Monday, September 21, 2015

KỶ NIỆM PULAU BIDONG

*Tôi rời Cà Mau vào ngày 1/11/1986, trên 1 chiếc thuyền nhỏ dài 12m với 22 người khác. Sau 20 ngày lênh đênh trên biển, bị hải tặc Thái Lan cướp 2 lần, hầu hết phụ nữ bị hãm hiếp..., chúng tôi được một tàu đánh cá Singapore cứu giúp vào ngày 20/11/1986,và đem đến gần bờ biển Endau vào ngày 21/11/1986,.  Sau khi police Malaysia làm thủ tục, chúng tôi được đem đến một trại lính Task Force gần Johor, ở đó 3 ngày.  Chân tôi bị thương sau khi bị hải tặc Thái Lan cướp nên được đem đi Mersing chữa trị; nhờ vậy tôi mới thấy Malaysia phát triển quá nhanh so với VN sau 1975.  Sau đó,chúng tôi được đưa về Marang thuộc Terengganu trước khi chúng tôi được lên tàu cao tốc ra đảo Pulau Bidong.  Khi đặt chân lên cầu tàu jetty vào ngày 26/11/1986, chúng tôi chính thức nhập trại tị nạn mà thực chất chỉ là 1 đảo tạm cư chờ điều tra và mong 1 nước thứ 3 phỏng vấn để sớm được đi định cư. Tôi đã sống ở khu B rồi qua khu F, làm thầy giáo dạy Anh văn ở khu B, dạy Pháp văn ở khu F, làm thông dịch viên cho Special brach(SB) với thiếu tá Phan Xuân Hiệp. Sau 3 tháng sống ở PB mà tôi cho là 1 trong những "địa ngục trần gian", tôi tôi được phái đoàn Mỹ phỏng vấn và được rời đảo qua Sungai Besi, gần Kuala Lumpur. Sau 1 tháng sống ở khu B, làm thầy giáo dạy Pháp văn, tôi được phái đoàn Mỹ cho đi qua Phi trước khi định cư ở Mỹ.  Tôi vẫn nhớ đêm Giao Thừa nghe "đốt pháo" đón Tết, di đhùa Từ Bi, sinh hoạt hướng đạo Ra Khơi, nhớ Ẩn và những ngày gian khổ ăn gà "thượng sĩ" PB, tắm biển PB, lên rừng lén đốn củi, sáng sớm ra hứng nước hay leo xuống giếng múc nước về xài....  Nhớ những người đã vĩnh viễn ra đi mà không may mắn đi định cư... Nhớ ông già Bidong, cầu tàu jetty, thông báo rời đảo và bài hát "Nghìn trùng xa cách", "Biển nhớ"....

































CÓ CHẾT TA CŨNG ĐI...


BẾN BỜ MỞ RỘNG VÒNG TAY......


CẦU JETTY CHÚNG TA VỪA TỚI ĐẢO...



CẦU JETTY CŨNG LÀ CẦU BIỆT LY, CHÚNG TA ĐẾN RỒI ĐI...


BIDONG ƠI HÔM NAY TA RỜI ĐẢO RỒI, TA CHÀO BIDONG NHÉ....





TƯ LỆNH PHÓ LỰC LƯỢNG ĐẶC NHIỆM SAU CÙNG TRÊN ĐẢO PULAU BIDONG.....





_
CÁC TRƯỜNG HỌC TRÊN ĐẢO



ĐƯỜNG LÊN ĐỒI TÔN GIÁO



ĐỒI TÔN GIÁO NHÌN TỪ BIỂN


CHÙA TỪ BI


NƠI MONG TIN THƯ VÀ MONG TIẾP TẾ CỦA NHỮNG NGƯỜI CÓ THÂN NHÂN,



LÃNH THƯ XONG........



........TỚI GIAN HÀNG MÃ


........HOẶC ĐI CHỢ


........HAY ĐI DẠO PHỐ TRÊN ĐẢO



NƠI BUỔI TỐI XEM TV Ở KHU F


NẾU CÓ TIẾP TẾ THÌ CAFE
THUỐC LÁ THẬT NGON LÀNH






KHU BỆNH VIỆN SICKBAY....THÁNG 7-1989.



ĐỒNG BÀO ĐI LẢNH NƯỚC


TIÊU CHUẨN MỔI NGƯỜI 1 NGÀY 1 SÔ.


TẮM GIẶT BẰNG NƯỚC GIẾNG




NHÌN TỪ KHU F QUA BÊN KIA LÀ ĐẢO "CÁ MẬP"


HÌNH ĐẢO "CÁ MẬP" NÀY NHÌN TỪ THỀM CHÙA TỪ BI QUA


KHỐI TIẾP LIỆU ĐANG PHÁT THỊT GÀ HẰNG TUẦN VÀO NGÀY THỨ 5
& MỖI TUẦN 2 LẦN TÀU BLUE DARTCỦA UNHCR CHỞ QUA ĐẢO TẤT CẢ
NHỮNG THỰC PHẪM KHÔ & THỰC PHẪM TƯƠI CÓ ĐÔI KHI TRÁI CÂY NỮA..






KHU A...








KHU D





NHỮNG LÍP RAU LUỐNG CẢI NÀY GIÚP CHO ĐỜI TỊ NẠN


ĐÂY LÀ KHU 3 LÒ BÁNH MÌ. LÒ SỐ 1 BÊN TAY PHẢI,
NĂM 1988 LÀ CỦA ANH HÃI & ĐỊNH CƯ Ở TORONTO CANADA.
LÒ SỐ 2 LÀ CỦA ANH VĂN, BỊ RỚT BÀN 4, HÌNH NHƯ SAU
NÀY ĐƯỢC ĐI QUA PHÁP, LÒ CUỐI SỐ 3 LÀ CỦA VỢ CHỒNG
ANG LONG HÌNH NHƯ ĐỊNH CƯ Ở CHÂU ÂU...


















KHU F.



MẤY ANH MUỐN CÓ TIỀN CAFE THUỐC LÁ THÌ LÊN NÚI ĐỐN CỦI
ĐEM BÁN CHO MẤY TIỆM CAFE HOẶC VÁC NƯỚC ĐÁ CỦA TÀU CHỞ
TỪ DẤT LIỀN QUA CHO QUÁN CAFE HAY LÀ ĐI CÂU CÁ VỀ BÁN.


Bidong, một buổi chiều
Cây rừng bóng hắt hiu
Chúng tôi ngồi trên bờ các
Nghe sóng biển vỗ đều.



Mẹ già hướng mắt về quê hương


Chúng ta đi dạo chợ Bidong nha..






















Chợ Bidong chỉ bán cá biển và rau, chứ không có thịt heo,
bên Sungeibesi thì phía ngoài trại có người bán,
và mỗi khi muốn mua thì có mật hiệu thì bên ngoài liệng vô.
và đem vô trông phòng chổ kín đáo nấu ăn, và phải
có 2-3 người canh chừng, nếu người Mã Lai bắt gặp
lần thứ nhất cảnh cáo, lần thứ nhì bị phạt,
lần thứ 3 bị cạo đầu dẩn đi vòng vòng,
vì người Mã Lai đạo Hồi cữ ăn thịt heo..









ở giữa đảo mà ngồi tráng bánh ướt có cả ca nước đá quá xá đả luôn.



Có bánh chuối nướng nữa nè



Mấy người này đang coi đánh cờ tướng đó.



Tiệm hớt tóc ở đảo nè.












Tối nay có văn nghệ anh chị em ơi..



Mấy anh đang được quay phim ké






















































Các cô đang đổ bánh xèo nè



Và các cậu đang thưởng thức bánh xèo ở Bidong




































Những em nhỏ vô tư hồn nhiên trong cảnh đời tị nạn







































Trước khu 3 lò bánh mì và đối diện trường khu F














Cuốc đất trồng những líp rau cho đời sống tị nạn





















Dưới chân cầu Jetty ,cậu ấy nghĩ gì ,mong gì ở phía trước...!?
Bây giờ cậu ấy ra sao? đang ở nơi nào?...



Còn cậu này bây giờ nhìn tấm hình có còn nhận ra mình ngày nào ngồi đây không!?...hihini







































Hội Trường













































Khu F
















Đồng bào chuẩn bị rời đảo




















* Thông báo rời đảo……Thông báo rời đảo……
Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về…….. Giờ này còn gần nhau, gần thắm thiết trong mối sầu….. Nghì trùng xa cách người đã đi rồi còn gì đâu nữa mà khóc với cười….. Có lẽ trong chúng ta, ai cũng vậy, khi nhìn một tấm hình hay nghe một bài hát thường làm cho chúng ta nhớ lại quá khứ mà những kỷ niệm không bao giờ quên được.  Tôi chắc rằng, có thể không ai, nếu đã một lần sống trên đảo Pulau Bidong, khi nghe hai bài hát Biển Nhớ hay Cho Lần Cuối hay Nghìn Trùng Xa Cách mà không cảm động.  Dù rằng đã gần 30 năm trôi qua nỗi nhớ đến những ngày tháng trên đảo Bidong, hình như nó mới sảy ra ngày hôm qua.
Tôi đi vượt biên và đến đảo Bidong lúc tôi 14 tuổi.  Với cái tuổi đó, nhiều người nói rằng, tuổi đó chưa phải là tuổi biết buồn, nhưng tôi biết buồn.  Cái tuổi mới biết buồn của tôi làm tôi càng buồn thêm, vì thực sự lúc đó cái gì cũng làm cho tôi buồn.  Buồn vì xa gia đình, xa cha mẹ anh chị em.  Buồn vì biết rằng sẽ không bao giờ sẽ về lại được Việt Nam, để được gặp lại gia đình, bà con bạn bè trong xóm. Tuy rằng cái tuổi của tôi lúc đó chưa biết về tình yêu mà hai cái bài hát này đã làm tôi thấm thía, không biết những người đang biết yêu lúc ấy cảm nghĩ như thế nào, tôi không dám đoán.
Khi tôi đến mới đảo, tôi tham gia sinh hoạt với Thiếu Nhi Thánh Thể, cái niềm vui qua ngày của tôi là sinh hoạt với bạn bè và mấy anh chị huynh trưởng.  Trên đảo, ngoài đi học Anh Ngữ, hầu như là không ai có gì để làm, nhất là với lứa tuổi của chúng tôi.  Sinh hoạt trong thiếu nhi làm cho tôi bớt đi những nỗi buồn, nhưng cũng mang lại nhiều nỗi buồn mà chỉ có những người trải qua mới hiểu được.  Một trong những cái nỗi buồn, là nghe thông báo rời đảo.
Mỗi ngày hay mỗi tuần là có người được rời đảo để đi định cư, thì thông báo rời đảo được phát thanh trên đảo.  Tên và số tàu được của những người đó được kêu ra và được cho biết là lúc nào được lệnh rời đảo.  Ngồi nghe hai bài hát đó chỉ làm cho những người ở lại càng buồn thêm.  Buồn vì có thể không biết tương lai của mình như thế nào.  Nước nào sẽ nhận mình để được đi định cư.   Nhiều cái buồn như là những người bạn mình sắp sửa được đi định cư nhưng không có biết địa chỉ để lại cho mình để còn liên lạc vì người ta chỉ biết là được nhận đi định cư ở một nước như Mỹ, Canada hay Úc.  Cái nỗi buồn mà chắc chỉ có những người đã một lần trên đảo mới hiểu được.
Thôi dù gì cũng đã 20 năm, người Việt Nam cuối cùng sống trên đảo bidong cũng đã ra đi.  Chúc các ông các bà, các anh chị em đã một lần sống trên đảo Bidong, và nhất là cá bạn đã từng sinh họat trong Thiếu Nhi Thánh Thể, hiện nay sống bất cứ nước nào trên trái đất, chúc ông bà, anh chị em, một cuộc sống bình an, vui vẻ, mạnh khỏe và nhiều hy vọng.
- Nguyễn Tỵ Nạn.
* “Đã có nhiều lần thức dậy trong đêm khuya, những ngày mưa lớn nhỏ, hoặc là những ngày nắng chói chang, tôi muốn gào thét lên: Pulau Bidong. Tôi muốn kêu tên Pulau Bidong thật to và mãi mãi. Tôi muốn kêu tên những người bạn cũ: Hân ơi, Trang ơi, Nhật ơi, Đạt ơi, các bạn đâu rồi? Tôi muốn cầm lại cái xô nước Supply, cái chén, cái muỗng, uống một gụm suối mát. Và tôi muốn quay lại với những hình bóng xưa, những âm thanh năm nào, cảnh vật xưa: hàng dừa, mái tôn, hạt cát. Tôi mong đợi ngày đó sẽ đặt chân lên cầu Jetty, ôm Bidong vào lòng, và sẽ nói “Bidong, anh đã về đây.”
Tuy tôi không phải là người cuối cùng rời khỏi Bidong nhưng trong lòng lúc nào cũng hướng về hòn đảo dấu yêu này qua những năm tháng lớn lên ở Mỹ. Vâng, không khác gì các bạn, trong lòng tôi có rất nhiều kỷ niệm khó mà quên được suốt thời gian “vacation” ở Bidong. Những kỷ niệm đó cứ lẩn quẩn đâu đây mặc dầu tôi đã xa Bidong vào một buổi sáng ngày nào. Có nhiều khi nhắm mắt, tôi cứ tưởng là mình vẫn còn ở Bidong. Gió thổi những lá dừa xào xạc.
Bidong, tuy xa nhưng anh vẫn nhớ
Tội nghiệp em đêm khóc một mình
Không bến không tàu như ngày xưa đó
Chỉ có gió mưa, nắng cháy da người.
(Lâmvi 2003, USA)
Vì để tiếp tục hành trình về “miền đất Freedom”, chúng ta đã tạm giã từ Bidong qua những ngày đầu sống xa quê hương, những ngày lênh đênh trên biển cả. Có người chỉ sống 1 hoặc 2 tháng với Bidong, nhưng cũng có người đã từng sống hơn 5 năm trên hòn đảo này. Nhưng chỉ cần một ngày ở với Bidong, chúng ta đã có biết bao ký ức với hòn đảo và với những đồng bào cùng chung số phận.
…Bidong giờ này ra sao rồi? Em có phải đang sống với những cây dừa cao vời vợi, với những ngôi mộ thiếu người chăm sóc, và những cái giếng đầu ngỏ longhouse hôm nào. Chắc em đã thiếu hẳng đi những âm thanh quen thuộc vào những buổi sáng và những cảnh chiếc tàu cập bến sau 4, 5 ngày lênh đênh trên biển Thái Bình Dương…từ Việt Nam..
Bidong, tôi nhớ em nhiều lắm!
Lâmvi,
Khi hồi tượng lại những cảnh Bidong, tôi cảm thấy mình như là cậu bé 14-15 tuổi của ngày nào trên một hòn đảo hoang dại. Cậu bé đó đã có những chuỗi ngày vui vẻ nhất trong đời suốt gần 3 năm “nằm chung với rệp, muỗi và chuột”. Tuy sống trong một hoàn cảnh rất là eo hẹp so với hiện tại, cậu ta ngày nào cũng vui vẻ với đời sống Bidong: xếp hàng lấy nước Supply, xếp hàng ở Khối Tiếp Liệu, học Anh ngữ, tham gia Thiếu Nhi Thánh Thể, đá banh, tắm biển, tắm suối, lên núi đốn củi, ăn mì gói …
Đối với cậu ta, những chuỗi ngày này là thời gian thoải mái và cũng là thời gian quí báu nhất của một đời người vì cậu đã nghe, nhìn và học hỏi những gì mà “15 năm sống trên nước Mỹ cũng không bằng 3 năm sống trên đảo”. Một cuộc sống có một không hai trên thế gian này đã dạy cậu ta những bài học đời xứng đáng.
Sáng ăn mì gói, trưa có mẹ nấu cơm, chiều thì ra biển đá banh, câu cá, săn mựt, tới tối thì cùng các bạn tụ hợp ngoài biển cát mà tâm sự táng dóc. Hồi đó thật là vui đấy! Đời sống vô tư không lo âu chuyện gì cả. Nếu có đói bụng trước khi đi ngủ, một hay hai gói mì sẽ làm cậu ta thấy sảng khoái vô cùng. Còn nếu mà có đường thì hết chổ chê luôn, chúng ta sẽ có một nồi chè đậu xanh vừa thổi vừa ăn.
Cuộc sống hằng ngày của cậu bé ở đảo Bidong cứ như thế, cho đến khi có những chuyến tàu rời đảo mà lòng cậu thấy bâng khuâng, bịnh rịnh. Cậu bé chia tay từng thằng bạn, cô bạn được định cư nước thứ ba tại cầu Jetty và nhiều lần cậu bé ấy đã nhủ thầm “Không biết khi nào chúng mình sẽ gặp lại nhau, khi nào đây?”.
“Ngày mai em đi,
biển nhớ tên em gọi về
gọi hồn liễu rũ lê thê
gọi bờ cát trắng hoang vu…”
Tomorrow as you leave,
the sea misses and recalls your name to return…
Calling of your soul like a trailing willow
Calling the white-sand bank in the wilderness
(Bển Nhớ – Trịnh Công Sơn)
Thằng Đạt đi Na Uy, con Nhật đi Hoà Lan, con Hà đi Thụy Sĩ, thằng Hân, con Trang thì đi Mỹ. Còn thằng Sáu mập? bị trả về Việt Nam cùng với bố nó. Cứ như thế mà bạn bè cậu ta ở đâu cũng có trên trái đất này. Sáu mập, giờ này mày ra sao?
Và một ngày kia, cậu bé đó cũng phải giã từ Bidong: lòng buồn biết bao. Định mệnh của những người ở lại vẫn còn đỏ đen sau ngày đóng cửa đảo. Ngôi nhà thờ kia đã dạy cậu ta biết bao điều chân lý. Tiếng chuông chùa vẫn còn vang bên tai.
À, nhớ ra rồi, khi đêm về, chuột bò đầy đường, con nào con nấy bự như con mèo vậy. Nếu có mèo trên đảo, chắc là các chú mèo không sống được bao lâu với bầy chuột “đảo”, chỉ có cách là chạy lên núi làm mưa làm gió với các chú chuột rừng mà thôi. Nhưng mà ai bảo có nhiều chuột là xấu đâu. Nhờ vì vậy mà gia đình cậu ta có thêm sữa, mì gói, đậu xanh và đường.
Các bạn có biết không, khi đêm về mọi người đang trong giấc ngũ, cậu bé đó cùng với chú Nam, trở thành những tay thiện xạ cao thủ mà chuột thấy là hoảng sợ chạy toán loạn. Cháu một cây súng, chú một cây súng, hai chú cháu đã bắn hạ từng con chuột trong khi chúng còn đang phân vân tự hỏi “hai thằng không ngũ, mà đang làm chi vậy?”. Chỉ cần hai giây thôi: 1 giây, 2 giây, mũi tên xuyên qua mình những chú chuột. Có chạy cũng bằng thừa thôi, vì mũi tên đã được buột giây, thế là chú cháu kéo mũi tên lại và lại có một chiến lợi phẩm nữa để đem đi đổi lấy đồ ăn.
Cũng vì vậy mà có một lần chú Nam bắn hụt một con chuột, mũi tên đâm lủng cái nồi cơm của một người nào đó ở chung longhouse. Qua ngày sau, chú Nam hì hụt lấp lại cái nồi đó cho người ta. Cậu bé đó cũng đâu chịu thua, Có lần, cậu ta bắng lủng cái thùng nước của người nào đó trong khu thanh nữ (Women Zone). Hên là các bà đang ngũ say, nên cậu ta âm thầm rút mũi tên ra, lẻn về nhà, mặc kệ cái thùng nước lủng ấy. Thật là xấu hổ! LamviDao

Đảo Pulau Bidong: Ra đi vì không thể sống với nhà cầm quyền CS


No comments: