Friday, April 29, 2016

CÁI CHẾT CỦA 15 VỊ TƯỚNG VNCH (Đỗ Như Quyên)





Những cái chết của 15 vị Tướng QLVNCH từ 1955 đến trước và sau Quốc Hận: 30/4/1975
Một Nén Hương cho Những Người Nằm Xuống!
THIẾU TƯỚNG TRÌNH MINH THẾ

Sinh năm 1922, tỉnh Tây Ninh Việt Nam. Ngày 3-5-1955, trong lúc đang theo dõi các đơn vị của mình (quân đội Cao Đài) phối hợp với quân đội chính phủ tấn công lực lượng Bình Xuyên ở khu cầu Tân Thuận, tướng Trình minh Thế đứng trên một xe jeep tại dốc cầu, phía bên Sàigòn. Giữa tiếng nỗ của nhiều loại súng cách xa nơi ông đứng khoảng hơn 100m, có một viên đạn duy nhất không rõ ai bắn, đã trúng ngay đầu tướng Trình Minh Thế làm ông chết tại chỗ.
Cái chết chẳng ai ngờ của thiếu tướng Trình Minh Thế vừa làm đau lòng, lẫn đau đầu cho người sống. Kẻ nổ phát súng ấy là ai? Và tại sao? Từ năm 1955 cho đến nay, 2010, đã có nhiều bài viết (kể cả sách) đưa ra các câu trả lời khác nhau về "thủ phạm" bắn tướng T.M.T., nhưng hầu hết các tác giả đó đều dựa trên sự suy luận mà không đưa ra được một chứng tích nào về văn bản, chứng từ, hoặc chứng nhân v.v... Duy nhất có một người tự nhận mình là kẻ tổ chức ám sát tướng Trình Minh Thế. Ông ta đã từng lập một lời thề, sẽ giết tướng Trình Minh Thế để trả thù cho một vị chỉ huy mà ông ta kính trọng đã bị tướng Trình Minh Thế tổ chức giết chết. Tuy ông nầy cũng chẳng trưng ra được chứng tích nào, nhưng nhận thấy lời ông kể nghe có lý hơn các câu trả lời từ trước đến nay. Chúng tôi xin phép được trích đăng lại từ nhiều nguồn tham khảo ở sách, báo tiếng Việt ở Mỹ có nói đến người nhận mình giết tướng Trình Minh Thế.

..."Năm 1951, thiếu tá Antoine Savani là Trưởng Phòng Nhì, làm xếp an ninh mật thám của Phủ Toàn Quyền Pháp trên khắp ba nước Việt-Miên-Lào. Ông nầy rất kính trọng thiếu tướng Charles Chanson (1902-1951) nguyên Tư Lệnh quân đội Pháp tại Nam Việt.

Ngày 13-7-1951, Thủ Hiến Nam Việt là ông Thái Lập Thành (1896-1951) cùng với thiếu tướng Charles Chanson đến thị xã Sa Đéc dự lễ diễn binh mừng các chiến thắng vùng Tiền Giang. Hai ông xuống xe đứng chào cờ trước khán đài chính. Bỗng một bóng người mặc quân phục vạch đám đông dự lễ chạy thật nhanh đến chổ chào cờ, vừa chạy vừa đưa tay vào túi áo (rút chốt quả lựu đạn). Lúc đến trước mặt hai vị quan khách chính, người nầy đứng nghiêm và đưa tay lên chào cũng là lúc quả lựu đạn phát nổ. Sự việc xảy ra quá nhanh, không ai kịp có một phản ứng nào cả. Người mang lựu đạn bị xé làm hai, nằm bên cạnh hai xác người đang thoi thóp là các ông Thái lập Thành và tướng Charles Chanson. Gần đó hai sĩ quan Pháp cũng bị thương nặng. Những người bị thương được đưa vào một quân y viện gần đó, nhưng vài giờ sau thì cái chết đã đến với ông Thái lập Thành và tướng Charles Chanson.

Thiếu tá Antoine Savani gần như nổi điên vì cuộc ám sát vừa kể. Qua điều tra, được biết kẻ ám sát là một thanh niên tên Phạm văn Út (1925-1951) là con nuôi của đại tá Văn Thành Cao (1924- ?), Tư Lệnh quân đội Cao Đài vùng Đồng Tháp Mười. Ngoài ra, còn có tin báo cho phòng nhì Pháp biết: Đại tá Trình Minh Thế ở Chiến Khu Lò Gò (dưới chân núi Bà Đen, Tây Ninh) cho tổ chức trọng thể lễ truy điệu và tôn vinh anh Phạm Văn Út như một anh hùng kháng chiến của quân đội Cao Đài. Qua các nguồn tin thu nhận được, thiếu tá Antoine Savani cho rằng thủ phạm là ông Trình Minh Thế và thề sẽ giết ông nầy bằng mọi giá.

Khoảng năm 1994, gần 40 năm sau ngày tướng Trình Minh Thế bị ám sát (1955), ông Antoine Savani đã về hưu từ lâu với cấp đại tá và cũng đã già. Lúc gần chết vì bệnh tim, ông ta trăn trối những lời sau cùng về cái chết của tướng Trình Minh Thế. Những lời kể của ông Antoine Savani được phỏng vấn và ghi chép bởi ông Jean Lartéguy (người sau nầy viết cuốn "Le Mal Jaune", bản tiếng Anh là "Yellow Fever").

"...Chính tôi đã giết Trình Minh Thế. Dù không tự tay cầm súng nhưng tôi là người tổ chức tất cả. Thế bị giết bởi một viên đạn do người thân tín của tôi nấp từ phía sau bắn tới, không phải từ dưới tàu bắn lên. Người bắn chẳng có tên tuổi gì, nói đúng ra, chỉ biết là cấp trung úy. Sở dĩ tôi phải giết Thế là để báo thù cho tướng Chanson mà tôi đã từng thề. Trong tất cả các thủ lãnh quân sự ở trong Nam thì Thế là người nguy hiểm nhất, có nhiều tham vọng nhất, và cũng là người khôn ngoan nhất. Lansdale* quả có mặt tinh đời khi chọn Thế ... "*(Đại Tá Edward Lansdale , 1908-1987, về hưu với cấp thiếu tướng)


TRUNG TƯỚNG ĐỖ CAO TRÍ:

Trung Tướng Đỗ cao Trí Sinh ngày 20-11-1929, làng Bình Tước tỉnh Biên Hòa Việt Nam, nguyên là Tư Lệnh Quân Đoàn III/ Quân Khu III. Sáng ngày 23-2-1971, trên cương vị Tư Lệnh Hành Quân Toàn Thắng 1/71, ông chủ tọa cuộc họp tham mưu tại Bộ tư lệnh Tiền phương QĐIII/ QK III tại căn cứ Trảng Lớn, quận Châu Thành, tỉnh Tây Ninh như thường lệ. Sau buổi họp, khoảng 09:30 giờ, ông dùng trực thăng bay về hướng bắc tỉnh Tây Ninh để đến Dambe (một thị trấn nhỏ của Kampuchia) nơi lực lượng xung kích QĐ III của đại tá Trần quang Khôi đang chờ. Trực thăng chỉ huy của Trung Tướng Đỗ cao Trí rời khỏi Trảng Lớn khoảng bốn phút thì bùng nổ ở trên không. Địa điểm tai nạn khoảng 7km bắc- tây-bắc thị xã Tây Ninh. Ngoài tướng Đỗ cao Trí bị tử thương còn có hai phi công (chỉ biết tên một người là đại uý Đắc), hai xạ thủ và cơ khí phi hành (không rỏ danh tánh); trung tá Sỹ thuộc Trung Tâm Hành Quân QĐ III; trung tá Châu, Chỉ huy phó Truyền tin QĐ III; đại úy Tuấn, sĩ quan tuỳ viên; nhà báo Mỹ (gốc Pháp) Francoi Sully.
Sự ra đi đột ngột của tướng Đỗ cao Trí cũng để lại nhiều câu hỏi nhức đầu cho hậu thế. Gần 40 năm qua, đã có khá nhiều bài viết của người Việt bàn tán và nhận xét về cái chết nầy. Không có ai đưa ra được các chứng cứ nào có sức thuyết phục để dư luận chấp nhận là hợp lý, hợp tình hơn cả. Tuy nhiên tướng Đỗ cao Trí đi vào nơi khuất bóng trong lúc ông đang chiến thắng dồn dập (70-71) ở bên vùng biên giới Kampuchia. Có tin ông sắp ra nắm QĐ I để xoay chuyển tình huống mặt trận biên giới Lào, vậy mà ông ra đi! Đó là điều làm người đời sau thắc mắc.
THIẾU TƯỚNG NGUYỄN VĂN HIẾU:

Sinh ngày 23-6-1929, thành phố Thiên Tân, Cộng Hoà Trung Hoa Dân Quốc. Năm 1949 đang học đại học Aurore ở Thượng Hải thì phải theo gia đình dọn về Saigon, Việt Nam . Đầu năm 1951, ông theo học khóa 3 Võ Bị Liên Quân Việt Nam tại Đà Lạt, và tốt nghiệp (hạng hai) ngày 1-7-51 với cấp bậc thiếu uý.Thiếu Tướng Nguyễn văn Hiếu

Hai mươi năm sau, thiếu uý Nguyễn văn Hiếu đã là thiếu tướng Tư Lệnh Phó QĐ I (nhậm chức ngày 9-6-1971) và nỗi tiếng là một vị tướng liêm chính. Do có tài năng và đức độ, nên ngày 10-2-1972, Phó Tổng Thống Trần văn Hương (1902-1982) đề cử tướng Nguyễn văn Hiếu giữ chức Phụ Tá Đặc Biệt trong Ủy Ban Bài Trừ Tham Nhũng (tương đương cấp Thứ Trưởng). Ngày 1-10-1973, ông được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Phó QĐ III/ QK III và đã giữ chức vụ nầy qua ba vị Tư Lệnh Quân Đoàn là Trung Tướng Phạm quốc Thuần, Trung Tướng Dư quốc Đống (1932-2008), Trung Tướng Nguyễn văn Toàn (1932-2005).

Ngày 2-4-1975, tướng Nguyễn văn Hiếu được bổ nhiệm chức Tư Lệnh Tiền Phương QĐ III, nhưng chưa kịp nhận nhiệm sở. Ngày 4-4-1975, khoảng 17:30 giờ (các tài liệu khác thì ghi buổi trưa khoảng 13:30 giờ) những người đang làm việc tại Bộ Tư Lệnh QĐ III ở Biên Hoà bổng nghe một tiếng súng nổ trong văn phòng thiếu tướng Nguyễn văn Hiếu (cùng có nguồn tài liệu khác ghi có hai tiếng súng). Lúc mọi người mở cửa phòng thì thấy tướng Nguyễn văn Hiếu đã ngồi chết gục tại bàn làm việc, một tay ông để trên bàn và tay còn lại buông thòng xuống đất nơi có một cây súng nhỏ còn nằm trên sàn nhà (có thể loại súng P 38). Ông bị chết vì một viên đạn đi xuyên từ cằm lên thái dương (có vài tài liệu khác ghi viên đạn từ thái dương bắn xuyên lên đỉnh đầu và phá một lỗ trên trần nhà), nhưng chẳng có ai hiểu được nguyên nhân ông bị chết là do ngộ sát, tự sát hoặc bị ám sát. Vài ngày sau cái chết của tướng Nguyễn văn Hiếu, chính phủ ban đầu công bố là ông tự sát, nhưng sau đó đã cải chánh và đổi thành ngộ sát, bị cướp cò lúc đang lau súng.

Ba mươi năm sau cái chết bí ẩn của tướng Nguyễn văn Hiếu, có rất nhiều người vẫn không tin ông bị cướp cò súng bởi vì ông là người sưu tập và rất cẩn thận về súng. Có người còn quả quyết tướng Hiếu bị ám sát chết bởi những kẻ tham nhũng. Bọn nầy mượn gió bẻ măng để "giết người bịt miệng" lúc ngọn sóng Đỏ đang tràn tới. Nhưng cũng có người cho rằng một thế lực khác đã gây ra cái chết nầy. Thế lực đó đã biết được một kế hoặch bí mật giữa các tướng Nguyền văn Hiếu, Nguyễn khoa Nam, Lê văn Hưng, Trần văn Hai ở QĐIV/ QKIV, là các vị nầy sẽ tái phối trí và tổ chức lực lượng quân sự tử thủ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nếu thủ đô Sài gòn rơi vào tay quân Cộng Sản. Và thế lực đó không muốn cuộc chiến kéo dài thêm nữa khi họ đã công khai bắt tay với Việt Cộng vì quyền lợi của họ.
CÁI CHẾT ĐAU LÒNG

CHUẨN TƯỚNG TRƯƠNG QUAN ÂN:

Sinh năm 1932, là thủ khoa khóa 7 Trường Võ Bị Liên Quân Việt Nam ở Đà Lạt. Ông nguyên là Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh/ QĐII/ QKII từ ngày 24-11-1966. Vợ ông là bà Dương thị kim Thanh (Huế), nguyên chuẩn uý thuộc binh chủng Nhảy Dù nhưng làm việc tại Tổng Y Viện Cộng Hòa. Nhân dịp bà đi thăm và tặng quà cho các chiến sĩ và gia đình đang đồn trú tại vùng biên giới tây bắc tỉnh Pleiku, ngày 8-9-1968, Ông cùng bà đi chung một chiếc trực thăng loại H-34 (Choctaw) của Không Quân VNCH đến thăm các căn cứ tiền đồn. Sau khi thăm được vài nơi, trực thăng chở ông bà lại cất cánh để đến nơi khác thì máy bay phát nổ ngay trước mắt các binh sĩ và gia đình. Tất cả những người trên trực thăng đều tử thương, trong đó có Chuẩn Tướng Trương quang Ân và vợ là bà Dương thị Kim Thanh.
NHỮNG TAI NẠN TRỰC THĂNG

THIẾU TƯỚNG NGUYỄN VIẾT THANH

Sinh năm 1931, Lâm Đồng, tốt nghiệp khóa 4 Trường Võ Bị Liên Quân Việt Nam, Đà Lạt, nguyên là Tư Lệnh QĐIV/ QKIV từ ngày 1-7-1968. Hành quân Cửu Long 1 (bắt đầu ngày 9-5-1970) là cuộc hành quân cấp quân đoàn vượt qua đất Cam Bốt nhằm giải cứu, hồi hương hàng chục ngàn đồng bào thoát sự tàn sát của của dân Cam Bốt. Trên cương vị là Tư Lệnh Hành Quân Cửu Long 1, thiếu tướng Nguyễn viết Thanh thường xuyên có mặt trên máy bay trực thăng để theo dõi và đôn đốc các đơn vị. Ngày 1-5-1970, chiếc trực thăng chỉ huy của tướng Thanh đã vở tan trên không vì bị một chiếc trực thăng võ trang của Mỹ đụng vào. Tai nạn xảy ra trên bầu trời tỉnh Kiến Tường. Tất cả số người có mặt trên hai chiếc trực thăng đều tử nạn.
CHUẨN TƯỚNG PHAN ĐÌNH SOẠN

Sinh ngày 16-11-1929, Huế, tốt nghiệp khóa 1 Trường Sĩ Quan Việt Nam Thủ Đức, nguyên Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh QLVNCH từ ngày 1-10-1968 đến 31-1-1972. Ông được bổ nhiệm giữ chức Tư Lệnh Phó QĐI/ QKI vào ngày 1-2-1972, thay thiếu tướng Nguyễn văn Hiếu. Ngày 25-2-1972, chuẩn tướng Phan đình Soạn đi máy bay trực thăng ra thăm một chiến hạm Mỹ, cách Đà Nẵng khoảng 20km ngoài khơi biển Đông Việt Nam. Lúc cất cánh trở về, trực thăng của ông vì sơ suất nên đụng vào trụ ăng ten của chiến hạm. Tuy bị hư hại nhưng trực thăng vẫn gắng bay về và bị rớt gần bán đảo Sơn Trà, quận Ba thành phố Đà Nẳng. Toàn bộ người trên máy bay đều chết và tìm được thi hài. Cùng đi với tướng Phan đình Soạn có đại tá Ngô hân Đông, nguyên Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh QĐI/ QKI.
CHUẨN TƯỚNG NGUYỄN HUY ÁNH
Sinh tháng 7-1934, tốt nghiệp trường Không Quân Phi Hành Salon de Provence 1953, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 4 Không Quân QĐIV/ QKIV cho đến năm 1972. Chuẩn Tướng Ánh tử nạn phi cơ trong một phi vụ quan sát tình hình, vì ghi nhận một phi cơ L19 bị rớt nên ông dùng trực thăng của ông đến câu phi cơ L19 và rủi ro xảy ra tai nạn. Ông tử nạn lúc 17giờ ngày 27-2-1972.
CHUẨN TƯỚNG NGUYỄN VĂN ĐIỀM

Sinh ngày 30-6-1929, tốt nghiệp khóa 4 Trường Bộ Binh Thủ Đức. Ông giữ chức vụ Trung đoàn trưởng của SĐ1/BB và Tư Lệnh Phó trước khi được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Sư Đoàn 1/BB, năm 1973. Ông được hăng cấp Chuẩn tướng tháng 4-1974. Trực thăng của ông bị rơi gần bờ biển Sa Huỳnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi, vào 8giờ tối ngày 28-3-1975. Ông là vị tướng bị tử nạn cuối cùng trong cuộc chiến Việt Nam
NHỮNG VỊ TƯỚNG TỰ SÁT

CHUẨN TƯỚNG LÊ NGUYÊN VỸ

Sinh ngày 22-8-1933, tỉnh Sơn Tây, học khoá 2 Trường Võ Bị Địa Phương Trung Việt, tốt nghiệp với cấp bậc chuẩn uý hiện dịch. Trước ngày 30-4-1975, ông nguyên là Tư Lệnh Sư Đoàn 5/BB. Ngay sau lúc nghe được lời kêu gọi buông súng của ông Dương văn Minh, chuẩn tướng Lê nguyên Vỹ đã tự sát trước sân cờ của bản doanh Bộ Tư Lệnh SĐ5/BB ở Lai Khê tỉnh Bình Dương.
THIẾU TƯỚNG PHẠM VĂN PHÚ

Sinh năm 1929, tỉnh Hà Đông, học khóa 8 Trường Võ Bị Liên Quân Việt Nam, Đà Lạt, nguyên là Tư Lệnh QĐII/QKII từ tháng 11-1974. Trong cuộc họp ở Cam Ranh ngày 14-3-1975, Tổng Thống VNCH Nguyễn văn Thiệu (1924-2001) lệnh cho tướng Phạm văn Phú rút quân khỏi các tỉnh Kontum, Pleiku về vùng duyên hải QĐ II. Cuộc lui quân nầy diễn tiến như thế nào thì lịch sữ đã cho thấy. Ngày 29-4-1975, tại nhà riêng ở Sàigòn, thiếu tướng Phạn văn Phú đã uống một liều thuốc độc thật mạnh nhưng gia đình phát giác và đưa ông vào bệnh viện cứu chữa. Trưa ngày 30-4-1975, ông tỉnh lại và thều thào hỏi vợ về tình trạng lúc bấy giờ. Sau khi nghe vợ cho biết ông Dương văn Minh đã đầu hàng và Việt Cộng vừa vô dinh Độc Lập. Nghe đến đây, thiếu tướng Phạm văn Phú thở hắt ra. Đó cũng là hơi thở cuối cùng của ông.

CHUẨN TƯỚNG TRẦN VĂN HAI

Sinh năm 1929, Cần Thơ, tốt nghiệp khoá 7 Trường Võ Bị Liên Quân, Đà Lạt. Ông nguyên là Tư Lệnh Sư Đoàn 7/BB thuộc QĐIV/ QKIV từ ngày 1-3-1974. Trước đó ông cũng từng đảm trách các chức vụ như Tỉnh Trưởng tỉnh Phú Yên (năm 1965), Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân Trung Ương (năm 1967), Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia (năm 1968), Chỉ Huy Trưởng Trung tâm Huấn Luyện Lam Sơn kiêm Chỉ Huy Trưởng Huấn Khu Dục Mỹ (năm 1971), Tư Lệnh Phó QĐII/ QKII và kiêm nhiệm Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Hành Quân Chiến Thuật QĐII/QKII (năm 1972).

Trong ngày 30-4-1975, khoảng 17:00 giờ tại Bộ Tư Lệnh SĐ7/BB ở Mỹ Tho, chuẩn tướng Trần văn hai đã uống thuốc độc ngay trong văn phòng của mình. Vị sĩ quan tuỳ viên sau khi phát giác chủ tướng của mình đã quyên sinh, đã đưa ông qua Tiểu đoàn 7 Quân Y mong cứu được ông, nhưng mọi nổ lực đều quá muộn. Buổi chiều trong ngày, trước khi uống thuốc độc chuẩn tướng Trần văn Hai trao cho vị sĩ quan tuỳ viên số tiền 70.000 đồng nhờ đưa cho người mẹ già của mình. Đây cũng là tháng lương cuối cùng của một người lính suốt đời liêm chính.
CHUẨN TƯỚNG LÊ VĂN HƯNG

Sinh năm 1933, Hóc Môn, Gia Định, tốt nghệp khoá 5 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, nguyên là Tư Lệnh Phó QĐIV/ QKIV từ ngày 1-11-1974. Ông cũng từng là Tư Lệnh Sư Đoàn 5/BB (ngày 14-6-1971), Tư Lệnh Phó QĐIII/ QKIII Đặc trách Lực Lượng Phản Ứng Cấp Thời (ngày 4-9-1972), Tư Lệnh Sư Đoàn 21/BB (ngày 9-6-1973). Tư Lệnh Phó Quân Đoàn IV

Khoảng 19:30 giờ ngày 30-4-1975, tại tư dinh của mình ở Cần Thơ, Chuẩn Tướng Lê văn Hưng sau khi nói những lời từ biệt với các thuộc cấp, dặn dò khuyên nhủ bạn đời là bà Phạm thị kim Hoàng, ông vào văn phòng riêng và khóa chặt cửa lại mặc dù tiếng khóc than nức nở kêu gào của người vợ. Ông đã dùng súng tự sát vào lúc 20:45 giờ ngày 30-4-1975.

THIẾU TƯỚNG NGUYỄN KHOA NAM

Sinh ngày 23-9-1927, Đà Nẳng (chánh quán An Cựu Tây, quận Hương Thủy, tỉnh Thưà Thiên), tốt nghiệp khóa 3 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Đời binh nghiệp của ông đã trải qua những chức vụ như: Tiểu Đoàn Trưởng TĐ5 Nhảy Dù (năm 1965), Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù (năm 1967), Tư Lệnh Sư Đoàn 7/BB (tháng 1-1970) và Tư Lệnh Quân Đoàn IV/ Quân Khu IV (tháng 11-1974) với cấp thiếu tướng.

Ông đã dùng súng tự sát trong tư dinh của mình ở Cần Thơ khoảng 07:30 giờ ngày 1-5-1975.

CHẾT TRONG TÙ CỘNG SẢN VIỆT NAM:
THIẾU TƯỚNG ĐOÀN VĂN QUẢNG

* Sinh năm 1923, xuất thân Thiếu Sinh Quân Việt Nam .
* 1960: Thiếu tá, Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Hành Quân/ Đệ Ngũ Quân Khu (đến năm 1962 là QĐ IV vùng 4 chiến thuật)
* 1961: Trung tá, Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân/ Đệ ngũ Quân Khu.
* 1962: Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 21/BB. Tháng 10-1963, Tư Lệnh Phó SĐ9/BB.
* 7-11-1963: Đại Tá Tư Lệnh SĐ9/BB.
* 1964: Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biêt.
* 1966: Chuẩn tướng. 1971: Thiếu tướng.
* 1972: Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung.

Sau ngày 30-4-1975, Việt Cộng đưa đi tập trung khổ sai. Thiếu tướng Đoàn văn Quảng chết trong tù Cộng sản ở trại khổ sai Nam Hà (Hà nam Ninh) ngày 6-3-1984.
CHUẨN TƯỚNG BÙI VĂN NHU

Sinh ngày 26-12-1920 tại quận Bến Lức tỉnh Long An, bắt đầu phục vụ ngành Cảnh Sát Quốc Gia năm 1939 từ ngạch Thư Ký phiên dịch.
* Từ 1949 đến 1952, Biên Tập Viên Chánh Sở Trung Ương Tình Báo.
* 1952-1958: Quận Trưởng Hạng 4 Thanh Tra Tổng Nha CSQG
* 1958-1960: Quận Trưởng Hạng 3 Giám Đốc TTHL/CS & CA
* 1960- chức vụ Phó Tổng Giám Đốc Tổng Nha CS.
 *1962: Quận Trưởng Hạng 2 Phụ Tá Khối CS Đặc Biệt Tổng Nha CS
* Đến năm 1966-1971, ông lên đến ngạch Quận Trưởng Thượng Hạng
1971-1975: Đại tá CSQG, Tư Lệnh Phó Tổng Nha
* 01-2-1975: Chuẩn tướng CSQG, Tư Lệnh Phó Tổng Nha CS.

Sau ngày 30-4-1975, Việt Cộng đưa đi tập trung khổ sai và chết tại trại tù Nam Hà, ngày 15-3-1984.

BĐQ Đỗ Như Quyên

KỲ THI TÚ TÀI IBM (GS Dương Đình Đống)







Kính thưa quý Thầy Cô & các anh chị,

Sau hai bài hồi ký của GS Dương Đình Đống nhắc nhiều về kỷ niệm lúc Thầy đi dạy học, & Tuy Hòa nến yêu trong tim Thầy … Hôm nay Thầy gởi đến chúng ta bài viết về kỳ thi tú tài IBM duy nhất tại Sài Gòn năm 1974.  Thầy là người được chọn đi chấm thi trong kỳ đó.

Khi nhắc đến Thầy tất cả học trò luôn cả GS cùng dạy đều biết Thầy rất nghiêm nghị, dạy hết lương tâm, thương mến học sinh nghèo, đặc biệt tính của Thầy là công chính và trong sạch, đúng với lương tâm của một nhà giáo.  Dù cho phải sống khó nghèo với đồng lương cố định, nhưng Thầy vẫn giữ bản chất thanh liêm.

Nhiều anh chị đọc bài và nhớ lại người Thầy tôn kính của minh, đã xin email để có dịp thăm hỏi Thầy xưa, điều đó chắc làm Thầy cảm động vì cả đời làm nghể “bán cháo phổi” hy sinh hướng dẫn chỉ mong cho học trò nên người hữu dụng , đó chính là phần thưởng cao quý cho Thầy hôm nay.

Xin mời quý Thầy Cô & các anh chị đọc bài: “Kỳ Thi Tú Tài IBM đầu tiên 1974” để biết thêm về khí phách của Thầy, sự trong sạch thanh liêm của một nhà giáo đã làm đúng lương tâm.

Trân trọng,
Thukỳ.
 

         KỲ THI  TÚ TÀI IBM  DUY NHẤT
                     (TẠI SÀI GÒN  NĂM 1974 )          

          Đó là một kỳ thi đặc biệt,  lạ lùng (có thể gọi là quái đản ) từ trước đến giờ,  theo sáng kiến của Ông Bộ Trưởng Giáo Dục Ngô Khắc Tỉnh và các cố vấncủa ông ta cuối thời Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu . 
        
         Trước kỳ thi lối hơn 1 tháng,   một thông cáo từ Bộ Giáo Dục ở Sài gòn,   qua Nha Trung, về các trường, yêu cầu chọn gởi về Nha đề nghị các Giám khảo kỳ thi này phải là các Giáo sư có thành tích công bằng và liêm khiết !

            Trường Nguyễn Huệ Tuy hòa sau đó chọn duy nhất mình Tôi,  mà sau này,  trước khi lên đường đi làm nhiệm vụ Tôi mới được biết! Theo Sự vụ lệnh,  Tôi được cử làm Giám thị ở trường THPT Lương văn Can ở quận 8 và làm Giám khảo tại Nha Trung  học,  số 7 Nguyễn Bĩnh Khiêm,  quân ISài gòn.  Như một người lính,  phải lên đường làm nhiệm vụ khi thằng con thứ hai của Tôi mới sinh được mấy ngày,   và nhà Tôi quá yếu đuối và cô đơn.  Ra đi mà lòng  ray rứt,  bàng hoàng,   chẳng thấy vinh dự chút nào.  Lại nữa trường Tôi hiếm gì Giáo sư công bằng và liêm khiết.  Cử như thế chỉ gây thêm đố kỵ giữa các đồng nghiêp mà thôi!

            Sau mấy ngày làm Giám thi mệt đừ,  bọn Giám khảo chúng tôi khắp cả nước,  từ Quảng trị đến Cà mau được tập trung tại hội trường Nha Trung hoc,  gần Sở thú. 

            Buổi làm việc đầu tiên của tất cả Giám khảo là họp công tác tại hội trường lớn của Nha.  Nơi này rất thiếu các tiện nghi tối thiểu như đèn,  bàn ghế,  quạt máy,  micro,  loa…Tất cả các giám khảo lối vài trăm người đều phải ngồi trên các dãy ghế dài của học trò,  kê tạm bợ.  Phía  đầu dãy được kê vài cái bàn thôkhông có khăn trải,  3 cái ghế dựa đơn sơ và một micro !
         
            Theo mọi năm thì ban Chủ khảo chỉ có hai vị,  đó là ông Giám đốc Nha Trung học, Chánh chủ khảo và ông Giám đốc Nha khảo thíPhó chủ khảo.  Nhưng kỳ thi này,  đặc biệt lại có thêm môt người thứ ba: Ông này được ông Giám đốc NhaTrung học giới thiệu là Công cán Ủy viên của Bộ Giáo duc,  làm Chánh chủ khảo-ngồi giữa-còn hai bên là Giám đốc Nha Trung học và Giám đốc Nha Khảo thí (là thầy Nguyễn Kim Linh,  cựu giáo sư trường Gia long về môn Sinh vật) đều là Phó Chủ khảo!

            Ông Công cán Ủy viên này,  ở Pháp mới về,  nghe đâu là cháu của ông Bộ Trưởng Ngô Khắc Tình,  và hình như chưa là Nhà giáo.  Ông này rất trẻ so với hai “cụ”Giám đốc lùn,   nhò con,   loắc choắc,  có vẻ”ta đây”,  và hách xì xằng ! Sau đôi lời giới thiệu của ông Giám đốc Nha Trung học,  Ông Công cán Ủy viên liền xô ghế ra phía sau,  đứng dậy phát biểu: “:Thưa quí vị Giám Khảo,  vì đây là kỳ thi đặc biệt mới,  rất quan trọng,  xin quí vị lưu ý chấm cho thật đàng hoàng,  vì các vị Giám thị  trong kỳ thi vừa qua làm việc rất bê bối,   tất trách…” Ông ấy nói không dè dặt“muc hạ vô nhơn”(xem dưới mình không còn ai) một hồi,  rồi ông ta ngồi xuống

            Không khí hội trường bỗng chùng xuống.  Một không khí im lặng khó chịu vì hình như mọi người đều có cảm tưởng mình vùa bị mắng khéo!Riêng Tôirất nóng lòng.  .  !.  Chờ vài phút không thấy ai có phản ứng,   Tôi,   chẳng đặng đừng,  giơ tay xin nói.  Lúc bấy giờ Tôi ngồi ở hàng ghế cuối cùng,  trước mặt Tôihàng mấy trăm người,  phần nhiều là các đàn anh,   đàn chị,  lão luyện trong nghề.  Ông Giám đốc Nha Trung học bảo Tôi chờ đưa cái micro duy nhất ở bàn chủ tọa xuống,   nhưng Tôi bảo không cần vì Tôi có thể nói lớn,  nói khỏe đủ cho cả hội trường nghe!Mọi người có vẻ ngạc nhiên,   nhìn Tôi.  Có lẽ họ đều nghĩ anh chàng “vô danh tiểu tốt”này sắp phát biểu “tầm vơ”gì đây,   mất thì giờ!. 

            Tôi bình tĩnh,  dõng dạt nhấn mạnh từng lời:”Thưa ông Công cán Ủy viên Chánh  Chủ khảo,  thưa hai vị Phó Chủ khảo,  thưa các đồng nghiệp Giám khảo,  Chúng Tôi hiện là Giám khảo mà chỉ mấy hôm trước đây là Giám thị kỳ thi Tú Tài IBM toàn quốc.  Chúng Tôi phần lớn đã  làm việc quên mình cho kỳ thi này.  Dĩ nhiên kỳ thi đươc tổ chức rộng khắp cả nước với rất nhiều địa bàn phức tạp khác nhau,  rất khó đạt kết quả vẹn toàn như mong muốn của tất cả mọi người.  Thế nhưng ông Công cán Ủy viên đã bảo  tất cả Giám thi,   dĩ nhiên trong số ấy có Chúng Tôiđều beâ boái tất trách!.  Vơ đủa cả nắm như thế là sai; điều này nếu xãy ra thì chỉ một số ít trong đại  đa số Giám thị.  Vì thế,  Tôi đề nghị ông xin lỗi Chúng Tôi và rút lại lời nói hớ ấy.  Nếu ông không cho là mình nói sai,  không chịu rút lại lời nói ấy thì Tôi đề nghị tất cả quí vị Giám khảo ở đây rút về hết,   để cho ông Công cán Ủy viên một mình làm Giam khảo vì chỉ ông ấy là người duy nhất không be boi,   tất trách.  Nói đến đây,  Tôi ngừng lời. 

           Bỗng cả hội trường vỗ tay ầm ầm như sấm dậy vì Tôi đã gãi đúng chỗ ngứa,  thỏa lòng tự ái chính đáng và danh dự của mọi người.  Cả hai ông Phó Chủ khảo cũng vỗ tay-không dè dặt- lại còn nhếch mép cười.  Hình như hai ông này gần lại đây,   khi cộng tác với ông Công cán đã thấy ông này tuổi còn trẻ“non jeu’ mà quá “láo” và chưa có cách phản ứng.  !

           Sau đó vài người cũng phát biểu gay gắt chê trách ông Công cán Ủy viên

           Một lúc,  sau ông Công cán Ủy viên nhẹ nhàng kéo ghế (lần nầy không xô ghế ào ào như lần trước ),  xin lỗi tất cả Giám khảo vì mình đã sai lầm,  xin rút lại lời nói hớ và  mong ước kỳ chấm bài lần này sẽ diễn ra tốt đẹp

          Tôi vô tình trở thành “cái đinh” ngoài ý muốn.  Nhiều người hỏi tên của Tôi và trường của Tôi.  Tôi chỉ trả lời đó là trường Nguyễn Huệ,   Tuy hòa,   còn tên Tôi không đáng nói,  cứ hỏi “gà điên” dạy Lý Hóa và Triết là biết ngay! Nhiều người sau này lại còn vui vè nhường chỗ ngồi cho Tôi trên xe buýt công vụ khi xe chở Giám khảo đi và về từ Nha 
 Khảo thí đến cơ quan D.  A.  O,   cơ quan của Mỹ ở Tân Sơn Nhứt,  nơi có các máy IBM to đùng như các tủ đứng 


                                                                *
          Buổi họp  được giải tán lúc gần 11 giờ trưa.  Mọi người tranh nhau ra về vì sẽ trở lại họp lúc 1giờ rưỡi chiều.  Trong khi Tôi đang lầm lũi bước ra gần tới cổng Nha thì một người sau gốc cây to bên trong cổng xìa ra chận Tôi lại:Té ra ông ta đã “phục kích “ Tôi từ rất lâu  trước đó.  Trước sự ngỡ ngàng của Tôi,  ông ta nói ngay: “Chào thầy Đống,  tôi tên là Phong,  nhà ở gần chợ Tuy hòa và làm nghề thu thuế chợ.  Tôi  biết thầy chấm thi Tú Tài ở đây.  .  .  ”Nghe thế Tôi biết ngay ý định của ông ta….  Ông ta mời Tôi ghé ngoài cổng uống nước để tiện nói chuyện .  Nhưng Tôi từ chối:”Cảm ơn ông,  bây giờ đã hơn 11 giờ rồi và đến 1 giò rưỡi Tôi phải làm viêc trở lai,   không thể đi uống nước được.  Ông cần gì cứ nói mau vì Tôi phải về nhà gấp!” Tôi vừa đi vừa nói và ông ta phải vừa kẹp nách cái tép dầy cộm vừa lê giép chạy theo…Ông ta bảo năm ngoái ông ta có một thằng con thi Tú tài,  đã mất ba trăm ngàn đồng mà vẫn rớt;năm nay ông ta lại có thêm thằng nữa đi thi Nếu rớtchúng no sẽ phải bi gọi vào trường Hạ sĩ quan Ñoàng ñeáNha trang rồi sau đó phải ra tác chiến thì chẳng những chúng nó bị khổ thân mà gia đình ông ấy cũng sẽ điêu đứng.  Ông ấy giành nói luôn -như để nhữ Tôi -Năm nay giá cả đắc đỏ,  hơn nữa ở đây Thầy lại có lắm bạn bè,  tôi xin gởi thầy số tiền bằng hai lần năm ngoái để thầy mời các thầy khác đi ăn và bồi dưỡng thêm để giúp giùm hai cháu kẽo tội nghiệp.  Tôi vội ngắt lời ông :”Các cháu thi cử thế nào,  có bỏ bài thi không ?”Ông ấy đáp”Theo chúng nó kể lại thì chúng nó làm bài khá,  không bỏ bài nào !”.  Tôi bảo”Thế thì chúng nó sẽ đậu cả,  ông đừng lo!”Khi ấy chúng tôi đã đi bộ tới gần cổng Sở thú và Tôi dừng lại chờ đón taxi.  Thấy ông ấy không yên tâm.   Tôi.  bảo :”Trước đây nhiều người dư đoán kết quả thi kỳ này lối 75 % ;gần lại đây,  vì bị báo chí công kích tơi bời nên Tôi nghe “ở trên Bộ” ngầm ra lệnh cho đậu đến hơn 85 %,  vì thế nếu các con của ông không bỏ bài thi Tôi chắc chắn chúng nó sẽ đậu cả,   đừng mất tiền vô ích.  Với Tôisố tiền ông định đưa ra là quá lớn.  ,  nghề giáo của Tôi có mơ cũng không thấy.  Nhiều người cứ nhắm mắt “ hốt’ càng,  nhưng Tôi không bao giờ làm như vậy!Nhưng ông phải hứa với Tôi rằng khi chúng nó đậu,  ông phải chi 50 ngàn đồng,  được không ? Ông ấy vôi đỡ lời “Nhiều nữa còn được,  huống chi chừng ấy.  Tôi có thể đưa  cho Thầy 100 ngàn ngay bây giờ !Tôi phì cười:”Không phải đưa cho Tôi mà đưa cho các con của ông kìa Khi chúng nó đậu,   ông phải đưa cho chúng nó,  chỉ 50 ngàn thôi,  không cần nhiều hơn để chúng nó mua vé máy bay vào Sài gòn dọ xem và tìm trường thi vào đại học,  phần tiền còn lại cho chúng nó chi tiêu trong những ngày ở đấy”.  Tôi nói thêm”Tôi biết nhiều phụ huynh chịu mất số tiền lớn để làm các việc tào lao như hối lộ,  đút 1oùt này nọ,  còn những việc thiết thực thì tiếc rẽ với con từng đồng.  ” Tôi cũng nói”Ông đưa tên chúng nó đây;khi chúng nó đậu,   Tôi sẽ đánh điện về để cho cả nhà mừng,  Và Tôi nói cho ông biết Tôi chỉ đánh điện khi kết quả đã được niêm yết  tại Sài gòn.  Vì là người trong cuôc,  Tôi sẽ biết kết quả trước,  nhưng làm như thế Tôi không vi phạm luật thi và không ai có thể trách móc gì Tôi  được.  Các con của ông  vẫn sẽ là những thí sinh ở Tuy hòa biết kết quả sớm nhất đấy!”.  Ông ấy thấy Tôi không nhận tiền,  rất ức lòng vì không cám dỗ được Tôi và không thể làm gì hơn,   bèn rút trong tép ra miếng giấy đã ghi sẵn tên hai đứa là Nguyễn Ñöùc và Nguyễn Nhöït,  sinh ngày……….  số ký danh…….  .  Vẫn chưa bỏ thói  xấu của dân “quen chạy mánh”,  ông ta cố tình cho Tôi thấy những xấp tiền lớn,  mới (hình như vừa rút ra ở ngân hàng ra ) và nói:”Thầy cho tôi gởi ít tiền để đánh điện tín “.  Tôi nói ;”Bạc triệu của ông mà Tôi còn không thèm huống gì chừng ấy.  Công đi xem kết quả và tiền đánh điện tínxem như Tôi dùng để mừng cho chúng nó”.  Nói đoạn,  Tôi nhìn đồng hồ thấy quá trưa,  Tôi chào ông ấy và lên taxi về nhà.  Ngoái lại.  Tôi thấy ông ấy còn đang tầng ngầng ngóng theo xe Tôi.  Chắc ông ấy suy nghĩ lung lắm: Tiếc rằng con cá Đống không thèm cắn mồi quá béo bở của me-xừ Phong thu thuế chợ Tuy hòahoặc mừng vì của “hoạnh tài’ chắc chiu bấy lâu nay do mánh mung vẫn còn nguyên venlại thêm hoang mang lo số phận hai đứa con sẽ ra sao;rồi sao…! (que sera,  sera!)

         Quả thực như lời Tôi phỏng đoán: Hai đứa nhỏ sau đó đều đâu Tú Tài IBM.  Riêng thằng lớn,  Nguyễn Ñöùc đậu hạng Bình thứ.  Tôi đã đánh điện báo tin cho ông Phong biết.  Chắc ông ấy mừng lắm,  vừa không mất tiền,  và được hốt cả “hai mâm”

        Kỳ thi này kéo dài hơn cả tháng.  Tôi nóng lòng về nhà thăm vợ con-nhất là đứa con mới sinh,  Tôi đã khoán trắng mẹ nó yếu đuối…cho cha mẹ anh chi  em Tôi ở nhà.  Vì Tôi là người duy nhất của trường tham dư kỳ thi,  nênTôi phải ở lại chờ lãnh kết quả thi,  có chữ ký của Ban Chủ khảo chính thức gởi về trường Nguyễn Huệ Tuy hòa để thông báo cho tất cả học sinh công cũng như tư trong toàn tỉnh Phú yên.  Điều này làm cho Tôi thấy khổ sở  chứ không thấy hãnh diện về trách nhiệm.    

           Sáng hôm ấy Tôi ở Sài gòn đi máy bay DC3 về đến sân bay Đông tác Tuy hòa vào khoảng 10 giờ sáng .  Ngồi trên máy bay Tôi thấy hàng hàng lớp lớp học sinh đã có mặt trước nhà ga máy bay.  Khi thấy Tôi vừa ló mặt ở cửa máy bay,  chuẩn bị bước xuống đất thì các em đều hò reo inh ỏi!.  Rồi thì các em  cởi xe chạy theo ô tô của Air Việt Nam Tuy hòa,  hộ tống Tôi về trạm.  Sau dó Tôi về nhà.  .  Rất nhiêu hoc sinh đứng ngoài đường Lê Quí Đôn trước nhà Tôi.  Nhưng Tôi không thể trả lời kết quả riêng cho từng cá nhân mà bảo các em hãy qua trường Nguyễn Huê đợi xem….  Tôi mi vợ và con mới hơn tháng quầy quả qua trường Nguyễn Huệ giao các kết quả thi cho anh Quế,  Hiệu trưởng rồi mới quay về nhà . 

           Ngay khi về nhà,  cháu gái của Tôi bảo có một ông vừa đi xe vespa đến,   đưa một hộp cứng bao giấy,   trên có một chai cũng bao giấy,  bảokính biếu thầy Đống Qua mô tả hình dạng của nó,  Tôi biết đó là quà của ông Phong gởi.  .  ,  Tôi biết trong các lớp giấy gói ấy là hộp bánh và chai rượu,  không rõ có bao thư tiền hay không.  .  .  .  Tôi bảo cháu :”Ai cho phép mày nhận quà.  Mày hãy đem các thứ ấy trả ngay cho ông ấy và bảo,  nếu.   ông không nhân,  Thầy con sẽ không cho con vào nhà”

           Đến cuối năm 1976,  khi ở tù về Tôi được nghe ông Phong đánh tiếng rằng:”Nêu ai tố cáo thầy Đống có hối lộ,  thì ông ấy sẽ làm chứng là thầy Đống trong sạch”Tôi cười mỉa,  bảo,  ”Tôi có ăn hối lộ đâu mà tố”.  Té ra ông ấy đã từng”nằm vũng”!

                                                                 *
  Cho đến năm 1974,  từ IBM đối với người Việt ta còn quá xa lạ,  kể cả giới học đường.

Nói đi thi Tú Tài IBM mà hầu như nhiều thầy trò chưa thể mường tượng ra !Trước đó vài năm các thầy cô “tiến bộ’đã cho học sinh làm “trắc nghiệm’-mà các em quen gọi là “a,  b,  c khoanh”,  nghĩa là các thầy cô-nhất là các bộ môn như vănsử,  địa,  triết (thuôc nhóm văn chương và xã hội) có dùng lối trắc nghiệm này ra đề cho học sinh ở lớp cho “dễ chấm,  chấm mau”.  Với lối này,  mỗi câu hỏi có 3 hoăc 4 câu đáp mà học sinh sẽ phải chọn câu đúng nhất khoanh lại (hay đánh chéo).  Còn các câu hỏi có tính cách tự luân như Toán,  lý,  Hóa,  Sinh vật rất ít khi dùng vì hơi khó ra đề (Khó và mất nhiều công sức chứ không phải không thể !).  Trong trường Nguyễn Huệ nhiều thầy Toán,  Lý,  Hóa đă ra các đề thi trắc nghiệm cho học sinh.  Ví dụ,  đề Toán có 3 hoăc 4 đáp án khác nhau ứng với a,  b,  c hay a,  b,  c,  d ;thí sinh phải tự giải và chọn câu chính xác nhất.  Điều này buộc thí sinh phải biết cách giải bài  chẳng những thế,  còn phải giải cho thật đúng trước khi đánh dấu vào các ô chữ,  chứ không thể nhắm mắt đánh cầu may như trong các đề văn chương hoăc xã hội được. 

               Có lẽ Bộ Giáo Dục muốn giới trí thức,  nhất là học sinh,  sinh viên mình mau mau bắt kịp thế giới văn minh bên ngoài nên cho áp dụng ngay từ năm 1974 lệ thi Tú Tài IBM,  thi cho tất cả 8 môn hoc;Văn,  Sử,  Địa,  Triết,  Toán,  Lý,  Hóa và Sinh vật . 

               Theo qui định,  các thí sinh phải dùng bút chì 2B,  loại bút chì có nét mềm và tương đối đậm màu để đánh dấu tréo (x ) vào các ô tròn phía dưới các chữ a,  b,  c,  d (hay A,  B,  C,  D)`.  Hoc sinh không được dùng các loại bút bi,  bút mưc hay các loại bút chì 1B,  3B vì như thế.  máy không thể chấm được và chỉ có thể chấm tay,  bằng mắt thường thôi (chỗ này con người hơn máy móc!).  Vì thế,  cần các Giám khảo (người) chấm bài.  Mặt khác trên mỗi tờ giấy thi mỗi môn của thí sinh (tờ A4) có ghi rõ tên,  ho.  ,  ngày tháng,  năm sinh của thí sinh cùng địa chỉ và không thể cắt phách được.  Các Giám khảo có thể nhìn vào đó mà biết rõ bài thi của ai,  ở đâu:Vì thế đòi hỏi Giam khảo hết sức liêm chính!


            Giám khảo Chúng Tôi được  chia làm 3 tốp,  mỗi tốp lại chia riêng làm 8 bộ môn:Văn,  Triết,  Sử,  Đia,  Toán,  Lý,  Hóa và Sinh vật,  Khi chấm bài  thì bộ môn nào ngồi tách biệt theo bộ môn đó.  Bộ Giáo Dục không có máy IBM.  Máy phải thuê của Mỹ,  cơ sở đóng ở Tân Sơn Nhất,   rất rộng lớn,  có tường rất cao,  nằm bên kia đường Trường sơn (tên đường
mới bây giờ),  đối diện với phi trường Tân Sơn Nhất.  Mỗi tốp như vậy làm việc mỗi ngày lối 5 giờ::Từ 6 đến 11 giờ;12 đến 17 giờ,  và 18 đến 23giờ.  Ăn uống tự túc .  Các tốp phải có mặt ở số 7 Nguyễn Bĩnh Khiêm 1 giờ trước khi vào ca của mình.  Các tốp được sắp xếp luân phiên các ca cho công bằng và đỡ chán Đến giờ địnhcác chiếc xe hải âu màu vàng của Mỹ,  do chính các tài xế nguời Mỹ lái,   chạy không ngừng từ đó vào thẳng căn cứ D.  A.  O Người.  Mỹ rất kỷ luật,  đúng giờ,  nhất là tuyệt đối giữ im lặng và bí mật:Suốt cả tháng làm việc,  từ các tài xế đến các nhân viên trong căn cứ,   không hề nói chuyện với bất cứ ai trong ChungTôi.  Chúng Tôi được thông báo mang theo áo ấm và ai ngồi đâu phải ngồi chỗ đó suốt buổi làm việc,  không được chạy lộn xộn,  không được nói chuyện ồn ào. 

         .  Muốn vào phòng máy phải đi qua 3 dãy nhà,  đúng hơn là 3 luồng nhà nối tiếp nhau;mỗi luồng có độ lạnh khác nhau,  lạnh dần từ ngoài vào trong .  Nhà trong cùng nơi đặt máy là nơi lạnh nhất.  Ngày đầu,  Giám khảo nào tự thấy mình khỏe,  không đem theo áo ấmkhi gặp phải cái lạnh khủng khiếp nơi phòng để máy phải run lập cập,  thất kinh!Nhà đăt máy  to bằng nửa sân vân độngđặt hàng vài trăm cái máy IBM to và cao bằng những tủ đứng lớn quay lưng vào nhau.  (Bây giờ tiến bô hơn rất nhiều,  các loai máy ấy rất nhẹ,  có thể xách tay!).  Chỉ những người Mỹ lo việc chạy máychấm bài nhưng trong lúc Chúng Tôi làm việc thì không thấy bóng dáng người Mỹ nào cả mà chỉ thấy nhiều chồng bài đã xếp sẵn chờ đợi Chúng Tôi:Đó là những bài bị máy thải ra,  phải chấm lại bằng tay .  Còn những bài được máy chấm thì để đâu không biết và cũng không được hỏi!

               Như những pho tương ngồi chấm bài suốt 4,  5 giờ,  không được đi vệ sinh,   Chúng Tôi thật kiệt sức sau mỗi buối chấm! Và cứ thế,  ngày nào cũng như ngày nào.  Điều may mắn là thỉnh thoảng máy bị trở ngại.  Mà mỗi lần như vậy phải nghỉ việc một vài  ngày để chờ thợkhi thì ở Phi luật Tân,   khi thì ở Nhật qua sửa.  Trong những trường hợp đó Chung Tôi phải tập trung ở Nha Trung học chờ,   trông như những người thất nghiệp,  thiếu gạo nấu,  thảm ơi là thảm !

              Một Ban khác,  gồm các Hiệu Trưởng và Giám học làm việc bí mật tại Nha Khảo thí,  lo việc vào điểm,  cộng điểm và hoàn tất kết quả

              Theo chỗ Tôi được biết,   số lượng bài do máy thải ra  để chấm tay là hơn 60% !
:Kết quả kỳ thi này,   thí sinh đậunghe dâu đến hơn 85%:Coi như bất cứ thí sinh nào không bỏ thi đều đâu tuốt .  Rõ ràng kỳ thi bi phá sản !!

                Những  người có thẩm quyền ở Bộ Giáo tuyên bố sẽ không tổ chức thi Tú Tài IBM nữa,   nghĩa là “bỏ của chạy lấy người’,  hay là “đánh trống bỏ dùi”!

                Nhưng Tôi lại nghĩ khác.  Cuộc thi IBM đó đã đươc tổ chức nóng vôi.  Nhiều người trong Ban Tổ chức đã tưởng “dễ ăn”hấp tấp,  không nghiên cứu tỉ mỉ từ khâu tổ chức thi đến khâu chấm bài.  Đã vậy,  bản thân Bộ Giáo Duc lại không có máy chấm,  không hiểu cơ chế máy chấm và cách chấm,  không có người được tham gia vào điều hành máy chấm thí làm sao khỏi bị “phá sản”!

               Ngày nay ở các nước tiên tiến người ta đều cho các thí sinh thi trắc nghiệm cả.  Phải chặng vì nóng vội và muốn tỏ ta nhanh,   giỏi hơn người mà “đi trước hóa đi sau”?!

                                                                       Tháng 7 năm 2013

                                                                       Thầy Dương Đình Đống