Tôi sinh ra đời trúng vào giờ tham ăn quý vị ạ; nhìn thân thể tôi
thì ai cũng biết khỏi cần phải quảng cáo.
Tôi đọc trên báo thấy ở Nam Cali có quán “Ốc Lẫu” rất ngon, ở Los có quán “Nem Nướng” hết ý…Tôi gom hết những trang báo ghi địa chỉ, số phone vào ngay, không để lỡ cơ hội ngàn vàng hưởng thụ những hương vị khoái khẩu. Tôi nấu ăn không giỏi mà sống xa khu VN nên bệnh tham ăn ngày càng phát triển dữ dội, nên chuyến "tây du" lần này, thứ nhất, là để “SỰC LẪU”, kế đến là để “THĂM NẪU”.
Tôi đọc trên báo thấy ở Nam Cali có quán “Ốc Lẫu” rất ngon, ở Los có quán “Nem Nướng” hết ý…Tôi gom hết những trang báo ghi địa chỉ, số phone vào ngay, không để lỡ cơ hội ngàn vàng hưởng thụ những hương vị khoái khẩu. Tôi nấu ăn không giỏi mà sống xa khu VN nên bệnh tham ăn ngày càng phát triển dữ dội, nên chuyến "tây du" lần này, thứ nhất, là để “SỰC LẪU”, kế đến là để “THĂM NẪU”.
Sẵn dịp Trung Thu, năm nay "Hội Ái Hữu Đức Trí Tuy Hòa" nhớ đến tôi nên gởi thư mời
dự tết “Nhi Đồng”, có lẽ vì cái mặt tham ăn của tôi giống "nhi đồng già"; tôi cũng lo xa sợ mất phần nên vội hồi âm cho các bạn là tôi sẽ về Nam Cali
tham dự. Lấy vé xong, tôi thường ngủ mơ
thấy mình ăn hết tiệm nọ đến quán kia mà chắng biết no; kỳ này sau chuyến "hẩu sực" thì vòng số hai có lý do chính đáng tăng lên không cần theo thứ tự. Ông chồng
tôi chắc phải kêu thợ đến nới rộng cánh cửa ra vào để cho cô vợ còn có cơ hội về
nhà; nếu không chắc nó đi luôn thì khổ.
Cũng may mình đã già rồi chứ không lại bị oan như câu ca dao thời đại:
Trung
thu là tết thiếu nhi,
Mà sao người lớn thích đi thật nhiều.
Đi nhiều thì sẽ làm liều,
Làm liều thì sẽ có nhiều thiếu nhi.
Mà sao người lớn thích đi thật nhiều.
Đi nhiều thì sẽ làm liều,
Làm liều thì sẽ có nhiều thiếu nhi.
Tôi đến Nam Cali vào buổi trưa rất đẹp, sau khi check out lấy xe xong
tôi lái bon bon trên xa lộ vội vã tìm những quán có trong "sổ vàng" đế ăn cho thỏa chí tang bồng, và tìm cái thú mất thở vì bụng không còn chỗ chứa?!
Đêm Trung Thu tôi lái xe đến sớm vì sợ đến trễ mất phần! Các bạn Đức Trí vui vẻ tiếp đón niềm nở; một
số tôi quen và số khác không quen, nhưng cái lạ là không ai làm cho khách
phương xa bở ngỡ; họ hiếu khách đến nỗi tôi cảm thấy thoải mái, thân thiện như
đã quen nhau từ muôn kiếp trước, như là người thân trong đại gia đình, làm tôi
cảm động đến rơi lệ.
Khổ một nỗi là các bạn quý tôi nên cho ngồi bàn danh dự chung với những “tai to mặt lớn” và nhiều vị Bác sĩ, trong đó may quá tôi quen với BS Phong nên cũng đỡ bỡ ngỡ. Đã vậy, còn được ngồi bàn danh dự ngay trước sân khấu, làm tôi có cảm tưởng như mình là một VIP, tha hồ ăn uống và “làm le”.
Khổ một nỗi là các bạn quý tôi nên cho ngồi bàn danh dự chung với những “tai to mặt lớn” và nhiều vị Bác sĩ, trong đó may quá tôi quen với BS Phong nên cũng đỡ bỡ ngỡ. Đã vậy, còn được ngồi bàn danh dự ngay trước sân khấu, làm tôi có cảm tưởng như mình là một VIP, tha hồ ăn uống và “làm le”.
Trong lúc cố gắng ăn uống từ tốn như người “quý phái” thì bỗng trên
sân khấu, cô Kathy Bành, Hội trưởng Đức Trí, cùng anh Trần Đại, Hội phó, và Ban
tổ chức mời tôi lên sân khấu để trao học bổng, bảng danh dự cho các em học sinh
xuất sắc.
Tôi thật muốn độn thổ mà không biết làm sao, ai đời các em học sinh
giỏi mà kêu tôi lên thì tàn đời các em thôi. Tôi vừa học dở, vừa tham ăn thì
lên nói cái gì cho các em để khuyến khích chúng; tôi thầm trách là mấy bạn
trong ban tổ chức không “điều nghiên” kỹ lưỡng về lý lịch của "khách danh dự" như
tôi. Thật khổ quá.
Không còn cách nào khác, tôi đành phải từ từ uyển chuyển đưa tấm
thân no tròn lên sân khấu; nhìn các em quá dễ thương và quá thông minh tôi chỉ
biết khuyên một câu: “cố gắng học và đừng có giống như cô nhé, nên noi gương
các bác khác…” Nói xong câu đó tôi thấy
mình đớ lưỡi và mắc cỡ quá chừng.
Tiếp theo là chương trình văn nghệ, các em vũ múa rất ngoạn mục, đặc
biệt là múa dải lụa, rất tuyệt.
Chương trình Trung Thu thật phong phú, nào là múa lân, đố vui, phát
kẹo bánh và lồng đèn cho các em thiếu nhi, làm nhớ lại những tết nhi đồng tại
quê nhà.
Đang mơ màng thì Hồng Nga chạy đến kéo tôi lên song ca với cô nàng. Vì quá đột ngột nên tôi ráng “bơi” theo Hồng Nga, đàn một nơi tôi “hét” một nẻo. May là trong số khán giả không có tác giả của bài hát; nếu không, thì lại gặp tình trạng như ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bị nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 năn nỉ: “con đừng hát bài của bố nữa, tội nghiệp bố lắm!” (Xin xem “Nguyễn Ánh 9 ‘xin’ Đàm Vĩnh Hưng đừng hát bài của mình”.
Ấy thế mà sau khi hát xong, không những không bị ăn cà chua và trứng
thối, mà lại còn có người lên sân khấu tặng hoa và tặng cả lồng đèn mới chết chứ. Tự nhiên Thukỳ cảm thấy mình đã trở thành một
một “diva” của “Emmy Academy” (Giải “Vietnamese Rap Singer”).
Ngoài nhảy “dây” và nhảy “cò
cò”, Thukỳ chưa từng nhảy “đầm” lần nào; ấy vậy mà các anh chị cứ kéo Thukỳ ra
sàn nhảy. Không còn cách nào hơn, Thukỳ
bỗng nhớ lại một cặp “vũ sư” ‘nẫu tiếng’, nên bắt chước giơ tay đá chân loạn cào
cào như kiểu giã gạo; nhưng rất tiếc bữa đó Thukỳ lại quên mang theo chiếc vương
miện “Á Hậu” của mình.
Cám ơn các bạn trong gia đình Đức Trí, vì thật ra chưa bao giờ tôi
có một kỷ niệm vui vẻ, thoải mái và vô tư đến thế; tôi không cảm thấy một chút
lạc lõng, cô đơn hay xa lạ, mà ngược lại sự thân tình gần gũi các anh chị, trong
đó có những người tôi chưa từng gặp hoặc quen biết, cũng đã bầy tỏ sự hiếu khách
và thân thiện, làm cho tôi cảm thấy thật vui và muốn níu thời gian dài hơn để
còn bên nhau vui chơi mãi mãi, cám ơn ngàn lời đến tất cả quý vị trong Hội Đức Trí.
Sáng Chúa Nhật (27 tháng 9, 2015) anh chị Bác Sĩ Trương Quang Phong Và
BS Trương Lệ Minh mời đến tư gia ở Los để
họp mặt thân thương. Tôi đến nhà anh chị
Phong lúc 10 giờ sáng theo thư mời thì đã có vài người hiện diện, trong đó có cả
nhạc sĩ “One-man Band” đang setup dàn âm thanh cùng với một nhiếp ảnh gia.
Nhà anh chị Phong tọa lạc trong một khu yên tĩnh, rộng rãi
thoáng mát, trang trí nhã nhặn như tâm hồn gia chủ. Ngoài diện mạo thanh tú và dịu dàng,
chị Minh, chủ nhà, còn bầy tỏ một tâm hồn dễ mến qua phong cách tiếp đón nồng hậu những
người khách của chồng, làm cho mọi người cảm thấy không khí “at home” .
Những bạn bè và khách khứa lần lượt đến đông hơn, mang theo những món
potluck gồm thức ăn hấp dẫn và trái cây tươi từ trên cây mới hái, làm cho người
hám ăn như tôi cũng cảm thấy “nặng bụng” không biết làm sao thanh toán cho hết.
Đang suy tư nhìn thức ăn và rượu bánh ê hề, thì bỗng dưng BS Phong
gọi tôi ra sân sau, nói có người cần gặp. Hai
mắt tôi hoa lên miệng mấp máy không nói nên lời, tôi nhìn “một đẫu” cho đỡ cảm
xúc khi nhận ra “cố nhân” Ngô Khôn Bình Người “yêu hụt” chung vách năm xưa,
người hiền lành, ngoan ngoãn thường ngân nga câu “ước gì nhà mình chung zách,
hai đứa mình thức trắng đêm nay”.
Nhưng quý bác biết sao không, hầu nẩm, tôi với anh chàng hàng xóm này đã “chịu đèn” rầu, thì anh chàng bạo dạn hát thật lớn:
Nhà
nàng sách vách nhà tôi,
Đêm
đêm xách búa bổ đôi cái tường.
Nhưng vì tường gạch dày quá, bổ không nổi nên chàng than rằng:
Vách
tường dầy quá em ơi,
Thôi
đành mỗi đứa mỗi nơi nát lòng.
Dù vậy, sau 40 năm gặp lại anh chàng thú nhận “tậu lẫu” năm xưa là
đã từng đục những lỗ nhỏ để nhìn sang nhà tôi.
Tội nghiệp ba tôi cứ lâu lâu nhìn thấy lỗ hổng thì đem xi măng trám lại!!!
Duyên thì có nhưng nợ chắc không nên anh chàng không quân đẹp dzai này đành hát
bài “Tôi Đưa Em Sang Sông”. Chuyện tình
chúng tôi giờ mới kể đấy; quý vị ơi có tội cho hai đứa không?
Sau khi nghe chiện tình "nâm ni" của tụi tui, mấy ngừ hỏi anh chàng Bình đục lỗ phòng nào, thì anh chàng mặt đỏ tía tai, bẽn lẽn nói rằng:
Chiện tình nay đã mốc meo,
Sống thì để bụng, chết mang theo xuống mồ.
Sau khi nghe chiện tình "nâm ni" của tụi tui, mấy ngừ hỏi anh chàng Bình đục lỗ phòng nào, thì anh chàng mặt đỏ tía tai, bẽn lẽn nói rằng:
Chiện tình nay đã mốc meo,
Sống thì để bụng, chết mang theo xuống mồ.
Hôm nay chàng mặc áo đỏ và BS Phong cũng áo đỏ, hai chàng thay gan
mà thay lầm “gan cọp” nên tuyên bố phải làm sao chiếm cho được trái tim già của tôi
(sic)! Những nụ cười không dứt làm chúng tôi sống lại tuổi thơ xưa.
Các ca sĩ thay nhau lên “sân khấu” hát nhạc Ta, nhạc Tây, nhạc Tầu, nhạc Mỹ hết
ý; riêng chủ nhà hôm nay chơi toàn nhạc kích động vui nhộn để mọi người phải ngứa
chân nhảy liên tục. Chương trình thật
vui nhộn sống động tưng bừng, ai cũng cười thoải mái, chưa có cuộc vui nào thú
vị như hôm nay; vừa vui vừa đầy tình nghĩa thân thương.
Hoa Hậu áo dài Tuyết Hương & Á Hậu Thukỳ năm 2014
Cám ơn ngàn lời cùng gia chủ anh chị Phong & Minh đã đem lại
cho kẻ ở miền xa này một ngày ý nghĩa khó quên xin ghi khắc trong tâm cho đến mãn
đời. Cám ơn các anh chị, các bạn, cám ơn
cố nhân, cám ơn tất cả xin hẹn gặp nhau tại Florida lần nữa nhé.
Sáng hôm sau rời Los để đi San Diego lo công chuyện nhà, bận rộn
quá nhiều hầu như không còn giờ rảnh khi đến đây, San Diego quá đẹp và thơ mộng
với những ngọn đồi bao quanh vùng biển và vịnh, khí hậu thật tốt và êm đềm, một
buổi chiều tôi cố gắng đến bờ biên giới giữa Mỹ và Mexico, khoảng cách thật gần
như hai nhà chung vách, nhìn bên kia nhà cửa san sát trên đồi rất đẹp, chỉ có một
đường biên giới nhưng hai khung trời thật cách biệt nhau, một chút ngậm ngùi
khi nhớ lại quê hương ta.
Trước khi về nhà tôi đã đến thăm chị “Cỏ
May”, người mà tôi hay gọi đùa là "người em sầu mộng". Sở dĩ có biệt danh này là vì suốt cả cuộc đời chị toàn gặp những chuyện không hay. Chị đã trở thành góa phụ khi vừa mang
thai con đầu lòng và rồi cả cuộc đời vẫn đơn côi sống bên con và cháu. Đúng là "trời xanh quen thói má hồng đánh ghen".
Bay về Florida
vào một ngày không nắng, mắt cay nặng vì chứa quá nhiều kỷ niệm thân thương; bỗng nhiên tôi hát khe khẽ "Ngày rời 'Cali', tôi đã để quên con tim".
Thukỳ.
Mời bấm vào 3 links dưới đây để xem những hình ảnh liên hệ:
No comments:
Post a Comment