Monday, June 30, 2025

50 CÂU CA DAO DÂN GIAN BẤT HỦ ĐƯỢC LƯU TRUYỀN SAU 30/4 (NGUỒN- THỦ HOA HUÂN)

 


55 Câu Ca Dao Dân Gian Bất Hủ Được Lưu Truyền 

Sau Ngày 30/4


4271 CaDaoDanGianNgThgChuyen

 

1. Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý
Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do

2. Đôi dép râu dẫm nát đời son trẻ
Nón tai bèo che khuất nẻo tương lai

3. Chim xa rừng còn thương cây nhớ cội
Việt Cộng về thành làm tội dân ta

4. Năm đồng đổi lấy một xu
Thằng khôn đi học, thằng ngu làm thầy

5. Có miệng không nói lại câm
Hai hàng nước mắt chan dầm như mưa

6. Lương chồng, lương vợ, lương con
Đi ba buổi chợ chỉ còn lương tâm
Lương tâm đem chặt ra hầm
Với rau muống luộc khen thầm là ngon.

7. Anh Đồng, anh Duẩn, anh Chinh
Ba anh có biết dân tình cho không ?
Rau muống nửa bó một đồng
Con ăn bố nhịn, đau lòng thằng dân.

8. Có áo mà chẳng có quần
Lấy gì hạnh phúc hỡi dân cụ Hồ ?
Có đói mà chẳng có no
Lấy gì độc lập, tự do hỡi người ?

9. Bác Hồ chết phải giờ trùng
Nên bầy con cháu dở khùng dở điên
Thằng tỉnh thì đã vượt biên
Những thằng ở lại nửa điên nửa khùng.

10. Nhà ai giàu bằng nhà cán bộ?
Hộ nào sang bằng hộ đảng viên?
Dân tình thất đảo bát điên
Đảng viên mặc sức vung tiền vui chơi.

11. Ai về qua tỉnh Nam Hà
Xem lũ đầy tớ xây nhà bê tông
Tớ ơi, mày có biết không ?
Chúng ông làm chủ mà không bằng mày!

12. Phong lan, phong chức, phong bì
Trong ba thứ ấy, thứ gì quý hơn?
Phong lan ngắm mãi cũng buồn
Phong chức thì phải cúi luồn vào ra
Chỉ còn cái phong thứ ba
Mở ra thơm nức, cả nhà cùng vui.

13. Đảng ta là đảng thần tiên
Đa lô (đô-la) thì được, đa nguyên thì đừng.

14. Ngày đi, đảng gọi “Việt gian”
Ngày về thì đảng chuyển sang “Việt kiều”
Chưa đi: phản động trăm chiều
Đi rồi: thành khúc ruột yêu ngàn trùng.

15. Chiều chiều trên bến Ninh Kiều
Dưới chân tượng Bác, đĩ nhiều hơn dân!

16. Trăm năm bia đá cũng mòn
Bia chai cũng vỡ, chỉ còn bia ôm.

17. Thầy giáo, lương lãnh ba đồng
Làm sao sống nổi mà không đi thồ
Nhiều thầy phải đạp xích lô
Làm sao xây dựng tiền đồ học sinh?

18. Tìm em như thể tìm chim
Chim bay biển Bắc, anh tìm biển Đông
Tìm chi cho phải mất công
Đài Loan, Hàn Quốc em dông mất rồi.

19. Trách ai sinh thứ họ Hồ
Để cho cả nước như đồ vất đi!

20. Bác Hồ đại trí, đại hiền
Chơi Minh Khai chán, gá liền Hồng Phong
Minh Khai phận gái chữ tòng
Bác Hồ sái nhất, Hồng Phong sái nhì.

21. Ngày xưa giặc Pháp mộ phu
Ngày nay đảng bán dân ngu lấy tiền
Đảng ta là đảng cầm quyền
Đảng bán ruộng đất lấy tiền đảng tiêu.

22. Dịch heo nối tiếp dịch gà
Bao giờ dịch đảng cho bà con vui.

23. Bao giờ Hồ cạn, Đồng khô
Chinh rơi, Giáp rách, cơ đồ mới yên.

24. Tiên sư Cộng sản Việt Nam
Suốt đời bán cả giang san nước nhà !

25. Dân đói mà đảng thì no
Sức đâu ủng hộ, hoan hô suốt ngày
Đảng béo mà dân thì gầy
Độn bắp, độn sắn biết ngày nào thôi?

26. Hoan hô độc lập tự do
Để cho tớ nhá bo bo sái hàm

27. Nhân dân thì chẳng cần lo
Nhà nước lo sẵn bo bo mỗi ngày
Hãy chăm tay cấy tay cầy
Nhịn ăn nhịn mặc chờ ngày vinh quang

28. Bắt trồng mà chẳng thu mua
Tại sao đảng nỡ dối lừa nhân dân?
Tiền cày, tiền giống, tiền phân
Một trăm thứ thuế đổ thân gầy gò
Dân đói mà đảng thì no
Kêu trời, kêu đất, kêu Hồ chí Minh

29. Thi đua làm việc bằng hai
Để cho cán bộ mua đài mua xe
Thi đua làm việc bằng ba
Để cho cán bộ xây nhà lát sân

30. Đi làm hợp tác hợp te
Không đủ miếng giẻ mà che cái l…

31. Công nhân, vợ ốm con côi
Lãnh đạo nhà gác, xe hơi bộn bề
Bao giờ cho hết trò hề?

32. Ông Đồng, ông Duẩn, ông Chinh
Vì ba ông ấy, dân mình lầm than

33. Ngày xưa đại tướng cầm quân
Ngày nay đại tướng cầm quần chị em

34. Giỏi a đồng chí Đỗ Mười
Lớp ba chưa đỗ đã ngồi bí thư

35. Vẻ vang thay lãnh tụ ta
Đem dân xuất khẩu bán ra nước ngoài

36. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Cúi đầu dâng đảo Trường Sa cho Tàu

37. Ngày xưa chửi Mỹ hơn người
Ngày nay nịnh Mỹ hơn mười lần xưa
Ngày xưa đánh Mỹ không chừa
Ngày nay con cái lại lùa sang đây
Ngày xưa Mỹ xấu, Ðảng hay
Ngày nay Ðảng ngửa hai tay xin tiền !

38. Đảng ta chọn tướng họ Lê
Đức Anh thất đức nên bê lên ngồi

39. Liên bang Xô Viết vỡ rồi
Văng Linh, văng Kiệt, Đỗ Mười văng luôn

40. Nước ta bầu cử tự do
Lọc qua, lừa lại toàn lò Mác Lê

41. Không đi không biết Tam Đảo
Đi thì không biết nơi nào mà ngu.

42. Trung ương chỉ thị ba cùng
Đảng viên phải bám quần chùng nhân dân.

43. Tin đâu như sét đánh ngang
Bác Hồ đang sống chuyển sang từ trần
Tin đâu như sét đánh gần
Bác Hồ đang sống từ trần chuyển sang

44. Bác Hồ thuở nhỏ bồi Tây
Đến già Bác lại đu giây Nga Tàu.

45. Đảo kinh là cái đỉnh cao
Trí tuệ nên đảng hô hào văn minh
Đảng viên cán bộ thất... kinh
Văn minh cho lắm vẫn mình cán ngô

46. Chị em du kích giỏi thay
Bắn máy bay Mỹ rớt ngay cửa mình

47. Tin buồn noan báo trên đài
Xe tăng bác nái nật hai ba nần!

48. Tin thua như sét đánh ngang
Làm Bác chết cứng, lúc đang thay quần
Hôm qua còn sống sờ sờ
Mà nay bác đã cứng đơ cái mình

49. Khôn hồn thả cải tạo ra
Kẻo Ngụy trở lại chết cha Đỗ Mười

50. Tổ cha cái bọn đười ươi
Đỗ Tám, Đỗ Chín, Đỗ Mười ăn... "biu"

51. Trạch Dân có họ Giang mai
Này dân Trung Quốc đói dài vì ông

52. Đỗ Mười sang lạy Trung Hoa
Kính dâng quần đảo Trường Sa cho Tàu

53. Anh mò địa đạo Củ Chi
Củ chi là cái củ gì? Củ anh?!

54. Ngày xưa chống Mỹ chống Tây
Ngày nay chống gậy ăn mày áo cơm

55. Trồng mía, trồng ớt, trồng hành
Vì nghe lời đảng mà thành bể niêu
Trồng tiêu rồi lại trồng điều
Vì nghe lời đảng mà niêu tan tành


HỒI KÝ 30/4/75 GIỜ THỨ 25 (LỖ TRÍ THÂM)

 


Hồi ký 30/4/75

Giờ thứ 25


Lỗ Trí Thâm


(Những gì tôi kể ra đây đều là sự thật)


***


A/-.“Hòa ,tao Nghĩa đây, mày theo ông Tướng đi họp trong Biệt -Khu

Thủ-Đô có tin tức gì?..”

-Hòa: “..yên tâm , sẽ có giải pháp ba thành phần được tuyên bố vào

sáng mai..Mày cố thủ, bất động, ráng chờ..”.

Đó là lời của Thiếu-Tá Chu-văn-Hòa, tùy viên của Tướng Trung, Tổng

cục trưởng Tổng-cục Chiến-tranh chính trị .Anh là bạn đồng môn

k18/TĐ với tôi..Cuộc điện đàm giữ hai đứa tôi vào khoảng 9 giờ tối

ngày 29/4/1975..

B/-“Phong, Nghĩa đây, em theo ông Tướng đi họp trong Biệt-khu

Thủ-Đô, kết quả ra sao?”.

-Phong: “anh yên tâm , sẽ có giải pháp được tuyên bố vào sáng sớm

mai..”

.Đại-úy Nguyễn-thanh-Phong, tùy viên của Tướng Đỗ-kế-Giai, tư lệnh

Biệt-Động-Quân, xác định với tôi như vậy..

C/-“Đại úy, ông tính sao?.Các xếp biến hết rồi..”

-“Tụi mày kéo kẽm gai chặn cổng, để yên cho nó đi qua, chỉ đánh lại

khi nào nó đánh mình trước..Qua đêm nay là xong..


Đó là cuộc đối thoại ngắn ngủi giữa tôi và ông Thượng sĩ Đinh-cao-

Bình vào khoảng 9,30 giờ tối ngày 29/4/1975.Đứng sau ông còn vỏn vẹn

gần 10 người lính.Tội nghiệp!!..


-23/4/1975:

.Trên chiếc xe jeep mui trần, tôi lái, ngồi cạnh tôi là tài xế, ghế sau là hai

thượng sĩ, theo sau là 4 chiếc xe GMC chất đầy hàng của đài Mẹ Việt-

Nam được chuyển ra Vũng-Tàu để đưa lên chiếc HQ.05 (?) đang neo ở

tại Cát-Lở, chở về Hoa-Kỳ( đài Mẹ Việt-Nam do Mỹ(CIA) tài

trợ).Trong tay tôi lệnh trưng dụng tàu HQ .05 (?) là của Đại -Tướng

Cao-văn-Viên.

-Ngày 24/4/1975:

Sau khi xem qua tờ lệnh trưng dụng, ông Đại-tá tư lệnh Cát-Lở nói:

“Giờ này không có lệnh lạc gì hết.Tàu này chờ, nếu Vũng-Tàu mất, sẽ

chở vợ, con của sĩ quan và binh lính hải quân.”

-Ngày 25/4/1975:

Khoảng 8 giờ sáng, một chiếc trực thăng của quân đội Mỹ bay từ đảo

Phú-Quốc .Nơi toàn thể nhân viên đài Mẹ-Việt-Nam đã di chuyển từ .

ngày 22/4/1975.Hạ cánh xuống sân cỏ của tiếp tuyến.Một người

Mỹ(CIA) vào gặp tôi, tự giới thiệu là cố vấn của đài.Anh nói tiếng Việt

rất sõi.Anh cho tôi biết là anh có nhiệm vụ cùng tôi chuyển số hàng này

về Mỹ.Nhưng anh còn nhiều việc phải lo cho nhân viên của đài đang di

tản ở Phú-Quốc.Khoảng 6 tiếng nữa trực thăng sẽ trở lại đón anh.Anh

đưa cho tôi hai trăm ngàn tiền Việt-Nam và dặn tôi toàn quyền xử dụng,

xã giao cho hết, miễn sao đưa được toàn bộ số hàng xuống tàu.


Đúng 2 giờ chiều.Trực thăng trở lại đón anh, tôi nhờ anh chuyển tay

mảnh giấy nhỏ cho vợ tôi (biên tập viên của đài Mẹ Việt-nam).Vắn tắt vài

chữ: “kiên nhẫn, yên tâm, anh sẽ tới..”

Tôi xiết chặt tay người Mỹ.Tiễn anh.Tôi không quên nhắn vội vài lời

nhắc nhở anh đừng quên đưa lá thư cho vợ tôi..

Tối đến, tôi cho gọi ông Thiếu-Úy chỉ huy trung đội Địa Phương Quân

giữ an ninh tiếp tuyến vào gặp tôi.Tôi đưa cho ông ba chục ngàn cho

anh, em ăn nhậu.Dặn ông cố phòng thủ cho chắc..

-Ngày 26/4/1975..

Ngày của chờ đợi..Bốn thầy, trò lái xe ra bãi trước Vũng-Tàu.Đánh một

bữa no nê.Mua thêm ít mì gói, bốn can ni-lon phòng xa làm phao bơi ra

tàu đang đậu ở ngoài khơi..Nếu Vũng-Tàu thất thủ..

-Ngày 27/4/1975

Địch quân từ Phước-Tuy tiến về Vũng-Tàu.Lính Thủy Quân Lục Chiến

giật sập cầu Cỏ-May.

Bốn thầy trò tôi nhảy lên xe jeep chạy vội vào Trung tâm Hải-Quân Cát-

Lở.Tôi dúi cho ông đại-úy Hải-Quân, trưởng tàu TLC 28(tàu đổ bộ) năm

mươi ngàn đồng.Yêu cầu ông đưa thầy trò chúng tôi ra chiếc HQ 05 (?)

đang đậu ngoài khơi..Ông còn nhiệt tình câu cả chiếc xe jeep của tôi

xuống tàu.Hy vọng đưa lên tàu lớn..

Bên sườn tàu HQ.05 (?) là một cái lưới to.Thả từ trên xuống sát mặt

nước.Súng chĩa xuống từ trên boong tàu.Chỉ có quân nhân mặc quân

phục được trèo lên.Dân thường trên thuyền nan vây quanh tàu bị súng

bắn dọa đuổi đi.

-“ Vì vấn đề an ninh,xin Đại-úy vui lòng giao súng cho tôi”.Đó là lời

của một ông thiếu úy hải quân yêu cầu khi tôi vừa bước lên sân tàu..


Mệt lả !!.Bốn thầy, trò nằm vật trên sàn, không chuyện trò, mỗi người,

trong đầu rối bù, bế tắc..Chiều đến, đói bụng, tôi mò xuống câu lạc bộ

của tàu kiếm tí gì lót dạ..Bất ngờ gặp bạn học cũ trường Chu-văn-

An.Anh là Hạm Phó của tàu.Qua vài câu chuyện xưa ..Thời cắp

sách.Anh cho tôi biết tàu này sẽ di tản.Gia đình anh hiện đang ở cả trên

tàu ..Tôi chia tay anh, trở lại bong tàu..Bốn thầy, trò ngủ khò..qua đêm..

-Ngày 28/4/1975

Qua radio, nghe Tướng Kỳ nói ở nhà thờ Tân-xa-Châu: ..“Chúng ta

không đi đâu hết, sang Mỹ , vợ ta sẽ lấy Mỹ, con ta sẽ ở đợ cho Mỹ.Tại

Mỹ, ta sẽ không có cà gém, mắm tôm để ăn.Chúng ta sẽ ở lại, đánh tới

cùng.Sài-Gòn sẽ là một Leningrad thứ hai..”

Ngay sau đó, có một chiếc tàu nhỏ châm nước ngọt cho tàu lớn này

xong sẽ vòng về Sài- Gòn, tôi bèn nhờ ông bạn Hạm Phó gửi tôi

theo..Có hai lý do khiến tôi quyết định như vậy:

1/-Lời hứa quyết tâm của Tướng Kỳ.

2/-Nếu có gì thay đổi tôi sẽ đi ra Phú-Quốc bằng phương tiện của đài Mẹ

Việt-Nam. (mỗi ngày có một chuyến C130 của Mỹ)..

Tàu vừa cặp bến Bạch-Đằng Hai chiếc phản lực F5 vần vũ, sấm sét đánh

dinh Độc-Lập.Thầy, trò ngồi xe ôm về cục Tâm-lý-Chiến.

Tình hình hoàn toàn đảo ngược..Ngay sau đó, Tướng Kỳ bất ngờ bỏ

chạy.Máy bay của đài Mẹ Việt Nam bay ra Phú-Quốc cũng chấm dứt.

-Ngày 29/4/1975

Tại sân của đài Mẹ Việt Nam.Một số gia đình của các ông lớn chờ trực

thăng của quân đội Mỹ bốc cũng không có.


Tám giờ tối, mọi người ra về.Ngay sau đó,Trung Tá Đặng-xuân-Thoại

(ông chú họ tôi).Nhà báo Thời Luận. Bút hiệu Đặng-Tâm .Tắp vào nhà

thương Grall uống thuốc tự tử !!..( Vợ ông là Y Tá)

Như tôi đã kể ở trên.Sau khi điện đàm với hai sĩ quan tùy viên của hai

ông tướng.Tôi cho lính kéo dây kẽm gai dăng kín cổng chính.Nôn nóng

mong cho đêm qua mau..

Khoảng 10giờ đêm, kho USAID trên đường Phan-đình-Phùng phía sau

cục TLC phát cháy.Dân vào hôi của..Lính xin tôi cho qua xem xét tình

hình.Khi trở về, mỗi tên trên hai tay hai chai rượu, đi ngất ngư, nghiêng

ngả..: “Đại úy , đêm nay cùng tụi em uống cho say, mai sẽ tính..”

.Đêm đó, quả thật , lần đầu tiên trong 12 năm quân ngũ, tôi say mà “trời

đất cũng lăn quay.. “.Đâu ngờ, chính lại là một đêm bình an trong

men rượu của ngày tận !!..

-30/4/1975

Hồi hộp chờ đợi..Bất ngờ 9,30 giờ sáng, Tướng Dương-văn-Minh tuyên

bố trên đài phát thanh Sài-Gòn đầu hàng vô điều kiện..

Lính ôm tôi òa khóc!!..

Miền Nam bị khai tử!!

.Quê hương bắt đầu chìm đắm trong tang tóc, thê lương..

Phần tôi:

Mười năm tù đầy biệt xứ:

“Chém tre chặt gỗ trên ngàn..

Hữu thân hữu khổ, phàn nàn cùng ai.

Miệng ăn măng trúc, măng mai..


.Mười năm bắt nguồn từ “ giờ thứ 25”

Thủ Đô Little Saigon

SỨC HÚT CỦA TODAI-JI, NGÔI CHÙA CÓ LỊCH SỬ 1,200 NĂM 973 NARA-NHẬT BẢN.

 

Sức hút của Todai-ji, ngôi chùa có lịch sử 1.200 năm ở Nara-Nhật Bản


Với sự lâu đời về lịch sử cũng như kiến trúc còn mãi theo thời gian Todai-ji, ngôi chùa bằng gỗ lớn nhất thế giới có lịch sử khoảng 1.200 năm ở Nara -Nhật bản đã trở thành biểu tượng vĩ đại của đất nước này.

Sức hút "Todai-ji"

Sức hút của Todai-ji, ngôi chùa có lịch sử 1.200 năm ở Nara-Nhật Bản - Ảnh 1.

Chùa Todai-ji (hay còn gọi là Đông Đại Tự) tọa lạc ở Nara, Nhật Bản. Ảnh: Tuệ Nhi

Sức hút của Todai-ji, ngôi chùa có lịch sử 1.200 năm ở Nara-Nhật Bản - Ảnh 2.

Ngôi chùa bằng gỗ lớn nhất thế giới có lịch sử khoảng 1.200. Ảnh: Tuệ Nhi.

Với vẻ đẹp tâm linh độc đáo, không gian thanh tịnh và tràn ngập sự linh thiêng, mỗi năm, Todai-ji đã thu hút hàng triệu du khách đến thăm.

Chùa Todai-ji (hay còn gọi là Đông Đại Tự) tọa lạc ở Nara, Nhật Bản. Tính đến nay, ngôi chùa này có lịch sử khoảng 1.200 năm.

Sức hút của Todai-ji, ngôi chùa có lịch sử 1.200 năm ở Nara-Nhật Bản - Ảnh 3.

Chùa Todai-ji đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị tín ngưỡng Phật giáo của Nhật Bản. Ảnh: Tuệ Nhi.

Sức hút của Todai-ji, ngôi chùa có lịch sử 1.200 năm ở Nara-Nhật Bản - Ảnh 4.

Chùa có khuôn viên rộng lớn. Ảnh: Tuệ Nhi.

Chùa được xây dựng vào năm 752 và hoàn thiện dưới triều đại của Hoàng đế Shomu. Ông là một vị vua theo đạo Phật và luôn mong muốn xây dựng một ngôi chùa với giá trị văn hóa cực kỳ sâu sắc. 

Trong suốt chiều dài lịch sử, đối với người Nhật Bản, chùa Todai-ji đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị tín ngưỡng Phật giáo của Nhật Bản. Còn đối với du khách, nơi đây là một trong những điểm đến tâm linh nổi bật với kiến trúc ấn tượng cùng nhiều giá trị văn hóa độc đáo đáng khám phá.

Sức hút của Todai-ji, ngôi chùa có lịch sử 1.200 năm ở Nara-Nhật Bản - Ảnh 5.

Quần thể chùa Tadi -ji có khá nhiều điện thờ nhỏ hơn cũng như các địa điểm tham quan. Ảnh: Tuệ Nhi

Sức hút của Todai-ji, ngôi chùa có lịch sử 1.200 năm ở Nara-Nhật Bản - Ảnh 6.

Những cánh cổng mang đậm dấu ấn thời gian. Ảnh: Tuệ Nhi.

Kể từ khi hình thành đến nay, chùa Todai-ji đã nhiều lần bị hư hại do hỏa hoạn, thiên tai, nhưng mỗi lần như vậy, ngôi chùa đều được nỗ lực phục dựng lại và bảo tồn các tác phẩm điêu khắc, tranh vẽ, đồ thủ công Phật giáo còn lại cũng như các tác phẩm khác.

Sức hút của Todai-ji, ngôi chùa có lịch sử 1.200 năm ở Nara-Nhật Bản - Ảnh 7.

Hội trường Hokkedo. Ảnh: Tuệ Nhi.

Sức hút của Todai-ji, ngôi chùa có lịch sử 1.200 năm ở Nara-Nhật Bản - Ảnh 8.

Hội trường này là một trong những công trình kiến trúc đặc biệt quan trọng với mục đích tôn vinh Đức Phật tại đây. Ảnh: Tuệ Nhi.

Di sản Thế giới - Chùa Todai - ji

Công trình đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới và luôn giữ một kỷ lục ấn tượng về mặt kiến trúc. Đại Phật Điện của Chùa Todai - ji cũng đang giữ kỷ lục là tòa nhà bằng gỗ lớn nhất thế giới. 

Với khuôn viên rộng lớn, du khách ghé thăm sẽ bị cuốn hút bởi sự trang nghiêm và vẻ đẹp huyền bí của kiến trúc nguyên thủy của nơi này.

Sức hút của Todai-ji, ngôi chùa có lịch sử 1.200 năm ở Nara-Nhật Bản - Ảnh 9.

Tượng Đức Phật ở chính điện. Ảnh: H.O

Sức hút của Todai-ji, ngôi chùa có lịch sử 1.200 năm ở Nara-Nhật Bản - Ảnh 10.

Trong suốt chiều dài lịch sử, đối với người Nhật Bản, chùa Todai-ji đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị tín ngưỡng Phật giáo của Nhật Bản. Ảnh: Tuệ Nhi.

Quần thể chùa Tadi -Ji có khá nhiều điện thờ nhỏ hơn cũng như các địa điểm tham quan xung quanh Đại Phật Điện mà bạn có thể tìm đến để mang lại những trải nghiệm khác nhau cho bản thân.

Nổi tiếng nhất trong Todai-Ji phải kể đến Đại Phật điện (Daibutsu-den), nơi tôn trí tượng Đại Phật của Nara. Mặt chính diện của Đại Phật điện rộng 57 mét, sâu 50 mét và cao 48 mét. Hiện nay, đây được xem là công trình kiến trúc gỗ lớn nhất thế giới.

Sức hút của Todai-ji, ngôi chùa có lịch sử 1.200 năm ở Nara-Nhật Bản - Ảnh 11.

Ngôi chùa có sức hút với du khách. Ảnh: Tuệ Nhi.

Sức hút của Todai-ji, ngôi chùa có lịch sử 1.200 năm ở Nara-Nhật Bản - Ảnh 12.

Cây cối xanh mướt trong khuôn viên chùa. Ảnh: Tuệ Nhi.

Khi đến gần ngôi chùa, cổng Nandaimon cũng khiến bạn ngỡ ngàng với cánh cổng vĩ đại mang nhiều giá trị văn hóa lịch sử sâu sắc. Theo người dân địa phương, cánh cổng được xây dựng từ thế kỷ 12 này dù trải qua nhiều lần tu sửa nhưng vẫn giữ được vẹn nguyên những giá trị lịch sử từ thuở ban đầu.

Sức hút của Todai-ji, ngôi chùa có lịch sử 1.200 năm ở Nara-Nhật Bản - Ảnh 13.

Sự cổ kính tạo nên sức hút. Ảnh: Tuệ Nhi

Sức hút của Todai-ji, ngôi chùa có lịch sử 1.200 năm ở Nara-Nhật Bản - Ảnh 14.

Bạn có thể mua những món quà nhỏ xinh cho người thân ở đây. Ảnh: Tuệ Nhi.

Một điểm đến khác cũng khá thú vị ở đây là Bảo tàng Todai –ji, nơi lưu giữ các giá trị văn hóa và lịch sử đáng ngưỡng mộ của xứ sở mặt trời mọc. Năm 2011, công trình này mở cửa đón công chúng với những cuộc triển lãm luân phiên gây ấn tượng. Những chủ đề triển lãm ở đây thường xoay quanh những khía cạnh văn hóa đáng khám phá như nghệ thuật tôn giáo, kho báu văn hóa cũng như các pho tượng Phật lớn.

Sức hút của Todai-ji, ngôi chùa có lịch sử 1.200 năm ở Nara-Nhật Bản - Ảnh 15.

Thấp thoáng các bánh xe giống nhau ở tháp bảy tầng của chùa. Ảnh: Tuệ Nhi.

Khi đến đây, du khách chắc chắn sẽ không thể bỏ qua Hội trường Hokkedo, một trong những công trình kiến trúc đặc biệt quan trọng với mục đích tôn vinh Đức Phật cũng như truyền bá văn hóa Phật giáo Nhật Bản. Hội trường này được xây dựng vào thế kỷ thứ 8 và đã trải qua nhiều lần tu sửa phục chế trong suốt chiều dài lịch sử. Công trình này sở hữu những nét đặc trưng của kiến trúc Nhật Bản trong thời kỳ Nara như mái nhà gỗ chóp vuông và cột gỗ được chạm khắc tinh xảo.

Sức hút của Todai-ji, ngôi chùa có lịch sử 1.200 năm ở Nara-Nhật Bản - Ảnh 16.

Mái nhà gỗ và cột gỗ được chạm khắc tinh xảo mang nét đặc trưng của kiến trúc Nhật Bản trong thời kỳ Nara. Ảnh: Tuệ Nhi.

Sức hút của Todai-ji, ngôi chùa có lịch sử 1.200 năm ở Nara-Nhật Bản - Ảnh 17.

Mái nhà ẩn trong tán lá trong khuôn viên chùa. Ảnh: Tuệ Nhi.

Có thể nói, mọi ngóc ngách của chùa Todai-ji đều giàu lịch sử và đổi mới kiến trúc. Từ những công trình kiến trúc cao chót vót đến những khu vườn thanh bình bao quanh. Vì vậy, Todaiji là minh chứng cho tính nghệ thuật và sự tận tâm tâm linh của những người tạo ra nó.

Bạn có thể ghé Todai -ji quanh năm bởi ở nơi đây mùa nào cũng có nét quyến rũ và hoạt động riêng. Vào mùa xuân, phong cảnh nơi đây trở nên dịu dàng bởi màu hồng của hoa anh đào nở rộ.

Sức hút của Todai-ji, ngôi chùa có lịch sử 1.200 năm ở Nara-Nhật Bản - Ảnh 18.

Mùa nào ở đây cũng đẹp. Ảnh: Tuệ Nhi.

Sức hút của Todai-ji, ngôi chùa có lịch sử 1.200 năm ở Nara-Nhật Bản - Ảnh 19.

Nhưng đẹp nhất là mùa thu. Ảnh: Tuệ Nhi.

Mùa hè nơi đây rực rỡ bởi ánh nắng mặt trời. Nắng trải dài trên con đường lát đá cổ kính, nắng dát vàng trên cây, nắng xuyên qua những tán lá…Đây chính là mùa hoàn hảo cho một chuyến dã ngoại của bạn.

Khi chúng tôi đến, Nhật Bản đang vào mùa thu, như mọi điểm đến khác của đất nước này, Todai -ji biến thành một bức tranh đỏ rực và vàng. Những chiếc lá thay đổi tạo nên vẻ đẹp rực rỡ và rất phù hợp cho các sự kiện, lễ hội văn hóa.

Sức hút của Todai-ji, ngôi chùa có lịch sử 1.200 năm ở Nara-Nhật Bản - Ảnh 20.

Có thể nói, ngóc ngách của chùa Todai-ji đều giàu lịch sử và đổi mới kiến trúc. Ảnh: Tuệ Nhi.

Sức hút của Todai-ji, ngôi chùa có lịch sử 1.200 năm ở Nara-Nhật Bản - Ảnh 21.

Bất cứ nơi đâu ở đây cũng mang đậm dấu ấn thời gian. Ảnh: Tuệ Nhi.

Còn mùa đông, nơi khuôn viên ngôi chùa thường được bao phủ bởi một lớp tuyết mềm. Bầu không khí yên bình là nơi hoàn hảo để suy ngẫm và chiêm ngưỡng yên tĩnh. Bạn thậm chí có thể bắt gặp các lễ hội theo mùa để kỷ niệm năm mới, tạo thêm nét lễ hội cho chuyến thăm của bạn.

Sức hút của Todai-ji, ngôi chùa có lịch sử 1.200 năm ở Nara-Nhật Bản - Ảnh 22.