Tuesday, May 30, 2017

LỄ NHẬM CHỨC T.T. PHÁP

HÌNH ẢNH CHÀO ĐÓN T.T. PHÁP TRẺ NHẤT TRONG LỊCH SỬ VỚI 21 PHÁT ĐẠI BÁCClick image for larger version Name: TT (1).jpg Views: 0 Size: 22.0 KB ID: 1039413  
Vietbf.com - Điện Elysee đã chính thức chào tân Tổng thống Pháp Emmanuel Macron với 21 phát đại bác, và khoảng 1.500 cảnh sát được huy động để đảm bảo an ninh cho buổi lễ nhậm chức Tổng thống trẻ nhất lịch sử, làm chủ nhân mới Điện Elysee cùng Đệ nhất phu nhân Brigitte Trogneux.


Sáng 14/5 (giờ Paris), lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử trẻ nhất trong lịch sử Pháp Emmanuel Macron, 39 tuổi, diễn ra tại Điện Elysee, cung điện từ thế kỷ 18 và hiện được sử dụng làm dinh tổng thống. Ảnh chụp toàn cảnh Điện Elysee trước lễ nhậm chức. Ảnh: Getty.


alt
Laurence Auziere, con gái cả của bà Brigitte Trogneux và gia đình có mặt tại lễ nhậm chức từ sớm. Bên trong Điện Elysee, người ta sẽ đọc lại kết quả bầu cử. Đó là giây phút Macron chính thức tiếp nhận quyền tổng thống. Ảnh: Reuters.



alt
Bà Brigitte Trogneux, phu nhân của Tổng thống đắc cử Macron. Bà từng là cô giáo phổ thông của ông và đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích trong quá trình tranh cử. Trong một cuộc phỏng vấn, ông Macron khẳng định bà Brigitte sẽ làm việc không công cho chính phủ, có văn phòng và nhân viên riêng. Ảnh: Reuters.


alt
Tổng thống đắc cử Macron vẫy tay chào người ủng hộ tại thủ đô Paris trong lúc đến Điện Elysee. Ảnh: Getty.


alt
Đoàn xe chở ông Macron tới điện Elysee. Khoảng 1.500 cảnh sát được huy động để đảm bảo an ninh cho buổi lễ nhậm chức. Một số con đường tại trung tâm Paris bị phong tỏa vào sáng 14/5. Ảnh: Reuters.


alt
Trước đó, hôm 7/5, các kết quả kiểm phiếu sơ bộ đều cho thấy Macron sẽ trở thành tổng thống Pháp tiếp theo. Macron trở thành tổng thống trẻ nhất trong lịch sử Pháp và là nhà lãnh đạo trẻ nhất kể từ thời Napoleon. Ảnh: Reuters.


alt
Tổng thống Francois Hollande và Tổng thống đắc cử Emmanuel Macron tại Điện Elysee. Tổng thống mới nhận lại mã kích hoạt tên lửa hạt nhân từ người tiền nhiệm và sợi dây chuyền biểu tượng cho quyền lực của người đứng đầu Điện Elysee. Ảnh: Reuters.


alt
Cận cảnh sợi dây chuyền biểu tượng của tước vị Tổng Chỉ huy Binh đoàn Danh dự. Các cộng sự của ông Macron tiết lộ tân tổng thống sẽ không thật sự đeo sợi dây chuyền to và nặng này. Hai người tiền nhiệm của ông cũng chọn cách tương tự. Sau các nghi thức nhậm chức, lễ ăn mừng bắt đầu. Ảnh: Getty.


alt
Tổng thống Macron sẽ duyệt đội danh dự, theo sau đó là 21 phát đại bác chào mừng. Ông bước ra khỏi chiếc cổng sắt của Điện Elysee, bên dưới con gà trống biểu tượng cho nước Pháp nhiều thế kỷ qua. Ảnh chụp ảnh sát Pháp tuần tra tại đại lộ Champs Elysees sáng 14/5. Ảnh: Getty.

KIẾP SAU

Image result for AFTER LIFE

- Bạn hỏi mình: Có kiếp trước hay không?
Sao mỗi con người sanh ra lại khác nhau đến thế?
Có kẻ đẹp kẻ xấu. Có người khôn người ngu. Có đứa sang đứa hèn.

Nhưng bạn ơi, xấu - đẹp, khôn - ngu, sang - hèn ... là do bạn nhìn nó như vậy. Chứ bản thân mỗi người đều là mỗi tuyệt tác đấy thôi. Máu ai cũng đỏ. Nước mắt ai cũng trong. Trái tim ai cũng đập.

Sự phân biệt đến do bạn nhìn như vậy.


- Bạn lại hỏi mình: Có kiếp sau hay không?
Mình mới hỏi lại: Bạn cần kiếp sau để làm gì?
Để thấy người sống thiện được đền đáp, người tội lỗi bị dầu sôi, người tu đạo được giải thoát.
Nhưng bạn ơi, đâu cần tới kiếp sau.
Nhân quả nhãn tiền.
Chỉ do bạn không thấy.

Image result for AFTER LIFE

Bạn có bao giờ nhìn sâu vào cuộc sống:
·      Người có lòng Từ, khuôn mặt sẽ dịu nhẹ bao dung, vòng tay sẽ ân cần rộng mở.
·      Kẻ thủ ác, trong tim chứa đầy lửa dữ. Tự đốt mình, đâu cần địa ngục xa xôi. Đôi mắt láo liên, hằn những đường gân máu. Luôn cau mày, luôn nhức nhối thân tâm.
·      Ai xức nước hoa, người sẽ thoang thoảng hương thơm.
·      Trái tim ai đẹp sẽ lung linh như vầng trăng ấy.

Và bạn ơi, phút giây này hạnh phúc.
·      Được mỉm cười, được chiêm ngắm đổi thay.
Image result for AFTER LIFE

Tìm cầu chi nữa quá khứ vị lai. 
Chẳng nơi nào đẹp như bây giờ hiện tại.
Cành sen trắng đang rưng rưng trong nắng.

Bụt mỉm cười lấp lánh đóa Vô Ưu.

" Đừng bao giờ giữ lại một cái gì mà chờ cơ hội đặc biệt cả. Mỗi ngàysống đã là một cơ hội đặc biệt rồi!"

Tôi suy đi nghĩ lại câu nói này, và nó đã thay đổi cuộc đời tôi:
·      Hiện nay tôi đọc sách nhiều hơn trước và bớt dọn dẹp nhà cửa.
·      Tôi ngồi trước mái hiên mà ngắm cảnh chứ không buồn để ý đến cỏ dại mọc trong vườn.
·      Tôi dành nhiều thì giờ cho gia đình và bạn hữu hơn là cho công việc.
·      Tôi hiểu rằng cuộc đời là những cảm nghiệm mình cần phải nếm.

Image result for AFTER LIFE
Từ ngày ấy, tôi không còn cất giữ một cái gì nữa.
·      Tôi đem bộ ly pha lê ra sử dụng mỗi ngày; tôi mặc áo mới để đi siêu thị, nếu mình bỗng thấy thích.
·      Tôi không cần dành nước hoa hảo hạng cho những ngày đại lễ, tôi xức nước hoa khi nào mình thấy thích.
·      Những cụm từ như “một ngày gần đây” và “hôm nào” đang bị loại khỏi vốn từ vựng của tôi.
·      Điều gì đáng bỏ công, thì tôi muốn xem, muốn nghe, muốn làm ngay bây giờ.

·      Tôi không biết chắc là vợ của bạn tôi hẳn sẽ làm gì nếu cô ấy biết trước rằng mai đây mình không còn sống nữa (một ngày mai mà tất cả chúng ta xem thường). Tôi nghĩ rằng cô ấy hẳn sẽ mời mọi người trong gia đình, mời bạn bè thân thích đến. 
Có thể cô sẽ điện cho vài người bạn cũ và làm hòa hay xin lỗi về một chuyện bất hòa trước đây. Tôi đoán rằng cô ấy sẽ đi ăn các món Tàu (vì cô rất thích ăn đồ Tàu!)



Chính những chuyện vặt vãnh mà tôi chưa làm khiến cho tôi áy náy, nếu tôi biết rằng thì giờ tôi còn rất có hạn.
·      Tôi sẽ rất áy náy vì không đi thăm một vài người bạn mình cần phải gặp mà cứ hẹn lần hồi.
·      Áy náy vì không nói thường hơn với những người thân của mình rằng mình yêu thương họ.
·      Áy náy vì chưa viết những lá thư mà mình dự định ‘hôm nào’ sẽ viết.
·      Giờ đây, tôi không chần chờ gì nữa, tôi không hẹn lại và không cất giữ điều gì có thể đem lại niềm vui và nụ cười cho cuộc sống chúng tôi.
Image result for AFTER LIFE

BIÊN CƯƠNG HÀNH (Phạm Ngọc Lư)

Thi sĩ Phạm Ngọc Lư, còn có bút hiệu khác là Phạm Triều Nghi, sinh năm 1946 (Bính Tuất) ở Vinh Xuân, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên. Ngay từ thuở ấu thơ, Phạm Ngọc Lư đã được cha và người bác truyền dạy chữ Hán.

Ông là cựu học sinh Quốc Học, sinh viên Viện Hán học và Ðại học Văn Khoa Huế. Sau khi tốt nghiệp sư phạm Qui Nhơn, ông về dạy học ở Tuy Hòa. Ông nhập ngũ khóa 5/68 Sĩ quan trừ bị Thủ Ðức. Sau 9 tuần ở quân trường, ông lại được biệt phái trở về ngành giáo dục. Bắt đầu viết năm học đệ tứ. Có bài trên các nguyệt san, tạp chí Nghệ Thuật, Văn, Bách Khoa, Trình Bày, Khởi Hành, Ý Thức, Tuổi Ngọc…
Tác Phẩm đã xuất bản:
– ĐAN TÂM (Thư Ấn quán 2004)
– MÂY NỔI (tự in 2007)
Sau năm 1975, Phạm Ngọc Lư bỏ nghề dạy học. Từ đây, hoàn cảnh, xã hội đã đẩy Phạm Ngọc Lư phiêu bạt nhiều nơi, có những lúc cuộc sống, tâm hồn tuyệt vọng, tưởng chừng ông đã đoạn tuyệt với thi ca. Nhưng rồi chính nó lại là điểm tựa, giúp ông vượt qua những đắng cay, tủi nhục ấy. Và Ðà Nẵng mới là nơi hội tụ, điểm dừng chân cuối cùng, và qua đời vào ngày 26 tháng 5, 2017, thọ 72 tuổi.

****
Nếu tính từ 1943, thời điểm ra đời “Hành Phương Nam” của Nguyễn Bính (3 năm sau bài “Tống Biệt Hành” của Thâm Tâm) thì, 29 năm sau, độc giả mới được đọc “Biên Cương Hành” của Phạm Ngọc Lư, đăng tải lần đầu trên tạp chí Văn, Saigon, 1972:

“Biên cương biên cương chào biên cương
Chào núi cao rừng thẳm nhiễu nhương
Máu đã nuôi rừng xanh xanh ngắt
Núi chập chùng như dãy mồ chôn
Gớm, gió Lào tanh mùi đất chết
Thổi lấp rừng già bạt núi non
Mùa khô tới theo chân thù địch
Ta về theo cho rậm chiến trường
Chiến trường ném binh như vãi đậu
Ðoàn quân ma bay khắp bốn phương
Lớp lớp chồm lên đè bẹp núi
Núi mang cao điểm ngút oan hờn
Ðá mang dáng dấp hình chinh phụ
Chơ vơ chóp núi đứng bồng con


Khu chiến ngày tràn lan lửa dậy
Ðá Vọng Phu mọc khắp biên cương
Biên cương biên cương đi biền biệt
Chưa hết thanh xuân đã cùng đường
Trông núi có khi lầm bóng vợ

Ôm đá mà mơ chuyện yêu đương
Thôi em, sá chi ta mà đợi
Sá chi hạt cát giữa sa trường
Sa trường anh hùng còn vùi dập
Há rằng ta biết hẹn gì hơn?

“Ðây biên cương, ghê thay biên cương!
Núi tiếp rừng, rừng tiếp khe truông
Hãi hùng chưa trời hoang mây rậm
Mùa mưa về báo hiệu tai ương
Quân len lỏi dưới tàn lá dữ
Lá xôn xao xanh mặt hoảng hồn
Sát khi đằng đằng rừng dựng tóc
Ma thiêng còn ngán lũ cô hồn
Cô hồn một lũ nơi quan tái
Có khi đã hóa thành thú muông
Cô hồn một lũ nơi đất trích
Vỗ đá mà ca ngông hát cuồng
Chém cây cho đỡ thèm giết tróc
Ðỡ thèm môi mắt gái buôn hương

“Ðây biên cương, ghê thay biên cương!
Tử khí bốc lên dày như sương
Ðá chảy mồ hôi rừng ứa máu
Rừng núi ơi ta đến chia buồn
Buồn quá giả làm con vượn hú
Nào ngờ ta con thú bị thương
Chiều hôm bắc tay làm loa gọi
Gọi ai nơi viễn xứ tha phương?
Gọi ai giữa sơn cùng thủy tận?
Ai người thiên cổ tiếc máu xương?
Em đâu, quê nhà chong mắt đợi
Hồn theo mây trắng ra biên cương
Thôi em, yêu chi ta thêm tội
Vô duyên xui rơi lược vỡ gương
Ngày về không hẹn ngày hôn lễ
Hoặc ngày ta nhắm mắt tay buông
Thôi em, chớ liều thân cô phụ
Chiến trường nay lắm nỗi đoạn trường
Nơi nơi lạnh trăm dòng sông Dịch
Kinh Kha đời nay cả vạn muôn
Há một mình ta xuôi biên tái
“Nhất khứ bất phục phản” là thường!

Thôi em, còn chi ta mà đợi
Ngày về: thân cạn máu khô xương
Ngày về: hôn lễ hay tang lễ
Hề chi! buổi chinh chiến tang thương
Hề chi! kiếp cây rừng đá núi
Nghìn năm hồn quanh quẩn biên cương.”
Ðó là thời điểm bi kịch chiến tranh ở miền Nam đã như con quái vật khổng lồ, biến hiện nghìn thân, gieo tang thương, chết chóc cùng khắp miền Nam.
Tuy nhiên, khởi đầu, “Biên Cương Hành” của họ Phạm không lập tức là cơn lốc lớn; dù cho mỗi chữ, mỗi câu, mỗi hình ảnh trong bài thơ, tự thân như:
“Máu đã nuôi rừng xanh xanh ngắt
Núi chập chùng như dãy mồ chôn”
Hay:
“Tử khí bốc lên dày như sương
Ðá chảy mồ hôi rừng ứa máu”
Hoặc:
“Thôi em, còn chi ta mà đợi
Ngày về: thân cạn máu khô xương
Ngày về: hôn lễ hay tang lễ
Hề chi! buổi chinh chiến tang thương
Hề chi! kiếp cây rừng đá núi
Nghìn năm hồn quanh quẩn biên cương.”
Mà, nó chỉ như “trận bão trong tách trà” – – Dù với bằng hữu, những người bạn văn cùng thời với Phạm, “Biên Cương Hành” của ông, đã như một trận động đất lớn: Bất ngờ. Sửng sốt. Thốn buốt tâm can thế hệ.
Ðiển hình, nhà văn Nguyễn Lệ Uyên, trong bài “Ðọc thơ Phạm Ngọc Lư / Thơ như một định mệnh,” ghi nhận:
“…Với tôi, Lư là người bạn thân thiết từ cuối thập niên 60 và chữ nghĩa của Lư là ‘người tình’ đích thực của tôi kể từ khi tôi đọc một loạt truyện ngắn của anh đăng trên Văn, Bách Khoa… Những nhân vật trong truyện đã mang không khí chiến tranh đi ngao du cùng trời cuối đất, khi thì dưới một mái trường quê, khi thì một làng ven biển, lúc thì một thị trấn nhỏ miền núi, bị cô lập như ‘đất trích’… Trong suốt thời gian nầy tôi chưa hề thấy anh làm thơ như những người cầm bút khác cùng thời.
“Mãi tới cuối năm 1972, tôi từ Sài Gòn về từ giã cha mẹ và các em để ‘xếp bút nghiên…’, buổi tối ngồi uống chén rượu lạt cùng với các bạn văn trước lúc chia tay, giữa chếnh choáng men say thế sự, giọng Lư hốt nhiên vang lên, nấc nghẹn:
“Biên cương biên cương chào biên cương
Chào núi rừng thăm thẳm nhiễu nhương

“Khu chiến ngày tràn lan lửa dậy
Ðá Vọng Phu mọc khắp biên cương

“Ðây biên cương ghê thay biên cương
Tử khí bốc lên dày như sương…
(Biên Cương Hành)
“Sáu mươi sáu câu thơ trong bài hành nghe sởn gai ốc, rờn rợn da gà, khắp người tựa hồ có hàng ngàn mũi kim nhức buốt thịt xương. Tôi ngạc nhiên đến thích thú. Và nó đã ám ảnh tôi 30 năm nay, có lẽ đến khi nhắm mắt xuôi tay, nỗi ám ảnh ấy chắc sẽ còn ‘dày như sương’…” (Nguồn Wikipedia/Bách Khoa Toàn Thư-Mở)
Cá nhân, tôi không chút ngạc nhiên, bất ngờ khi biết “Biên Cương Hành” của họ Phạm, sẽ ám ảnh Nguyễn Lệ Uyên cho tới ngày ông “nhắm mắt xuôi tay”!
Như hội họa, lịch sử văn học từng có trường hợp: Những sáng tác đặc biệt, ra đời cùng với ngoại lệ riêng của chính chúng. Như ngọn núi, một sớm, thình lình hiện ra giữa bình nguyên. Như dòng sông, một sớm, thình lình trở thành thác, lũ giữa không chờ, đợi…
Tôi gọi đó là “đoạn trường” bất thường của một bài thơ được sinh nở với định mệnh của một thứ cột tháp thảm họa khốc liệt. Mỗi con chữ không chỉ dính gân cốt, thịt, xương trăm ngàn đọa kiếp mà, còn cõng trên lưng cả những hồn ma oan khuất một thời địa ngục đất nước, quê hương nữa! Cho tới khi bài thơ, hội đủ những yếu tố để “đá vỡ, ngọc lộ,” ngời ngợi khí chất tư riêng, khắc họa những hoắm, sâu thương tích phận người…
“Biên Cương Hành” của Phạm Ngọc Lư, theo tôi, là một trong những bài thơ của 20 năm văn học miền Nam, nằm trong căn phần “đoạn trường” này.
Tôi trộm nghĩ, chúng ta có khá nhiều lý cớ, giải mã cho cơn bão “Biên Cương Hành” của họ Phạm, khi bài thơ cuối cùng, cũng đã bước khỏi tách trà; trở thành xương, thịt một trận địa chấn tang thương ở mọi chiều kích đất nước, thời thế, xã hội, chính trị, cá nhân thân, tâm…
Một trong những lý giải đầu tiên, theo tôi, là sau gần nửa thế kỷ hiện diện, khi mọi mặt nạ quỷ quyệt, hăm dọa đã được gỡ bỏ, để người đọc, dù đứng ở góc độ nào, cảm nhận từ lăng kính tư duy nào, cũng đã tuần tự nhận ra: Những mạch ngầm máu, xương khôn tan; những oan khuất, hồn ma một thời của cả một dân tộc trong “Biên Cương Hành” của họ Phạm, ngày nào chưa được khai giải; đàn-tràng-chưa-lập trong thẳm cùng thân, tâm sinh linh nhiều thế hệ, may mắn sống sót – – Thì tính sử thi bất hạnh của “Biên Cương Hành” vẫn còn là những đọi máu trầm luân nhiều năm, tháng nữa…

Monday, May 29, 2017

LÃNG DU (Đoàn Minh Hùng)


Mời quý thầy cô và các anh chị thưởng thức nhạc phẩm "Lãng Du", Nhạc: Pháp, Lời Việt : Nguyễn Duy Biên, do Đoàn Minh Hùng trình bày.
HAPPY MEMORIAL DAY!
(Xin bấm vào link mp4 để nghe nhạc).

 https://drive.google.com/file/d/0B6wDMy75hmkVczZWVDJvZFZKaFU/view



NGÀY ANH ĐI (Phan Minh Châu)





Dẫu chưa biết cũng mong
Dẫu chưa từng... Cũng thích
Chút dư âm mùa đông
Chút hương thầm tịch mịch
Bảy mốt tuổi mà vẫn còn vòi vĩnh
Với nàng thơ bám suốt cuộc đời anh
Tháng năm nào? Lặn lội ở rừng, bưng
Một vùng đất lạ xa quanh năm nghèo con chữ
Anh đến Phú Yên miệt mài chưa đủ
Một chút tình đành gửi lại người xưa
Nắng tháng tư ôi cái nắng hiền hoà
Sao lại quật anh vào một ngày rất lạ
Căn bịnh cũ thầm dây mơ rễ má
Đợi một ngày kết thúc cuộc đời anh 
Bao kỷ niệm buồn vui thêm chút dỗ dành
Anh gởi lại nơi Tuy Hoà yêu dấu
Những câu thơ tài hoa chắc vẫn còn nung nấu
Trong tim những người thèm muốn được như anh
Phạm Ngọc Lư sao nghe quá mặn nồng
Rất gần gũi tình thân và rất tội
Bao người nhắc! những câu thơ viết vội
Gởi xuống mồ để vội tiễn đưa anh
Không riêng gì ở đất Phú yêu thương
Nơi những quán cà phê đêm chong đèn tới sáng
Để cửa suốt đợi anh về bầu bạn
Đợi anh về viết tiếp những câu thơ
Cả nước bạn bè như ngẩn như ngơ
Cứ mãi tiếc thương một người bạn tốt
Một người thơ dến và đi đột ngột
Một chỗ nằm cũng lạc dấu yêu thương
Thôi hôm nay anh đã chọn thiên đường
Chúng tôi chỉ biết đôi lời khấn nguyện
Anh nằm xuống có bao người đưa, tiễn?
Có bao người? Trong đó có tôi không...
PHAN MINH CHÂU
NHA TRANG