Triệu Huỳnh Võ
Tiểu sử, Ông Triệu huỳnh Võ sinh năm
1937 ở Tỉnh Cần Thơ. Thời kỳ Trung hoc, ông theo học tại trường Trung hoc Phan
thanh Giản Cần Thơ rồi sau đó lên hoc tiếp ở trường Trung hoc Pétrus Ký ờ
Saigòn. Sau khi đổ bằng Tú Tài 2 ban Tóan năm 1958, ông thi đậu và theo học ở Học
Viện Quốc Gia Hành Chánh (HVQGHC) Sàigòn, nơi đào tạo các viên chức chỉ
huy cao cấp trong guồng máy Hành Chánh của
Việt Nam Cộng Hòa. Ông đã tốt nghiệp Thủ khoa, Khóa 6, Ban Đốc sự Hành Chánh
vào năm 1961 và được bổ nhiệm về phục vụ ở Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo (ĐUTUTB),
một cơ quan tình báo chiến lược trực thuộc Phủ Tổng Thống.
Đầu năm 1965, ông được cử du học tại Đại
Học USC (University of Southern California) ở Hoa Kỳ, trong Chương trình tốt
nghiệp Thủ Khoa của HVQGHC để đào tạo Giảng viên cho HVQGHC. Sau khi lấy bằng
Cao Học Hành Chánh Công Quyền (Master of Public Administration) vào năm 1967,
ông về nước và tiếp tục phục vụ ở Phủ
ĐUTUTB.
Đến giữa năm 1968 là lúc có các cuộc tổng
tấn công của Việt cộng năm Mậu Thân, ông được điều động qua phục vụ ở Phủ Thủ
Tướng, tại số 7 đường Thống Nhất, để giữ chức vụ Giám Đốc Nhà Chính Trị vào thời
kỳ Giáo sư Trần văn Hương làm Thủ Tướng Chính phủ thay thế cho Thủ Tướng tiền
nhiệm là Luật sư Nguyễn văn Lộc.
Đến đầu năm 1972, ông được bổ nhiệm làm
Phụ Tá Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng, ngang hàng một Tổng Giám Đốc, cho các vị Bộ Trường
Phủ Thủ Tướng Nguyễn văn Vàng và về sau cho Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng Bữu Viên
,vào thời kỳ Đại Tướng Trần thiện Khiêm là Thủ Tướng Chính Phủ. Cũng trong năm
nầy, ông đã đại diện Chính phủ tiếp nhận Hải Cảng Sâu ở Đà Nẳng do quân đội Mỹ
chuyển giao lại cho chinh phủ Việt Nam
Cộng Hòa. Đến tháng 5 năm 1974, ông được
bổ nhiệm là Phụ Tá Đặc Biệt, ngang hàng một Thứ Trưởng, cho Tổng Trưởng Bộ Dân
Vận và Chiêu Hồi qua các trào của ông Hòang Đức Nhã và Bác sĩ Hồ văn Châm làm Tổng
Trưởng ở Bộ nầy.
Sau 30-4-1975, ông đi tù cộng sản tại
các trại Hà Tây, tỉnh Hà sơn Bình, và trại Nam Hà, tỉnh Hà nam Ninh ở miền Bắc
cho đến tháng 9 năm 1987 mới được ra khỏi tù.
Đến tháng 12 năm 1990, ông và gia đình gồm
vợ và cô con gái, được cho đi Mỹ theo diện đoàn tụ, kết hợp với diện tỵ nạn
chính trị trong danh sách HO4. Vì có con trai đã vượt biên năm 1979 bảo lảnh,
nên chỉ có cô con gái được hưởng diện tỵ nạn, còn hai vợ chồng ông vẫn thuộc diện
dòan tụ gia đình. Gia đình ông đã định cư tại Thủ phủ Sacramento.
Ngay vào đầu năm 1991, ông đã vào làm Trợ
Giáo (Teacher Aide) cho Học Khu Elk Grove, và chỉ một thời gian ngắn sau đó ông
được tuyển dụng làm Chuyên Viên về Dich vụ An sinh (Human Service Specialist)
cho Quận Hạt Sacramento. Cô con gái lúc qua Mỹ, mới 16 tuổi, đã tốt nghiệp bác
sĩ Nha Khoa của Đại học USC năm 1998, và đang có phòng mạch ở
Sacramento. Ông về hưu vào giữa năm
2005. Hiện nay gia đình ông và gia đinh cô con gái vẫn tiếp tục sống ở thành phố
Elk Grove, phía nam của quận hạt Sacramento.
Về sinh họat cộng đồng, ngay từ đầu năm
1992, ông là Chủ tịch sáng lập Hội Cựu Tù Chính Trị Việt Nam Sacramento,một hội
bất vụ lợi, đã nhận được các ngân khỏan trợ cấp của chính phủ Liên bang trong
nhiều năm liền để giúp đỡ cho các cựu tù chính trị VN được dễ dàng hội nhập vào
đời sống mới trên đất nước Hoa Kỳ. Hiện ông vẫn luôn có mặt trong các sinh
họat của các hội đòan Cựu Tù Chính Trị
VN và Liên Hội Cựu Quân Nhân VNCH ở Thủ phủ Sacramento. Ông cũng thường được
các hội đòan trên mời đến nói chuyện vào các Ngày Quốc Hận, Ngày Thành Lập
Chính thể VNCH v.v.
Trong những đồng điệu viét sách Dư Thị
Diễm Buồn là người tự phát hành sách của mình. Nhưng sách tôi sau lần thứ nhứt
ra mắt ở Chicago, lần thứ hai ở Paris, cho đén nay thì không ra mắt sách nữa!
Và cũng rất ít bán ở các tiệm sách vì một vài lý do bình thường nhưng khó mà
nói ra!
Tôi biết mình là một người viết mới,
chưa kinh ngiệm, chưa nổi tiếng, chưa là thành viên trong hội đoàn hay đoàn thể
nào… Cho nên tôi rất thích hợp phổ biến sách mình ở các hội chợ Tết Nguyên Đán,
như: Hội chợ Tết Sinh Viên (Nam California, 10 năm liên tục). Hội chợ Tết Cộng
đồng ở San
Jose, ở Arizona, San Fransicos, Chicago,
Sacramento, Origan, Saettle... Hoặc các hội hè, những buổi gây quỉ cho thương
phế bịnh, cho chùa, cho nhà thờ... cùng các Đại hội của các hội đoàn, đoàn thể
huy tựu đông người Việt, nhứt là hội cựu quân nhân, hội cựu tù nhân Chánh Trị.
Riêng hội cựu học sinh các trường, nhứt
là trường xưa của tôi Trung Học “Phan Thanh Giản& Đoàn Thị Điểm” Cần
Thơ. Được tổ chức hàng năm luân lưu, rải rác trên các tiểu ban Hoa Kỳ, nước
Canada, xa hơn nữa là Úc Đại Lợi… Trong những buổi đại hội nầy rất đông cựu
nhân viên hành chánh, giáo sư và nhứt là cựu học sinh ở các nơi, trong và ngoài
nước Mỹ… Gần đây có cựu học sinh ở Việt Nam qua tham dự.
Những lần phổ biến sách của mình ở Đại hội
trường nhà, ban tổ chức không nhận chi phí nào của tôi phổ biến sách trong những
ngày đại hội. Vì ai mà chẳng biết “Văn chương hạ giới rẻ như bèo…” nhưng tôi vẫn
được thầy, cô và đồng môn ủng hộ nhiệt tình. Có điều từ đại hội lần đầu vào năm
1997 cho đến lần mới nhất 2021. Đã hai mươi mấy năm, hai mươi mấy lần
đại hội trường tôi đều có dự, nhưng chưa
lần nào sách bán được đủ tiền cước phí đi về! Nhưng tôi vui lắm, vì viết và đọc
là niềm vui là nỗi đam mê phải có trong đời sống của mình, và trong thời gian nầy,
tôi gặp lại thầy cô, đồng môn cá nơi trong và ngoài nước Mỹ. Những đồng môn từ
VN qua (có khi ở
cùng xóm) mà hơn 40 năm mới gặp lại… Biết
bao nhiêu kỷ niệm thời tuổi ngọc, và hồi ức xa xưa trở về… nói sao cho hết!
Trong những đồng môn đến dự đại hội, có
một người khiến tôi chú ý nhớ mặt chớ không biết anh tên gì, vì không phải đại
hội trường năm nào anh cũng đến dự.
Cho đến hội chợ Tết Nguyên Đán ở
Sacramento năm
2005, gặp lại khi anh đến gian hàng sách
báo của tôi. Anh vẫn điểm nụ cười mỉm và nhỏ nhẹ như mỗi lần anh dự đại hội trường
lúc nào cũng đến ủng hộ sách.
Anh vui vẻ, nhẹ giọng, hỏi:
- Năm nay may mắn gặp chị ở hội chợ Tết,
hình như chị ở tiểu bang nào đó, chớ không ở đây thì phải?
Tôi cười vui vẻ trả lời:
- Dạ thưa anh, gia đình tôi cư ngụ ở
Chicago. Đã dời về California hơn nửa năm nay (sống gần con gái làm việc ở ngoại
ô Sacramento). Còn anh ở đâu, mà đến dự chợ Tết nầy...
Anh lựa mấy cuốn sách, và bảo:
- Tôi ở Sacramento lâu rồi chị ơi. Sách
của chị có cái tên hay, cái bìa đẹp! Nên gian hàng sách của chị nổi bật hơn các
gian hàng sách báo khác...
Tôi cảm thấy vui, lấy mấy cuốn sách đưa
anh cười và lí lắc:
- Cảm ơn anh, mình đặt tên sách hay, làm
bìa sách đẹp đâu có bị phạt, nên tội gì không làm theo ý mình và đẹp lòng độc
giả... Tôi chắc anh chưa có sách nầy, nay mới có dịp gặp lại, anh lấy về xem
đi... Sách cũ đã in mấy năm rồi, nhưng anh chưa đọc thì là sách mới...
Anh Triệu Huỳnh Võ cười hiền, lần sau ở
buổi gây quĩ cho thương phế binh, anh đến gian hàng sách tìm mua hết những quyển
sách của tôi mà anh chưa có. Và sau nầy cứ gặp ở đâu có gian hàng sách... anh đều
đến hỏi:
“Năm nay chị có sách mới chưa?” Anh là
người điềm đạm cười nhiều hơn nói. Đã ở tuổi hoàng hôn nhưng trên mặt anh vẫn
còn nét thanh tú phương phi của những chàng trai đẹp ở miền sông Hậu. Hiền thê
anh người Long An, chị cũng vui vẻ chân thật không kém chồng, ngoài ra chị còn
có nét mỹ
miều của phụ nữ miệt Bến Lức nổi tiếng
có mía ngọt thanh thao, có khóm vàng như nghệ ngon ngọt nổi tiếng Việt Nam...
Trường Trung học Phan Thanh Giản và Đoàn
Thị Điểm chúng tôi rất đúng với lời người xưa đã nói “Trai là Quang Trung/Gái
là Trưng Vương”
Tôi được biết xuất thân từ trường Trung
học Phan thanh giản&Đoàn Thị Điểm Cần Thơ có: Thủ Tường VNCH ông Nguyễn
Văn Tâm. Dân Biểu Quốc Hội ông Nguyễn Bá Cẩn. Tướng Nguyễn Khắc Bình, Tướng Lâm
Quang Thi… Đại tá Tỉnh Trưởng Trần Thanh Nhiên, Đ/Tá HQ Trần Thanh Điền... Bộ
Tưởng Giáo Dục Nguyễn Văn Trường, Phạm Hòang Hộ, Thanh tra Giáo dục miền Nam
Nguyễn Hữu Lễ… Còn nhiều, và nhiều vị trong giới Văn Học Nghệ Thuật làm rạng
danh Nam Kỳ Lục Tỉnh và nước Việt Nam: Nhạc sĩ Tr/Tá Anh Việt, Tài tử kiêm ca
sĩ Băng Châu, nhà văn Lê Xuyên,
Sơn Nam, Út Trà Ôn (thuở địa danh ông
thuộc tỉnh Cần Thơ)...
Kính thưa quý anh chị, đại sư huynh Triệu
Huỳnh Võ là đồng môn của chúng tôi. Nhưng khi huynh ra trường Phan Thanh Giản
thì cô tiểu muội DTDB mới có 8 tuổi thôi! Anh là người hiền lành, ít nói và rất
kín tiếng. Cho mãi sau nầy lúc dự đại hội cựu học sinh trường ở nước Úc, tôi
nghe mấy anh
chị đồng môn cùng lớp với anh thuở còn
chung trường thủ thỉ thì thầm to nhỏ với nhau rằng:
“…Sư huynh Triệu Huỳnh Võ của chúng ta
ngày xưa là mỹ nam, và là học sinh ưu tú nhứt của trường mình đó đa! Quý vị có
biết không? Sau phần 2 anh vào Quốc Gia Hành Chánh. Tốt nghiệp Thủ Khoa khóa 6,
năm 1961. Và tui còn biết thời VNCH, huynh đã từng giữ các chức vụ: “Phụ Tá Bộ Trưởng
Phủ Thủ Tướng. Phụ Tá Đặc Biệt Tổng Trưởng Bộ Dân Vận- Chiêu Hồi trong Nội Các
của Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm” và tu nghiệp ở Mỹ mấy lần nữa đó nghe…”
Một chị đồng môn thân khác ngồi gần bên,
bèn gật gù lỏn lẻn cười mỉm chi cọp rồi lớn họng trêu ghẹo:
“...Mèn ơi, đại sư huynh Triệu Huỳnh Võ
tài ba lỗi lạc như vậy, mà bà thiệt tệ quá chừng chừng đi thôi… lại còn còn cù
lần nữa! Sao không “cua”? Mà để ảnh lọt vào giếng mắt xanh của kiều nữ ở Long
An vậy nè trời…”
Hai chị đồng môn, bà chị nào của chúng
tôi thuở đó cũng tròm trèm “thất thập cổ lai hy” tóc pha màu sương trắng mà vừa
ơi ới rủa sả... vừa cười ha hả, vừa rượt bắt nhau khắp phòng khách của khách sạn…
như thuở còn là học sinh Trung học. Những đồng môn khác, và tôi lớ ngớ kẻ ngồi,
người đứng gần đó nghe thấy… Chu mẻ mẹt ơi! Chúng tôi được trận cười
vui vẻ ồn ào như vỡ chợ!
Tôi thật sự may mắn và diễm phúc, dù là
người viết mới, còn non nớt giữa “…Thiên hình vạn trạng muôn ngàn tinh tú những
cây bút bậc thầy bậc anh chị… đã thành danh khi còn trong nước, và ở hải ngoại…”
Xin tạ ơn Trời, cảm ơn tình người! Bởi
vì: “Đời người như giọt mưa sa/ Kẻ vào đài các kẻ sa giếng sầu” (Trên Google).
Trích trong “Bóng Thời Gian” phát hành,
năm 2021
Tệ xá Diễm Diễm Khánh An
DƯ THỊ DIỄM BUỒN
Email: dtdbuon@hotmail.com
No comments:
Post a Comment