LÊ QUANG XUÂN
Đôi
dòng tiểu sử nhiếp ảnh gia Lê quang Xuân. Ông sanh năm 1941 tại Tân Hào Bến
Tre. Định cư tại thành phố Montreal Canada từ năm 1985.
Nhiếp ảnh Lê
Quang Xuân là một trong những môn đệ đắc ý nhứt của cố nhiếp ảnh gia PhạmVăn
Mùi và Nguyễn Cao Đàm.
Ông đã làm quen
với nhiếp ảnh từ năm 1964. Sở trường của ông là chụp ảnh quê hương với những
cảnh sắc thiên nhiên ở khắp vùng đất nước mà ông có dịp đi qua. Ngoài ra ảnh
của ông còn có một đặc điểm mà trong giới ảnh nghệ thuật Việt Nam phải công
nhận đó là nghệ thuật đuổi bắt từng phần ánh sáng, từng luống màu sắc của những
lúc mặt trời lộng lẫy sáng mai, mặt trời hồng óng ả chiều tối.
Chính những nét
đặc thù nầy đã làm cho tác phẩm của ông thêm phần nuột nà óng chuốt về quê
hương. Ảnh của ông đã xuất hiện nhiều trên các bìa sách, và tạp chí Việt ngữ
tại hải ngoại.
*
Ông là hội viên Hội ảnh Hoàng Gia Anh Quốc ARPS (Associateship the Royal
Phtographic Society of Great Britain).
*
Hội viên Hội Ảnh nghê thuật Quốc Gia Canada CAPA (The Canadian Association for
Photographie Art).
*
Hội viên Hội nhiếp ảnh Hoa Kỳ PSA (The phographie Society of America).
Nhiếp ảnh gia Lê
Quang Xuân là người Á Đông duy nhất và cũng là nguời Việt Nam đầu tiên được bầu
vào Ùy viên ban chấp Hành Hội Ảnh Hoàng Gia tại vùng Đông và Trung Canada được
thành lập từ năm 1994 (Committee of The Royal Photographie Eastern and Central
Canada).
* Giải nhất ảnh
trắng đen (First Place Monochrome Prints) với tác phẩm “EARLY MORNING HOGS) NĂM
1993 (44th Annual Exhibition Canadian Photo Salon, July 1995.
Wnnipeg. Manitoba. Canada).
* Hai giải đặc
biệc Chân Dung và Trừu Tượng toàn quốc Canada năm 1996 (Special Award Portrial
and Special Award Ahstract The 8th Photographic Competition Camera
Canada Print Exhibit. Giải Chân Dung với tác phẩm “Frightened” Giải Trừu Tượng
với tác phẩm “Long Jourmey”.
* Đăc Biệt một
bộ 24 ảnh màu và trắng đen về Việt Nam, đã được viện Bảo tàng Canadian Museum
of Civilization tại Ottawa, thủ đô Canada triển lãm suốt 2 năm liền, tư tháng
10 năm 1998 đến tháng 19 năm 2000.
* Tác phẩm đã
xuất bản: Việt Nam Quê Hương Tôi, là một tuyển tập ảnh và thơ với sự góp mặt
hơn bốn mươi văn thi hữu cảm xúc sau khi xem ảnh Lê Quang Xuân xuất bản năm
1993. Tập ảnh nầy đã được Thủ Tướng Canada Jean Chrétien và Chủ tịch Hiệp Hội
Nhiếp Ảnh Hoa Kỳ Pauline Sweezey gởi thư khen
* Bộ Bưu ảnh
Phong CảnhViệt Nam xuất bản năm 2002.
Nhiếp ảnh
gia Lê Quang Xuân
Tôi
đến thăm phòng triển lãm ảnh của nhiếp ảnh gia Lê Quang Xuân vào mùa xuân năm 2000 ở Chicago do Đảng Việt Tân tổ chức.
Những bức ảnh anh chụp về vườn cây ăn trái, sông nước Cửu Long, ruộng mạ xanh
như tấm thảm, đồng lúa chín vàng... Thưởng lãm ảnh của anh khiến tôi lao xao ngậm ngùi nhớ
thương về cố quốc, nhớ miền Tây nơi tôi sanh ra và lớn... một nơi đã cho tôi
quá nhiều hồi ức! Nhưng ảnh về quê huong, tổi thơ... nhập tâm đã gợi nhớ tôi
hơn nửa đời bên đó với lòng thương cảm đắm say. Tôi thầm ước mình có được những
bức ảnh đẹp của ông để làm bìa sách, và làm đài tài viết...
Sau đó, có dịp
điện Đàm với nhà văn Xuân Vũ, tôi kể là đã đi xem triển lãm tranh của nhiếp ảnh
Gia Lê Quang Xuân... Và thố lộ luôn ước muốn của mình...
Anh Xuân Vũ lên
tiếng:
- Sao chị không hỏi thẳng Lê Quang Xuân, nếu
chị hỏi nó sẽ tặng chị đó. Lê Quang Xuân bà con với tôi, để hôm nào có dịp tôi
nói ý chị với nó.
Rồi thời gian cứ lặng lẽ trôi, bao
nhiêu công việc trong gia đình hàng ngày phải lo, phải làm... Trong khi chúng
tôi thì ngày càng già còn các con thì ngày càng lớn sánh vai học hành cùng thanh niên bản xứ... Cho mãi đến năm
2018, nhà văn Hồ Trường An bàn với tôi tìm một tấm ảnh để làm bìa sách có ý
nghĩa về vùng quê Nam sao cho hợp với tên sách, và nội dung những bài viết... mà
tôi với anh sẽ in chung, và viết chung...
Còn đang băn khăn lo lắng ảnh cho cái
bìa sách, thì thiệt là một sự bất ngờ thích thú “Tôi nhận được điện thư của
nhiếp ảnh gia Lê Quang Xuân gởi tặng 6 bức ảnh để chọn làm bìa sách...” Sau đó
tôi mới biết anh Lê Quang Xuân và anh Hồ Trường An có giao tình về Văn Học Nghệ
Thuật với nhau.
Thế là chúng tôi chọn được tấm ảnh của
anh Lê Quang Xuân làm bìa cho tác phẩm “Tâm
Tình Trên Đất Phu Sa” nhà văn Hồ Trường An&Dư Thị Diễm Buồn viết chung,
đã phát hành tại Hoa Kỳ năm 2019. Nay thì vì chút tình văn nghệ với người bạn
trẻ nầy... anh Lê Quang Xuân đã tặng tôi rất nhiều hình tuyệt đẹp để làm bìa
cho những quyển sách sẽ phát hành ở tương lai.
“Tác
phẩm “Thời Niên Thiếu” của nhiếp ảnh
Gia Lê Quang Xuân,
Gợi
nhớ, Dư Thị Diễm Buồn viết...”
TIẾNG TRE RU
DTDB
Tôi có thời tuổi
thơ ở với ngoại trong làng quê êm đềm vào thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Nhà ngoại tôi
có rất nhiều cây ăn trái, ông ngoại cũng trồng nhiều tre bao quanh để ngăn làm
ranh đất mình với đất hàng xóm.
Trong tâm tư tôi
thuở đó chỉ thấy hàng dài tre cao, lá màu xanh biếc dưới nền trời xanh rất xanh
có lác đác những cụm mây trắng mỏng lửng lờ trôi. Tôi vẫn nhớ và thích thú
những khi trời ấm nắng vi vu gió thổi mát rượi nghe tiếng tre ru (lá tre chạm
vào nhau phát ra âm thanh trong cơn gió thổi) hòa cùng tiếng đờn của anh Thương
hay ngồi dưới gốc cây dừa bên kia hàng rào tre, mà có khi tôi chạy qua ngồi gần
nghe anh đờn từng tưng, rồi tôi cùng anh ăn ổi, mận dòn khứu, cũng có lúc ăn
chuối nấu, khoai luộc của tôi hay anh đem ra.
Bác Tám ba anh
Thương làm việc ở Hội Đồng xã ngoài chợ làng. Thuở đó anh thì đang học ở trường
Trung học ở xa thỉnh thoảng cuối tuần hay ngày lễ mới về thăm nhà. Bờ tre nhà
ngoại luôn có mỹ cảm trong tâm hồn tôi từ dạo đó... cho suốt quãng đời lưu lạt.
Lớn lên tôi đi
học xa, mỗi khi về thăm quê ngoại trên đường lộ đá xe chạy, chưa đến nhà nhưng
xuyên qua những đám ruông lúa chín vàng, hoặc mạ non xanh dờn... Tôi thấy bờ
tre ở côi vườn xanh um cao vút của nhà ngoại là cảm thấy lòng náo nức mong mau
đến nhà... Trong lòng luôn nghĩ ngợi, may ra mình sẽ gặp lại anh Thương cũng về
thăm nhà...
“Thời
Niên Thiếu”
Nhiếp ảnh gia Lê Quang Xuân
Học xong phổ
thông, rồi học nghề, ra đi làm... thì quê ngoại tôi lọt vào vùng chinh chiến,
và chiến tranh dai dẳng không ngừng...
Thỉnh thoảng
ngoại đến thăm, đôi khi nghe tôi hỏi về bờ tre, bà thở dài cho biết bờ tre vườn
ngoại không còn thẳng tắp và một màu xanh biếc như thuở xưa nữa. Bây giờ nhiều
chổ nghiêng ngã, cháy xém, cỗi cằn... hằn lại những vết tích đạn bom. Hỏi thăm
về anh Thương con bác Tám... Bà bảo họ tản cư ra thành lâu lắm rồi và nghe nói
anh Thương đã vào quân ngũ...
Bôn đào sang xứ
người những cây kiểng trồng trong chậu, tôi luôn nghĩ mình nên trồng ít nhất là
một chậu tre (cùng họ nhà trúc)... Dù ở Chicago thời tiết có cái lạnh về mùa
đông hết sức khắc nghiệt, nhưng nhà tôi vẫn có chậu tre để nhớ về quê ngoại,
nhớ về anh bạn thời niên thiếu...
Năm đó, khi sang
thăm ông anh ở nước Đức về tôi được cành tre từ thân, cành màu đen có cả rễ của
ông anh cho. Tôi thật cẩn thận đem về Mỹ và nâng niu trồng vào cái chậu kiểu
lớn trán men có in rồng phụng mới mua rất đẹp... và cưng quý hai chậu tre nầy
như vàng. Nhưng không được bao lâu cả hai chậu tre bỗng dưng rủ nhau chết
hết... Tôi buồn tiếc cùng hờn giận vu vơ nhưng không biết giận ai! Bỏ luôn
không thèm trồng lại... dần dà theo thời gian và bận rộn vì cơm áo, tôi không
còn nhớ đến hai chậu tre ấy nữa.
Mười mấy năm sau
gia đình tôi dời theo gần con gái, ra trường về làm việc ở tiểu bang
California. Ôi tiểu bang của miền Nam nước Mỹ, đúng là vùng đất hứa, quanh năm
có khí hậu ôn hòa. Mùa hè không nóng cháy da như ở vùng sa mạc tiểu bang
Arizona, mùa đông không tái tê lạnh lùng như vùng Tây Bắc Chicago, mùa thu
không sáng mưa rơi trưa sụt sùi, chiều đổ lệ, và tầm tả mưa khiến cả bầu trời ủ
dột buồn tênh như tiểu bang Seattle... Mùa xuân, ôi mùa xuân đầy tình yêu
thương của California, trăm hoa đua nở,
cây ăn trái đâm chồi nẫy lộc nở nụ bán khai để chuẩn bị vào chớm hè thì phượng
hồng, tím nở rộp vùng trời trong xanh ấm mát và cao vời vợi.
Tôi lại thích
trồng trọt, xây cái hồ nhỏ, nuôi cá “koi” bên vách núi và có thác nước nhân tạo
chảy rì rầm quanh năm suốt tháng... Mặc dù sau nhà mình chỉ là mảnh đất nhỏ,
chó nằm còn ló đuôi! Việc đầu tiên là tôi mua mấy buội hoa hồng loại có hương
thơm trồng trước nhà. Mua mỗi thứ một cây, như: cây chanh, cây bưởi, cây cam,
cây hồng dòn, cây táo tàu, cây hồng mềm, quít đường và buội tre về trồng thì
chật cả “mảnh vườn chó ngáp” rồi,
nhưng lòng tôi cảm thấy vui vẻ thỏa thuê lắm.
Ba năm sau, cây
trồng đều có trái nhưng các cây ăn trái lớn không nổi, trái thì ít và đèo đẹt.
Không như những vườn nhà bạn tôi cây xanh mướt, trái mập ú, nõn nà, say quằn
nhánh... Còn buội tre tôi trồng dưới đất thì khỏi nói, mau lớn và cao nghều
nghệu như tre nhà ngoại năm xưa, khiến hồi ức thân yêu nhớ thương trong mật
ngọt, có anh bạn hàng xóm nhè nhàng sống lại trong lòng tôi...
Buội tre nhà tôi
lớn rất nhanh, nẩy nở rất nhiều, rất nhiều cây con... chúng sởn sơ khỏe mạnh
lấn chiếm qua phần đất mấy cây khác...
Thân tre màu vàng
óng mượt bóng ngời, lá xanh phơi phới, ngạo nghễ vươn cao... Một hôm vợ chồng
anh bạn đến nhà chơi, tôi bèn dắt ra “mảnh
vườn chó ngáp” và không quên than thở về mấy cây ăn trái của mình sao mà èo
uột quá chừng! Anh nhìn quanh quẩn một hồi, rồi cho biết là tại rễ của tre ăn
hết đất những cây trồng gần, nếu để vài năm nữa nó sẽ ăn vào nền nhà... và mảnh
vườn nhỏ nầy sẽ trở thành vườn tre...
Thế là mấy hôm
sau trời quang mây tạnh, tôi và ông chồng mình hè hụi đào cả buổi chỉ lấy được
vài cái rễ nhỏ... Bởi rễ tre đương chằng chịt vào nhau, vừa ăn sâu xuống đất,
vừa cứng, vừa nhiều... Nên đành phải mướn người Mể cắt cỏ đào lên cả ngày trời
mới hết gốc lẫn rễ tre. Tôi vẫn nhớ mình mua chậu tre có 25 đồng (dola), trồng gần bốn năm sau phải mướn đào cả gốc lẫn rễ
tốn hết 450 đồng! Cho nên bây giờ đi
đâu hễ thấy tre trồng dưới đất, dù không ai nhắc đến, nhưng tôi nhớ ngay đến
buội tre trồng ở vườn nhà mình.
Theo thiển nghĩ
của cá nhân, ở nơi có đất nhà ít (không rộng) chúng ta trồng tre làm kiểng, thì
trồng trong chậu là tốt nhất. Nếu muốn trồng xuống đất thì phải làm những cái
hộc dầy bằng xi-măng để trồng tre, như thế mới giữ cho rễ không mọc ra ngoài ăn
lấn mấy cây khác.
Tre trồng trong chậu Tre trồng trong hộc xi-măng
Mỗi năm trường Trung học “Phanh Thanh Giản&Đoàn Thị Điểm” đều tổ chức Đại hội cựu học sinh trường.
Năm nay ở Florida, vùng biển đẹp có nắng ấm nổi tiếng đó đây. Chúng tôi (những
người dự đại hội của trường) được đị giãn ngoại thăm vườn trồng cây ăn trái,
loại trái thường thấy ở miền Hậu Giang miền Nam nước Việt.
Dù
không bắt buộc, nhưng chúng tôi tự động đi từng nhóm nhỏ năm bảy người ghé qua
vườn chôm chôm, vườn ổi, vườn mận, vườn thanh long... Riêng tôi rất thích loại
trái say quằn và thơm phưng phức nên tẻ vào vườn nhãn. Nhìn lại phía sau mình
cũng có lác đác những đồng môn đang nói cười chỉ trỏ...
Chúng
tôi thập thò đứng nhìn vườn nhãn chín vàng hương thơm quyến rủ vô cùng. Chủ
vườn niềm nỡ đón tiếp chúng tôi, khách và chủ trò chuyện hỏi thăm một hồi thì
chủ vườn vui vẻ lớn tiếng, bảo:
- Mấy
thuở quý anh chị cựu học sinh miền Tây nơi cố quốc đến đây, đặc biệc hôm nay
vườn tôi đãi quý anh chị muốn hái ăn bao nhiêu cũng được không tính tiền. Còn
mua đem về thì lại cân nơi quầy sẽ tính tiền rẻ bằng giá bán sĩ cho bạn hàng
mua về bán lại...
Đứng
lúm xúm nghe chủ vườn nói xong chúng tôi tản ra những cây nhãn có trái là đà
mặt đất hái lia hái lịa... Có người miệng nhai ngồm ngoàm nhả vỏ, phung hột...
những trái nhãn dầy cơm ngọt mát miệng. Tôi nghĩ thầm: “...Ở xứ người mấy mươi
năm rồi, vào thời buổi nầy mà còn những đồng hương tốt bụng vậy sao? Lạ thiệt
mình chưa thấy bao giờ!” Nghĩ thì nghĩ tay tôi vẫn lựa nhãn lớn hái, thỉnh
thoảng vẫn để nhãn vào miệng lừa hột và vỏ... còn cơm nhãn thưởng thức từ từ
ngọt ngất ngây thơm lừng...
- Chị thử ăn nhãn nầy coi, tuy không lớn tròn
bằng trái chị hái. Nhưng trái dài, cơm sẽ dầy, hột sẽ nhỏ và ngon ngọt hơn
nhiều...
Tôi giật mình
quay lại, thì ra ông chủ vườn nói chuyện hồi nãy, đang cầm chùm nhãn tự nhiên
vui vẻ đưa cho. Đỡ lấy chùm nhãn, tôi
cảm ơn và gợi chuyện:
- Dạ anh cho chúng tôi ăn không tính tiền có bị
lỗ vốn không?
- Cây nhà lái vườn mà lỗ lả gì chị ơi... Quý
anh chị ở đâu đến đây tổ chức Đại hội đông vui quá vậy?
- Chúng tôi ở nhiều nơi trên nước Mỹ, ngoài ra
còn có ở các nước khác đến nữa thưa anh. Việt Nam anh cũng ở Cần Thơ phải
không?
- Dạ không thưa chị, gia đình ba má bên ngoại
nội tôi ở tỉnh Mỹ Tho. Nhưng ở trong thôn thuộc quận Cái Bè... Chị có nghe tên
quận đó không? Có ốc gạo, có cam, có gà Cái Bè ngon nổi tiếng...
- Dạ, quê ngoại tôi cũng ở quận Cái Bè, nhưng
trong làng Mỹ Đức Đông xa chợ, xa đường xe... Chắc là anh không biết đâu!
Ông
chủ vườn bỗng nhiên mở to mắt, phùng mang trợn trắng, không còn giữ được phong
độ và ý tứ thanh lịch nữa, miệng há hốc mừng rỡ, lớn giọng:
- Mèn ơi, bộ thiệt vậy sao, chị ơi đó là làng
tôi được sanh ra và sống thuở thiếu thời, cho đến khi Việt cộng về gây tang tóc
quá, nên ba má tôi mới dời gia đình về Sài Gòn...
Tôi chưng hửng,
ngạc nhiên cũng không kém, và mở mắt to nhìn, chưa kiêp nói. Anh ta lấp bấp
tiếp:
- Xin lỗi ông bà ngoại chị tên gì? Không chừng
may ra tôi biết đó, vì làng tôi lúc giặc chưa vào, dân làng rất thân thiết và
thương mến nhau trong tình thôn xóm...
Tôi ngập ngừng
thấp giọng:
- Dạ thưa anh, ngoại tôi là ông bà Cả Đê.
- Trời ơi, ở kế
bên nhà ba má tôi, hàng rào tre xanh chạy dài đến ruộng là ranh đất của hai
nhà...
Tôi không biết
nói gì nên làm thinh, anh ta nhìn tôi một hồi rồi nhỏ giọng thân thiết, bảo:
- Vậy chắc chị biết con của cô Hai vợ thầy giáo
Nam, thuở đó khoảng 12, 13 tuổi, là cháu ngoại của ông bà Cả Đê? Cô ấy tên
Diễm.
Giờ thì đến tôi
như té ngồi xuống chiếc băng cây bằng gổ tạp kế bên mình. Trong khi anh ta nhìn
thẳng vào mắt tôi chờ câu trả lời. Vờ phủi bụi, lá khô trên vai áo, lấy lại
bình tĩnh tôi cố giữ tự nhiên ngập ngừng, nhỏ giọng:
- Anh quen với
Diễm à, cổ là em gái tôi. Cô ấy bây giờ ở California cách nhà tôi chừng nửa giờ
lái xe. Gia đình Diễm qua Mỹ theo diện HO lâu rồi... Diễm có 3 đứa con và đã
thành nhân có cháu ngoại, cháu nội. Vợ chồng em ấy sống ổn định hài hòa ở tuổi
hưu trí. Anh tên gì và quen sao với Diễm, để tôi về nói lại...
Florida hôm nay
có màu nắng lụa, ấm mát dưới bầu trời xanh mây trắng mỏng chầm chậm di chuyển
theo hướng gió. Cả con đường hai bên có vườn cây xanh lá thắm hoa trái trĩu
cành xanh màu ổi, xoài... đỏ vàng màu của thanh long... và nhiều loại trái cây
sum sê mãi vùng Châu Á được trồng ở nơi đây thật là kỳ diệu.
- Hôm nay thật vui quá được gặp chị. Cảm ơn
chị, tôi tên Thương bạn thời niên thiếu của Diễm. Tôi cũng có gia đình và 4
con, chúng lập nghiệp trồng trọt ở vùng nầy... Chị về bảo tôi nhắn lời thăm gia
đình cô ấy... Nếu có dịp gia đình chị và gia đình Diễm đến florida, xin ghé qua
tệ xá! Tôi thật tình mời...
Bỗng có tiếng ai
gọi tên, anh ta mỉm cười nhẹ cuối đầu chào, nét mặt đăm chiu rồi lẹ bước đi.
Thật ra Diễm đã biết là anh Thương, khi anh bảo ở ranh đất có hàng rào tre
xanh... Nhưng lờ đi không nhận mình là Diễm! Nàng thở dài, thẩn thờ nghe tâm tư
thoáng chút buồn loang, khi cô nhìn qua dãy đất bên kia có trồng hàng tre chạy
dài ra phía sau vườn... Lá tre xanh thẳm một màu, thân tre vàng óng mượt, cơn
gió nhẹ lùa qua âm thanh rào rào mà thuở nào nàng cùng Thương đã bảo là “tiếng tre ru”!
Nay đã xa rồi
thời tuổi ngọc! Thời mật ngọt mà trên thế gian nầy ai cũng ít nhất một lần đã
qua... Đó là cái thời để nhớ để thương!
Trích trong tuyển tập “Bóng Thời Gian” phát hành năm 2021
Tệ xá Diễm Diễm
Khánh An
DƯ THỊ DIỄM BUỒN
Email:
dtdbuon@hotmail.com
No comments:
Post a Comment