Friday, October 30, 2015

THẦY TRÒ ZIỆT NAM

Ai lấy cắp nỏ thần?
“Trong giờ dạy Sử, cô giáo đang giảng bài. Chợt nhìn thấy một cậu học sinh ở bàn cuối đang gối đầu lên bàn ngủ ngon lành, cô liền gọi cậu ta dậy và hỏi:
- Em cho cô biết ai đã lấy cắp nỏ thần của An Dương Vương?
Cậu học trò chưa tỉnh hẳn, gãi đầu, gãi tai rồi ấp úng:
- Thưa cô, em…em không lấy ạ!
Nghe thấy vậy, cô giáo tức giận, gọi lớp trưởng đứng dậy trả lời. Lớp trưởng ấp úng:
- Thưa…thưa cô, cũng không phải là em lấy ạ. Cô cứ cho lục cặp của em để kiểm tra!…
Vừa lúc này thì thì trống điểm giờ ra chơi. Cô giáo giận giữ xách cặp đi ra khỏi lớp, đến Văn phòng nhà trường thì gặp thầy Thư ký Công đoàn của trường. Cô liền phân trần với thầy:
- Học trò bây giờ không chịu học sử gì cả. Tôi hỏi ai đã lấy cắp nỏ thần của An Dương Vương mà không em nào biết; thật là tức quá đi thôi!
Thầy Thư ký Công đoàn liền trấn an:
- Đằng nào thì cũng mất rồi, cô tức giận làm gì cho mệt. Hỏi chúng nó giá chiếc nỏ đó bao nhiêu, tôi sẽ bỏ tiền Công đoàn ra mà đền, thế là xong chuyện.

Em tên gì?
Một cô giáo mới chuyển về làm chủ nhiệm lớp nọ; để làm quen, cô bắt đầu hỏi tên từng em. 
Đến một nam học sinh nọ, cô hỏi mãi nó vẫn không nói:
- Em tên gì?
- Em không nói đâu...
- Sao vậy?
- Tên con trai như em không đẹp!
- Em cứ nói đi; xấu cũng là tên mà...
- Tên em chỉ .... là 1 thứ mà cô thích cầm nắm đấy.
- À ra thế... em tên “Cu” phải không?
- Dạ không, em tên là... Phấn ạ!

Học Vần
Lớp một chuẩn bị đón đoàn kiểm tra về dự giờ 1 tiết học về "con" và "cái", cô giáo dặn các học sinh:- Đến hôm đó cô nói "A" thì các em phải đọc là "Cái ca!"; nếu cô nói "Á" thì các em nói "Con cá!" nhé!
Hai ngày sau, lúc đoàn thanh tra đến “tham quan”.
Cô giáo : "A"
Cả lớp : "Cái ca"
Cô giáo bước xuống  bục giảng bị trượt chân, cô kêu:  "U!"
goi_y_500Cả lớp : "Con cu!"
Cô mắng : "Ồn!"
Cả lớp : "Cái ...!"
Sợ quá, cô quát : "Im!"
Vừa nói xong cô chợt nhận ra, nhưng không còn kịp; cả lớp đồng thanh: "Con chim!"

Văn Hóa Hà Nội
Một Việt kiều từ Mỹ về Việt Nam thăm một ông bạn làm ở Sở Văn Hóa Hà Nội. 
Khi vào một khu phố theo tờ ghi địa chỉ, ông gặp một thanh niên liền hỏi:
-Em có biết nhà ông Trưởng Ban Văn Hóa ở đâu không?
Thanh niên này đáp tỉnh bơ:
-Đéo biết!
Đi một quãng nữa, ông gặp em thiếu nhi cũng hỏi câu tương tự thì được trả lời một cách thoải mái:
- “Biết mà đéo chỉ!”
Cuối cùng thì ông cũng tìm được nhà của ông “văn hóa”. Khi gặp chủ nhà, ông phàn nàn thanh thiếu niên ở thành phố này “mất dậy” quá;  tai sao nhà trường không “giáo dục” chúng; thì ông chủ nhà nói:
-Có giáo dục đấy chứ, nhưng chúng…đéo nghe!
Trong lúc 2 người đang nói chuyện thì cô con gái chủ nhà, cũng là một giáo viên ở địa phương nói:
-Bác biết không, trong giờ kể chuyện anh hùng Kim Đồng và Lê Văn Tám, cháu có hỏi học sinh định nghĩa “can đảm” thì chẳng em nào biết; cuối cùng có một em giơ tay, nói:
-Can đảm là…đéo sợ!
Cháu bèn lên mách ông hiệu trưởng, thì ổng suy nghĩ một lúc rồi nói:
-Nó nói như vậy cũng….đéo sai!
Ông khách lẩm bẩm:
Đất nước như vậy đúng là…đéo khá được!

Tập Làm Văn:
Ðề: Giải thích câu thành ngữ " Anh em như thể tay chân "
Anh em như thể tay chân nghĩa là khi "chân" đau thì "tay" băng bó cho "chân", còn nếu "tay" đau, thì "chân " đưa "tay" đi bệnh viện.



Đề: Em hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống: “… đi đôi với hành”.

Thịt đi đôi với hành.



Đề: Em hãy đặt câu với từ  "thông thái”.

Bạn Thông thái rau giúp mẹ.

Đề: Đặt câu với trạng từ “vả lại”.
Tối hôm qua em và chị gái em cãi nhau. Chị vả em một cái, em vả lại chị một cái.

Đề: Đặt câu với cụm từ “chôn rau cắt rốn”.
Bố em làm nghề chôn rau cắt rốn.

Đề: Đặt câu có từ “tập thể”.
Sáng nào em cũng tập thể dục.

Đề: Hãy đặt câu có từ “đỡ đần”.
Vì em chăm học nên em đỡ đần độn.

Đề: Tả bác hàng xóm.
Ở gần nhà em có bác bơm xe đạp. Những lần lốp non hơi hay vá xe, bác đều rất nhiệt tình, cần mẫn. Em rất quý bác, và em hứa sẽ học thật giỏi để sau này trở thành người bơm xe đạp như bác.

Đề: Em hãy kể lại câu truyện “Thánh Gióng”.
Ngày xửa ngày xưa, đất nước ta sinh ra được một cậu bé Thánh Gióng trông rất là quái nhân vì đã 3 tuổi mà vẫn không biết nói biết cười. Đột nhiên một hôm giặc tới, Thánh Gióng nhảy tót lên mình ngựa, sau khi đã ăn một bữa cơm khủng khiếp với hàng thúng cà muối mặn mà vẫn không khát nước. Thánh Gióng đánh giặc xong không biết đường về nhà, vì chưa ra khỏi nhà lần nào. Thánh Gióng không biết đi đâu về đâu, nên đành phải bay lên trời.

Đề: Bình luận câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.
Uống nước nhớ nguồn là khuyên chúng ta phải nên tiết kiệm nước, khi tắm phải từ từ, không được xối ào ào…

Đề: Em hãy giải thích câu tục ngữ “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”.
Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ. 

Đề: Tả một buổi học.
Tùng tùng tùng, tiếng trống vang lên báo hiệu đã đến giờ vào lớp. Không còn cảnh nô nghịch, chạy nhảy nhốn nháo nữa. Các bạn, ai ai vào vị trí của người đó. Sách vở để ngay ngắn trên bàn. Cô giáo bước vào lớp. Học sinh đứng dậy chào cô. Cô mặc chiếc áo dài hoa rất đẹp. Tóc cô thẳng mượt thả đến ngang lưng. Cô đặt chiếc cặp đen lên bàn và cất tiếng dịu dàng: “Hôm nay có ai đóng tiền không?”

Đề: Tả con gà trống.
Nhà em có con gà trống rất to, chân dài. Hôm qua nó bị thiến rồi nên nó không đạp mái được nữa.

Đề: Tả buổi chào cờ đầu tuần.
Sáng thứ hai tuần nào cũng vậy, trường em lại tổ chức chào cờ. Đầu tiên là thầy hiệu phó phụ trách lao động lên mắng mỏ một tí. Sau đó đến lượt thầy hiệu trưởng lên mắng. Khi thầy hiệu trưởng mắng, cái cục ở cổ thầy cứ chạy lên, chạy xuống.

Đề: Tả em bé.
Gần nhà em có một em bé rất dễ thương, vì hay bị té nên đầu em bị móp.

Đề: Tả ông nội.
Nhà em có nuôi một ông nội, ông nội suốt ngày chẳng làm gì cả chỉ trùm chăn ngủ, đến bữa ăn ông ló đầu ra hỏi: Cơm chín chưa bây?

Đề: Tả cây chuối.
Nhà em có cây chuối rất to, chiều nào em cũng leo lên cây chuối ngồi hóng mát. Khi em leo lên, cành chuối rung rinh.


No comments: