"LỜI TÌNH BUỒN”
THI SĨ CHU TRẦM NGUYÊN MINH -THỜI TRẺ
Thi sĩ Chu Trầm Nguyên Minh (1940-2014) tên thật là Trần Đức Tâm (sau này đổi thành Phạm Minh Tâm), quê quán ở Đức-Phổ, Quảng-Ngãi nhưng ra đời tại một vùng ngoại ô Phan-Thiết. Cha mẹ mất sớm, ông phải sống với cậu, với chú và vừa đi làm, vừa đi học. Cuộc đời cơ cực từ thuở nhỏ, từ Nha-Trang lặn lội đến Quy-Nhơn rồi ngược về Phan-Rang, Phan-Thiết để theo ngành Sư phạm và trở thành giáo sư dạy Toán ở Phan-Rang từ năm 1965.
Ông trải qua nhiều mối
tình ở những nơi chốn đã đi qua
và những cuộc tình
không trọn vẹn nối tiếp theo một cuộc đời lận đận, buồn bã từ tuổi thiếu niên.
Chiến cuộc dâng cao, giáo chức được gọi nhập ngũ. Chu Trầm Nguyên Minh theo học
khóa 25 Sĩ quan trừ bị Thủ- Đức, cùng khóa với nhạc sĩ Vũ Thành An.
Duyên văn nghệ đẩy
đưa và nhạc phẩm “Lời tình buồn” của Vũ Thành An đã chắp cánh bay bổng cùng với
những dòng thơ Chu Trầm Nguyên Minh vào năm 1967. Ông bắt đầu tham gia sáng tác từ năm 1965 với
nhiều thể loại như viết văn, viết báo, viết kịch và làm thơ. Các tác phẩm đã
in: Trong mặt trời buồn (1967), Lời tình buồn (1968, bổ sung và tái bản 2012), Quê
hương và nước mắt (1968), Cuộc tình
người (1969).
Nhạc sĩ Văn Lương, Trúc
Phương và Dzũng Chinh đã dành cho người em, người bạn từ chốn quê ra thành thị,
những ân tình sâu đậm, nhất là thuở chân ướt, chân ráo trên mảnh đất Sài-Gòn ngựa
xe dìu dặt.
BIA MỘ CỦA CHU TRẦM NGUYÊN MINH.
Sau tháng 4.1975, ông đi tù
rồi mưu sinh với nhiều nghề khác nhau. Ông qua đời vì chứng bịnh ung thư ngày
19.02.2014 tại Sài-Gòn.
“Lời tình buồn” là một
bài thơ hay và chất chứa nhiều cảm xúc. Lời thơ đẹp và giàu ý nhạc nên dễ dàng
thăng hoa khi trở thành một nhạc phẩm được giới yêu âm nhạc ưa thích. Bài thơ gồm
4 khổ và luôn được bắt đầu với 3 chữ “anh đi rồi” để nhắc nhở nỗi niềm biệt ly
và nhung nhớ cũng ghi khắc từ đây. Khi vào khuôn nhạc, nhạc sĩ Vũ Thành An đã bỏ
bớt một khổ thơ và thay thế chữ “phúc” thành “phút”, từ niềm hạnh phúc lâu dài
trở thành phút giây yêu đương ngắn ngủi. Hãy cùng nhau đọc lại bài thơ của thi
sĩ Chu Trầm Nguyên Minh đã ra đời cách nay hơn nửa thế kỷ.
oOo
Mối tình học trò âm
thầm nảy nở và lớn lên theo từng trang giấy mỏng. Hàng điệp, nhành me là nhân
chứng cho buổi sáng gặp gỡ, buổi trưa hò hẹn. Chiến cuộc lanxa, anh giã từ trường
lớp, bỏ lại sau lưng hàng cây, bóng nắng và xa luôn mối tìnhthời thơ dại. Anh
biết, em sẽ buồn thương
và nỗi lo âu cứ theo
thời gian mà dài sâu
hun hút...
Anh đi rồi còn ai vuốt
tóc
Lời tình thơm sách vở
học trò
Đêm xuống rồi em buồn
không hở
Trời xa mù tầm tay với âu lo
Những buổi đón đưa, những lần
chờ đợi và anh cũng không đủ lời lẽ để nói hết nỗi lòng đã dành hết cho người
thương.
Anh đi rồi kỷ niệm cũng mịt
mù xa. Tuổi hai mươi và mối tình đầu đời nhiều mơ, lắm mộng. Tuổi học trò mình
làm khổ ai chưa mà giờ đây phải chia xa, nẻo thiên đường lấp kín. Người yêu cúi
mặt, vòng tay buông lơi, tà áo bay mờ khuất và chỉ biết chờ đợi, hoài mong một
ngày vui tao ngộ ...
Anh đi rồi còn ai đưa
đón
Áo em bay khuất mất
thiên đường
Tuổi hai mươi vòng
tay chờ đợi
Ngôn ngữ nào anh nói hết yêu
thương
Anh đi rồi em xếp lại
lược gương, mắt môi nhạt nhòa, tóc xanh rũ rượi. Ngày anh xa vắng, phấn son xếp
lại chẳng màng. Tìm đâu được nữa niềm vui để điểm trang cho mình thêm đẹp, cho
đời thêm tươi. Mười ngón tay trơ trọi đan thành nỗi bâng khuâng, niềm tiếc nhớ
những tháng ngày
hoa mộng đã chấp cánh bay xa
...
Anh đi rồi còn ai
chiêm ngưỡng
Cổ em cao tay mười
ngón thiên thần
Tóc em xanh trùng
dương sóng lượn
Anh chợt buồn đứng ngóng
bâng khuâng
Lời tình tự ngày nào
chỉ còn lại nỗi bơ vơ và cô đơn đến tột cùng. Những ngày yêu nhau là những ngày
hạnh phúc tuyệt vời dù ngắn ngủi, mong manh. Tình yêu đến, tình yêu đi ai biết
vì trong gặp gỡ đã vấn vương ít nhiều ly biệt. Giữ lại cho nhau phút giây luyến
ái để khi xa nhau rồi còn được chút
nụ hôn xa làm hành trang cho
mối tình đầu không đoạn kết. Lời tình buồn mãi vọng về tim của những kẻ yêu
nhau mà không bao giờ được đến gần nhau ..
Anh đi rồi còn ai
tình tự
Đêm đầy trời ru tiếng
nhớ bơ vơ
Phúc yêu em dấu lần
quá khứ
Nụ hôn đầu rụng xuống
hư vô
No comments:
Post a Comment