Friday, March 31, 2017

HÃY CHO TÔI (Đoàn Minh Hùng - trình bày)



HAY CHO TOI

HÃY CHO TÔI
sáng tác của Dino Phạm Hoàng Dzũng
Đoàn Minh Hùng trình bày.
Xin mời bấm vào hình hoặc youtube dười để  thưởng thức tiếng hát
Ca sĩ Tuy Hòa Đoàn Minh Hùng.



Vài Nét về Nhạc Sĩ Dino Phạm Hoàng Dzũng.
Đề tài lẫn nhạc của Dino Phạm Hoàng Dũng đều ra ngoài khuôn khổ. Anh là một trong những nhạc sĩ hiếm hoi viết nhạc kiểu Mỹ nhưng lời Việt.

Trả lời câu hỏi về “background” âm nhạc, Dũng nói:
- Thuở nhỏ thì cũng chỉ học nhạc trong trường vậy thôi. Ở nhà thì cũng nghe bố, nghe cậu vặn nhạc tiền chiến nhưng không thích lắm. Tôi nhớ lần đầu tiên nghe Sĩ Phú và Khánh Ly hát, tôi thấy là rất hay, nhất là Khánh Ly hát Diễm Xưa, nhưng tôi cũng không muốn đi theo con đường đó. Tới chừng nghe những bài “nhạc trẻ” của ban Phượng Hoàng thì thấy thích  và mê liền, rồi cũng tụ tập bạn bè tự học hát, học đàn và chơi nhạc với nhau. Mấy bài nhạc Phượng Hoàng đã ảnh hưởng lên lối viết nhạc của tôi rất nhiều. Lúc tôi mười mấy tuổi, có trận lụt lớn ở Phan Rang, tôi phải ngồi không mấy tuần. Một người bạn đã đến khuyến khích tôi thay vì ở không thì tập viết nhạc coi sao. Thế là tôi viết và viết nhạc luôn từ đó tới giờ, không bỏ được.
- Vậy thì qua Mỹ anh vẫn tiếp tục sáng tác. Anh có bị ảnh hưởng bởi nhạc Mỹ?
- Qua đây tôi có chơi trong các club Mỹ, có lúc cũng thành lập ban nhạc và vẫn tiếp tục con đường sáng tác nhạc theo lối “nhạc trẻ”  của ban Phượng Hoàng mà tôi đã ngưỡng  mộ. Và tôi cũng học hỏi được nhiều trong những năm tuổi trẻ lăn lộn với cuộc sống ở Mỹ.
- Vậy đề tài của anh thường là gì?
- Tôi cũng có viết một số nhạc tình nhưng đa số là tôi viết về cuộc sống nhiều hơn, thí dụ người cha làm việc lao động nuôi con, tâm trạng dân Việt ở Mỹ... Nhiều người cho là tôi có giọng hằn học. Nhưng tôi chỉ muốn nói lên những cảm nghĩ của mình trước cuộc sống.

- Anh nghĩ gì về những loại nhạc dân Việt ở Mỹ vẫn được cho nghe nhiều từ bấy lâu nay, những loại nhạc không giống như của anh?
- Kỹ nghệ làm nhạc ở đây họ phải hát những bài ca bán được nên họ dồn sức vào những bài nhạc đã nghe đi nghe lại mấy chục năm nay mà ít có gì mới. Tôi cho như vậy là làm cản bước tiến của những người viết nhạc  mới. Họ không có cơ hội trình bày và giới thiệu sáng tác của mình. Tôi lại không có khiếu về “politics” nên càng ít có cơ hội. Mặc dù vậy tôi vẫn đi làm kiếm sống hằng ngày, tiếp tục sáng tác, tiếp tục học hỏi những cái hay trong nhạc Mỹ và hòa âm, làm nhạc, làm đĩa từ cái garage của mình. Hiện tôi có khoảng hơn 70 bài hát và đã hoàn thành 1 CD có lẽ sẽ cho ra mắt một ngày gần đây. Nghe CD của tôi, mọi người sẽ cảm nhận được là tôi có nhiều cố gắng, viết nhạc và hòa âm công phu, có suy nghĩ cẩn thận chứ không phải là làm bừa. Tôi biết có nhiều người viết nhạc trẻ đã viết những bài hay và lạ nhưng không có đất dụng võ, rất tiếc.

Tôi đồng ý với anh. Theo tôi, nền văn học nghệ thuật Việt - cả hải ngoại lẫn trong nước - đang gặp chỗ bế tắc, không riêng gì ngành nhạc mà cả sách báo, hội họa... Con đường mòn cũ vẫn còn được giẫm lên bằng những bước chân rời rạc. Cái mới thì chưa được đánh giá, thưởng thức đúng mức. Người trẻ hiện nay muốn bước vào con đường nghệ thuật, ngoài tài năng còn cần rất nhiều may mắn.

Dino Phạm Hoàng Dũng không còn trẻ lắm nữa, nhưng nhạc của anh vẫn còn rất trẻ, rất mới trong tiết điệu, trong cách chọn đề tài. Dino nói tiếp:
- Nhạc của tôi như chị sẽ nghe trong bài "Ông Kỳ Cục", "Nails"... có tiết điệu không giống như nhạc Việt. Nó có rhythm của nhạc rock Mỹ, nhưng nó lại rất Việt Nam. Vì nó nói lên những đề tài Việt Nam và dùng ngôn ngữ Việt Nam. Thí dụ như trong một bài nhạc tôi viết “có khi mà khóc có chi mà lóc, có chi mà than có chi mà van, có chi mà âu có chi mà sầu...” thì có người chê, nói dùng chữ kỳ cục. Nhưng tôi vẫn không đổi. Vì đó là cách nói của người Việt Nam, có thể chưa ai đưa vào nhạc nhưng mình vẫn nói “khóc với lóc, âu với sầu...”. Tôi tin người nghe sẽ cảm nhận được những gì tôi muốn nói. Bây giờ ước mơ của tôi là có được một không gian để giới thiệu những gì mình đã viết và người nghe có cái mới để nghe. Tôi cũng đã có một số lớn thính giả, đa số đều thích những gì tôi đã cho họ nghe.

Trên đường về, tôi mở nghe CD mà Dino Phạm Hoàng Dũng đã “burn” ra tặng, gồm 3 bài "Ông Kỳ Cục", "Người Thợ May" và "Nails". Và tôi đồng ý với những thính giả anh vừa kể. Dino có một giọng hát rất hay và thích hợp với nhạc của anh. Anh có lối phát âm chuẩn, sắc gọn và biết dùng những chỗ nhấn nhá thích hợp khiến hát lên được cái hồn bài nhạc. Nhưng tôi cũng biết con đường anh chọn để đi là con đường chông gai vì ít ai thích nghe những bài nhạc thời đại như thế, cho dù có thể đồng ý Hiện nay, người có tuổi thì thích chìm đắm trong những bài nhạc tình “đứt ruột” thê thiết. Còn giới trẻ thì thích nghe những giai điệu nóng bỏng với những lời ca cháy ruột cháy gan (tôi mới coi một video của cô diva Mariah Carey, nóng ơi là nóng).

Dino Phạm Hoàng Dũng cần một môi trường thường trực để có cơ hội cho thính giả nghe nhạc của anh dài dài. Một lúc nào đó, họ sẽ nghiện.

Nhạc sĩ Dino Phạm Hoàng Dũng sắp sửa cho ra mắt CD tựa đề "Nails" với những bài hát do anh sáng tác và tự trình bày. Mời quý độc giả nghe anh hát bài "Nails":

với những gì anh nói ra và cách nói của anh cũng rất lọt tai.



TÌNH CẢM HỌC TRÒ (GS. Trần Công Tín)




Chuyện xưa....
1- Cô Khưu Thị Huệ: Đặc biệt, từ niên khóa 65-66, chứng chỉ Hán văn có mở thêm môn Bạch Thoại (dạy đàm thoại, giao tiếp và các bài văn hiện đại), trường mời cô Khưu Thị Huệ ở Saigon ra giảng dạy. Mỗi lần cô ra dạy chừng 20 giờ liên tục.

Dáng người cô cân đối, mắt đen, tròn xoe, khoảng 30 tuổi, vô cùng xinh đẹp khiến học trò phải nhìn ngắm mê mãi. Các nữ giáo sư Đại học không có mấy người đẹp (trừ cô Trương Tuyết Anh mà Bảo Cự say mê nhưng so với cô Huệ thì chẳng sánh bằng), bởi thế sự xuất hiện của giai nhân như cô Huệ đã làm xôn xao dư luận, sinh viên các ban khác cũng kiếm cớ đi ngang nhìn ngắm khiến anh em chúng tôi  hãnh diện phần nào.

Giờ ra chơi, chúng tôi bao vây cô để hỏi cái này, cái khác, không muốn rời xa. Người có chuyện lên hỏi đã đành, người không có việc gì cũng xớ rớ đứng bên để nhìn ngắm. Cô luôn miêng hỏi: "Nị wan sơ mo?" (anh hỏi cái gì?), có anh lúng túng đỏ mặt trả lời: "pu sư" (không có gì hết) nhưng cũng không chịu rời bàn giáo sư. Nghĩ lại thật vui!

Cô giáo Diệu Trang (80T) & thầy Trần Công Tín (73)
Cô Huệ là người thứ hai sau cô Diệu Trang (dạy tâm lý ở Quốc Học) mà tôi say mê, thương mến.

Hồi đó, lạ lắm, tuổi mới lớn, chúng tôi ai cũng nghĩ đến chuyện yêu đương, giai nhân, sắc đẹp nhưng hoàn toàn lý tưởng, trong sạch, thanh cao giống như mối tình của người chăn cừu đối với cô chủ xinh đẹp trong tác phẩm “Những Vì Sao” của A. DAUDET. Tình yêu vô vọng, tình yêu tôn thờ, khác xa với ngày nay luôn nhuốm mùi xác thịt. Bởi thế bản thân người đẹp cũng hãnh diện và hầu như chấp nhận sự sùng bái đó (trong truyện ngắn Tình Tuyệt Vọng của Khái Hưng, tác giả mô tả mối tình của một chàng trai đối với vợ bạn. Anh chồng cũng biết nhưng chấp nhận tình yêu thánh thiện ấy).

Nữ sinh tan trường
Nam sinh Quốc Học thời đó tôn thờ hai nữ giáo sư trẻ đẹp, sang trọng, quí phái, thanh cao, đó là cô Liên (dạy sử địa, vợ thầy Lê Khắc Phò) và cô Tôn Nữ Diệu Trang (vợ thầyHồng Giũ Lưu), ngày nay đã 50 năm rồi mà anh em chúng tôi mỗi lần họp mặt vẫn còn nhắc nhở chuyện xưa, và thành thật mô tả sự si mê của mình ra sao, cũng như Bảo Cự đã nói về  tình cảm thiết tha của mình đối với bà Huỳnh(tức là Trương Tuyết Anh) trong hồi ký vừa qua.

Đó là các bậc “tiền bối”, còn ngang trang ngang lứa (nữ sinh Đồng Khánh) thì có Diệm My, nhà ở Hàng Me, Đông Thái, ở Thành nội và Trần thị Như Mai. Bên phố thì có cô Thoa bán kẹo, bánh cao cấp ở Ngã Giữa (đường Phan Đăng Lưu ngày nay), cách đó vài chục mét là bà Mỹ Thắng (tuổi ngoài 30 đẹp mặn mà, quyến rũ), rồi cuối đường Trần Hưng Đạo (gần tiệm ảnh La Cảnh Lưu) có bà Đức Lợi nhan sắc chẳng kém gì bà Mỹ Thắng. Đó là những giai nhân một thời, đã làm con tim chúng tôi xao xuyến mộng mơ nhưng chẳng đi đến đâu,
… Mà người gieo thảm như hầu không hay.

Tôn thờ sắc đẹp, nhìn ngắm giai nhân là căn bệnh của thế hệ chúng tôi, hồi còn là học sinh Quôc học, mỗi buổi chiều, chúng tôi thường đạp xe ngược lên trường Đồng khánh để ngắm nhìn cảnh tan trường của các nữ sinh xứ Huế yêu kiều. Từng đoàn thiếu nữ thướt tha trong tà áo dài trắng tinh khôi, tóc thề tung theo gió, đạp xe hàng bốn, nối đuôi nhau thành một đoàn dài, xinh tươi mơn mởn, thật vô cùng quyến rũ và nên thơ, bây giờ nhớ lại, tôi vẫn còn bồi hồi cảm xúc.

Sau khi chiêm ngưỡng các nàng tiên đạp xe, chúng tôi lại quanh xe lui để theo sau các thiên thần đi bộ trên vĩa hè, cũng thật lý thú vô kể. Hồi ấy, chưa có cầu Phú Xuân, nên chúng tôi có thể theo đuôi các nàng một đoạn đường khà dài, lòng vương vấn luyến lưu.

Ở Chứng chỉ Ngữ Học VN, tôi học với các vị sau:
   - Thầy Huỳnh Đình Tế: Một giáo sư vô cùng uyên bác, tài năng tuyệt vời, giỏi cả Anh, Pháp và Việt. Ở ban nào thầy dạy cũng hay, cũng khiến sinh viên vô cùng cảm phục. Bằng cấp của thầy rất nhiều: tiến sĩ, thạc sĩ của các trường Đại học danh tiếng của Mỹ, Pháp, Anh. Thầy là giáo sư cơ hữu của Huế và được Sài Gòn mời vào dạy. Thầy cũng thường đi dự các cuộc hội thảo quốc tế về ngôn ngữ học và đem lại niềm vinh dự cho giới trí thức VN.


Nói thêm ;Các giáo sư trường NH (ngành văn chương) đều là học trò của thầy Tế như; Mai Thanh Lân (Anh văn) Huỳnh Giáo (Pháp văn )Trương Xuân Huy (Pháp) Phan Trọng Ngôn (Việt văn ).....Ngay cả thầy Hiệu trưởng Nguyễn Đức Giang cũng thuộc hàng đệ tử vì thầy Giang (ban Sử điạ) không trực tiếp học nhưng cũng là hàng học trò..Thầy Tế có hồi làm Khoa trưởng Đại học văn khoa Huế nên sinh viên nào cũng biết.
Vì có tài như thế, nên mặc dầu đã có gia đình và khá lớn tuổi nhưng thầy đã được cô hoa khôi Ban Anh văn sư phạm(Trần Thị Như Mai) đem lòng yêu thương. Mối  tình của hai người đã gây xôn xao dư luận, kẻ tán thành, người phản bác. Thường người ta nghĩ học trò yêu thầy là để lợi dụng, xin điểm, nhưng là một người tự trọng nên cô hoa khôi đó, trước đã giỏi rồi, nay lại càng nỗ lực nhiều hơn nữa để tránh tai tiếng và chứng minh tình yêu của mình là bất vụ lợi.

Hồi ấy, Nguyễn Ngọc Cảnh giỏi nhất (sau được giữ tại khoa, hiện giờ đã đậu tiến sĩ và giữ một chức vụ khá lớn trong cơ quan Hoa Kỳ), nhưng cô chẳng hề thua sút chút nào, bởi thế không ai nói vào đâu được. Đúng là một mối tình tuyệt đẹp nhưng tiếc thay lại không thành duyên giai ngẫu, thầy qua Mỹ sống với gia đình và từ trần. Cách đây khoảng 10 năm, tro cốt được người em đem về Huế chôn cất, còn hoa khôi thì sống ở Sài Gòn mấy chục năm nay. Bà Hảo vợ thầy Tế mất sau thầy mấy năm, trên cáo, phó ở Web Phượng Vỹ thấy đề là: Phu nhân giáo sư Huỳnh Đình Tế.

Văn Bằng Cử Nhân
Thầy dạy chúng tôi Ngữ học nhập môn và Âm Vị Học, hai môn khá khô khan và khó hiểu nhưng thầy giảng quá hay, quá rõ ràng nên chúng tôi thâu thái rất dễ dàng, thật tuyệt vời. Thầy là một trong những vị giáo sư mà tôi trọng nể nhất, và chẳng bao giờ quên ơn.

2- Cô Trần Thị Như Mai (người yêu của thầy Huỳnh đình Tế)là sinh viên ĐHSP ban Anh văn khóa 63-67(cùng khóa với tôi )

Còn cô Nguyễn Thị Như Mai (có trong hình ở bài Thất bát tuần)tốt nghiệp ĐHSP  ban Viêt Hán (như tôi)  năm 1968.Cô là vợ của thầy Phan Văn Chạy (bút danh Phan Như,nhà thơ nổi tiếng )giáo sư Anh văn ,ra trường 1 lần  và cả hai đổi về dạy tại trường Nguyễn Huệ Tuy Hòa từ năm 1968đên chừng 1971 thì đổi về Huế.Cô cũng đẹp (xem hình bây giờ,ngồi cạnh Trần Ngọc Cư ,đeo kính,)Hôm đó thầy Chạy có việc nên về trước.Lúc dạy Nguyễn Huệ ,nhiều nam sinh ngưỡng mộ.

3- Trần Ngọc Cư;Ở Mỹ,nhà văn ,nhà dịch thuật nổi tiếng có nhiều bài viết (vào G.sẽ rõ)Anh ta là giáo sư Anh văn ,sau tôi 1 ,2 năm gì đó.

(Xin đọc tiếp bài tới Tình Cảm Học Trò 2)