Tuesday, March 31, 2020

NẾU ANH KHÔNG VỀ (ST)



NẾU ANH KHÔNG VỀ

Nếu anh không về trong buổi chiều nay..
Em đừng buồn và âu lo quá nhé..
Nhớ đón con và động viên cha mẹ..
Bởi Tổ quốc cần, anh chẳng thể ngồi yên...!
Bao nhiêu người cũng rất muốn đoàn viên..
Nhưng covid đang tràn lan đất nước..
Anh không thể, nghĩ tình riêng mình được..
Khi các bạn anh, bạc tóc, hao gầy..!
Ai cũng mong cho đất nước mỗi ngày..
Không còn tin, người nhiễm thêm ca mới..
Thương Tổ quốc, em ở nhà hãy đợi
Hết dịch rồi, anh sẽ lại về thôi..!
Sáng nay tin từ nước Mỹ xa xôi..
Mấy ngàn người đã không còn sự sống..
Thương nước bạn, muôn trái tim lay động..
Hơn nghìn người trong tuyệt vọng, ra đi..!!
Tây Ban Nha, rồi Đức, Italy...
Cả thế giới chìm một mầu tang tóc..
Lo quê nhà, trái tim anh chợt khóc..
Sợ dịch đến mình, sợ mất một người thân..!!
Anh không về, vì dân tộc đang cần..
Chào em yêu, đồng nghiệp anh đang đợi..
Nếu ngày mai, anh mãi xa vời vợi..
Đừng khóc nghe em... Anh chẳng yên lòng..!!
ST 
😥

BÀI VIẾT THẬT CẢM ĐỘNG, MUỐN KHÓC! (N PHUONG)




Bài viết thật cảm động, muốn khóc !
Bài viết của 2 vợ chồng bs trẻ ở NYC, trung tâm Covid19 của Mỹ.
Trinh Trang Yarett and Ian Yarett
-----
“Tháng 3, trong tâm bão

Bữa giờ rất nhiều người hỏi thăm tình hình ở New York City thế nào. Và thật tình là, với một đứa từng viết báo như mình, cũng không thể nào giải thích hay diễn tả bằng lời được hết những gì đang diễn ra trong bệnh viện bây giờ. Những ngày qua muốn viết cũng không viết nổi vì cảm xúc như đã chai sạn đi. Chỉ trong vòng 1 tháng, NYC của mình đã thay đổi đến chóng mặt, và hiện tại, ngay trong tâm dịch, mỗi ngày đi làm trong bệnh viện là lại cảm thấy như đang đi ra chiến trường, và ai cũng có chung một nỗi niềm, lo lắng và bất lực. 

Đầu tháng 3, hai vợ chồng được nghỉ và vẫn còn kéo nhau road trip xuyên bang. NYC và nước Mỹ lúc này vẫn còn hoạt động bình thường. Dịch bệnh lúc này hầu hết chỉ ở Seattle. Ngay trong bệnh viện mọi người cũng chỉ nói về Covid-19 như thể nó ở tận đâu xa lắm và không liên quan đến mình, chỉ là những ai đi du lịch từ những nước vùng dịch về thì phải cách ly 14 ngày. Hai đứa mình may mắn không lên kế hoạch đi chơi xa như mọi lần, vì cần ở lại đi ăn đám cưới bạn thân. Ngày xuất hành đi chơi cả hai còn đùa với nhau là nếu có ai đi dự đám cưới này mà bị nhiễm bệnh cũng chả sao, vì hết phân nửa khách mời là bác sĩ. Vậy mà chỉ trong vòng 10 ngày đi chơi mà mọi sự đã thay đổi đến chóng mặt.

Ngày thứ nhất, ca bệnh đầu tiên xuất hiện ở New York. Bệnh viện của hai đứa đều gửi email  nhắc nhở mọi người cẩn thận, chú ý rửa tay thường xuyên.

Ngày thứ hai, email từ bệnh viện nhắc lại từng bước mặc dụng cụ bảo hộ (PPE) trong trường hợp có bệnh nhân nghi mắc Covid-19.

Ngày thứ ba, ca bệnh thứ hai xuất hiện, dù không phải ở trong NYC mà là ở vùng ngoại ô New Rochelle, đây lại là ca siêu lây nhiễm khi bệnh nhân này đã nhập viện từ cách đó mấy ngày với chẩn đoán viêm phổi và hoàn toàn không được cách ly. Khi đọc tin này, mình đã bắt đầu thấy rùng mình khi nghĩ đến những người thân và nhân viên trong bệnh viện đã tiếp xúc với bệnh nhân này và hoàn toàn không mặc đồ bảo hộ, và nghi là trong vài ngày tới sẽ xuất hiện thêm nhiều ca lây nhiễm từ bệnh nhân này. 

Ngày thứ tư, có 9 ca bệnh mới và đều liên quan đến bệnh nhân số 2. Bệnh viện bọn mình tiếp tục gửi email nhắc nhở nên hạn chế đi du lịch đến các quốc gia có dịch, và nếu không có gì cần thiết thì đừng nên đi đâu cả. Lúc này dịch đã bùng phát mạnh mẽ tại Ý.. 

Ngày thứ năm, bệnh viện email nhắc lúc nào nên dùng khẩu trang N95 và lúc nào dùng khẩu trang thường. Trong email họ cũng cấm không được lấy nước rửa tay khô trong kho ra dùng. Lúc đọc email này mình thấy buồn cười, vì nước rửa tay khô bình thường để đầy trong kho, còn phát miễn phí cho bệnh nhân nữa, cớ gì phải cấm như vậy. Nhắn tin hỏi bạn thì mới biết là do mọi người bắt đầu mua sạch sản phẩm này trong siêu thị, và bệnh nhân và người đi thăm bệnh bữa giờ đã “chôm” hết trong bệnh viện, nên bây giờ nó lại là hàng hiếm, và không được dùng thoải mái như xưa nữa.

Ngày thứ sáu, NY có 44 ca bệnh, hầu hết đều liên quan đến bệnh nhân số 2. Email từ bệnh viện thông báo tất cả những buổi họp hay bài giảng nào có nhiều hơn 25 bác sĩ đều phải bị huỷ bỏ. Họ bắt đầu lo sợ nếu nhiều bác sĩ bị bệnh cùng lúc thì sẽ không có ai chăm bệnh nhân. 

Ngày thứ bảy, NY có 89 ca. Bệnh viên thông báo tất cả những bác sĩ và nhân viên đang làm việc ở nước ngoài đều phải quay về ngay lập tức. Bạn bè nội trú của mình đang thực tập 1 tháng ở Châu Phi cũng bị bắt quay về. Bệnh viện cũng yêu cầu các bác sĩ đang được nghỉ phép phải khai báo là đã đi đâu và định đi đâu. Cả hai đứa mình đều phải đưa ra lịch trình đi chơi, lúc này chỉ mong về nhà ngay vì cảm thấy tình hình khá căng thẳng.

Ngày thứ tám, số ca tăng lên 106. Bệnh viên yêu cầu nhân viên nếu có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh đều phải ở nhà, không được đi làm, để tránh lây nhiễm.

Ngày thứ chín, 142 ca. Nước Ý thông báo giới nghiêm toàn quốc. Bệnh viện NY nhìn bệnh viện Ý bị quá tải, bắt đầu lo sợ điều tương tự sẽ xảy ra ở đây. Bệnh viện của mình thông báo PPE bắt đầu bị thiếu hụt và yêu cầu hạn chế số người ra vào phòng bệnh nhân để tiết kiệm đồ bảo hộ.

Ngày thứ mười, 173 ca. Hai đứa mình về lại NYC, chuẩn bị đi làm lại, và bước thẳng vào tâm bão. 

Từ ngày thứ 10 đến hôm nay, mọi thứ hoàn toàn bị mất kiểm soát, và đây cũng là hiện thực cuộc sống trong tâm dịch:

Là tất cả bệnh viện ở NYC hiện giờ đang hoàn toàn quá tải. Số ca bệnh cứ tăng lên gấp đôi mỗi 3 ngày. Số lượng bệnh nhân bị nặng và cần đặt nội khí quản khá cao, và số máy thở đang vơi dần. Khi mình viết những dòng này, thì bệnh viện của mình và của Ian chỉ còn khoảng 100 máy thở mỗi nơi. Và vấn đề không phải chỉ ở số máy thở, mà còn là thiếu hụt số phòng và số nhân viên có thể chăm sóc bệnh nhân. Hiện giờ cả khoa nhi của bệnh viên mình đã phải dọn qua bệnh viện khác để dành phòng cho bệnh nhân Covid-19. Bệnh viện dã chiến đang được dựng lên khắp nơi, và chính phủ đang kêu gọi các bác sĩ đã về hưu quay lại làm việc vì không đủ bác sĩ. 

Là số đồ bảo hộ (PPE) cứ vơi dần đều. Ban đầu quy định là tất cả mọi người phải mang N95 khi khám bệnh nhân nghi nhiễm, và phải thay khẩu trang giữa các bệnh nhân. Khi số lượng N95 giảm mạnh, thì quy định mới là được phép dùng lại N95 trong một ngày, rồi lại đổi thành chỉ được dùng N95 khi đặt nội khí quản, còn lại phải đeo khẩu trang thường. Và hiện tại bây giờ, khi số lượng khan hiếm cùng cực, thì mỗi bác sĩ chỉ được phát một khẩu trang (loại dùng 1 lần) và phải dùng đúng cái khẩu trang đó đến khi nào có hàng mới về, ngày này qua ngày khác. Bình thường, chuyện dùng lại khẩu trang là chuyện không tưởng, và nếu bị bắt gặp thì sẽ bị phạt ngay, nhưng thời điểm này thì bao nhiêu quy định đều không còn tác dụng gì nữa hết. 

Là hiện thực đau lòng là hầu hết bệnh nhân Covid-19 khi mất đều ra đi một mình. Để ngăn lây lan, bệnh viện quy định người nhà bệnh nhân không còn được vào thăm nữa. Rất nhiều gia đình đã phải nhìn người thân của mình ra đi qua facetime, và rất nhiều gia đình còn không hay biết người thân của mình đã mất vì bệnh viện không liên lạc với họ được. Và mất vì bệnh này, nếu không được tiêm morphine, là cảm giác như đang chết ngạt, khi phổi không còn cung cấp oxy cho cơ thể được nữa. Đó là cái chết đau đớn và cô độc nhất. 

Là hầu hết nhà xác đều đã quá tải, không còn chỗ để thêm, nên bây giờ thành phố phải đem xe tải đông lạnh tới để chở xác. Và vì lệnh cấm tập trung đông người, nên người mất cũng không được có đám tang. Người nhà tới giờ vẫn không thể gặp họ lần cuối.

Là sản phụ bây giờ phải đi sinh một mình, không được có chồng hay người nhà vào thăm để tránh lây nhiễm. Là bao nhiêu ông bố lỡ dịp không được nhìn thấy con mình ra đời.

Là các nội trú sinh các ngành khác nhau đều được điều động đến giúp ngành đa khoa và cấp cứu, khi họ hoàn toàn kiệt quệ về sức lực và quá nhiều bác sĩ đã mắc bệnh và phải ở nhà. Là quyết định cho sinh viên năm cuối trường Y tốt nghiệp sớm để có thêm một lượng bác sĩ mới để giúp bệnh viện trong cơn đại dịch này.

Là khi mình và bạn bè trong ngành đều không dám về nhà hay gặp người nhà, vì bọn mình đã mặc định là chắc chắn đã bị hoặc sẽ bị nhiễm bệnh, chỉ là sớm hay muộn, và không đứa nào muốn để lây cho ba mẹ và ông bà. Cả tuần nay mẹ chồng mình đều tới nhà, nhưng chỉ được đứng bên ngoài cách vài mét và chỉ được nhìn và nói chuyện với hai đứa mình qua cửa sổ. Hôm qua bà lại đòi vào nhà, và Ian phải nói, “Mẹ không được để bị lây bây giờ, nếu chẳng may bị bệnh mà phải vào bệnh viện, thì mẹ phải vào một mình, và nếu phải lựa chọn giữa mẹ và một bệnh nhân khác trẻ hơn, thì chắc chắn bác sĩ sẽ đưa máy thở cho người kia, vì cơ hội sống cao hơn. Nếu chuyện đó xảy ra vì con lây cho mẹ thì con sẽ ko bao giờ tha thứ cho mình được”. Thế là bà lại phải quay ra.

Là khi bọn mình phải sống trong nỗi sợ là sẽ lây bệnh cho chồng/vợ/người yêu, những người đang sống ngay trong nhà. Bạn bè mình có người phải xuống ở tầng hầm, ngủ giường riêng, có người phải ra thuê khách sạn hoặc airbnb ở, đứa nào có con thì phải gửi con về ở với ông bà và tuyệt đối không dám gặp con. Hai đứa mình vì cùng là bác sĩ nên không có đường nào thoát, và cứ mặc định là đứa nào bị trước cũng sẽ lây cho đứa kia thôi. 

Là khi dịch bệnh khiến người ta phải lường trước tình huống xấu nhất. Các bác sĩ đều đang hối hả lập di chúc, đặc biệt những ai đã có con. Vợ chồng phải dặn nhau trước là nếu đến lúc hoàn toàn hôn mê thì có nên đặt nội khí quản không, hay là cứ để cho ra đi thanh thản. Lời nói đùa mọi khi “Nếu em có chuyện gì thì anh cứ đi lấy vợ mới đi” trong thời điểm này lại thành ra nói thật. 

Là các ông bố bà mẹ có con đi làm trong bệnh viện là cứ như đang ngồi trên đống lửa. Mẹ chồng mình thì mua đủ thứ thuốc bổ khác nhau bắt hai đứa uống, và mỗi ngày đều tiếp tế lương thực, nhưng chỉ dám để trước cửa vì không được vào nhà gặp mặt. Mẹ đứa bạn mình, mỗi khi nó trực đêm là bà thức nguyên đêm nói chuyện cùng nó vì bà lo đến không ngủ được. Ba đứa khác thì năn nỉ nó xin nghỉ làm đến khi nào hết dịch rồi quay lại. Nhưng thời điểm này không ai nỡ xin nghỉ, vì trách nhiệm với bệnh nhân và cả trách nhiệm với đồng nghiệp nữa.

Nhưng trong thời điểm khó khăn này, lại làm mình thêm trân quý những gì mà gia đình, bạn bè, và cộng đồng đang chung tay góp sức giúp bọn mình chống dịch:

Là khi nhận được tin từ bệnh viện là chỉ còn đủ 1 khẩu trang cho mỗi bác sĩ, mình đã gửi tin nhắn cầu cứu đến một loạt bạn bè, hỏi xin nếu đứa nào còn khẩu trang thì cho mình mua lại. Vậy mà chỉ trong vòng mấy ngày, bọn bạn mình đã hỏi dò người quen và bằng cách nào đó mỗi đứa đều kiếm ra được vài chục khẩu trang gửi về cho mình. Ba mẹ cũng chạy khắp thành phố kiếm chỗ bán khẩu trang để gửi lên. Giờ vậy mà mình đã có đủ khẩu trang ít nhất đến khi có hàng mới về bệnh viện.

Là khi hàng loạt các nhà hàng và dịch vụ giao thức ăn đều quyết định tặng phần ăn cho bác sĩ và y tá để bọn mình tập trung làm việc. Từ UberEats, Sweet Greens, rồi bao nhiêu tiệm bánh nổi tiếng, chỉ cần đưa thẻ ID bệnh viện ra là sẽ được ăn miễn phí, mà còn được giao tới tận bệnh viện nữa. Rồi thì nhãn hiệu giày và quần áo cũng tặng sản phẩm cho nhân viên y tế. Cả thành phố bây giờ đều dồn lực và hi vọng về các bệnh viện.

Là khi cả thành phố hẹn nhau chiều nay đúng 7h cùng nhau vỗ tay cảm ơn và cổ vũ đội ngũ y tế trong bệnh viện. Tới đúng giờ, ngồi trong bệnh viện nhìn ra là thấy một loạt người dân đứng ở ban công vỗ tay náo nhiệt, và vẫn giữ đúng luật không đi ra đường và không đứng gần nhau, lại cảm thấy ấm lòng hơn bao giờ hết. 

Và vì tất cả những điều đó, mình tin là NYC sẽ qua được đại dịch này.. Cuộc chiến này còn kéo dài bao lâu nữa thì không ai biết được, nhưng Covid-19 sẽ qua đi, và thành phố này sẽ trở lại như xưa, vì ở đây có những con người luôn hết mình vì nó và luôn có một niềm tin bất diệt vào thành phố không bao giờ ngủ. 

 Bài viết cho một tháng 3 đầy bão táp”
--
 N Phuong

WHAT A BITCH (ĐỒ CHÓ CÁI)...(PETER CHÁNH TRẦN)


WHAT A BITCH!
Peter Chánh Tran
(Đọc cho biết xin miển ý kiến nhé)  Thukỳ.
 
Bitch nghĩa đen là con chó cái. Người Mỹ khi chửi một người đàn bà nào, thường họ hay hét vô mặt: “You’re a bich! What a bitch!,…” Bọn đàn ông chửi nhau thì: “You’re son of a bitch: Mầy là đồ chó đẻ!”
Bitch không đơn giản với nghĩa đen: “Đồ con chó cái” đâu. Tiếng lóng (slang), bitch mang rất nhiều nghĩa, và luôn mang ý xấu (pejorative slang). Một vài nghĩa tiêu biểu:

- hiếu chiến (belligerent)
- ngang ngược (unreasonable)
- hiểm độc, ác tâm, hiềm thù (malicious)
- bốc đồng, quái dị (freak)
- bất lịch sự, thô lỗ (rudely)
-hung hăng, thích gây sự (aggressive)
- vào thế kỷ 15, chữ bitch là một từ mang nghĩa tục tĩu, ám chỉ người đàn bà dâm dật giống như con chó cái đang rượn đực (high sexual desire in woman comparable to a dog in heat). Nói nôm na theo kiểu nhà quê VN là: “Con đĩ chó!”

- theo Dr. Timmothy Jay, có khoảng 70 chữ cấm kỵ (taboo). Trong đó chỉ có chừng 10 chữ được dùng đến 80%, và bitch là một trong 10 chữ cấm kỵ đó. Ở Mỹ rất thường nghe chữ này khi mấy mụ chửi nhau.

Đó! Bao nhiêu nghĩa đó, ai muốn hiểu nghĩa nào tuỳ ý. Hay gom hết mọi nghĩa cho một từ bitch cũng tuỳ ý luôn.
Tui thích viết chuyện tào lao hơn là chính trị. Chính trị là một chủ đề luôn gây tranh cãi, bất đồng, bất hoà, thậm chí thù hằn, dù là giữa vợ chồng, anh em, bạn bè thân thiết, bởi vì mỗi người đứng trên quan điểm, lập trường, khác nhau để nhìn một sự kiện. Tôi đã từng thấy vì quan điểm không giống nhau mà bạn bè unfriend lia chia trên FB..

Mở ngoặc nói ngoài đề một chút: Tôi mất cảm tình đối với những người hở ra là hăm he unfriend, block, người này người nọ trên FB. Không cùng đường thì không đi chung, cứ âm thầm ấn chuột, mắc mớ chi phải la làng lên cho người ta tưởng mình là quan trọng, là ngon lành. Tôi đã từng âm thầm unfriend những người bạn thân, khi thấy không thể chơi với nhau được, và ngược lại cũng thiếu gì người không thích quan điểm của tui và họ cũng ấn chuột cho tui de. Có cần phải hạ người khác để nâng mình lên không? Chơi FB cho vui thôi mà, gì mà quan trọng hoá dữ vậy? Đơn giản: không hạp thì không chơi. Vậy thôi. Tui cũng mất cảm tình với những người hay rố ráo: Người này, người kia “xin” kết bạn. Cái gì mà xin? Thấy hạp thì “rủ nhau” kết bạn, “mời nhau” kết bạn, chớ xin xỏ gì? Làm cao chi dữ vậy cho chúng ghét?

Trở lại chủ đề. Tui xưa nay không ủng hộ đảng Dân Chủ, bởi vì chủ trương của họ không hạp với tôi. Tuy nhiên, tôi không phải là kẻ quá khích đến độ phải dị ứng với đảng Dân Chủ hay những người theo đảng DC. Tôi càng không trông cho đảng DC tiêu tùng, để nước Mỹ chỉ còn một đảng Cộng Hoà. Độc đảng chắc chắn đưa đến độc tài, taọ ra một chính phủ thối nát. Mỹ có hai đảng lớn luôn luôn đối lập, là một điều tốt và rất cần thiết để nước Mỹ hùng cường. Một mình một cõi, tự động sẽ thao túng chính trường, và tệ nạn độc tài, tham nhũng, làm cho quốc gia suy yếu là chuyện không thể tránh khỏi. DC luôn dán mắt vào ông TT Cộng Hoà, để ông ta làm sai là “ăn đòn” tức thì, và ngược lại TT Dân Chủ cũng sẽ trong tầm ngắm của đảng CH 24/7/365. Tốt thôi. Nhưng đi quá trớn thì là tai hoạ cho đất nước.

Đối lập thì được, nhưng đối kháng thì hư bột hư đường liền. Đối lập là kình chống nhau nhưng ôn hoà, có tính xây dựng. Còn đối kháng là muốn triệt tiêu nhau, muốn hạ bệ, muốn tiêu diệt, muốn xoá sổ nhau. Đó là nguy cơ gây chia rẻ, xáo trộn, làm suy yếu quốc gia. Đảng DC rõ ràng càng ngày càng đi quá xa. Họ dùng mọi thủ đoạn dơ dáy, đê hèn, để truất phế một vị TT được dân bầu hoàn toàn hợp lệ, hợp hiến. Họ chỉ vì quyền lợi đảng phái. Họ đặt đảng phái lên trên quốc gia. Họ coi quyền lợi đảng phái hơn quyền lợi của quốc dân. Xui cái là thêm đám TTTT hùa vào, làm cho tình thế càng lúc càng trở nên tồi tệ, đáng xấu hỗ! (mời đọc thêm bài theo link này: http://diendantraichieu.blogspot.com/p/tin.html…)

Người dân Mỹ còn chút lương tri nghĩ gì khi đọc cái tweet ngắn, chỉ mấy chữ, đầy mỉa mai, pha chút hỉ hả, của bà Dân Chủ gộc, Hillary Clinton, khi có báo cáo con số lây nhiễm vượt TQ: He did promise “American First.”?



Thế giới nghĩ gì khi đọc mấy dòng tweet này từ một người Mỹ? Không phải một người Mỹ bình dân, mà là một người có ăn học, có chức vị, nổi tiếng khắp thế giới. Bà ta không phải là con mẹ bán chợ trời! Là một luật sư tốt nghiệp từ trường Yale danh tiếng, từng là First Lady, Thượng Nghị Sĩ, Ngoại Trưởng, từng là một ứng cử viên TT sáng giá không ai có thể sáng hơn của đảng DC.

Một người như vậy có thể trở nên đê hèn, ti tiện, ác tâm, nhỏ mọn, thù dai đối thủ khi thất cử đến như vậy sao?
Một người như vậy có thể nào vu oan giá hoạ, đổ hết mọi tội lỗi lên đầu đối thủ dù ông ta đã làm rất tốt việc chống dịch? Đừng nghe tui nói. Hãy nhìn việc ông ta làm, đọc thăm dò của viện Gallup thì biết người dân Mỹ đánh giá TT Trump ra sao. Trump trong một tuần đã đóng cửa với TQ, nguồn dịch. Trong ba tuần cử PTT thành lập ban tham mưu chống dịch. Năm 2009, Obama 6 tháng mới lên tiếng chống S1N1 khi đã có cả triệu người Mỹ bị lây nhiễm, và hơn 1000 nguoi người chết mà không thấy phe DC có một lời phàn nàn. Chuyện khủng bố tấn công toà Đại Sứ Benghazi, bà Hillary đã làm gì để cứu Đại sứ và nhân viên ngoại giao? Bà im hơi lặng tiếng, để cho họ bị giết hết!

Một người như vậy, có thể nào vui sướng, hỉ hả trên nỗi đau của người dân Mỹ? Cái đám mất dạy ở TQ căng biểu ngữ “chúc mừng” Mỹ bị đại dịch, người ta còn hiểu được, vì họ là lũ mọi rợ vô nhân tính. Cái đám tỵ nạn người Việt, xỉa xói TT Trump, hỉ hả trên sự đau khổ của dân Mỹ, người ta cũng hiểu được, vì bọn họ là loại ăn cháo đá bát. Nhưng một người tiếng tăm như bà, có thể nào đê hèn, đốn mạt hơn cả những kẻ mọi rợ, vô ơn kia?

Tui không vì mình theo đảng CH mà bất cứ chuyện gì ông Trump làm cũng nhắm mắt bảo vệ, bênh vực. Tui cũng không vì mình theo CH mà bất cứ chuyện gì phe DC làm, tui cũng chướng tai gai mắt và phải chửi tới bến mới hả dạ. Người như vậy gọi là cuồng. Xứ Mỹ này những kẻ cuồng Trump, cuồng Obama, cuồng Hillary, cuồng Pelosy cả đống. Đó là những kẻ chỉ dùng cảm tính yêu ghét chớ không nói lời công đạo, mà cảm tính thì không hề có thước để đo!

Kẻ nào mạnh miệng xỉa xói việc Mỹ có con số bệnh nhân vượt TQ, rồi kết luận là Mỹ dở, là thua TQ, là ông Trump không biết làm việc,… tui nói đó là đồ ngu ngục! Tại sao?
Thứ nhứt: Một người ngu nhứt cũng biết CSTQ là lũ gian trá, giấu giếm dịch vì sợ dân chúng hoảng loạn, làm lung lay chế độ. CSTQ gian trá, xảo quyệt, cho nên khi họ báo con số 100 người, phải hiểu con số thật là 1000 hay hơn nữa. Chưa nói tới, test kits là hàng mã, là đồ dỗm, thử sai đến 80%! Coi các nước được họ viện trợ kits lên tiếng thì biết. Có 6 triệu người trốn khỏi Vũ Hán trước lịnh phong toả. Trong đó có bao nhiêu người đã bị nhiễm, và họ phát tán khắp nơi theo cấp số nhân, thì thành bao nhiêu người bị lây nhiễm? Coi những tin tức xì ra, như chuyện các lò thiêu xác hoạt động ra sao, coi hàng triệu người xài dịch vụ điện thoại tự nhiên mất tích, coi các thống kê về tỷ lệ lây của Corona thì đoán biết con số thật không phải là 80,000 người, mà có thể là 800,000 người, hay 8,000,000 người hay hơn nữa. Con số được công bố ở Mỹ cách gì mà vượt qua TQ? Tui nói vậy có lý lẽ không hay chỉ là vì “thương” Trump, “ghét” CSTQ mà nói đại?

Thứ hai: TQ không có đủ test kits, hay test kits dỏm, test không ra, không có nghĩa là không có nhiều người nhiễm. hàng triệu người bị nhiễm tràn lan khắp mọi nơi, không phát hiện, không có nghĩa là họ không hiện hữu. Con số báo cáo chính thức không có nghĩa là những người bị nhiễm không có cơ hội được test là không tồn tại. Giống như không đi BS khám bịnh, không biết mình có bịnh nên tưởng mình khoẻ. Khám xong mới biết mình bịnh đầy mình, sắp đứt bóng, thì coi như xong game!

Thứ ba, bây giờ nhiều hãng Mỹ sản xuất hàng loạt test kits. Nhiều test kits thì test nhiều và số nhiễm được xác nhận tăng lên nhiều, chớ không do Mỹ dở nên để dịch tăng quá nhanh, là chuyện dễ hiểu. Mỹ không giấu.. Mỹ cần biết chính xác ai bị. Biết để trị. Biết để có phương án giúp người dân của mình. (Xem link: https://www.reuters.com/…/abbott-wins-u-s-approval-for-test…)

Bà Hillary tin rằng con số nhiễm Corona ở Mỹ đã vượt TQ, thì đó là một sự phán đoán của một kẻ bất trí. Bà biết con số thật sự bị nhiễm ở TQ cao hơn Mỹ hằng chục, thậm chí hằng trăm lần mà vẫn nhứt quyết nói Mỹ vượt TQ để có cớ công kích TT Trump, thì tui nói bà ta là kẻ đê tiện, tiểu nhân, bỉ ổi, thù dai. Bà ta dùng dữ liệu đó để tỏ ra vui mừng trên sự đau khổ của con dân Mỹ, thì đúng là một mụ phù thuỷ ác ôn, không có trái tim.
Tui rủa bà ta “What a bitch!” có phải là quá đáng và oan cho bà ta không? May cho dân Mỹ là bà ta đã thất cử!
Peter Chánh Trần

TB:
1. Coi thêm link này để biết dân Mỹ chửi mụ phù thuỷ này ra sao: https://www.foxnews.com/…/hillary-clinton-joke-virus-cases-…

2. Xin lỗi người đọc tôi đã phải dùng những lời lẽ khá nặng nề. Đó không phải là văn phong xưa nay của tôi – lúc nào cũng nhẹ nhàng, viết chơi như thiệt, viết thiệt như chơi. Tâm trạng của tôi có lẽ không khác mọi người: Lo dịch vô cửa nhà mình, lo cho con cái, đám cháu, bà con và bạn bè ở đây và ở VN. Lo âu, phiền muộn như vậy, mà thấy có những kẻ vô tâm lấy muối sát lên nỗi đau của mình và đồng loại, thì làm sao mà nhịn cho được?


Monday, March 30, 2020

TÂY BAN NHA GIẬN DỮ TRẢ LẠI 340,000 BỘ KIT THỬ COVID -19 CUẢ TRUNG QUỐC


Tây Ban Nha giận dữ trả lại 340.000 bộ kit của Trung Quốc do tỷ lệ sai sót đến 80%
 
Thủ đô của Tây Ban Nha ngừng sử dụng bộ kit xét nghiệm Covid-19 nhanh do một công ty Trung Quốc sản xuất sau khi phát hiện nó không đủ chính xác.

Hiệp hội Bệnh Truyền nhiễm và Vi sinh Lâm sàng (SEIMC), một trong những viện nghiên cứu hàng đầu của Tây Ban Nha, đã đăng trên trang web rằng họ phát hiện ra gạc mũi của Trung Quốc có có tỷ lệ chính xác dưới 30%. Sản phẩm này do công ty Công nghệ Sinh học Bioeasy Thâm Quyến phát triển.
Tờ nhật báo El País của Tây Ban Nha viết rằng chính quyền thành phố Madrid đã quyết định ngừng sử dụng các bộ kit của Bioeasy và Bộ y tế Tây Ban Nha đã yêu cầu công ty này thay thế nguồn cung cấp khác.

 
Một cảnh sát bị kiểm tra bằng gạc bông tại tòa thị chính Madrid. Ảnh: AFP.

Tờ báo cho biết chính quyền trung ương đã đặt hàng 340.000 bộ kít xét nghiệm của công ty này, theo South China Morning Post.
Zhu Hai, quản lý của Bioeasy, từ chối bình luận về việc này. “Tôi không nắm rõ về tình hình. Tôi vẫn chưa nhận được phản hồi từ phía Tây Ban Nha, vì vậy tôi cần tìm hiểu thêm về việc này”.

 

Tây Ban Nha đã được thông báo rằng bộ kit xét nghiệm nhanh của Bioeasy có thể mang về kết quả xét nghiệm Covid-19 chính xác 80%, nhưng điều này trái ngược với những phát hiện của SEIMC.
Theo truyền thông Tây Ban Nha, bộ kit yêu cầu lấy mẫu từ vòm họng và cho kết quả sau 10-15 phút.
Nguồn:



TRÁNH LÂY NHIỄM COVID-19 (ĐẠI HỌC JOHNS HOPKINS)



XIN BỎ MỘT CHÚT THỜI GIAN ĐỂ ĐỌC, HIỂU ĐƯỢC THÌ TRÁNH ĐƯỢC

Đại học Johns Hopkins đã gửi ghi chú chi tiết về việc tránh lây nhiễm. Vũ Thư Hiên : Chia sẻ càng nhiều càng tốt.* Virus không phải là một sinh vật sống, mà là một phân tử protein (DNA) được bao phủ bởi một lớp lipid bảo vệ (chất béo), khi được hấp thụ bởi các tế bào của niêm mạc mắt, mũi hoặc buccal, làm thay đổi mã di truyền (đột biến) và chuyển đổi chúng thành các tế bào xâm lược và nhân lên.

* Vì virut không phải là một sinh vật sống mà là một phân tử protein, nó không bị giết mà tự phân rã. Thời gian phân rã phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm và loại vật liệu nơi nó nằm.

* Virus rất dễ vỡ; điều duy nhất bảo vệ nó là một lớp mỡ mỏng bên ngoài. Đó là lý do tại sao bất kỳ xà phòng hoặc chất tẩy rửa là phương thuốc tốt nhất, bởi vì bọt CUTS the FAT (đó là lý do tại sao bạn phải chà xát quá nhiều: trong 20 giây trở lên, để tạo ra nhiều bọt). Bằng cách hòa tan lớp chất béo, phân tử protein tự phân tán và tự phân hủy.

* NHIỆT làm tan mỡ; Đây là lý do tại sao nó rất tốt để sử dụng nước trên 25 độ C để rửa tay, quần áo và mọi thứ. Ngoài ra, nước nóng tạo ra nhiều bọt hơn và điều đó càng hữu ích hơn.

* Rượu hoặc bất kỳ hỗn hợp nào có cồn trên 65% DISSOLVES BẤT KỲ FAT NÀO, đặc biệt là lớp lipid bên ngoài của virus.

* Bất kỳ hỗn hợp nào với 1 phần thuốc tẩy và 5 phần nước hòa tan trực tiếp protein, phá vỡ nó từ bên trong.

* Nước có oxy giúp giữ lâu sau xà phòng, rượu và clo, vì peroxide hòa tan protein virut, nhưng bạn phải sử dụng nó nguyên chất và nó làm tổn thương làn da của bạn.

* KHÔNG DÙNG BACTERICIDE. Virus không phải là một sinh vật sống như vi khuẩn; họ không thể giết chết những gì không còn tồn tại với anthobamel, nhưng nhanh chóng làm tan rã cấu trúc của nó với mọi thứ đã nói.

* KHÔNG BAO GIỜ lắc rũ quần áo, tấm ga giường hoặc vải đã sử dụng hoặc chưa sử dụng. Trong khi nó được dán vào một bề mặt xốp, nó rất trơ và tan rã chỉ trong khoảng 3 giờ (vải và xốp), 4 giờ (đồng, vì nó có tính sát trùng tự nhiên và gỗ, vì nó loại bỏ tất cả độ ẩm và không để nó bóc ra và tan rã), 24 giờ (bìa cứng), 42 giờ (kim loại) và 72 giờ (nhựa). Nhưng nếu bạn lắc nó hoặc sử dụng khăn lau lông vũ, các phân tử virus trôi nổi trong không khí tới 3 giờ và có thể đọng lại trong mũi bạn.

* Các phân tử virus vẫn rất ổn định trong cái lạnh bên ngoài, hoặc nhân tạo như máy điều hòa không khí trong nhà và xe hơi. Chúng cũng cần độ ẩm để ổn định, và đặc biệt là bóng tối. Do đó, môi trường hút ẩm, khô, ấm và sáng sẽ làm suy giảm nó nhanh hơn.

* UV LIGHT trên bất kỳ vật thể nào có thể chứa nó sẽ phá vỡ protein của virus. Ví dụ, để khử trùng và tái sử dụng mặt nạ là hoàn hảo. Hãy cẩn thận, nó cũng phá vỡ collagen (vốn là protein) trong da, cuối cùng gây ra nếp nhăn và ung thư da.

* Virus KHÔNG THỂ đi qua làn da khỏe mạnh.* Giấm KHÔNG hữu ích vì nó không phá vỡ lớp mỡ bảo vệ.

* SPIRITS, VODKA, KHÔNG CÓ TÁC DỤNG. Vodka mạnh nhất là 40% cồn, và bạn cần 65%.

* LISTERINE TRỊ NÓ! Đó là cồn 65%.* Không gian càng bị giới hạn, càng có nhiều nồng độ của virus. Càng mở hoặc thông gió tự nhiên, càng ít.

* Đây là siêu nói, nhưng bạn phải rửa tay trước và sau khi chạm vào niêm mạc, thực phẩm, khóa, núm, công tắc, điều khiển từ xa, điện thoại di động, đồng hồ, máy tính, bàn, TV, vv Và khi sử dụng nhà vệ sinh .

* Bạn phải HUMIDIFY TAY KHÔ từ việc rửa tay thật nhiều, bởi vì các phân tử có thể ẩn trong các vết nứt nhỏ. Kem dưỡng ẩm càng dày thì càng tốt.* Đồng thời giữ NAILS SHORT ( móng tay)của bạn ngắn để virus không ẩn ở đó.

Johns Hopkins University has sent this detailed note on avoiding the contagion: * The virus is not a living organism, but a protein molecule (DNA) covered by a protective layer of lipid (fat), which, when absorbed by the cells of the ocular, nasal or buccal mucosa, changes their genetic code. (mutation) and convert them into aggressor and multiplier cells. * Since the virus is not a living organism but a protein molecule, it is not killed, but decays on its own. The disintegration time depends on the temperature, humidity and type of material where it lies. * The virus is very fragile; the only thing that protects it is a thin outer layer of fat. That is why any soap or detergent is the best remedy, because the foam CUTS the FAT (that is why you have to rub so much: for 20 seconds or more, to make a lot of foam). By dissolving the fat layer, the protein molecule disperses and breaks down on its own. * HEAT melts fat; this is why it is so good to use water above 25 degrees Celsius for washing hands, clothes and everything. In addition, hot water makes more foam and that makes it even more useful. * Alcohol or any mixture with alcohol over 65% DISSOLVES ANY FAT, especially the external lipid layer of the virus. * Any mix with 1 part bleach and 5 parts water directly dissolves the protein, breaks it down from the inside. * Oxygenated water helps long after soap, alcohol and chlorine, because peroxide dissolves the virus protein, but you have to use it pure and it hurts your skin. * NO BACTERICIDE SERVES. The virus is not a living organism like bacteria; they cannot kill what is not alive with anthobiotics, but quickly disintegrate its structure with everything said. * NEVER shake used or unused clothing, sheets or cloth. While it is glued to a porous surface, it is very inert and disintegrates only between 3 hours (fabric and porous), 4 hours (copper, because it is naturally antiseptic; and wood, because it removes all the moisture and doe s not let it peel off and disintegrates). ), 24 hours (cardboard), 42 hours (metal) and 72 hours (plastic). But if you shake it or use a feather duster, the virus molecules float in the air for up to 3 hours, and can lodge in your nose. * The virus molecules remain very stable in external cold, or artificial as air conditioners in houses and cars. They also need moisture to stay stable, and especially darkness. Therefore, dehumidified, dry, warm and bright environments will degrade it faster. * The virus CANNOT go through healthy skin. * Vinegar is NOT useful because it does not break down the protective layer of fat. * NO SPIRITS, NOR VODKA, serve. The strongest vodka is 40% alcohol, and you need 65%. * LISTERINE IF IT SERVES! It is 65% alcohol. * The more confined the space, the more concentration of the virus there can be. The more open or naturally ventilated, the less. * This is super said, but you have to wash your hands before and after touching mucosa, food, locks, knobs, switches, remote control, cell phone, watches, computers, desks, TV, etc. And when using the bathroom. * Also keep your NAILS SHORT so that the virus does not hide there.

NUỚC MỸ KHÔNG VĨ ĐẠI


NƯỚC MỸ KHÔNG VĨ ĐẠI
Lúc vịt dật nầy nên im miệng cho chúng khỏi chửoi là nên làm
 

 Cô Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã trở thành tâm điểm trên mạng xã hội những ngày qua vì sự vô ơn bạc nghĩa ngay chính ân nhân mình.
Cô lợi dụng quyền tự do ngôn luận để chê bai phê phán TT Trump và nước Mỹ với những hiểu biết yếu kém trong một thời điểm hết sức nhạy cảm. Nấm cho rằng nước Mỹ không vĩ đại, làm hàng triệu người từ quốc nội và ngoài nước thật thất vọng, vì chính cô không hiểu lịch sử nước Mỹ cùng những sự thật thay đổi do đâu trước khi phán xét.
Vâng, nước Mỹ không vĩ đại nhưng hàng trăm triệu người trên thế giới đều khát khao nhập cư, trong đó có các con cháu của các quan chức cộng sản; dù chửi Mỹ nhưng vẫn muốn chọn giáo dục Mỹ, môi trường Mỹ.

Vâng, nước Mỹ không vĩ đại nhưng luôn là quốc gia nhân đạo có nhiều cống hiến cho các nước trên thế giới khi có thiên tai đại họa. Hoa Kỳ vẫn là cường quốc đứng đầu về giáo dục, y khoa, phát minh khoa học, ngành không gian vũ trụ, quốc phòng, sản xuất vũ khí quân sự, nhiều công ty tập đoàn điện tử tên tuổi .... tất cả trở thành niềm tự hào của nước Mỹ.
Nước Mỹ vì đã bị phụ thuộc Trung Quốc trên nhiều phương diện, kể cả những vật dụng về y tế, những hàng hóa tiêu dùng từ thời Tổng Thống Clinton cho đến Obama.
Nhưng TT Trump chính là người phải dọn "tàn dư" ấy để làm nước mỹ hùng mạnh trở lại.
Không phải chỉ có nước Mỹ đứng trước đại dịch bùng phát bỗng thiếu khẩu trang hay máy trợ thở, mà bất kỳ nước nào trong đại dịch Vũ Hán này cũng vậy.
Dự trữ hàng vài trăm ngàn máy trợ hô hấp và vài trăm triệu khẩu trang trong kho quốc gia để chờ không biết lúc nào dùng tới là điều phi lý. Bình thường nước Mỹ đã không thiếu thứ gì.
 

Nhưng hiện nay, cả nước Mỹ đang nỗ lực tự bổ sung những cái thiếu đó. Vài hãng xe hơi chế máy trợ hô hấp, hãng sản xuất rượu chế nước sát trùng, dân đua nhau may khẩu trang tặng bệnh viện…
Những người chê chửi chánh quyền, tổng thống, họ có làm gì không, hay chỉ ngồi chửi, chê như Nấm ???
Thay vì ủng hộ Tổng Thống để trả ơn gia đình ông và nước Mỹ, thì Nấm lại phát ngôn không đúng đạo làm người, đi ngược truyền thống Việt ngàn xưa vốn lấy nhân nghĩa hàng đầu. Nhiều người " sốc" khi đã ký thỉnh nguyện thư xin chính phủ Mỹ can thiệp trả tự do cho cô, được định cư tại Mỹ. Nay bị Nấm thách thức với những lời xấc xược.
Vì ai mà Nấm gieo rắc thông tin không đúng, lèo lái dư luận, tiếp tay cho những kẻ ngày đêm cay nghiệt chửi bới TT với mưu đồ chính trị của Dân chủ, truyền thông cánh tả CNN, NYT ... đang tiếp tay cho Trung Cộng muốn tiêu diệt nước Mỹ để làm chủ thế giới. Cô lựa chọn thời điểm mà các đối thủ lợi dụng Coronavirus để " chính trị hóa " gây khủng hoảng niềm tin về tổng thống và chính quyền nhằm mục đích gì ?

 

Cô vong ơn ngay chính đồng bào hải ngoại đã giúp đỡ gia đình mình. Từ tiền thuế dân mới có những hệ thống giao thông tốt, những con đường đẹp cho cô đi. Vào bệnh viện khám miễn phí, những người có thu nhập thấp như cô chắc chắn là được ưu đãi. Tất cả từ ngân sách chính phủ do dân đóng thuế, không phải trên trời rớt xuống. Những gì mà gia đình N hưởng từ phúc lợi xã hội là tiền của người dân. Đồng tiền ấy trả bằng sự khó nhọc làm việc vất vả, bằng sự chân tình yêu thương; cô cố tình không hiểu sao?
Nguyên do nghĩ rằng Nấm là một trong những người trẻ dám tranh đấu vì Tự do - Dân chủ - Nhân quyền nên nhiều người ủng hộ. Không ai nghĩ cô phải trả ơn vì một khi " cho đi là không cần nhận lại ". Thế nhưng cô đã trả ơn chúng tôi bằng những lời lẽ phê phán về TT Trump và nước Mỹ mà ai cũng giật mình, cảm thấy bị tổn thương trong khi người dân Hoa Kỳ từng giờ đang tìm cách bảo vệ giá trị nước Mỹ từng có.
Ngay tôi dù sống tại Mỹ gần nửa đời người, làm việc cật lực trên 10 tiếng một ngày cùng lúc hai job cũng không dám mơ cho con học trường tư. Vậy xin hỏi tiền đâu ra để con cái Nấm học trường tư. Tổ chức nào phía sau hổ trợ ?
Những cá nhân, bóng dáng nào kêu gọi quyên góp tài chính giúp những người tù nhân lương tâm từ các quốc gia, đặc biệt tại Mỹ về câu chuyện Nấm " Mẹ vắng nhà" . Các bạn nghĩ sao khi tù nhân lương tâm này nay nói rằng " qua Mỹ bằng tiền chính mình " ?!

 

Không phải chỉ riêng cô, bất cứ người tỵ nạn chính trị nào cũng hoàn lại tiền máy bay cho chính phủ và không ai nói là gia đình tôi qua Mỹ bằng chính tiền của tôi cả!
Tôi cũng " đau " bởi mình bị lừa khi nhớ ngày nào đã cùng đồng hương Houston đón gia đình mẹ Nấm tại phi trường George Bush vào 2018. Dù có một số nghi vấn, nhưng vì ủng hộ giới trẻ đi vào con đường tranh đấu cho tương lai Việt Nam; và cũng vì mong con cái Nấm được cơ hội tiếp cận nền giáo dục Mỹ nên tôi có mặt vào đêm khuya ấy thực hiện phóng sự tuy mệt mỏi sau một ngày làm việc.
Như một luật chơi đón nhận những ý kiến thương ghét đa chiều, tôi vẫn ủng hộ Tổng Thống Donald Trump của nước Mỹ vì nhìn ra được hiểm họa quốc gia. Với bài viết mới đây " Người chiến binh quả cảm nước Mỹ ", chính tôi là tác giả cũng không ngờ đã chạm vào cảm xúc người đọc từ các quốc gia và Việt Nam với con số 6 300 likes, trên 5 500 lượt shares cùng hơn 2 300 bình luận chia sẻ cảm động, cầu nguyện cho TT Trump như ông là người thân trong gia đình của mình. Rất nhiều trong số đó không là người đang ở Mỹ, nhiều nhất là ở Việt Nam, không được hưởng gì của Mỹ cả.
Tâm ý này không hề có trong Nấm !
Trong khi ngược lại, Nấm đã được người ân cứu gia đình qua Mỹ ( mà biết bao người ước ao ) thì lại vong ơn một cách nhanh chóng. Nhớ lại đi Nấm, TT Trump từng tiếp cô tại Washington Dc, vậy mà hôm nay nước Mỹ đang gặp thảm họa, cô lại quay lưng phản bội ông, thiếu đi trái tim nhân hậu khi không nhận ra TT Trump già đi vì vận nước. Hãy nhìn vào đôi mắt buồn của ông để biết chia sẻ yêu thương hơn là chỉ trích.
Trích dẫn lời N: " Sứ giả của Chúa với sứ mệnh là gởi càng nhiều người về với Chúa càng tốt ", chẳng khác gì nhục mạ TT Trump có thể giết người hàng loạt. Đó là cách cám ơn rất " lạ " tổng thống của quốc gia đã cứu mình!
Cô - tù nhân lương tâm nhưng không có lương tâm khi nói về TT Trump; dám chỉ trích người chồng của vị ân nhân mình là Đệ nhất phu nhân Melanie, phải gọi là quá đáng.
Nước Mỹ không cần những người như cô Nấm. Không thích Tổ quốc này thì hãy trở về quê nhà.

Sunday, March 29, 2020

MỘT VỊ BÁC SĨ ANH HÙNG - ĐAU LÒNG QUÁ.




TẤM ẢNH HÔM NAY >> MỘT VỊ BÁC SĨ ANH HÙNG (Indonesia)

ĐAU LÒNG.

"Bức ảnh này có nhiều điều để suy ngẫm.

Đây là bức ảnh cuối cùng của bác sĩ Hadio Ali (bác sĩ vừa qua đời sau khi điều trị cho những người bị nhiễm bởi virus Tàu + ở Jakarta, Indonesia)

Đây là chuyến thăm nhà cuối cùng của Bác sĩ ấy. Đứng ngoài cổng và nhìn con và người vợ đang mang thai.

Điều gì sẽ ở trong tâm trí của những đứa trẻ đó .. chúng ta có thể gặp nhau một lần và lại gặp nhau không ?

Bác sĩ không muốn bất kỳ sự tiếp cận nào với gia đình để tránh đi sự lây lan của dịch bệnh. Thật tội nghiệp, vị Bác sĩ đứng ở cổng nhìn vào như một người lạ. Nhưng đó lại là cuộc gặp mặt gia đình lần cuối cùng.

CÁM ƠN & TRÂN TRỌNG !

Bác sĩ này là anh hùng của Indonesia. Người anh hùng đã chữa trị cho nhiều bệnh nhân cho đến chết."

NguonFb: #LetiziaEgal

MÙA DỊCH LÀM NGHỀ GÌ HOT (ST)



MÙA DỊCH LÀM NGHỀ GÌ HÓT 🔥
Kinh doanh online, vẫn lai rai 💰

Nghề mần tóc đang ngồi khóc😭
Nghề mần nail buồn chèo queo😣
Nghề dạy gym teo hết chim😖
Nghề ca sỹ giờ ngủ kỹ😴

Nghề nội thất buồn chất ngất🥴
Nghề ì ven (event) ngồi thêu ren🤧
Nghề thiết kế nghe nói ế😵
Nghề bán xe chắc tè le😶
Nghề bán vải đang rất oải😷

Bất động sản mọi người lảng😨
Ngành khách sạn đang lạng quạng😱
Ngành ăn uống đang luống cuống🥺

Ngành du lịch đang mắc dịch😷
Ngành nhà băng thì cũng căng🤒
Nhà thuốc tây sống phây phây🤑
Còn nhà hàng đang la làng😱
Sản xuất dược đang bán được🤗

Marketing hẳn rung rinh🤓
Nghề làm sale (thị trường) chắc đang teo 😩
Nghề nhà giáo chắc húp cháo

Nghề chụp ảnh đang rất rảnh😎
Nghề làm báo đang bát nháo🧐

Bán khẩu trang giờ rất sang🥰
Chị bán cồn đang rất ồn😂
Kẻ ở không vẫn lông bông😛
Kẻ giựt tus đang rất hút😚

Các bác sỹ như chiến sỹ🤖
Điều dưỡng viên cần tráng kiện💪
Mong đại dịch hết triền miên

(ST) fb chị Liên Nguyễn

FDA CHUẨN THUẬN ID NOW COVID-19, CÓ KẾT QUẢ TRONG 5 PHÚT (MPL)


FDA chuẩn thuận ID NOW COVID-19, có kết quả trong 5 phút
Mar 27, 2020 
 
Một trạm xét nghiệm “drive-thru” ở bệnh viện Johns Hopkins Hospital tại thành phố Baltimore, Maryland. (Hình: JIM WATSON/AFP via Getty Images)

WASHINGTON, DC (NV) – Cơ Quan Quản Trị Dược Phẩm (FDA) chuẩn thuận mẫu xét nghiệm ID NOW COVID-19 có kết quả cấp tốc trong vòng năm phút của công ty Abbott Laboratories.
Công ty sản xuất dụng cụ y khoa Abbott cho biết vừa được FDA xác nhận vào tối Thứ Sáu, 27 Tháng Ba, theo AP.
Mẫu xét nghiệm này có tên ID NOW COVID-19.

Ông Robert Ford, chủ tịch hội đồng quản trị công ty Abbott, tuyên bố, mẫu xét nghiệm ID NOW COVID-19 có thể thử ngay tại các địa điểm xét nghiệm lưu động “drive-thru.”
Ông Ford cho biết trong một ngày công ty có thể sản xuất 50,000 ngàn mẫu xét nghiệm vào tuần tới.
Các chuyên gia an ninh y tế khuyến cáo Hoa Kỳ cần xét nghiệm từ 100,000 đến 150,000 người một ngày để theo dõi tình hình lây lan nhằm đưa ra phương pháp ngăn chận hữu hiệu.

Cho đến ngày Thứ Sáu, Hoa Kỳ có 100,392 người nhiễm bệnh, nhiều nhất thế giới.

Nước Ý có 86,498 ca nhiễm bệnh, đứng thứ nhì.

Tại Hoa Kỳ, đứng đầu là New York, có 44,810 người bị nhiễm COVID-19.

Kế đến, New Jersey có 8,825 người bị nhiễm.

California có 4,533 người bị nhiễm, đứng thứ ba.

Trước tình trạng đại dịch COVID-19 bùng phát quá mạnh tại Hoa Kỳ, các tiểu bang đều báo cáo thiếu vật dụng y tế.
Đặc biệt, New York thiếu rất nhiều máy trợ thở. Tình hình nguy cập đến mức tiểu bang này phải cho phép hai bệnh nhân dùng chung một máy trợ thở.

Nếu tình trạng số người nhiễm bệnh tiếp tục gia tăng như hiện nay, hệ thống y tế Hoa Kỳ lâm vào tình trạng quá tải khiến không đủ giường bệnh, vật dụng, và ngay cả nhân viên y tế. (MPL)

NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT MAY KHẨU TRANG TẶNG NHÂN VIÊN Ý TẾ (TÂM AN)


Người Mỹ gốc Việt may khẩu trang tặng nhân viên y tế, nghĩa cử đẹp trong mùa dịch COVID-19

Mar 27, 2020 
 
Chị Thảo Phạm (trái), thợ nail ở Tacoma, cùng với chị Kati và nhóm thiện nguyện, may tặng hơn 2,000 khẩu trang cho nhân viên y tế ở các bệnh viện tại Tacoma, Washington. (Hình: Thảo Phạm)

WESTMINSTER, California (NV) – Dịch COVID -19 khiến nhiều bệnh viện và các cơ sở y tế ở Mỹ thiếu khẩu trang, quần áo bảo hộ, nước sát trùng, và nhiều thiết bị y tế khác. Hiểu được tình cảnh này, nhiều người gốc Việt đã sử dụng thời gian rảnh khi tuân thủ lệnh ‘ở tại nhà’ để may khẩu trang tặng nhân viên y tế, bệnh nhân trong các bệnh viện.

Từ thành phố Phoenix, tiểu bang Arizona, chị Tường Vi, thợ sửa quần áo, cho biết: “Tôi đóng cửa tiệm đã một tháng nay, tôi tự đi mua vải về để may khẩu trang rồi đem tặng cho người cao niên ở viện dưỡng lão. Họ cảm động muốn rơi nước mắt. Các y tá họ cũng xin, chủ yếu họ đeo bên ngoài cái khẩu trang y tế. Họ nói làm như vậy thì khẩu trang N95 sẽ đỡ bị nhiễm hơn, có thể dùng lâu dài.”

Một người khác, chị Thảo Phạm, một thợ nail ở thành phố Tacoma, tiểu bang Washington, cùng với nhiều thiện nguyện viên “đã tự may và tặng được hơn 2,000 chiếc khẩu trang cho các y tá bệnh viện trong đó có bệnh viện St. Joshep là 500 cái, bệnh viện Nhi Multicare-Mary Bridge là 200 cái, và nhiều trung tâm y tế.”
Mỗi ngày, chị Thảo cùng gần chục thiện nguyện viên cặm cụi may khoảng 200 chiếc khẩu trang bằng vải để tặng cho các y tá. Để tránh lây nhiễm virus COVID-19, mỗi thiện nguyện viên nhận về nhà mình tự may rồi mang tới giao cho chị Thảo. Trong số đó, có cả một bà cụ 92 tuổi, là bà nội của một thiện nguyện viên, cũng tham gia may khẩu trang.
 
Đại diện tại các trung tâm y tế tới nhận món quà là các khẩu trang tự may của nhóm chị Thảo Phạm, Kati tại Tacoma, Washington. (Hình: Thảo Phạm)

Nói về sự khởi đầu ý tưởng này, chị Thảo kể: “Tôi có một vài người bạn làm nhân viên tại bệnh viện St. Joshep ở Tacoma. Họ nói với tôi họ rất cần khẩu trang, họ nhờ tôi hỏi những người làm nail, coi có ai dư khẩu trang không, thì cho họ vì trong bệnh viện rất thiếu.”
“Tôi lên Facebook đăng tin xin khẩu trang y tế của những anh chị đồng nghiệp làm nail. Nhờ đó, tôi quen được chị Kati Nguyễn cũng ở cùng thành phố này. Chị ấy muốn tặng những chiếc khẩu trang bằng vải tự may. Tôi không ngờ các y tá đều đồng ý nhận. Vậy là chúng tôi kêu gọi nhiều người góp sức, nhất là các thợ nail, thợ tóc đang lúc rảnh rỗi thất nghiệp, cùng nhau góp sức để mua vải, cắt rồi may hàng ngàn chiếc khẩu trang,” chị Thảo kể tiếp.

Chị Kati Nguyễn, người làm thợ may có thâm niên hàng chục năm, có shop may nhỏ ở thành phố Tacoma thường may đồ cho người Mỹ. Từ khi dịch bệnh còn chưa bùnh phát, chị Kati đã thường tự làm khẩu trang để dùng và bán cho khách hàng với giá $15/cái.
Chị Kati nói: “Tới khi dịch bệnh bùng phát tại tiểu bang này, tôi không còn nghĩ tới chuyện buôn bán nữa, tôi nghĩ tới việc tặng cho những người cần, đó là những y tá, bệnh nhân trong bệnh viện và viện dưỡng lão.”

“Chúng tôi may hai lớp, giống như một cái túi, để các y tá bỏ một lớp màng lọc (filter) vào giữa. Cuối ngày có thể thay lớp màng lọc khác, còn cái khẩu trang thì đem giặt để tái sử dụng được. Vì thế các y tá và bệnh nhân có thể dùng như một khẩu trang y tế, rất tiện lợi và tiết kiệm,” chị Kati nói thêm.
 
Cụ bà 92 tuổi, ở Tacoma, Washington, cũng tham gia tình nguyện may khẩu trang. (Hình: Thảo Phạm)

“Các y tá và bệnh nhân nhận món quà của chúng tôi họ rất vui và cảm động,” chị Thảo vui vẻ cho biết.
Việc làm của chị Kati và chị Thảo được rất nhiều bạn bè, đồng hương ủng hộ và khen ngợi. Tiếng lành đồn xa, rất nhiều phóng viên liên lạc để xin chụp hình, phỏng vấn như báo Reuters News, Nothwest Asian Weekly và một số tờ báo tiếng Việt kể cả trong nước và hải ngoại.
“Từ hôm may khẩu trang để tặng tới giờ, tôi có cơ hội quen được rất nhiều người bạn tốt. Có những người ở tận Texas cũng gửi vải qua đường bưu điện tới nhà tôi để tặng cho tôi may khẩu trang. Thảo là người nhiệt tình nhất, luôn luôn tới sớm về trễ để kịp giao cho các y tá đang mong chờ,” chị Kati nói.
“Tôi nhận được hàng chục điện thoai từ các tiểu bang khác, người thì muốn hiến tặng vải, người thì muốn xin khẩu trang. Nhưng vì họ ở xa quá nên tôi không thể tặng khẩu trang cho họ, tôi lên Facebook kêu gọi mọi người giúp sức để may khẩu trang càng nhiều càng tốt, nhằm cứu vãn đồng hương của mình,” chị Kati nói them

“Tình hình dịch bệnh xảy ra khắp toàn cầu, cho nên khắp nơi thiếu thốn, đâu phải mình nước Mỹ thiếu khẩu trang. Các bạn y tá của tôi cho biết, lý do chính mà bệnh viện thiếu khẩu trang và quần áo bảo hộ là vì những thứ này đều nhập từ Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc chính là nơi xảy ra dịch bệnh đầu tiên nên họ đã thiếu hụt về loại mặt hàng này, nói gì tới xuất cảng đi các nước.”
 
Chị Thảo Phạm (trái) và chị Kati Nguyễn là hai tình nguyện viên chính ở Tacoma, trở thành đôi bạn thân nhờ may hàng ngàn khẩu trang tặng cho bệnh viện. (Hình: Thảo Phạm)

Hỏi về sự trợ giúp từ gia đình, chị Kati vui vẻ nói: “Ông xã tôi rất tự hào về tôi. Ông ấy là người Mỹ, ông gọi cho má chồng tôi ở tiểu bang khác và khoe rằng tôi đang may khẩu trang để tặng cho bệnh viện. Má chồng tôi nghe xong, bà gọi tôi là ‘anh hùng’!”
Tuy nhiên, chị Thảo Phạm cũng muốn gửi tới lời nhắn nhủ với đồng bào muốn may khẩu trang thiện nguyện rằng: “Tôi được biết không phải bệnh viện nào họ cũng nhận khẩu trang tự làm như thế này. Vì thế trước khi may khẩu trang, quý vị nên hỏi các y tá hoặc tới trực tiếp bệnh viện đó, để hỏi xem họ có cần không và cần loại khẩu trang như thế nào, cho đỡ mất công.”
Chị Thảo giải thích thêm: “Hầu hết ban điều hành các bệnh viện họ đều không lên tiếng xin khẩu trang tự làm của dân, mà chỉ là các nhân viên y tế xin hỗ trợ với tư cách cá nhân. Vì nếu muốn tặng trực tiếp cho bệnh viện thông qua ban giám đốc bệnh viện thì thủ tục rất rườm rà.”
 
Một tình nguyện viên trong nhóm của chị Thảo và chị Kati, ở Tacoma, Washington. (Hình: Thảo Phạm)

Tại Little Saigon, Nam California, hiện đang có rất nhiều nhóm thiện nguyện viên khởi nguyện làm khẩu trang để tặng. Chị Trinh Phí, ở Westminster, cũng đang bắt đầu cắt vải để đưa tới cho các thợ may thiện nguyện.
Chị Trinh Phí, vốn là một nhân viên bán bảo hiểm, nay cùng các con ở nhà cắt vải, cho biết: “Tôi được hướng dẫn rằng chỉ cần mua loại vải 100% cotton là được. Chúng tôi đi mua vải về rồi cắt ra sau đó đưa cho ai biết may để làm giúp. Chúng tôi chọn loại vải kẻ để dễ cắt thẳng vải, các loại vải khác mình cắt không quen dễ bị lẹm.”
Chị Trinh Phí cho biết, người khởi xướng nhóm của chị là chị Kiều Dung, thuộc gia đình Phật Tử Huệ Quang và chị Uyên Trang, thuộc gia đình Phật Tử Phổ Hòa.
Chị Uyên Trang là một kỹ sư về nhu liệu điện toán, cư dân Cypress, cho biết: “Xuất phát từ thỉnh nguyện của một y tá tại bệnh viện San Diego cần khẩu trang, chúng tôi đã cùng nhau mua vải về cắt và nhờ các gia đình biết may làm theo website hướng dẫn của Cơ Quan Phòng Chống Dịch Bệnh (CDC). Đến nay chúng tôi đã làm được khoảng 500 cái và hiện đang được rất nhiều bạn bè và các Phật tử ủng hộ để tiếp tục may thêm nữa.”
Trang web chị Uyên Trang làm theo là trang: https://www.deaconess.com/How-to-make-a-Face-Mask?
Không chỉ cá nhân, mà một số công ty nhỏ cũng góp sức vào phong trào này.
 
Bé Benjamin Tran, 8 tuổi, cư dân Garden Grove, cắt vải giúp may khẩu trang. (Hình: Trinh Phí)

Bà Anne Oliver, giám đốc điều hành công ty House of M Beauty, ở Anaheim cho biết, “Công ty chúng tôi đã quyên góp 5,000 chai nước rửa tay khô (hand sanitizer), 10,000 mặt nạ phẫu thuật (surgical mask) và 5,000 khẩu trang tương đương N95 (N95-equivalent mask) cho nhân viên y tế, bác sĩ, y tá và các tổ chức cộng đồng. Hiện tại đã có trên 30 bệnh viện đã ghi danh để nhận, thông qua việc ghi danh tại đường link sau: http://houseofmbeauty.com/supplyrequest/

Một nhóm khác cũng ở Little Saigon đang đi tìm nguồn cung cấp khẩu trang để tặng cho bệnh viện. Chị Tammy Nguyễn, đại diện công ty T-Entertainment và chị Thảo Nguyễn, chủ nhà hàng Chợ Đông Ba, cho biết: “Chúng tôi đã tìm được một xưởng may bên Việt Nam, họ nhận may miễn phí không tính tiền công và tiền vải, chúng tôi chỉ mất tiền ship sang Mỹ thôi, số lượng là 10,000 cái để tặng cho các nhân viên y tế và bệnh nhân.”

Chị Tammy cho biết thêm một thông tin rất hữu ích: “Chúng tôi biết một trang web hướng dẫn, là trang www.weneedmasks.org có dạy cách cắt khẩu trang rất bài bản. Ngoài ra trang này còn giúp các cơ sở y tế, bệnh viện ở tất cả các tiểu bang vào đó để ghi danh xin khẩu trang. Do đó, chúng tôi đã biết rõ nơi nào cần và cần bao nhiêu. Rất đơn giản và tiện lợi.”

 (Tâm An)