽ mở rộng phạm vi của ‘bộ máy an ninh nhà nước Trung Quốc vào nơi trước đây là thành trì của tự do,’ ông Trump nói, cáo buộc Bắc Kinh thay thế ‘mô hình một quốc gia, hai chế độ’ mà họ đã hứa.

 

“Đây là thảm kịch đối với người dân Hong Kong, người dân Trung Quốc và thực sự là người dân trên thế giới,” ông Trump nói.

Theo đạo luật ban hành trước khi Hong Kong được chuyển giao từ Anh sang Trung Quốc vào năm 1997, Mỹ duy trì mối quan hệ thương mại và đầu tư với Hong Kong riêng biệt với Hoa lục. Điều này giúp che chắn cho vùng lãnh thổ Hong Kong trước cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

 

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết ông ‘không còn có thể xác nhận rằng Hong Kong tiếp tục được bảo đảm cách đối xử như vậy’ và dẫn ra luật an ninh quốc gia mới của Trung Quốc dành cho Hong Kong cũng như các diễn biến khác gần đây.

 

Sẽ rời bỏ Hong Kong?

Trao đổi với VOA, Giáo sư-Tiến sĩ Khương Hữu Lộc, hiện đang giảng dạy chương trình sau đại học tại Keller Graduate School of Management, nhận định rằng nếu như trước đây Mỹ xem Hong Kong là một phần riêng biệt với Trung Quốc nên được những ưu đãi riêng thì kể từ giờ vùng lãnh thổ này ‘sẽ bị đối xử y như Trung Quốc’.

“Sắp tới chính quyền Trump có thể bắt đầu nói rằng mức thuế 25% đối với 250 tỷ đô la hàng hóa của Trung Quốc sẽ bắt đầu áp lên Hong Kong,” ông phân tích.

“Thứ hai là những cấm đoán về công nghệ đối với Trung Quốc cũng sẽ được áp dụng đối với Hong Kong.”

Ông cho biết trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, hàng hóa xuất đi từ Hong Kong không bị đánh thuế và ‘cũng ít có khả năng hàng Trung Quốc trá hình mượn Hong Kong là nơi xuất đi để tránh thuế Mỹ’.

“Mỹ đã theo dõi chặt chẽ việc trá hình để xuất khẩu gian lận nhưng Hong Kong chưa bị phạt nên họ không vi phạm chuyện đó,” ông giải thích.

 

Tuy nhiên, do mức xuất khẩu của Hong Kong qua Mỹ rất nhỏ, chưa tới một tỷ đô la, nên dù có bị Mỹ đánh thuế cũng ‘không bị ảnh hưởng gì nhiều’, Giáo sư Lộc nhận định và cho biết Hong Kong ‘lệ thuộc vào xuất nhập cảng với Trung Quốc vốn chiếm trên 45% kim ngạch’.

Mặc dù giao thương không bị ảnh hưởng nhiều với quyết định này của Mỹ, nhưng vị thế trung tâm tài chính châu Á của Hong Kong có thể bị lung lay, cũng theo phân tích của Giáo sư Lộc.

Theo lời ông thì nền kinh tế Hong Kong có đến 92% là dịch vụ mà trong đó phần lớn là lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán.

 

Ông dẫn ra hệ thống tư pháp của Hong Kong vững mạnh, nghiêm minh, chính quyền không thu thuế mà chỉ cần ‘thu tiền thuê đất cũng đủ ngân sách’ và không can thiệp vào công việc kinh doanh của các doanh nghiệp theo nguyên tắc ‘laissez-faire’, tức là để thị trường tự thân vận động, nên vùng lãnh thổ này trở thành nơi thu hút các hãng tài chính hàng đầu thế giới tụ về.

“Gần như tất cả các ngân hàng lớn của thế giới và các ngân hàng của Mỹ đều có mặt ở Hong Kong,” ông nói và cho biết ‘có trên 1.400 công ty Mỹ đang làm ăn ở Hong Kong, 8.000 công ty Trung Quốc đang niêm yết trên thị trường chứng khoán ở đây.’

“Số tiền của ngân hàng Trung Quốc đi qua ngưỡng cửa Hong Kong là một ngàn tỷ đô la mỗi năm,” Tiến sỹ Lộc cho biết.

“Khi Mỹ nói là Hong Kong không còn tự chủ, tức là có thể bị chính quyền Trung Quốc siết chặt bất cứ lúc nào thì một số công ty của Mỹ sẽ không niêm yết cổ phiếu của mình ở Hong Kong nữa mà sẽ đi tìm nơi khác ở châu Á,” ông nhận định.

Trong khi đó, Hong Kong đang đối mặt sự cạnh tranh quyết liệt từ Singapore, cũng theo lời chuyên gia này.

Nếu thị trường chứng khoán Hong Kong suy yếu thì các công ty Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn, Giáo sư Lộc phân tích.

 

“Các công ty của Trung Quốc thiếu nợ rất nhiều do gặp khó khăn về chiến tranh thương mại, dịch bệnh, thì có thể không huy động vốn được trên thị trường chứng khoán Hong Kong nữa mà nợ của họ được tính theo đô la Mỹ,” ông nói và cho biết một số tỷ phú Trung Quốc đã không còn niêm yết trên thị trường chứng khoán Hong Kong nữa.


SBTN TEXAS "KINH TẾ TÀI CHÁNH VỚI GS.TS KHƯƠNG HỮU LỘC (WED MAY 27/2020)


RADIO SAIGON-DALLAS -1600 AM (GS.TS. KHƯƠNG HỮU LỘC)



Radio Saigon Dallas - 1600AM

          


Kinh Tế Tài Chánh Xí Nghiệp với GS TS Khương Hữu Lộc - 05/30/2020

 

https://www.saigondallasradio.com/?q=kttcxn_vw


Friday, May 29, 2020

"CÂU CHUYỆN KINH TẾ" ĐÀI VOA VỚI GS.TS. KHƯƠNG HỮU LỘC (MAY 29/2020)



Mỹ không còn công nhận Hong Kong là tự trị và những hệ lụy kinh tế

 

Loc Huu Khuong

Lap truong ban luan Kinh Te cua toi trong 18 nam qua voi tinh cach hoan toan vo vu loi va dac tren can ban du lieu chinh xac va ap dung nguyen tac khoa hoc Kinh Te, khong thien vi hoac da pha bat cu mot ai hay mot quoc gia nao. Nho vay nhung tien lieu ve Kinh Te moi duoc chinh xac va duoc su yeu men cua dong huong.

 

Xin bấm vào web chữ đỏ để nghe phỏng vấn của đài VOA với GS.TS. KHƯƠNG HỮU LỘC.

 

https://www.facebook.com/watch/live/?v=571125073831336&ref=watch_permalink

 


KHU TRỤC HẠM MỸ USS MUATIN TIẾP TỤC THÁCH ĐỐ TRUNG QUỐC Ở BIỂN ĐÔNG (V.GIANG)

Khu trục hạm Mỹ USS Mustin tiếp tục thách đố Trung Quốc ở Biển Đông

May 28, 2020 

 

Khu trục hạm USS Mustin khi đến Cam Ranh năm 2016. (Hình: US Navy)

 

WASHINGTON, DC (NV) – Hải Quân Mỹ lại một lần nữa thách đố các tuyên bố sai trái của Trung Quốc về chủ quyền trong vùng Biển Đông, khi vào ngày Thứ Năm, 28 Tháng Năm, đưa khu trục hạm võ trang hỏa tiễn USS Mustin vào khu vực quanh quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands).

 

Theo bản tin của CNN thì các chiến hạm của Hải Quân Mỹ đã hai lần có các chuyến hải hành tương tự trong tháng qua để thách đố những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như có một chuyến đi khác hồi Tháng Ba gần quần đảo Hoàng Sa.

 

Việc gia tăng nhịp độ các chuyến công tác của chiến hạm Mỹ trong vùng biển này được thấy trong lúc mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh đang trở nên căng thẳng hơn vì một số vấn đề, kể cả việc đảng Cộng Sản Trung Quốc tìm cách bóp nghẹt tự do dân chủ của người dân Hồng Kông và trách nhiệm của Trung Quốc về đại dịch COVID-19.

 

Trung Úy Anthony Junco, một phát ngôn viên Hạm Đội Thứ Bảy của Mỹ, trong bản thông cáo gửi tới các cơ quan truyền thông, cho biết: “Hôm 28 Tháng Năm, khu trục hạm USS Mustin (DDG 89) đã có chuyến công tác khẳng định quyền tự do hải hành trong khu vực quần đảo Hoàng Sa, theo đúng với luật lệ hàng hải quốc tế.”

“Qua việc thi hành chuyến công tác này, nước Mỹ cho thấy rằng các vùng biển này không nằm trong khu vực mà Trung Quốc có thể khẳng định hợp pháp là vùng biển của họ,” Trung Úy Junco nói thêm.

Khu trục hạm Mustin di chuyển trong vùng 12 hải lý cách đảo Phú Lâm (Woody Island) và Hòn Tháp (Pyramid Rock), theo một giới chức Hải Quân Mỹ.

 

Trung Quốc hiện có một phi trường trên đảo Phú Lâm, đủ lớn để đón nhận oanh tạc cơ chiến lược

 

Khu trục hạm USS Mustin bắn hải pháo trong một cuộc thao dượt. (Hình: US Navy)

 

Ngũ Giác Đài mới gần đây tiết lộ rằng một chiến hạm Trung Quốc hôm 14 Tháng Tư đã có sự di chuyển “không an toàn và không chuyên nghiệp” gần chiếc Mustin, lúc đó đang “có cuộc hải hành bình thường trong hải phận quốc tế,” theo lời Trung Tá Dave Eastburn, phát ngôn viên Ngũ Giác Đài.]

 

Quân đội Mỹ mới đây cáo buộc Trung Quốc là tìm cách lợi dụng lúc có dịch COVID-19 để có các hành vi thủ lợi về quân sự và kinh tế trong khu vực.

 (V.Giang) [qd]


TIN BUỒN VỀ SỰ RA ĐI CỦA HUỲNH SĨ 35 TUỔI VÌ COVID-19 (NAM LỘC)


“Lá vàng còn ở trên cây

Lá xanh rụng xuống, trời hay chăng trời!!”

“BA NHỚ RÚT ỐNG THỞ CHO CON...”😪💔

 

Đó là lời cầu xin cuối cùng mà người con trai đã nói với bố trước khi từ giã cõi trần.

 

Cháu Michael Huỳnh Kỳ Sĩ, 35 tuổi vừa qua đời vào ngày Chủ Nhật 24 tháng Năm, 2020 tại bệnh viện Fountain Valley, Orange County, California vì bị nhiễm virus Covid-19. Cháu là con trai duy nhất của anh chị Huỳnh Kỳ Phát, một khuôn mặt nghệ sĩ hiền lành và khiêm tốn, chủ nhiệm tuần báo TRẺ Magazine, và cũng là nhà hoạt động nhạc trẻ, tác giả nhiều ca khúc Việt hóa rất nổi tiếng từ hơn 50 năm qua, được nhiều người ái mộ.

 

Anh Kỳ Phát cho biết, Kỳ Sĩ là một thanh niên to lớn, khỏe mạnh, cháu còn độc thân, rất thương bố mẹ nên vẫn ở chung nhà, yêu cô bạn gái từ lâu và đang tính chuyện hôn nhân. Ngày 4 tháng Năm, 2020, cháu cảm thấy mệt trong người và lên cơn sốt, anh Phát đưa con vào Fountain Valley Hospital để khám bệnh và thử nghiệm, nhưng bác sĩ nói không có triệu chứng gì nguy hiểm nên cho về nhà. Đến ngày hôm sau thì bệnh viện báo tin cho biết là cháu đã bị dương tính Coronavirus, và khuyên phải sống cách ly. Qua ngày 6 tháng Năm thì cháu bị ho suốt đêm và cơn sốt hoành hành dữ dội nên gia đình phải đưa trở lại FV Hosp. và nằm ở đó cho đến ngày 24 tháng Năm, 2020 thì cháu từ trần.

 

Khi bệnh tình đến lúc trầm trọng và bác sĩ cho biết cháu phải sử dụng máy thở (ventilator), hình như Sĩ linh cảm được điều gì nên cháu cố dặn bố một câu là:

 

 “Nếu có mệnh hệ gì thì xin ba rút ống thở cho con nhé”! Kỳ Phát than vãn trong nước mắt: “Rất tiếc tôi đã không làm được điều cháu muốn vì bệnh viện không cho phép ở cạnh cháu khi nó trút hơi thở cuối cùng”!

 

Rất may là cô bạn gái của cháu dù bị lây nhưng đã qua khỏi thời hạn cách ly và không bị nhiễm bệnh. Anh chị Kỳ Phát cũng phải thử nghiệm nhiều lần và may mắn là kết quả đều “negative”. Người chị của cháu đã có gia đình và ở riêng nên cũng không bị ảnh hưởng.

 

Bài viết này xin được sử dụng như lời thông báo đến khán thính giả mến mộ anh Kỳ Phát, cũng như đến bạn bè và anh chị em nghệ sĩ quen biết của anh chị, Nếu quý vị nào có nhã ý chia buồn hoặc thăm hỏi, xin vui lòng gởi lời phân ưu đến anh Phát qua địa chỉ email: huynhkyphat@yahoo.com

 

Thật là trớ trêu và đau xót. Mới ngày nào anh chị cho con hơi thở chào đời, có ngờ đâu giờ đây con mình lại xin bố mẹ rút ống thở để nó yên ổn ra đi! Cho đến lúc ngồi viết những dòng chữ này, đầu óc tôi vẫn còn vang vọng tiếng khóc than của người bạn mình qua điện thoại:

 

 “Anh Lộc ơi, ước gì Trời Phật cho tôi được đổi cuộc đời với cháu”!

 

Xin thay mặt anh chị em nghệ sĩ thân hữu, thành thật chia buồn cùng anh chị Kỳ Phát và tang quyến về sự mất mát lớn lao này. Nguyện cầu hương linh cháu Michael Huỳnh Kỳ Sĩ, pháp danh Quảng Thắng sớm vãng sinh, tịnh độ.

 

Nam Lộc



Thursday, May 28, 2020

CƠN MƯA ĐẦU NĂM (THẦY THÍCH NGUYÊN NGUYỆN)

THẦY THÍCH NGUYÊN NGUYỆN (ĐANG TƯỜI CÂY)


CƠN MƯA ĐẦU NĂM

 

Chưa kịp về tháng tết

Mà cơn mưa, rơi vội đâu dây

Không vói kịp , tháng ngày

Lũ mưa mùa , phủ giăng góc phố

Lắng nghe đêm , lối nhỏ

Vẫn êm êm , của những ngày thơ

Phố bây chừ , lãng đãng

Khói sương sa , bồng bềnh Tháp nhạn

Giọt cà phê , xứ nẫu

Mênh mang hoài , một dấu chân quen

Con đường đất , hàng dương

Giờ chỉ còn , một lần ký ức

Hái vội , cành hoa dại

Ép vào đâu , để gió thả lời

Mùa xuân về , đâu đó

Chơi vơi , tiếng guốc chiều nhè nhẹ

Hằn sâu , tháp rêu phong

Hồn Chàm buông , một thời loang lỗ

Vết tích xưa , hóa cổ

Nhật nguyệt trôi , hà vấn mộ triêu

Nắng đi qua , hóa chiều

Chỉ còn lại , người ngồi một kiếp

 

CHICAGO May 22, 2020

THÍCH NGUYÊN NGUYỆN

 



TIN TỨC ĐH HAWAII " 2020 "BIỂN TÌNH"


Kính thưa quý thầy cô & các anh chị,

 

BTC Đại Hội Hawaii 2020 “Biển Tình” đã ra thông báo vào ngày 14 tháng 5 năm 2020 là vì lý do đại dịch Corona virus nên BTC đành phải hủy bỏ ĐH.

Xin bấm vào web để đọc thêm chi tiết:

 

http://www.chimvenuinhan.com/2020/05/ai-hoi-hawaii-2020-bien-tinh-huy-bo.html

 

 

Xin các anh chị vui lòng check trong thẻ credit card để biết rõ là tiền deposit $100.00 cho 2 người đã được tàu hoàn trả lại hay chưa trong credit của các anh chị (thời gian 4-6 tuần)

 

Cô Monique đã gọi cho Thukỳ và cho biết là những anh chị nào đã mua trên cruise Alaska cái VENDOR DIRECT (giống như là voucher) ở hảng NORWEGIAN CRUISE LINE thì số tiền của cái vendor này sẽ có giá trị cho đến August/2023.  Nhưng nếu vì lý do gì chúng ta không đi được thì chúng ta có thể đưa cái vendor với số tiền hiện có cho người khác dùng với điều kiện là chỉ dùng cho Norwegian Cruise Line.

 

Xin xem hình dưới mà Thukỳ đã copy ra từ vendor của Thukỳ. Xin nhớ giữ vendor của anh chị lại nhé, giá tiền có nằm trong cái vé đi Hawaii.

 

Hy vọng khi có thuốc ngừa, và thuốc trị bệnh cho Covid-19 thì BTC sẽ tổ chức Đại Hội cho cựu HSPY chúng ta.  Rất mong được gặp lại những khuôn mặt thân thương trong kỳ ĐH tới.

 

Trân trọng,

TM. Ban Tổ Chức

Trưởng Ban Tổ Chức,

NGUYỄN CẦN.


DZỢ NGƯỜI TRUNG (DIỆP THẾ HÙNG)





Xin chia sẻ tuần này với các bạn bài thơ vui DZỢ NGƯỜI TRUNG dưới đây. Bài thơ này diễn tả cái hạnh phúc của một người có vợ người miền Trung, nói rõ ra là người Phú Yên.  Như các bạn biết,  người Phú Yên thật thà, rất nhiều tình cảm nhưng họ không biểu lộ tình cảm nhiều bằng lời nói. Ngay cả trong tình yêu, ở thế hệ của tác giả hai người chỉ nhìn nhau e thẹn là biết mình đã yêu nhau. Có thể trong thư từ trao đổi sau đó, họ viết chữ yêu, nhưng khi đối diện ít ai bày tỏ tình yêu bằng lời.  Khi cưới nhau rồi vẫn thế. Tác giả lúc còn trẻ đã chứng kiến những trao đổi bằng lời của những vợ chồng trẻ. Khi nghe thì không thấy có gì âu yếm, nhưng thật sự cái âu yếm nằm trong những lời nói rất dễ thương.
Bài thơ vui dưới đây cho một vài thí dụ mà chắc các bạn cùng thế hệ của tác già nhận ra là cũng có mình trong đó.

Cũng trong cùng một chủ đề, mời các bạn đọc lại bài thơ đăng trên CVNN ngày này năm ngoái: "GHEN VỚI QUÁ KHỨ"


Chúc các bạn vui nhiều tuần này.




DZỢ NGƯỜI TRUNG

Có dzợ người Trung (*) hạnh phúc đầy
Được chăm được ngó suốt đêm ngày
Được ăn những món mà ta thích
Nhà của khang trang nở mặt mày

Có dzợ người Trung sướng lắm nè
Người người đều thấy chẳng cần khoe
Bận lo công việc và yêu dzợ
Ai lượn chung quanh có dzợ chê

Có những điều ta nhớ mỗi ngày
Tình yêu phải nói phải chưng bày
Không tình thì mới không bằng chứng
Phải nói yêu nàng, tỏ đắm say

Nam giới miền Trung có rất nhiều
Ít khi biết nói những lời yêu
Chỉ nhìn và nói yêu bằng mắt
Nhưng dzợ người Trung muốn được chìu

Ngay cả khi ta nói « nhớ em »
Nàng nhìn và nói « nhớ không thèm »
Nhưng ta phải hiểu nàng vui lắm
Hãy nói nhiều lần dzợ thích thêm

Khi nói rằng ta yêu đắm say
Nàng không chờ đợi trả lời ngay
« Yêu gì không thấy yêu gì hết
Mệt quá yêu nhau chẳng thế này ».

Haha.

Diệp Thế Hùng (May 28, 2020).
(*) dzợ = vợ, phát âm của người Phú Yên.

EM LÀ TẤT CẢ -Bằng Kiều trình bày


BI KỊCH "CUỘC ĐỜI 3 MÀU ÁO" (THUKỲ)



CUỘC ĐỜI BA MÀU ÁO (THUKỲ)


Hôm nay đọc câu chuyện thật về cuộc đời của nữ thi sĩ Trần Mộng Tú “DÒNG SÔNG ĐỨNG LẠI”,  Thukỳ nhớ lại vở kịch “CUỘC ĐỜI BA MÀU ÁO” mà Thukỳ đã liều mạng viết cho ĐH 5 cựu HSPY ở New Orleans.


Khi viết bi kịch “Cuộc Đời Ba Màu Áo”, Thukỳ đã nghĩ nhiều về những chị nữ sinh thời chinh chiến.   Nam nữ lớn lên thì chuyện yêu đương làm sao tránh khỏi. 

Nhưng thời chiến tranh biết bao nhiêu thanh niên phải lên đường vì nghĩa vụ để bảo vệ quê hương. Bởi vậy

những mối tình học trò đầy mộng mơ thật đẹp làm sao tránh được cái cảnh “Em tan trường về anh theo Ngọ về…” như trong nhạc phẩm NGÀY XƯA HOÀNG THỊ.


Có những cuộc tình học trò cũng nên duyên vợ chồng sau khi đã trải qua biết bao nhiêu cách trở, bao nhiêu khó khăn.  Làm vợ của lính trong thời chiến chinh thì phải chịu thiệt thòi ngàn thứ.  Nhạc cảnh “ĐÁM CƯỚI NHÀ BINH” trình bày một đám cưới đơn sơ vội vã, chàng trong bộ áo lính còn mùi khói súng, còn dính bùn lầy, nhưng khi yêu nhau thì đó là hạnh phúc tràn đầy.  Yêu lính thì chẳng biết đòi hỏi gì hơn.


Nhưng rồi định mệnh có xót thương gì cho những tình yêu vợ chồng son trẻ ấy.  Người vợ lính đêm ngày ngóng đợi tin chồng. Đôi khi được một tuần về phép nhưng thời gian trôi đi vùn vụt.  Tiễn đưa chồng ra chiến trường với bao nhiêu nước mắt đau buồn vì không biết ngày nào chồng sẽ được trở về, không biết đến ngày nào tay lại trong tay.  Chờ đợi chồng về từng phút từng giây. Nhưng không gì đớn đau hơn khi anh trở về trong “hòm gỗ cài hoa”.  Qua nhạc cảnh “TƯỞNG NHƯ CÒN NGƯỜI YÊU”, người góa phụ trẻ đi nhận xác chồng qua chiếc quan tài phủ lá Quốc Kỳ.


Ba nhạc cảnh này đã được những diễn viên lừng danh cựu học sinh Phú Yên diễn xuất hết tâm hồn.  Xin mời xem hình ảnh của bi kịch “CUỘC ĐỜI BA MÀU ÁO” .


Màn 1:

LƯƠNG SĨ (vai nam sinh)

LAN NGUYỄN (nữ sinh)

Nhạc cảnh ca khúc NGÀY XƯA HOÀNG THỊ (NS. Phạm Duy)

Tiếng hát Thái Thanh

https://www.youtube.com/watch?v=vG4qBpCXPdQ





Màn 2:

NGUYỄN HÒA (HOWARD) -(Chú rể là lính)

TANYA CHEN (Tuyết Hương)- (Cô dâu)

Nhạc cảnh ĐÁM CƯỚI NHÀ BINH.

Ánh Minh (ASIA 52)

https://www.youtube.com/watch?v=9d9lJRABsQg









Màn 3:

THUKỲ TRƯƠNG ( trong vai góa phụ)

Nhạc cảnh TƯỞNG NHƯ CÒN NGƯỜI YÊU

Ý Lan -trình bày

(Phạm Duy, thơ: Lê Thị Ý)

https://www.youtube.com/watch?v=Ted7RxD2HF4








Vì ở quá xa nhau nên các diễn viên chẳng có tập dợt gì trước cả. Thukỳ chỉ gửi bản thảo cho các anh chị thế mà không ngờ những kịch sĩ này cũng đã diễn tả hết tâm hồn, diễn đúng với tâm trạng của nhân vật trong câu chuyện.  Rất  nhiều khán giả đã rơi nước mắt khi người góa phụ trẻ đi nhận xác chồng.  Hy vọng những ĐH kế tiếp chúng ta sẽ có những vở kịch vui hoặc buồn để giúp cho phần văn nghệ thêm phong phú.


Thukỳ.