Saturday, November 30, 2024

TẠ ƠN CÕI TẠM (THƠ- TRẦN QUỐC BẢO)

   Tạ Ơn Cõi Tạm    

                          Thơ  Trần Quốc Bảo



 

         Tạ Ơn Cõi Tạm

 

Dù đời, một cuộc nổi trôi,

Tạ ơn Cõi Tạm: Quê tôi, Quê người.

Quê tôi, đành đã mất rồi!

Quê người, xin nhận nửa đời tạm dung.

 

Sa cơ, trên bước đường cùng,

Hai bàn tay trắng, nỗi lòng âu lo!

Tạ ơn Thế Giới Tự Do,

Giúp nhau đời sống ấm no an hòa.

 

Inline image

 

Nhìn lên, cờ Việt cờ hoa,

Ấm lòng xin nhận đây là Quê Hương!

Dù đời, trọn cuộc tang thương,

Tạ ơn Cõi Tạm, bốn phương Quê Người.

 

            Trần Quốc Bảo

                   Richmond, Virginia

            Địa chỉ điện thư của tác giả:

            quocbao_30@yahoo.com


GIÁNG SINH VỀ VẮNG MẸ (NGUYỄN VẠN THẮNG)

 


GIÁNG SINH VỀ VẮNG MẸ


Ðã bao năm, Giáng sinh về vắng Mẹ
Con phố buồn, tuyết trắng lại rơi rơi
Noel xưa, mừng đón Chúa ra đời
Bên máng cỏ, tiếng nhạc mừng đêm Thánh

Thiếu vắng Mẹ, Giáng Sinh về 
hiu quạnh
Giáo đường xưa vẫn vọng từng hồi chuông
Lòng quặn đau 
như cắt nỗi đoạn trường
Ngày Chúa đến, l
 buồn rơi khóc Mẹ

Giáng sinh xưa, Mẹ cùng con xem lễ
Nguyện ơn lành Chúa xuống ban bình an
Cho tình thương hạnh phúc mãi ngút ngàn
Lời nguyện ấy ...còn vang lời kinh Thánh

Nhưng Mẹ nay đã về cùng đất lạnh
L
òng con buồn nhớ quá Giáng Sinh xưa
Gi
 mình con bên máng cỏ hang lừa
Cầu xin Chúa, cho Mẹ hiền yêu dấu

Tình Mẹ yêu ... con nào đâu hiểu thấu
Như suối hiền, như biển rộng bao la
Người ta vui, lệ con bỗng nhạt nhòa
Xin ơn Thánh đổ tràn Hồng ân Chúa

Cầu xin Chúa... Mẹ về miền đất hứa
Chốn thiên đàng vui hưởng phúc bình an
Thương đàn con, đàn cháu chốn trần gian
Niềm hy vọng một ngày về với Mẹ...

Người ta vui chỉ mình con rơi lệ?
Giáng Sinh về lòng con thấy xót xa
Những tiệc vui mừng đón Chúa sinh ra
Nhưng giờ đã ...chỉ còn trong kỷ niệm

Con nhớ Mẹ tim lòng con tắt lịm
Bài Thánh ca trong đêm Chúa ra đời
Thiên Thần vui mừng hát rộn khắp nơi
Nhưng chưa đủ ấm lòng con nhớ Mẹ...

Tuyết lại rơi trong đêm buồn cô lẻ
Thánh nhạc buồn hòa lẫn hồi chuông ngân
Con quỳ bên hang đá tiếng thì thầm
Lòng nhớ Mẹ bao năm dài xa vắng

Con nhớ Mẹ giòng lệ hoài chưa cạn
Lời thơ buồn ghi lại kỷ niệm xưa
Lòng con luôn nhớ Mẹ mấy cho vừa
Tình của Mẹ chuỗi ngày con luôn nhớ ...

Nguyễn Vạn Thắng

“ĐỪNG BAO GIỜ PHÁN ĐOÁN BỪA BÃI VỀ NGƯỜI KHÁC”

 


“ĐỪNG BAO GIỜ PHÁN ĐOÁN BỪA BÃI VỀ NGƯỜI KHÁC”

Nhà từ thiện người Mỹ Kenneth Behring đã từng nói: “Đừng bao giờ phán đoán bừa bãi về người khác”.

Vào những năm 1990 của thế kỷ 20, Behring đang đi ngang qua vùng Vịnh San Francisco thì bất ngờ phát hiện chiếc ví của mình bị mất. Người trợ lý lo lắng nói: “Có lẽ nó đã bị mất khi đi bộ qua khu ổ chuột ở Berkeley vào buổi sáng. Vậy phải làm sao bây giờ?”

Behring tỏ ra bất đắc dĩ nói: “Chúng ta chỉ có thể chờ người nhặt được ví liên lạc tới mà thôi”.

 

Hai giờ sau, người trợ lý thất vọng nói: “Mất rồi, đừng đợi nữa. Chúng ta không nên hy vọng vào những người ở khu ổ chuột”.

“Không, ta vẫn muốn chờ thêm một chút”. Behring bình tĩnh nói.

Người trợ lý cảm thấy rất khó hiểu, nói: “Trong ví có danh thiếp, người nhặt được nếu như muốn trả lại cho chúng ta thì họ chỉ cần mất vài phút gọi điện thoại. Nhưng chúng ta đã đợi cả buổi chiều, rõ ràng là họ không có ý định trả rồi”.

Behring vẫn kiên trì chờ đợi. Khi trời sắp tối, chuông điện thoại đột nhiên vang lên. Chính người nhặt ví đã gọi điện và yêu cầu họ đến nhận ví tại một địa điểm trên phố Kata.

Người trợ lý càu nhàu: “Đây lẽ nào là một cái bẫy? Chẳng lẽ họ bắt cóc tống tiền?”

 

Behring không để ý đến lời nói của người trợ lý, lập tức lái ô tô đến khu phố Kata. Khi đến nơi hẹn, một cậu bé mặc quần áo rách rưới đi tới, trên tay cầm chiếc ví của Behring. Người trợ lý cầm chiếc ví, ông mở ra và đếm đếm, phát hiện thấy trong ví không thiếu một đồng tiền nào.

“Cháu có một thỉnh cầu”. Cậu bé nghèo nói. “Các ông có thể cho cháu một chút tiền không?”

Lúc này, người trợ lý cười ha hả: “Ta biết ngay…” Behring vội ngắt lời người trợ lý rồi mỉm cười hỏi cậu bé muốn bao nhiêu tiền.

Cậu bé nghèo không suy nghĩ nhiều liền nói: “Chỉ cần một đô la là đủ”. “Cháu mất rất nhiều thời gian mới tìm được nơi có điện thoại công cộng, nhưng cháu không có tiền, vì vậy cháu phải mượn một đô la của người khác để gọi điện. Giờ cháu cần phải trả lại số tiền này cho người ta”.

 

Nhìn vào đôi mắt trong veo của cậu bé, người trợ lý cúi đầu xấu hổ. Behring hào hứng ôm cậu bé.

Ngay lập tức, Behring đã thay đổi kế hoạch từ thiện trước đó của mình. Thay vào đó, ông đầu tư vào việc xây dựng một số trường học ở Berkeley để trẻ em nghèo từ các khu ổ chuột dù không có tiền vẫn được đến trường.

Trong buổi lễ khai giảng, Behring nói: “Đừng phán đoán bừa bãi về người khác. Chúng ta cần cho mỗi người một cơ hội, chào đón một trái tim nhân hậu thuần khiết. Một trái tim như vậy đáng để chúng ta đầu tư”.

 

Friday, November 29, 2024

RIP: CAO THỊ THỨ

 

CVNN vừa nhận được tin:

 

BÀ:  CAO THỊ THỨ

 

Nguyên quán: Thôn Long Thăng/ Thị trấn La Hai/

Huyện Đồng Xuân/ Tỉnh Phú Yên.

Đã về nước Chúa ngày 20 tháng 11 năm 2024

 

HƯỞNG THỌ 74 TUỔI

 

CVNN và gđ cháu Thukỳ xin thành thật chia buồn 

cùng Gia đình cô, và nguyện xin hương linh cô 

sớm về nước Chúa.

 

Xin bấm vào để xem Cáo Phó (đính kèm ở dưới)  

 

 



TẦM QUAN TRỌNG CỦA "NỀN KINH TẾ MÙA LỄ TẾT" Ở MỸ (GS.TS. KHƯƠNG HỮU LỘC)

 


Tầm quan trọng của ‘nền kinh tế mùa lễ tết’ ở Mỹ

 

Từ Lễ Tạ ơn đến Tết Dương lịch là mùa nghỉ lễ và mua sắm ở Mỹ. Nền kinh tế trở nên sôi động hơn vào dịp này. GS TS Khương Hữu Lộc sẽ cung cấp cho khán giả VOA bức tranh đầy đủ hơn về các hoạt động kinh tế trong dịp này.

 

https://www.youtube.com/watch?v=5iG1deBxW1Q


Tuesday, November 26, 2024

TÌNH NGƯỜI CHUNG THỦY (HÀN THIÊN LƯƠNG)

 




NẠN ĐÓI 1945 QUA LỜI KỂ NGƯỜI ĐƯƠNG THỜI (TĂNG XUÂN AN)

 

NẠN ĐÓI 1945 QUA LỜI KỂ NGƯỜI ĐƯƠNG THỜI


 

Những ai đã từng sống ở các đô thị lớn như Hà Nội và Hải Phòng sẽ không thể quên được những cảnh rùng rợn hằng ngày xảy ra trong những tháng đầu năm 1945. Trên các nẻo đường dẫn tới Hải Phòng, từng đoàn người thất thểu từ ngoại ô tiến vào trung tâm thành phố để khất thực. Trong những đoàn người này già có, trẻ có, trai có, gái có, nhưng cái đói đã làm cho họ không còn hình người nữa. Da mặt nhăn nheo, hai má hõm sâu, đôi mắt lờ đờ không còn một tia sinh khí nào. Trông họ giờ đây khó mà phân biệt được đâu là đàn ông, đâu là đàn bà, già hay trẻ. Tất cả chỉ còn da bọc xương. Nhiều người quần áo rách rưới đến nỗi chỉ có mỗi manh chiếu quấn quanh thân. Ngay cả những thiếu nữ cũng không còn biết e thẹn nữa!

Hồi đó vài hội từ thiện hay nấu cháo bày ở viện Tế bần đường Lạch Tray hoặc ở lò sát sinh đường An Dương để cứu trợ đồng bào. Nhiều bộ xương, chân tay run rẩy, cố lách tới chiếc bàn dài. Hai bàn tay khẳng khiu như hai ống sậy cố nâng bát cháo, một tia hy vọng bùng lên trong đôi mắt lờ đờ nhưng rồi vì kiệt lực, kẻ đáng thương này ngã chết queo trên mặt đất, nước cháo tung tóe khắp người.

Nạn đói năm 1945 xảy ra đúng vào mùa đông nên mỗi đêm lưỡi hái của tử thần thường thu được nhiều kết quả lắm. Nạn nhân không chịu được cái đói và cái rét nên chết co quắp trên vỉa hè, dưới mái hiên hoặc ở ngưỡng cửa nhiều căn phố. Sáng ra vừa mở cửa thì một xác chết ngã vật vào trong nhà. Chủ nhà phải thuê người lôi xác chết ra vỉa hè để đợi xe rác của Sở vệ sinh mang đi. Do đó đã xảy ra nhiều vụ lợi dụng xác chết. Nhiều kẻ thiếu lương tâm đến nổi lôi xác từ căn nhà này sang đặt vào cửa nhà bên cạnh để kiếm tiền thuê một lần nữa.

Nạn đói này trầm trọng đến nổi, nhiều người phải ăn cả thịt chuột cống, vốn là con vật mà ngày thường người ta vẫn coi là vật ghê tởm. Tại vài đô thị, sự mua bán thịt chuột trở nên công khai và Phủ Thống Sứ phải ra nghị định: "cấm chuyên chở và bán chuột sống hay chết, chuột chưa nấu chín hoặc đã chế thành món ăn". Sau thịt chuột người ta còn ăn cả thịt người! Theo tin đồn thì ở vài đô thị đông dân như Hà Nội, Hải Phòng, có một bọn lưu manh táng tận lương tâm chuyên bắt cóc trẻ con mang ra ngoại ô giết lấy thịt bán cho hàng phở, hàng bánh cuốn. Tin đồn này không được chính quyền lên tiếng phản đối, cho nên nhiều bà mẹ ngày đêm lo lắng, giữ con nhỏ trong nhà không dám rời chúng nửa bước. Hồi đó chúng tôi được một người bạn thân, từng làm việc tại Sở cảnh sát Hải Phòng cho biết rằng có một lần cảnh binh bắt được hai tên đang giết một đứa trẻ trong nghĩa trang An Dương. Vì sợ làm hoang mang dân chúng nên chính quyền không dám đem vụ đó ra xử công khai.

Khi nạn đói mới bắt đầu, số người chết còn ít lắm, mỗi buổi sáng những chiếc xe mang dấu Hồng thập tự của Sở vệ sinh sẽ đi quanh các phố, nhặt xác mang về Bệnh viện thành phố rồi cuốn chiếu đem chôn tử tế. Về sau, số người chết đói tăng nhiều, một xe Hồng thập tự không đủ nữa, Sở vệ sinh thành phố phải thuê xe bò nhặt xác về tại Bệnh viện thành phố, tại đó một nhân viên Sở vệ sinh sẽ đếm số xác trả tiền. Tới khi số người chết nhiều quá, phố nào cũng có nên không thể tập trung xác ở một nơi được nữa. Sở vệ sinh cho phép nhà thầu được đem xác đi chôn. Họ chỉ cần bảo người nhặt xác cắt đôi vành tai của xác chết xâu lại rồi mang tới Sở vệ sinh lấy tiền.

Dọc con đường từ cầu Niệm tới tỉnh lỵ Kiến An, Sở Công chính đã cho đào sẵn những hố dài để các xe hất xác chết xuống, rồi họ sẽ rắc một lần vôi bột rồi lấp đất cho đầy. Những ngôi mộ công cộng này là nơi an nghỉ của hàng chục ngàn nông dân xấu số. Thương thay cũng một kiếp người!

 

Nguồn:

Nạm đói năm Ất Dậu 1945,

Tăng Xuân An.

THU THA HƯƠNG (THƠ-LÃO MÃ SƠN/ NHẠC- VĂN DUY TÙNG/ CA SĨ HOÀNG CHƯƠNG)

 


Thơ: Trần Công/Lão Mã Sơn Nhạc: Văn Duy Tùng Ca sĩ: Hoàng Chương & Tốp Ca BHX Lạc Việt Diễn ảnh : Trúc Tiên Có lẽ thi sĩ Trần Công Lão Mã Sơn là người lớn tuổi nhất trong hội Văn Bút Miền Đông Hoa Kỳ. Nếu không lầm thì thi sĩ nay đã trên 100 tuổi. Do đó tôi thường theo ...

https://www.youtube.com/watch?v=Iz6PSKPtAjg

Monday, November 25, 2024

THÌ THẦM (THƠ-PHAMPHANLAN/ NHẠC VÕ TÁ HÂN/ CA SĨ- NHẤT CHI MAI)

 


Ca khúc:  Thì Thầm-Thơ:  PhamPhanLan - Nhạc:  Võ Tá Hân. - Ca sĩ:  Nhất Chi Mai - Hòa âm:  Nam Vĩnh & Đàm Hà.

https://www.youtube.com/watch?v=AeDtte6uEVg

 

Thì thầm

 

Này anh, hôm nay trời nắng đẹp,
Bên kia đời, anh có thấy bóng em
Thấp thoáng trong ngôi vườn xanh mát
Miệng thầm thì xin anh ngủ thật ngon

 

Này Me, trên con đường làng nhỏ
Dẫn con về nơi chỗ Mẹ nằm,
Nơi ấy con sẽ ngồi nhổ cỏ
Trên mộ hoang và trồng một cành bông

 

Này anh trai, em sẽ về nơi anh ngủ
Đưa anh về nơi chỗ Mẹ chúng ta
Bên dòng sông, góc núi và cạnh nhà
Anh sẽ thấy lòng vui vì gần Mẹ

 

Này tôi, cuộc đời là thế đó,
Đến và đi là lẽ sống bình thường,
Tạ ơn Trời tim đầy ấp yêu thương
Xin nhận lấy những gì trong cuộc sống

 

PhamPhanLang


GIÁNG SINH KỶ NIỆM (3)/ NGUYỄN VẠN THẮNG.

 


GIÁNG SINH KỶ NIỆM (3)


Đã bao năm chưa lần thăm quê Mẹ 
Giáng sinh về nhớ quá kỷ niệm xưa
Đi bên nhau hai đứa giỡn vui đùa
Đêm Chúa xuống cho lòng thêm tha thiết

Quà Noel khắp nơi bày la liệt
Đèn lung linh chiếu sáng một góc trời
Thánh nhạc vui rộn rã khắp nơi nơi
Bao kỷ niệm lại về trong ký ức

Giáng sinh về người vui lời cầu chúc
Mong an lành, hạnh phúc mùa Giáng sinh
Tiếc thương thay dân Việt sống điêu linh 
Vì lũ cộng hại người không thương tiếc

Nơi đất khách Giáng Sinh buồn da diết
Vào Giáo Đường con khấn nguyện cầu xin
Tuyết vẫn rơi trong đêm vắng vô tình
Mang giá lạnh đón mừng ngày Chúa đến

Chúa Giáng Sinh vì tình thương cảm mến
Ngài hạ mình nơi máng cỏ hang lừa
Nơi Belem giá lạnh của ngày xưa
Mong cứu chuộc những con người tội lỗi

Đã bao năm con nguyện cầu, thống hối
Chúa thương giùm dân tộc nhà Việt Nam
Giúp chúng con vượt thoát cảnh điêu tàn
Mong Tổ Quốc ấm no và hạnh phúc... 

Nguyễn Vạn Thắng

MỘT NGÀY MỘT NGÀN NGÀY (ĐẶNG KIM CÔN)

 



HƠI THỞ CHIẾN TRANH TRÊN NHỮNG TRANG VIẾT CỦA ĐẶNG KIM CÔN (NGUYỄN XUÂN HOÀNG)

 


Hơi Thở Chiến Tranh

Trên Những Trang Viết

của Đặng Kim Côn

NGUYỄN XUÂN HOÀNG

 

Từ truyện ngắn Đâu Đó, Ngày Mai viết từ năm 1972 đến Một Ngày, Một Ngàn Ngày viết

vào cuối năm 2010 cách nhau gần 40 năm với con dao 30 tháng Tư chém ngang như một

chia lìa đứt đoạn, thế nhưng Đặng Kim Côn vẫn cho người đọc thấy những trang chữ của

ông không rời khỏi không khí của một cuộc chiến bi thương nhất trong lịch sử Việt Nam.

Trên chuyến xe đò chở khách chạy suốt con đường dài hơn 150 cây số giữa núi rừng dày

đặc, một người lính trở về đơn vị đã gặp một cô gái giao liên VC như một định mệnh. Và

tình yêu giữa họ hiện ra, nhanh như một tia chớp, giữa những hoài nghi và biên giới ta-

địch. Nhưng, bất chấp tất cả, cái chết chờ đợi đâu đó trên mỗi chặn đường, họ đến không

hồn nhiên, và chấp nhận cái sẽ đến, như một thách đố định mệnh. Chiến tranh!

Say Mộng, viết tại Tuy Hoà vào mùa đông năm 1974, trước ngày miền nam mất, là

truyện trong một chuyện. Nhân vật chính là “Tôi”. “Người có mặt bên tôi khi tôi tỉnh dậy

là đứa em gái mười chín tuổi của tôi… Tôi nằm trong phòng hồi sức, kể chuyện cho vợ

tôi chép lại…” Chuyện người sĩ quan sau trận đánh trên đường trở về bị B40… Chiến

tranh!

Muà Xuân, Nếu Có Thật, năm 1988, Đặng Kim Côn viết về những ngày tháng cuối của

cuộc chiến Việt Nam ở miền Trung. Vẫn không khí chiến tranh. Người lính, sau những

ngày phép Tết trở về đơn vị, con đường đầy ổ gà, những quả mìn Việt cộng,… Một chiếc

xe lam cán phải một quả mìn đang bốc cháy, nhiều tử thi văng ra khỏi xe xám xịt, và một

tình yêu kỳ lạ đến rất nhanh giữa hai người trên cùng một chuyến xe: Một trung úy pháo

binh và một cô sinh viên vừa mãn khoá Đại học sư phạm. Thời gian không dài quá một

ngày. Người lính nói: “Anh yêu em.” và “Nàng dụi đầu trong ngực chàng. Môi họ tìm

nhau.” Và sau đó không đầy một tháng. “Cuộc di tản như cơn lốc đầy máu và nước mắt

đột ngột ập xuống con đường số 7 - độc đạo không mấy ai biết tới trước đó – con đường

trở nên nổi tiếng với cái mỹ danh Lộ Máu, để nhớ bức tranh dùng máu làm sơn lót nền,

trên đó, một đám người rừng hằn học hung hãn nã đạn vào hàng trăm chiếc xe đang dồn

lại trên những đoạn đường, với từng đoàn người đói khát, kiệt lực, vẹt đạn, bằng mọi giá

phải về đến duyên hải kịp thoát khỏi cái vùng sẽ giao cho giải phóng. Họ phải chen nhau

dẫm lên những lềnh bềnh, nhầy nhụa máu thịt mà chạy, mà tiếp tục ngã xuống dưới họng

súng reo hò đắc thắng của những kẻ mà ngoài bọn họ ra thì chung quanh đều là phía bên

kia.” . Chiến tranh!

Một Ngày, Một Ngàn Ngày, truyện mới nhất viết năm 2010. Thời gian: Sau 1975. Không

gian: Một nơi nào đó ở miền Trung. Hai người tưởng là yêu nhau, gặp lại nhau. Hồi

tưởng lại những ngày trước tháng Tư 1975. Chiến tranh. Tình yêu. Phản bội. Lợi dụng.

Hai mang. Thật và giả.

 

Những địa danh Cheo Reo, Buôn Hô, Pleiku, Ban Mê Thuột, Qui Nhơn, Tuy Hoà, Phú

Bổn…, nơi những người lính và người dân cùng khổ, những người của bên kia len lỏi

giữa bên này, đi đứng qua lại gặp nhau, chia tay, khóc, cười, yêu giận, lạnh nhạt vồn vã…

không biết đâu là thật đâu là giả. Họ sống trong một thứ tình yêu của bóng tối hơn là ánh

sáng, họ không có thời gian để chờ tình yêu đến. Thời gian đứng ngoài những lời tỏ tình

bằng ngôn ngữ của thân xác. Chiến tranh!

Truyện của Đặng Kim Côn là chuyện về số phận con người trong cuộc chiến Việt Nam.

Chuyện của những người lính ngoài mặt trận, giữa tiếng súng và bom mìn, trên một miền

đất cách xa đô thị, họ phải giết và họ bị giết chính bàn tay của những người cùng chủng

tộc. Họ sống trong bầu khí chiến tranh và thở hơi thở của một cuộc chiến mà không hề

biết đâu là biên giới địch và ta. Mặt trận ở đâu? Và tình yêu đến với họ dễ dàng như cứ

đưa bàn tay ra là chụp bắt được.

Nhà báo Oriana Fallaci trong cuốn Nothing, and so be it viết “Graham Green đã viết rằng

trong chiến tranh phần lớn thời gian là ngồi mà chờ đợi cái gì đó sẽ tới. Mà đúng vậy

thật. Nhưng ông không biết rằng trong lúc phải ngồi yên, người ta cũng không buồn. Bởi

vì trong chiến tranh, không bao giờ ta ngồi ở ghế khán giả, bao giờ ta cũng ở trên sân

khấu, ta là một phần của vở diễn. Ngay khi ta đang ngồi uống cà phê trên sân thượng

khách sạn Continental đi nữa. Một trái mìn có thể nổ, một quả lựu đạn có thể rơi, …”*

Đặng Kim Côn, tác giả của những trang viết tràn ngập mùi khói súng, hối hả chạy trên

những con đường đầy ổ gà, mìn bẫy, lựu đạn, súng ống; chủ nhân của những dòng chữ

tràn ngập hơi thở gấp rút của một tình yêu chợt đến như một lằn đạn; .. cho biết rất thích

truyện Bác sĩ Zhivago của Boris Paternak. Tại sao? Vì hoàn cảnh sống của ông ấy giống

như hoàn cảnh phần lớn những cây bút chân chính của Việt nam. Ông nói.

Liệu những chiếc xe đò chở khách trên những con đường đầy ổ gà, mìn bẫy có còn tiếp

tục chằng chịt trên trang giấy ông? Liệu những dòng chữ của ông có còn vướng mắc

những địa danh Tuy Hoà, Qui Nhơn, Cheo Reo, Ban Mê Thuột…? Hay giờ đây là xa lộ

thênh thang của một quốc gia có một cuộc sống khác hẳn? Hôm nay ở San Jose? Ngày

mai Bolsa? Và Florida? Và New York? Là Washington? Liệu những sáng tác sắp tới của

ông có ra khỏi ám ảnh của cuộc chiến Việt Nam?

Tôi hy vọng câu trả lời là sẽ có. Bởi vì khi hỏi tác giả Một Ngày, Một Ngàn Ngày là ông

đang đọc gì? Đặng Kim Côn nói ông đang đọc Hoàng Tử Bé / Le Petit Prince của

Antoine de Saint-Exupéry, bản dịch của Bùi Giáng.

Bạn nghĩ sao khi xếp lại trang cuối của tập truyện này?


Nguyễn Xuân Hoàng

*Oriana Fallaci trong Cuộc Sống, Cuộc Chiến Tranh Và Rồi… bản dịch của Lê Minh

Đức. Nxb Hồng Lĩnh 1993

BUỔI CHIỀU ĐANG HẾT (ĐẶNG KIM CÔN)

 


Buổi Chiều Đang Hết

 

-Bà nội vào cấp cứu hồi nửa đêm, ba biết không? Bà nội uống thuốc trợ tim thấy không đỡ, bà

uống thêm, bị quá đô, thở không được…

-Bây giờ sao rồi con?

-Dạ, bác sĩ nói ổn định rồi, có thể tối nay về.

Cú điện thoại ngắn vẫn còn làm ông Hai choáng váng. Mẹ ông đã tám mươi tuổi và cách đây

mới năm hôm, khi ông đến chào bà để đi thì bà vẫn rất khỏe, trước đó một ngày vẫn còn ngồi

chơi bài tứ sắc cả ngày.

Bà sống với cô con gái út, chăm mấy đứa cháu ngoại cho vui tuổi già dù cũng có đôi khi mấy

cháu nghịch quá làm bà ngoại mệt.

Ông Hai ở cách chỗ mẹ ông ở gần bảy giờ bay, nếu kể luôn cả thời gian chờ chuyển máy bay nữa

thì cũng phải chín tiếng. Năm ngày qua ông chưa gọi về thăm hỏi mẹ, không như lần trước ở đây

hơn chín tháng, cứ một vài hôm ông lại gọi một lần, lần nào mẹ con cũng nấn ná lưu luyến kéo

dài cuộc điện đàm. “Má bận gì nghỉ đi”, “Đâu có, Má mới cho mấy nhỏ uống sữa xong, có làm

gì đâu…ậy, đừng phá bà ngoại, để bà ngọai nói chuyện, này, coi chừng…”, “dạ vậy thôi má

chơi với mấy đứa nó đi”, “không sao, để coi nó phá đến cỡ nào…”…

Ông nhớ mẹ ông quá, dự trù trở về San Jose lần đó, dự đám cưới con cháu là phụ, thăm mẹ là

chính. Ông tự hứa, sẽ mỗi ngày ghé đến ngồi chơi với mẹ cho đến ngày ông đi. Ông canh cánh

bên lòng nhìn nải chuối chín vàng trên trên cây kia mỗi ngày một chín nẫu, và những cơn gió

không hẹn thì lại cũng rất bất ngờ. Gặp mẹ, ông vừa xót xa với sự già cỗi, gầy guộc của mẹ, mới

chín tháng đã xuống quá nhanh, cũng vừa vui mừng khi nghe giọng nói mẹ còn chắc chắn, ấm áp

bên chiếc điện thoại đang nói với đứa em trai út ở quê nhà. “Ồ, anh Hai con mới về đây, con nói

chuyện với anh con chút” và mẹ ông trao ống nói cho ông.

-Em khỏe không? Nay làm ăn ra sao?

-Dạ em khỏe.

-Lúc này gà bán được không?

-Dạ em nuôi đá chơi cho vui thôi chứ đâu buôn bán gì.

-Sao nghe nói lúc này gà đá bán đi Trung Quốc mạnh lắm?

-Mấy đứa nó đi gà Trung Quốc chớ em đâu có đi.

-Không phải là cung cấp cho người ta đi sao?

-Dạ không.

-Vậy không lẽ em nuôi chơi hoài, sao nghe nói mấy thằng Bắc nó mua đi?

-Dạ, có mấy thằng Hà Nội nhưng mà thân quá đâu có chặt chém gì nó được.

Bất chợt ông Hai nổi điên lên :

-Thân gì mấy thằng điếm đó. Em cũng phải sống chứ! Không lẽ cứ chơi, ngó chừng má hoài.

-Má cho gì em mà anh nói vậy?

Bên kia cúp máy. Ông Hai thẫn thờ, ngồi ủ rũ. Một thoáng hối hận, áy náy liếc nhìn mẹ. Bà mẹ

bứt rứt đi qua đi lại:

-Anh em cả năm trời, con thăm hỏi nó được mấy lần. Con đã cho gì nó? Mở miệng ra là như dao

đâm vô họng.

-Nó thiếu cái gì? Vì sao má phải ở đây để nay than khổ mai than khổ, chỉ vì mấy đồng trợ cấp

thôi. Tại sao mà má phải sống khổ vậy? Tuổi má người ta nghỉ ngơi, còn má phải chắc chiu lo

lắng…

 

-Mày muốn tao đừng ở đây nữa…Mày muốn tao chết…mày lấy dao đâm họng tao đi.

-Má nói hung dữ làm gì, nãy giờ con có xúc phạm gì má đâu. Con nghe nó nói nó “chỉ chơi

thôi”, lại làm đầy tớ cho mấy thằng Hà nội con nổi điên lên, la em chút mà má làm như đụng

nhằm trái tim má.

Mẹ ông nằm dài ra sofa vật vã, khóc lóc, càng lúc càng gào to:

-Có đói cũng là Mỹ, có no cũng là Việt Nam. Mày là thằng anh cả, không lo gì được cho em thì

cũng nói năng sao cho có tình cảm. Mày thù gì nó? Tao khổ sao mày cũng thấy mà, tao có tiền

có bạc gì đâu, thì cũng giành giụm đó, lo cửa lo nhà, lo mồ lo mả, còn chút ít gì thì giúp đỡ bà

con chòm xóm…

-Chớ con có nói gì, thấy má ngày càng già yếu, con sốt ruột thôi. Má có tiền bạc thì con cũng

chẳng đụng tới. Nhưng mà để đó thì cũng ấm túi, lo cho nó sống là đủ rồi cần gì phải nhà to cửa

rộng làm chi.

-Tao hiểu rồi, mày ganh cái nhà với nó chứ gì, tao cũng làm tốt cho anh em mày, cất cái nhà chỉ

có hai phòng, nữa đứa nào đi về có chỗ chui ra chui vô…

-Thì tại nó muốn hai phòng thôi, cái nhà to nhất ở đó, không phải để chơi nổi sao, người ta cũng

Việt kiều tùm lum đó, có ai như mình. Nó được bảo lãnh rồi, trước sau gì cũng đi mà, nhà cửa…

-Đi thì bán, của cải cũng còn đấy. Sao mày không lo làm sao cho thằng em qua mau mau, lỡ Tàu

nó lấy hết không có đất chạy.

-Có gì thì má cho con xin lỗi, ý con cũng chỉ là muốn em nó biết làm biết ăn thôi, không lẽ má

sống đời.

-Thì mày muốn tao chết mà. Thôi đủ rồi, từ nay đừng nói mẹ con gì nữa. Tao chết mày cũng

đừng tới bên tao, đừng để tang gì hết. Mày lo cho vợ con mày đi.

Ông im lặng. Ông biết mẹ ông đã bắt đầu nã đạn vào cái chỗ chịu đựng không đáy, không bao

giờ phản ứng, sẵn sang chứa tất cả mọi uất ức oan uổng mà bà mẹ chồng lúc nào có dịp cũng

không quên trút xuống đầu bà vợ ông. Vâng, im lặng, không im lặng thì sẽ bao nhiêu mảnh đạn

văng tứ tung.

Vợ chồng đứa em gái đi làm về, mọi người trong nhà đều im lặng. Ông ra về, mang theo một nỗi

buồn vô hạn. Mình sai rồi? Quỷ ma gì nhập mà mình lại nóng nảy thế? Tại sao mình lại không

biết nói năn vậy là làm buồn má? Một tháng rưỡi dự tính về bên mẹ đã không còn thấy hào hứng

gì nữa.

[]

Mẹ ông cũng buồn. Thằng con cãi bướng nhưng không phải bà không thấy cái vẻ ân hận của nó.

Nó đã sáu mươi tuổi, sáu mươi năm đủ để nó hiểu mẹ nó đã vất vả ra sao, và trong bầy con, bà

quan tâm đến đứa nào nhiều nhất, đơn giản vì nó được ra đời sớm nhất và những tai ương quá

nhiều trong đời nó đã làm bà từng phải lo lắng nhiều nhất. Bà bỏ bữa ăn tối, đóng cửa phòng

nằm khóc. Bầy con chín đứa, bốn đứa ở Việt Nam chết một còn ba, năm đứa ở Mỹ, tất cả đều ở

quanh quẩn bên bà, chỉ có mỗi thằng cả cùng vợ làm ăn xa, họa hoằn cả năm mới về một lần.

Những lúc buồn, những khi trái gió trở trời, bà nhớ nó biết bao nhiêu. Qua điện thoại, chỉ nghe

được giọng nói, bà mong nó ngồi trước mặt bà, bà vuốt đầu nó như thủa nào nó còn bé dại, bà

muốn nấu cho nó một món cá kho mẳn, hay chưng cho nó một chén mắm cá thu, mà nó thường

nói đó là cái hương vị ấu thơ theo nó cả đời không quên. Chuyện có đáng nổ lớn như vậy không?

Sao mình không la nó một chút, rồi nhẹ nhàng giải thích, rồi mẹ con vui vẻ ngồi vào bàn ăn. Nó

nói “con có xúc phạm gì Má đâu”, tại sao mình lại cứ ép nó? Bà buồn, chỉ vì mong muốn anh em

chúng nó thương nhau. Mà nào phải chúng nó đã không thương nhau? Nó phải hiểu là má nó

 

cũng không quen nhịn, có gì tuôn ào ào cho hết, rồi thôi. Nếu không phải rồi thôi, trong cuộc đời,

chín đứa con, có biết bao nhiêu điều không vui để nhớ? Sao nó không quay lại? Sao nó không

bất chợt mở cửa phòng, cầm tay nói “má cho con xin lỗi, con lỡ lời?”. Sao nó không gọi điện

thoại? Bà nhớ lại những lần nó gọi điện thoại về, bà kể nó nghe những chuyện cuộc đời, từ tuổi

ấu thơ côi cút của bà, đến những ngày tháng tất tả ngược xuôi giữa trùng điệp đạn bom kiếm

từng miếng cơm manh áo cho cả gia đình. Không phải kể lể, nhưng bà muốn nhắc tới lòng mẹ

thương con của bà, những khi bà nằm vật vã ngoài đường giữa những lằn đạn giao tranh trên

đường tìm cách đi thăm nó bị thương ở đơn vị rất xa quê nhà, hay những ngày đêm băng đèo lội

suối, đói khát muỗi mòng nuôi con tù tội trên thăm thẳm rừng cao nước độc. Má hiểu con, cũng

như gia đình mình, đã quá đau khổ bởi những gì đám người bên kia gây ra, nhưng em con cũng

phải sống, quá khứ cho dù vẫn cứ nhói buốt trong lòng, thì vẫn cứ phải ôm vết thương mà sống.

Hà Nôi, dân Miền Bắc, cũng không ít người đã từng cầu mong cho Miền Nam ra giải phóng

Miền Bắc, thậm chí nhiều người còn mong cho B52 cứ rớt xuống ngay đầu họ, miễn sao đánh

sập được bọn lãnh đạo vong thân như con đã kể má nghe, lúc con ra Hà Nội làm hô chiếu để đi

Mỹ người ta đã tâm sự với con, thì họ cũng phải hơn năm mươi năm giả điếc nín thở qua sông,

cũng như con, trước khi được đi Mỹ, gần hai mươi năm con cũng phải mang mặt nạ mà sống. Má

thật không muốn trách con nữa. Má không muốn thấy con buồn nữa. Con là con của má mà, má

nóng nảy thì má cũng biết con nóng nảy. Gan má to thì má cũng biết gan con to. Nhưng chắc

chắn một điều, lúc này, má biết con cũng thao thức như má, má biết, cà hai mẹ con đều đang

không vui vẻ gì.

[]

Ông Hai không ngủ suốt mấy đêm liền. Ông muốn ngồi trước mặt má ông, dưới một không khí

nhẹ nhàng, êm ái, nhưng ông sợ, ông sợ thấy mặt ông, má lại buồn, lại nổi cơn thịnh nộ. Ông

càng thấm thía hơn mỗi khi ông nhớ má ông, lái xe ngang nhà má mà không dám vào.

Thật ra, một việc cũng không kém phần quan trọng trong chuyến về Cali lần này là ông muốn

đến bác sĩ gia đình cũ của ông để khám bệnh. Không còn bảo hiểm sức khỏe từ hơn ba năm nay

từ khi ông tự nghỉ hãng, nên bệnh đau gì ông cũng phải về với người bác sĩ quen với bệnh tình

ông ở đây. Mấy tháng nay, cơn đau dạ dày chuyển biến khác thường quá, mà lại cũng hành hạ

ông dữ dội quá. Những cơn đau đóng cục trong bụng, lồng ngực như vữa ra từng mảnh, đi bộ

hay làm gì nhè nhẹ một chút, chừng hai, ba phút là mệt và đau đến muốn lăn quay ra. Nhiều bạn

bè, luôn cả vợ ông, người ít muốn xa chồng nhất, thúc hối ông đi khám bệnh. Ngặt nỗi, chỗ ông

ở, toàn bác sĩ Mỹ, những gì họ phân tích, hướng dẫn trong phòng khám, ông không hiểu hết

được, và nếu phải nhập viện, ông không phải cư dân địa phương, lại không có trợ phí y tế, chắc

chắn viện phí sẽ không biết gia tài đâu chịu nổi trong hoàn cảnh ông thì thất nghiệp, bà vợ thì

làm không đủ trang trải các sinh hoạt hằng tháng trong thời buổi suy thoái, tiền bạc rớt giá này.

Có gì thì cũng coi như có dịp thăm mẹ. Trừ phi nằm một chỗ dở sống dở chết, còn thì đau đớn

mấy ông cũng chịu nổi, không muốn làm phiền ai.

Và việc đầu tiên sau khi đặt chân xuống phi trường là đến gặp mẹ, sau chín tháng chỉ nghe giọng

nói chứ không thấy được người. Chín tháng, lâu nhất trong cuộc đời hai mẹ con. Những ngày

tháng quân trường và những năm dài chiến đấu, hoặc trong thời kỳ tù tội đọa đày, ông không về

phép thì mẹ cũng tìm thăm. Mình đâu có dễ nổi nóng như vậy, mà cũng đâu phải là người không

biết uốn lưỡi đắn đo lời nói. Giận mất khôn, khi “chiến đấu” ai cũng muốn mình là người thắng,

nói gì được cho người kia thua mà lại chẳng sẵn sàng. Mình thắng thì sao? Mẹ mình thua thì sao?

Có gì, được gì ở phía sau cuộc tranh cãi ấy? Con xin lỗi má. Nếu bây giờ con gọi điện thoại nói

 

một lời xin lỗi liệu má có nghe không? Con không còn thiết tha gì nữa hết. Con có ý định làm gì

ở đây con cũng không muốn nhớ tới. Má không nói từ con thì tự con cũng muốn đừng ai biết gì

đến con nữa. Con lại đi. Ở thành phố xa lạ đó, con có nằm xuống thì cũng là điều con mong.

Trong hắt hiu, cô độc, lặng lẽ kia hy vọng là một điều tạ tội cùng má, cùng anh em, nếu anh em

cũng thấy ông anh có lỗi.

Ông lấy vé máy bay. Ngày đi, ông đến chào mẹ. Ông tự nhủ, nếu má nắm tay con níu lại, con sẽ

bỏ chuyến bay.

-Thưa má, con đi.

Mẹ ông không nhìn ông, mặt cúi thấp, nước mắt bà trào ra, hai vai rung lên. Ông lùi ra khỏi

phòng bà mẹ, chợt nghĩ, đó không phải là những giọt nước mắt ăn năn. Má có đúng, ít nhất, con

nghĩ má cũng đã ăn năn với những lời quá đáng giáng xuống đầu con. Mà, con tội tình gì? Sự im

lặng của mẹ ông không phải là điều ông mong đợi, thốt nhiên ông lại nổi giận:

-Sao má không chịu nghĩ, con chỉ dạy em thôi, nào có xúc phạm gì má đâu mà má cứ làm như là

trời sập?

Và ông bước ra khỏi nhà.

[]

Không phải, không phải đâu, con của má. Má không còn nhớ gì đến chuyện ấy. Chỉ là má quá

xúc động khi thấy con bất ngờ đến. Và má lại càng không hề nghĩ là con lại bỏ má mà đi. Con

ương ngạnh quá, chỉ cần mấy lời an ủi (giả tạo cũng được) thôi mà, khó khăn gì đâu, má cũng đã

chuẩn bị những lời ngọt ngào với con, không hề than oán, không muốn nhắc nhớ, không phải tha

thứ. Má không muốn con nói con có lỗi, cũng không muốn con nhớ gì tới lỗi phải.

Nhưng lần này, con mới thật sự sai. Lần này, má mới thật sự giận con. Con lạnh lùng ác độc bỏ

má ngồi khóc một mình, còn ra vẻ để cho mọi người thấy như “bà điên cứ khóc đi…”, hầu kiếm

tìm một sự ủng hộ của anh em cho “cái đúng” của con. Ừ, con cứ đi đi. Không phải con đã từng

nói với má, phía trước của má đã chiều, ngày không còn là mênh mông, mà đã là hữu hạn?

[]

Năm ngày. Ông Hai xốn xang, khắc khoải nhớ mẹ. Chuyện mẹ bệnh thường thì cũng không có gì

lạ, bởi vì tuổi già bệnh cũng siêng đến, có điều thường thì chỉ là qua loa, đặc biệt ông biết mẹ

ông rất sợ phải vào bệnh viện. Dù gì thì ông vẫn rất lo lắng nhìn ngày tháng cứ vun vút băng qua

đôi vai gầy guộc, loã xõa mấy cọng tóc bạc phơ, như những sợi mây rực lên cuối trời của một

buổi chiều đang xuống.

Ngồi đứng không yên, ông gọi về đứa em gái út, hỏi chi tiết.

-4 giờ chiều hôm qua, thấy má mệt, em chở má đi dạo cho thoải mái, ghé một tiệm cơm tấm, đĩa

cơm bưng ra chưa kịp ăn thì má ôm đầu muốn gục xuống bàn, em chở má về nhà nghỉ ngơi. Em

nói đưa má đi bệnh viện má nhất định không chịu. Càng nghỉ ngơi má càng vật vã không thở nổi,

có vẻ như đứt hơi tới nơi. Nửa đêm, má chỉ còn thều thào gọi tên em từng chặp. Lúc này em sợ

quá, không cần đợi ý kiến má nữa, đưa thẳng má vào phòng cấp cứu, ở đây sau khi được xét

nghiệm, người ta súc ruột, chuyền nước, giải độc cho má, họ cho em biết, má uống thuốc nhiều

quá. Theo như má “khai” với bác sĩ, cứ thấy mệt tim là má uống thuốc “trợ tim” và càng “trợ” thì

tim càng phải chạy quá sức, có nguy cơ đứng nếu không kịp thời đưa đi cấp cứu. Người ta nói

với em là có thể tối nay hay mai má sẽ về.

Tôi thở phào. Lại gọi cho cô em thứ tư. Cô em nói:

 

-Mới có người quen đến thăm má ở bệnh viện, gọi cho em nói Má đã phải chuyển phòng vào khu

chăm sóc đặc biệt ICU. Lúc nãy em ở bệnh viện thì má còn nằm trên lầu mà. Bác sĩ nói nhiều

lắm là mai má về mà.

-Vậy lúc nãy em thấy má có khỏe không?

-Dạ khỏe, nói chuyện vui vẻ mà, má kể với bác sĩ má uống hết tám lần thuốc trợ tim, hễ cứ thấy

mệt là má uống cho nó khỏe, mà thuốc đó chỉ được uống mỗi ngày một viên. Chưa nói là còn

mấy loại thuốc loãng máu, mỡ trong máu, huyết áp cao nữa. Nhưng mà tối qua đến giờ cũng hơn

12 giờ đồng hồ. Bác sĩ gia đình vào nói má đã ổn định mà.

-Chắc mấy cái thằng “chú sĩ” này thấy Medi Cal ngon ăn chứ gì, em chạy xuống bệnh viện coi

có gì em gọi gấp cho anh.

Ông gọi cho đứa con gái, con ông cũng mới từ chỗ bệnh viện về. Nghe nói cô hốt hoảng:

-Ba nói nghe sợ, con sẽ tới bệnh viện ngay, phòng đó con đã hai lần thăm hai người, không ai

sống được hết.

Vợ ông tức tốc lên mạng mua vé máy bay. May quá, ngày mai còn nhiều ghế trống. Bà lấy hai

vé.

Lát sau đứa em út gọi lại:

-Anh Hai ơi, chính xác là má nằm phòng ICU, bác sĩ nói cần theo dõi gì đó, nhưng em cũng chưa

vào gặp được má, người ta chỉ mở cửa cho vào thăm mỗi lần hai người.

Ông bối rối gọi tiếp cho cô em thứ tư.

-Dạ, em cũng mới về. Má không dễ như mình nghĩ đâu, anh Hai. Bác sĩ nói tim má muốn chạy

thì chạy, muốn đứng thì đứng, mình mẩy má dây, ống tùm lum. Hồi nãy tim má bị ngừng sáu

giây, họ nói tình trạnh đó nếu ở nhà rất dễ đi luôn.

-Mấy đứa em có trong đó không?

-Mấy đứa tới đủ hết, bây giờ hai thằng chạy đi nghĩa trang lo đất rồi.

-Trời, chớ em thấy má sao mà đến nỗi vậy?

-Dạ em không biết.

Ông vội vã bấm số gọi thằng con:

-Con có biết nội đang nằm phòng ICU không?

-Dạ, con đang ở bên giường nội đây.

-Nội có nói chuyện được không?

-Dạ, ba nói chuyện với nội.

-Má ơi,

Ông bệu bạo khóc.

-Má đây.

-Mai vợ chồng con về.

-Thôi đi. Mới qua mà về làm gì tốn kém. Ít bữa má khỏe nói chuyện nhiều, ở đây người ta không

cho nói điện thoại.

-Má thấy sao má?

-Không sao đâu, má khỏe mà.

-Dạ. Má nghỉ ngơi.

Khi con trai ông ra ngoài, nó gọi cho ông:

-Lúc nãy bác sĩ bệnh viện có đưa bác sĩ tim đến, họ nói nếu bệnh nhân và gia đình đồng ý, họ sẽ

gắn trong lồng ngực bà nội một miếng chip, gọi là máy trợ tim. Máy sẽ giúp cho nhịp tim tăng

lên mỗi khi tim đứng hay chạy chậm. Lúc nãy máy báo tim nội đứng, làm năm, sáu y tá bác sĩ

hốt hoảng chạy vào làm hô hấp cho nội.

 

-Mổ có nguy hiểm không con?

-Dạ, họ nói tỷ lệ an toàn trăm phần trăm. Máy đó cả trăm ngàn đô, họ chỉ rạch dưới vai một chút,

để đặt cái máy nhỏ, mỏng, cỡ bằng nửa cái thẻ căn cước, luồn hai sợi dây điện tiếp giáp với vách

tim, thế thôi, không có đụng gì tới tim hết.

-Nghe ba về, nội có nói gì không?

-Nội nói về chi, mà thấy nội vui lắm, mấy người vào thăm, nội khoe…

Con sẽ về bên má, trước khi chiều muốn hết.

9/ 2009