Nguyên Sa Bài Thơ Tám Phố Sài Gòn
Vài nét về nhà thơ Nguyên Sa
Cuộc đời và sự nghiệp của thi sĩ Nguyên Sa –
Tác giả của Áo Lụa Hà Đông, Tuổi Mười Ba, Cần Thiết…
CHUYỆN XƯA THI VĂN Trong thi đàn Việt Nam,
Nguyên Sa là một cái tên mang dấu ấn đặc biệt quan trọng, được nhiều người yêu mến và kính trọng bởi tài năng thơ ca thiên phú. Còn trong tân nhạc, Nguyên Sa cũng là cái tên quen thuộc khi rất nhiều bài thơ của ông đã được phổ thành những ca khúc bất hủ được nhiều thế hệ yêu thích.
Nhạc sĩ Song Ngọc là người đầu tiên phổ nhạc Nguyên Sa với ca khúc Tiễn Đưa, Nhưng người nhạc sĩ nổi tiếng nhất với thơ Nguyên Sa là Ngô Thụy Miên với các bài hát quen thuộc:
- Áo Lụa Hà Đông, Tuổi Mười Ba,
- Paris Có Gì Lạ Không Em,
- Tháng 6 Trời Mưa.
Ngoài ra còn có nhạc sĩ Anh Bằng với
- Mai Tôi Đi,
Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm với
- Tháng Sáu Trời Mưa, Cần Thiết…
Dòng dõi danh gia vọng tộc Thi sĩ Nguyên Sa tên thật là Trần Bích Lan, sinh ngày 1/3/1932 trong một gia đình tri thức khá giả tại Hà Nội. Cha Nguyên Sa là ông Trần Văn Chi, một thương nhân, mẹ là bà Đoàn Thị Xuân.
Nguyên Sa nguyên gốc là người Huế, ông cố là Thượng thư Trần Trạm, từng giữ tới chức Hiệp Tá Đại Học Sĩ (1 trong tứ trụ) dưới triều vua Tự Đức. Sau khi về hưu, ông cố Trần Trạm đưa cả gia đình về Hà Nội và phát triển gia nghiệp tại đây từ đời ông nội Nguyên Sa.
Gia đình vốn theo đạo công giáo nên ngay từ nhỏ, Nguyên Sa đã được gửi theo học tại trường dòng Puginier, nay là trường THPT Việt Đức.
Thi sĩ Nguyên Sa ở trên cùng Cuộc kháng Pháp bùng nổ, trường dòng Puginer bị đóng cửa một thời gian, Nguyên Sa theo gia đình tản cư đi Hà Đông và tiếp tục theo học tại trường Văn Lang. Đến năm 1946, khi mới 14 tuổi,
Nguyên Sa bị Việt Minh bắt giữ vì tội làm “Việt gian”. Tuy nhiên, theo hồi ký của Nguyên Sa, nguyên nhân là khi đó, cha ông đang làm việc trong ban kinh tài của Việt Minh. Vì lo sợ cha ông sẽ bỏ trốn nên họ đã giữ con trai để làm tin. Sau 8 tháng bị giam giữ, điều chuyển, Nguyên Sa được thả ra với lý do “bắt nhầm người”.
Năm 1948, cả gia đình Nguyên Sa trở về Hà Nội. Một năm sau, năm 1949, ông được gửi đi du học. Đến Pháp,
Nguyên Sa bắt đầu theo học lớp 11 tại trường trung học Coulommiers (Seine et Marne). Tuy nhiên, do tuổi trẻ ham chơi, lại xa gia đình không có người kèm cặp, Nguyên Sa liên tục bị ở lại lớp.
Gia đình phải chuyển ông qua nhiều trường khác nhau xa Paris để được học tiếp, từ Coulommiers sang trường Rambouillet, rồi trường Provins. Năm 1953, sau hơn 4 năm đến Pháp, cuối cùng Nguyên Sa cũng lấy được bằng tú tài và đăng ký vào khoa Triết học tại Đại học Sorbonne.
Cũng trong năm này, Nguyên Sa bắt đầu gặp gỡ, hẹn hò với vợ là bà Trịnh Thuý Nga. Ông sáng tác hai bài thơ đầu tay là Tôi Sẽ Sang Thăm Em và Tiễn Biệt.
Thi sĩ Nguyên Sa và bà Nga, hình chụp khi họ còn là học sinh ở Hà Nội .
Sau khi hoàn thành chương trình học và nhận bằng cử nhân Triết Học vào cuối năm 1955, Nguyên Sa cùng vợ lên tàu trở về Việt Nam.
Từ năm 1956, Nguyên Sa tham gia giảng dạy môn triết học tại trường trung học Chu Văn An ở Sài Gòn. Để lo kinh tế gia đình, ông còn dạy thêm cả môn Pháp văn và dạy Triết tư tại nhà. Một thời gian sau, Nguyên Sa được giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch mời về dạy tại trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn.
Ngoài ra, ông còn cộng tác giảng dạy ở nhiều trường tư thục khác ở Sài Gòn như Văn Lang, Hưng Đạo, Thủ Khoa, Nguyễn Bá Tòng, Võ Trường Toản,… và cùng với vợ mở hai trường tư thục là Văn Học và Văn Khôi.
Bà Nga khi là hiệu trưởng trường Văn Học ở Sài Gòn Năm 1960, Nguyên Sa thành lập tạp chí văn học Hiện Đại, một trong 3 tờ tạp chí nổi tiếng hàng đầu tại miền Nam khi đó. Ngoài thời gian tham gia giảng dạy, ông còn viết bài cho tờ Sáng Tạo của nhà văn Mai Thảo, nhật báo Sống của Chu Tử, tờ Trình Bầy của Thế Nguyên,… Năm 1966, khi đang mải miết với các hoạt động giảng dạy, sáng tác, Nguyên Sa bị gọi nhập ngũ.
Sau khi vào học tại Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, ông được phân về làm việc tại cục quân nhu và giảng dạy tại trường Quốc Gia Nghĩa Tử trong gần 10 năm từ năm 1967 đến 1975.
Thời gian này, ông vẫn tiếp tục sáng tác thơ, viết văn viết báo. Do có hai người con đang du học tại Pháp vào thời điểm tháng 4 năm 1975, nên cả gia đình Nguyên Sa đã quyết định đến Pháp để đoàn tụ với con.
Ngày 24/4/1975, Nguyên Sa cùng vợ rời khỏi Việt Nam. Đến Pháp, hai vợ chồng Nguyên Sa cùng nhận được học bổng theo học lớp Cao học kinh tế tại Đại học Pháp. Thời gian này, ông cộng tác với nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh và nhà văn Trần Tam Tiệp thành lập Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại.
Theo trang web chuyenxua net
https://www.yeubinhduong.com/cuoc-doi-va-su-nghiep-cua-thi-si-nguyen-sa-tac-gia-cua-ao-lua-ha-dong-tuoi-muoi-ba-can-thiet/
Cuộc Sống Thi Ca. Sưu tầm thêm cho bài viết này.
Bài thơ khắc trên mộ Nguyên Sa
“Nằm chơi ở góc rừng này
Chưa thiên thu cũng đã đầy cỏ hoang
Xin em một sợi tóc vàng
Làm hoa khởi sự cho ngàn kiếp sau
Biết đâu thảo mộc bớt đau?
Biết đâu có bản kinh cầu dâng lên?”
Vâng, biết đâu! Phải biết đâu chuyện ba trăm năm sau khi tấc lòng thi sĩ vẫn còn mãi mãi qua thăm thẳm thời gian những kiếp người?
Lúc còn sinh tiền, thi sĩ cũng đã có lúc làm thơ để nghĩ về chuyến ra đi của mình. Bài thơ Lúc Chết:
“Anh cúi mặt hôn lên lòng đất
sáng ngày mai giường ngủ lạnh côn trùng
mười ngón tay sờ sọang giữa hư không
đôi mắt đã trũng sâu buồn ảo ảnh
ở trên ấy mây mùa thu có lạnh
anh nhìn lên mái cỏ kín chân trời
em có ngồi mà nghe gió thu phai
và em có thắp hương bằng mắt sáng
lúc ra đi hai chân anh đằng trước
mắt đi sau còn vướng vất cuộc đời
hai mươi năm, buồn ở đấy, trên vai
thân thể nặng đóng đinh bằng tội lỗi
đôi mắt ấy đột nhiên buồn không nói
đột nhiên buồn chaỵ đến đứng trên mi
anh chợt nghe mưa gió ở trên kia
thân thể lạnh thu mình trong gỗ mục
anh chợt ngứa nơi bàn chân cỏ mọc
anh chợt đau vầng trán nặng đêm khuya
trên tay dài giun dế rủ nhau đi
anh lặng yên một mình nghe tóc ướt
nằm ở đây hai bàn tay thấm mệt
ngón buông xuôi cho nhẹ bớt hình hài
những bài thơ anh đã viết trên môi
lửa trái đất sẽ nung thành ảo ảnh”
Hết phần trích dẫn bổ túc thêm cho bài viết.
Nguyên Sa & Tám Phố Sài Gòn
30/08/2024Vương Trùng Dương
No comments:
Post a Comment