Wednesday, October 23, 2024

ĐỢI MỘT CHUYẾN PHÀ (THẦY CAO HOÀNG)

 Cao Hoàng



Cao Hoàng là một nghệ sĩ tài hoa. Là một nhà văn, nhà thơ, đã từng là Chủ biên nguyệt san Chỗ Chúng Ta. Là một ca sĩ, nhạc sĩ có

nhiều bài nhạc và chơi đàn guitar

với những bản classic rất điêu luyện. Cao Hoàng lại còn

có tài sản xuất những cây đàn guitar chuyên biệt cho

khách hàng.

Ngoài ra Cao Hoàng lại là một họa sĩ và là người vẽ

bảng “Little Saigon” được gắn tại bốn góc phố ranh giới

lịch sử của khu thương mại người Việt trong thành phố

Seattle.

Những bài viết của Cao Hoàng có nhiều tính chất văn

nghệ đặc thù và hư cấu lạ.

Cao Hoàng là thầy dậy Văn, Nhạc và Họa tại trường

trung học Phú Yên trước 1975 trong nhiều năm đã gây ấn

tượng sâu đậm cho các học trò, khiến cho một số đông học

trò cũ vẫn thường xuyên rủ nhau đến Seattle thăm người

thầy cũ.


Đợi một chuyến phà

Chuyến phà sang đảo


Lúc ấy tôi nhìn qua cửa sổ, con đường cong cong từ

phòng 102 – nơi tôi đang ngồi đợi giờ học – dẫn đến

cafeteria có nắng vàng rực rỡ chiếu trên những cây

magnolia và những cây dogwood đang trổ bông khoe

hương sắc bên cạnh những cây phong Nhật Bản yểu điệu

la đà.

Tiến nói:

- Hôm nọ đang thụt bi-da ở trên lầu cafeteria tao thấy

mày với một thằng Mỹ trắng đang vần một cái bàn bự cho


4

buổi trình diễn văn nghệ chiều thứ sáu; vẫn còn làm ở đó

à?

- Không, quit rồi, bây giờ làm ở library, khỏe lắm, chỉ

có check-in, check-out rồi xếp sách lên kệ. Làm việc

chung với mấy thằng khổng lồ chịu đời gì thấu. Tao là

thằng Việt Nam có thước tấc đầy đủ, nhưng nó cao hơn tao

một cái đầu và nặng gấp hai.

- Tao cũng đang muốn quit cái job mailman. Trường

gì lớn khủng khiếp đi phát thư là muốn rã cặp giò! Đổi job

ở chỗ nào vậy?

- Thì tới chỗ nào người ta cần thì xin, xin được rồi thì

lên con Barbara.

- Là đứa nào vậy?

- Con tóc vàng mắt to thô lố ở phòng financial-aid.

Mày biết nó nói gì không? Nó nói mấy thằng Á Châu

chỉ thích ngồi một chỗ câu cá câu mực thôi cần phải

exercise ở cafeteria mới tốt. Tao nói là tao đã exercise bốn

năm trên chiến trường với mấy thằng VC và thêm bốn

năm nữa trong re-education camp chưa đủ hay sao? Nó

nhăn răng cười bảo khi nào câu được cá cho nó mấy con.

Lúc ấy cái cửa kính thật lớn của cafeteria hé mở, một

người lách ra đi về phía chúng tôi. Đó là June. Em tháng

Sáu hôm nay mặc blue jean áo xanh lá mạ, lưng đeo

backpack. Bộ đồ giản dị, hơi cứng của lũ sinh viên đi học

hàng ngày không làm mất đi vẻ dịu dàng uyển chuyển của

cô. Mái tóc đen mun bay trong gió, đôi mắt long lanh như

cười, chẳng thể đoán được cô đang nghĩ gì, chỉ biết rằng

tôi chết sững khi nhìn thấy cô sáng nay đi trong nắng xôn

xao, dưới những cánh hoa dogwood tuyệt vời.


5

Cửa lớp mở ra, June tươi tắn bước vào. Những thằng

con trai nhao nhao mời chào. Tôi có cảm tưởng cô như

một ngọn đèn thật sáng đang soi vào chỗ tối tăm. Bao giờ

cô cũng chọn chỗ gần hoặc ngay đằng trước chúng tôi. Có

phải cô thích nghe hai đứa tôi thì thầm với nhau bằng

tiếng Việt chăng? Ồ mà điều đó không chắc, có thể do tình

cờ hay bản tánh rất tự nhiên của cô. June bỏ cái túi đeo sau

lưng xuống, nghiêng người quay nhìn chúng tôi, một tay

vén tóc, điệu bộ rất kiểu cách, nhưng chào một câu khá

bình dân:

- Hi, you guys.

Hai đứa chúng tôi cùng nói rất ăn nhịp, để ghẹo cô:

- Hi, June. How are you?

Và Tiến nhanh nhẹn bồi thêm một câu:

- Lúc nào June cũng đẹp như tháng Sáu ở Tây Bắc.

June cười nhẹ, nói thank you rồi ngồi xuống với đồ

nghề lỉnh kỉnh của lớp vẽ.

Tiến huých tay tôi:

- Nói gì với em đi chứ, thằng cù lần. Hôm nay là buổi

học cuối cùng rồi, cuối giờ là liên hoan mãn khóa. Biết có

bao giờ gặp lại em không?

- Mày đừng mơ tưởng hão huyền con ạ! Hè này tao

với mày không đi hái trái cây thì cũng đi cắt cỏ.

- Xin lỗi ạ! Tao mới kiếm được cái job thơm lắm: đi

làm full time cho một nông trại, thế nào cũng vớ được một

em yêu kiều.

- “Người yêu dấu hỡi Clementine” hả? Tao thì chỉ

muốn “ta về ra tắm ao ta”, ừ cứ đi đi, còn tao sẽ vác đàn ra


6

chợ đường Pike quậy cho nó đã tay. Nhớ nghe, thứ bảy

anh đây sẽ ra chợ đánh đàn kiếm bạc lẻ đó.

- Lại mấy cái restaurant tụi Ý hay tụi Mễ mà chơi có

hơn không?

- Tao không thích đánh đàn trong khi họ ăn. Tuyệt đối

không chịu đàn cái kiểu đó.

Giáo sư đã vào lớp, đi cùng với ông là một người đàn

bà đứng tuổi. Tất cả ghế ngồi của chúng tôi đều xếp vòng

tròn quanh một cái bục thấp. Giáo sư giới thiệu người đàn

bà ấy là người mẫu và bà ta lăng lẽ cởi tất cả những cái gì

mặc trên người. Bà ngồi trên một cái ghế đẩu, bao nhiêu

đèn halogen đều chiếu vào bà. Bộ ngực người mẫu chảy

xệ một cách thảm hại, những nếp nhăn ở bụng ở đùi chứng

tỏ đã có một thời người mẫu nặng ký hơn bây giờ nhiều.

Bà già này đáng tuổi má của hầu hết những đứa đang vẽ

bà. Mới tuần trước một thanh niên khỏe mạnh và rất đẹp

trai ngồi làm mẫu, trông cứ như tượng Hi Lạp; tụi con gái

xuýt xoa trầm trồ, hau háu nhìn, vẽ lấy vẽ để. Hôm nay

thằng Johny lanh chanh chiếm chỗ gần bà người mẫu nhất,

nó tha hồ chiêm ngưỡng bộ ngực, những nếp nhăn rất

nghệ thuật và lông tóc đã phai màu. Bực mình nó lớn tiếng

phàn nàn:

- No fair, Bob.

Tụi con gái cười ré lên, giáo sư Robert phải nói giả lả

đôi điều là mình đang cần học vẽ ánh sáng và các góc

cạnh. Không biết bà người mẫu có hiểu gì không, buồn

lòng gì không, chỉ thấy bà như mỉm cười độ lượng. Tôi

nói với Tiến:

- Nếu em tháng Sáu lên thay bà già này thì tuyệt.


7

Tiến nói: Từ hôm vào học tới nay, mày mới nói một

câu nghe được. Vậy khều em quay lại rồi dịch cho em

nghe đi.

Nhưng rồi cả hai đứa không đứa nào dám dịch câu ấy

cho June nghe. Trong không khí tĩnh lặng của lớp học, chỉ

nghe thấy tiếng sột soạt của bút chì kéo trên giấy và một

mùi hương thoảng rất nhẹ từ mái tóc June. Tờ giấy trước

mặt tôi mãi vẫn chưa có hình bóng bà người mẫu, nhưng

đã hiện lên rõ ràng mái tóc óng ả của June, cái sống mũi

nhìn nghiêng rất thẳng và một vệt đen nhỏ, khúc cuối của

một

con mắt thăm thẳm mơ hồ.

Tôi mở hộp đàn ra để đàng trước mặt, ngồi lên một bệ

bằng bê tông và bắt đầu đàn những bản nhạc cổ xưa. Chỗ

này nối với bậc thang lên chợ và bậc thang xuống đường

bến phà. Tôi chọn chỗ này vì có vài mảnh tường bao bọc

nên tiếng đàn vang dội mạnh. Kéo xụp cái mũ rộng vành

xuống tận gần mắt, tôi biết trông tôi phong sương lắm.

Tuổi trẻ qua đi trong chiến tranh và tù đày; còn bạn bè

ư? đứa nằm lại trên đồi máu, đứa chìm dưới biển sâu, đứa

lưu lạc quê người, giờ như lá mùa thu rơi rụng như cánh

hải âu không biết về nơi đâu. La Cumparsita tình tứ reo

lên, La Paloma dìu dặt êm đềm, Bolero flamenco với

những tiếng gõ rối lòng người, Malaguẽna Mexicana quay

cuồng mê dại. Tôi đã cố chọn những bản nhạc dễ nghe để

cầm chân được vài du khách, đám học trò trường South.

Tôi vẫn cúi mặt xuống, mắt nhìn cần đàn hay nhìn chân

của những người dừng lại. Tiền lẻ và bạc cắc bắt đầu rơi

lộp độp xuống hộp đàn cùng với những tiếng vỗ tay lác

đác mỗi khi dứt bản đàn.


8

Ngày còn nhỏ theo cha mẹ đi ăn nhà hàng, một tối, tôi

thấy có người thanh niên đàn vĩ cầm trong tiệm. Anh có

một cái vĩ cầm cũ kỹ phong sương như bộ quần áo anh

mặc trên người. Anh còn có một cái mặt rỗ hoa và đôi mắt

buồn thê thiết. Lúc anh đứng gần tôi, tôi dúi vào túi quần

anh tất cả tiền tôi mang theo và bảo anh đàn cho tôi nghe

bản Dư Âm của Nguyễn Văn Tý. Lúc ấy anh đã vào nhịp

một bản nhạc khác; lập tức anh dừng lại và thỏa mãn cái

yêu cầu của cậu bé. Không biết có đúng tâm sự không mà

tôi thấy anh gò người nắn nót tiếng đàn cho êm ái đê mê.

Thỉnh thoảng anh lại nhìn tôi với đôi mắt buồn bã. Bây giờ

đến lượt tôi. Đã qua được mấy bài đầu tôi bắt đầu đàn với

nỗi mê say của riêng mình.

Có lúc người nghe thật đông, rồi lại biến đi đâu cả.

Chỉ cần đếm những bàn chân, những bàn chân đi giày da

của người lớn tuổi, giày cao gót của phụ nữ, giày chạy thể

thao hay những đôi bé nhỏ của những bé con mến mộ.

Bỗng tôi bàng hoàng cả người khi nhận ra một cặp chân

quen thuộc. Mặt tôi nóng bừng lên, tay đàn lạng quạng

không trôi chảy nữa. Đó là một đôi giày cao gót, có những

sợi da đan chéo và mũi giày rất nhọn; trong có hai bàn

chân xinh xắn với những móng chân hồng hồng được

chăm sóc kỹ. Suốt trong ba tháng mùa xuân gần gũi, từ

đỉnh đầu đến gót chân, có phần thân thể nào của nàng mà

tôi không nhớ như in…

June cúi xuống cái hộp đàn cũ kỹ ấỵ Tôi tưởng cô sẽ

bỏ vào đấy một nắm tiền; nhưng không, cô mạnh dạn đóng

cái nắp lại rồi đứng dậy xách cái hộp đàn của tôi đi ngược

lên cầu thang phía trên. Trời đất! không biết cô định giở

trò gì! Tôi cũng ngưng đàn, ném bỏ cái mũ rộng vành, ôm


9

đàn đi theo cô trước những con mắt ngơ ngác của vài

người đang đứng nghe. Khi lên hết những bậc thang, cô đi

ra khỏi chợ rồi quẹo phải trên hành lang bên ngoài, nơi

người ta bán hoa, đồ chơi, đồ kỷ niệm. Cô đi thong thả

không thèm nhìn lại đàng sau, có tôi ngơ ngẩn thần hồn

luồn lách qua đám người đông đảo. Tất nhiên cô biết tôi

không tiếc cái hộp đàn cũ, có ít tiền lẻ trong đó, nhưng cô

biết tôi cứ phải bám lấy cô, dù cô có bỏ chạy. Với hành

động quyết liệt đó thì tôi phải thua. Rồi June dừng lại

trước một cửa tiệm. Tôi bước tới mở cửa và hai chúng tôi

đi vào. Đó là một tiệm cà phê cũ xưa và quyến rũ như cái

bảng hiệu khắc nổi, sơn đã phai màu. June đưa cho tôi cái

hộp đàn và lại quầy mua hai ly cà phê với bánh donuts.

Chúng tôi tìm được một bàn ở tầng trên, cạnh cửa sổ. Ở

đây nhìn xuống một toàn cảnh bao la của vịnh biển xinh

đẹp. Ngoài xa những hòn đảo nhấp nhô, có những chiếc

phà trắng rẽ sóng qua lại.

Hình như chúng tôi đã quen nhau từ lâu lắm. Nàng đặt

xuống ly cà phê và bánh ngọt cho tôi rồi bắt đầu kể lể:

- Anh đừng vội trách em sao không chịu nói tiếng

Việt. Hai người đàn ông cứ ôm chặt lấy nhau, đâu có lúc

nào hở ra một chút để người ta chen vô? Với lại em cũng

muốn nghe người ta nói lén gì về mình chớ?

- Em nghe được những gì?

- Nhiều lắm. Anh Tiến ăn nói ẩu tả nhưng thành thật;

còn anh ít nói nhưng ma quỷ hơn bạn anh nhiều.

- Phải vậy không? nói rõ đi người đẹp.

- Anh Tiến lúc nào cũng diễu em là dân Mông Cổ,

làm như em chỉ có mông với cổ, còn tâm hồn người ta nữa


10

chứ? Có lần em vẽ thác nước đang chảy, dưới dòng có

mấy cục đá, anh ấy nói cục đá giống như mấy củ khoai

lang Tây; có giận không hà! em vẽ chưa xong mà. Ảnh

đâu rồi?

- Đi làm farm, mùa thu mới về. Anh có số điện thoại

của nó đây, gọi phôn mắng nó đi.

- Em dỡn thôi mà, em tha tội cho ảnh rồi!

- Thế em có tha tội ma quỷ cho anh không?

- Anh thiệt là quỷ quái. Anh đoán biết em là người

Việt, vì có lần sơ hở em mang guốc đi học, nhưng anh

không chịu làm quen với em bằng tiếng Việt. Em là con

gái đâu làm quen trước. Thế là anh dùng lối gậy ông đập

lưng ông - anh tán em quá trời - mà tán tỉnh em qua ông

bạn khờ khạo của anh.

- Thật vậy sao?

- Chứ còn gì nữa.

Nàng cười lớn, quay hẳn thế ngồi, chỉ tay ra biển: Nhà

em ở bên kia đảo

- Đâu? Căn nào, chỉ cho anh coi.

- Xa lắm, đi phà một giờ mới tới nơi – anh thiệt là

khéo nói chơi – làm sao mà thấy nhà được. Em để xe bên

ấy, qua bên này lấy bus tới trường.

- Anh muốn qua bên ấy có được không?

- Đâu có ai cấm anh đâu! Cứ việc mua vé phà rồi đi

qua, dễ ợt mà!

- Ý anh muốn nói là qua gõ cửa xin ở đợ nhà em, em

có mở cửa không?

- Chồng em sẽ ra mở cửa. Anh ấy chơi dao, chơi súng,

anh liệu sức mà qua.


11

Chúng tôi yên lặng mỗi người theo đuổi một ý nghĩ…

Tôi hẹn em mùa hè tôi sẽ đánh đàn ngoài chợ, em tìm đến

liền, bây giờ lại còn hù có chồng dao búa. Ừ mà cũng

không biết đâu chừng. Nhưng tôi vui với ý nghĩ đó.

- Cười gì vậy?

- Anh không có cười em.

- Có mà!

- Không có!

- Có…

- Thôi mình đi xuống bến phà đi, anh muốn xem mặt

tụi phà ấy…

Đứng trên hành lang cao có song sắt nhìn xuống chỗ

phà đậu. Chưa có cái nào về bến, chúng còn trên đường đi.

June nói:

- Phà ở đây lớn lắm, chở được hàng trăm xe hơi với

người. Để xe dưới đó đi lên tầng trên ngắm cảnh, ở đây có

bán thức ăn, đồ kỷ niệm.

Tôi nói với June:

- Xưa anh đi làm ở một nhiệm sở bên kia sông Cát

Lái, nên hàng ngày phải đi phà. Phà này chỉ chở được hai

ba cái xe hơi với đám người hỗn tạp đủ cả quân dân cán

chính. Phà đã rời bến cả thước mà lắm tên thanh niên bạo

gan còn phóng qua cái vèo. Có khi một bà quang gánh

thúng mủng kềnh càng, vừa lạch bạch chạy vừa gọi bác lái

phà ơi ới; lắm lúc bác lái cũng thương tình mở lại số de,

hạ cái mỏ bàn xuống, làm phước để đức cho con…

Mãi rồi cái phà trắng cũng đến. Nó to bằng cái chiến

hạm! Không, nó dềnh dàng bề ngang như một cái tầu chở


12

dầu thì đúng hơn. Khi sợi dây chận ngang được tháo gỡ,

các xe từ trong phà từng cái một chạy nhanh lên bến.

Lúc bấy giờ June rút trong túi ra một xấp vé phà, tình

tứ nhìn tôi rồi xé đưa cho một vé.

Tôi nói:

- Như vậy có nghĩa là chồng em ở bên đảo sẵn sàng

mở cửa mời anh vô nhà?

June không trả lời kéo tay tôi đi qua chỗ soát vé. Nàng

quá quen thuộc với phà, dẫn tôi đi đủ chỗ: tầng trên, tầng

dưới, có lúc chúng tôi ra phía mũi tầu để nhìn mấy con hải

âu bay lượn đằng trước. Tới lúc mỏi mệt chúng tôi tìm cái

ghế băng thật dài. Nàng nằm dựa vào người tôi như thể vợ

với chồng. Bây giờ cây đàn nằm trong hộp để dưới chân

thừa thãi vô dụng quá. Đàn ơi xin lỗi nghe! Làm sao tôi có

thể ngờ được nhịp đập từ trái tim yếu mềm lại rạo rực đến

thế; làm sao niềm hạnh phúc lại trào dâng phủ kín một đời

trai phong ba bão táp. Tôi ngồi yên không dám thở mạnh,

hệt như anh chăn cừu – trong truyện Những Vì Sao – khi

được người đẹp dựa vào vai mà ngủ. Nếu có điện thoại

trên tay tôi sẽ gọi cho Tiến:

- Tiến ơi! đã tìm được nàng Clementine chưa?

- Được rồi! có tới mấy nàng lận! nhưng mập như cái

lu, còn mày?

- Nàng Stephanette đang nằm đây, dựa vào vai tao mà

ngủ!

- Hôn em chưa?

- Chưa!

- Hôn đi chứ, còn đợi gì nữa hả thằng cù lần!

- Không được đâu, phải gượng nhẹ với những vì sao.


13

Mùa hè năm ấy chúng tôi quấn quít bên nhau, đâu đâu

cũng là kỷ niệm. Những chỗ tầm thường ghi dấu chân

nàng, nay cũng sáng lên trong tôi khung trời yêu thương.

Những chiếc phà trắng như những con thiên nga khổng lồ

lướt trong vịnh biển mờ sương chở chúng tôi qua lại miền

hạnh phúc.

Nhưng hạnh phúc nào chẳng chứa sẵn tai ương, cuối

tháng tám nàng báo cho tôi biết nàng sẽ đi đến một nơi xa

xôi bên kia đại dương; đừng yêu thương nữa, đừng tìm

kiếm, đuổi theo, rồi nàng bặt tăm. Sự việc ấy khiến tôi gục

xuống nhanh như một thân cây rừng trúng búa rìu của

những tiều phu lão luyện, như người lính đang chiến đấu

với niềm tin mãnh liệt, bị bỏ rơi năm nào. Mảnh hồn đau

thương rách nát ấy không kim chỉ, không thợ may lành

nghề nào có thể vá lại được, ngoại trừ sự trở về của nàng.

Một năm sau tôi nhận được thư nàng.

Anh yêu thương,

Bác sĩ bảo em không còn sống được bao lâu nữa. Bây

giờ anh chẳng còn nhận ra em đâu: mắt xanh đã phai màu,

môi nâu đang rướm máu. Mái tóc năm xưa anh vuốt ve

trìu mến nay đã rụng gần hết. Mỗi lần thay máu nhan sắc

cũ lại hiện về ve vuốt mối tình xưa, nhưng lại tàn phai

nhanh chóng. Ngoài trời gió mưa nhiều lắm, bóng đêm

dày đang đe dọa…

Ôi, nếu có anh ở đây em không chết đâu!…

Nhưng không biết đó có phải thật là thư của nàng

không, vì hôm sau tôi không tìm lại được đoạn thư đau

thương đó, tôi như cây rừng bị đốn gục, như người lính bị

bỏ rơi hoang mang điên loạn. Tôi ngờ rằng tôi đã lầm với


14

đoạn thư ngắn ngủi của nàng Graziella lúc hấp hối gửi cho

tình nhân.

Tôi chỉ còn mỗi một niềm vui là ra bến nhìn những

chiếc phà trắng rẽ nước ra đi. Nhưng bây giờ nó giống hệt

chiếc quan tài trắng, có những con hải âu cũng trắng toát

theo sau đưa tiễn.

Mãi tận hai mươi tháng sáu mới vào hè, bây giờ chỉ là

cuối xuân. Chiều cuối xuân năm nay ông ta lại mang xe

đạp ra hồ. Không còn trẻ trung như các thanh niên thiếu

nữ người bản xứ, với lại cuối xuân còn lạnh lắm, ông mặc

quần dài, thêm cái áo jacket, mắt mang kính lão mà tròng

cái helmet lên đầu trông thật kỳ dị. Nhưng không sao, chỉ

cần điều chỉnh dây buộc cho nón che hết trán, nhổng đuôi

sau lên là coi cũng đỡ.

Giờ này những cây đào Quanzan đã tàn hết những

bông hoa đỏ, nhưng nơi đây hoa cỏ mọc đầy, hết hoa đào

lại đến hoa khác đua sắc thắm tươi; vả lại ông ra đây đạp

xe để giữ gìn sức khỏe chứ không phải ngắm hoa. Hình

như ông rất ham sống và còn muốn sống mãi để đợi chờ.

Đường ven hồ bây giờ nhiều xe lắm. Tất nhiên xe hơi

vẫn tránh xe đạp, nhưng cẩn thận ông cho xe đạp lên hẳn

đường đi bộ.

Gió mơn man trên mặt hồ gợn song lăn tăn, những lá

súng tròn bằng bàn tay nổi đầy ven hồ, nhưng hoa súng

chưa trổ bông. Đàn vịt trời bé nhỏ đi hàng một và đâu đây

vang tiếng kêu xao xác của những con thiên nga xám lẫn

tiếng vỗ cánh phành phạch trên bãi cỏ xanh non.

Hồ này lớn lắm, chớ không phải như mấy cái hồ bé tí

teo nơi quê hương ông, nên thỉnh thoảng ông dừng xe

trong một cái park để ngắm nước ngắm trời rồi lại đi. Gần


15

đến cầu 90 ông giật mình thảng thốt vì một dáng người đi

dàng trước. Đúng là June của ông đây mà, cũng mái tóc

đen huyền, bước đi uyển chuyển tiên nga. Ông định gọi

tên cô và thét lên nỗi vui mừng nhưng ông kềm ngay lại

được. Ồ mà làm gì có June nữa nhỉ. June của ông đã bỏ đi

một nơi xa xôi mơ hồ nào từ hơn hai mươi năm trước cơ

mà? Có phải là thiếu nữ xuân tình kia không?

Đoạn này đường đi bộ chật hẹp nên ông không thể

vượt qua xem mặt nàng. Ông đi thật chậm, có lúc chống

chân đứng đợi; còn nàng cứ chậm rãi, chờn vờn hình bóng

trước ông. Rồi tới chỗ đường rộng, ông vượt qua bên phải

nàng, cẩn thận liếc ngang; nhưng hình như vô tình nàng lại

quay mặt ra đường. Ông vốn tính dịu dàng, không thích sỗ

sàng quá đáng nên không quay ngoắt hẳn người để nhìn

cho rõ hơn. Thế rồi ông tự an ủi: thôi cũng chẳng sao, nếu

cô ấy giống June, lại thêm đau lòng. Đến một cái park,

ông cho xe rẽ vào nghỉ ngơi. Định bụng lát nữa đi ngược

về xem cho rõ một lần. Park này khá lớn, có vài cầu bằng

gỗ đưa ra xa bờ để câu cá. Giờ này nước tràn lan lênh

láng, thường có cá lên theo ăn mồi, nên thỉnh thoảng cũng

có tiếng reo hò của những tay câu tài tử… Ông trở lại con

đường đi bộ ngay. Ngó bên trái: nàng chưa đi tới; ngó bên

phải: hình bóng nàng đã chờn vờn tận đằng xa. Lạ, sao đi

trông thơ thẩn mà nhanh quá vậy, thế là ông vội vã đuổi

theo. Nhưng lần này nàng lại quay mặt ra phía khác. Thấy

rờn rợn sau lưng, ông đạp nhanh hơn. Hay là ma quỷ trêu

ghẹo gì đây.

Qua cầu 90 một khúc xa, nhà cửa che lấp hồ. Những

ngôi nhà lộng lẫy có vườn được chăm sóc kỹ lưỡng. Thỉnh

thoảng có một lỗ hổng và ông lại trông thấy hồ. Trước mặt


16

ông là một nhà hàng Trung Hoa và bên kia đường có chợ

nhỏ. Ông dừng lại chống xe và đi vào tiệm ăn. Có lẽ cái

bàn nhỏ ông đang ngồi, kê cạnh cửa sổ là nơi lý tưởng để

chờ người đẹp đi qua. Ông gọi một món ăn nhẹ và nhâm

nhi ly trà. Rồi nàng tới thật, lần này nhìn thẳng vào ông.

Ông giật nhổm người lên. Đúng rồi, June đấy chứ còn ai:

áo dài tha thướt đi qua, hai tay cầm mấy bông mai quế, thứ

hoa hồng vàng tươi đẹp nhất mà có lần ông đã mê mẩn

ngắm nàng đi giữa đường phố trong ngày lễ hội.

Lật đật ông chạy ra quầy tính tiền, nhưng tiệm ăn khá

vắng này không phải lúc nào cũng có người ngồi trực ở

quầy. Ông càng bồn chồn nóng nảy hơn, không lẽ bỏ đi

ngang! Mãi sau mới có người đi ra. Không đợi lấy tiền dư,

ông phóng vội lên xe hăm hở đạp. Đạp mãi rồi quay trở lại

mà hình bóng June vẫn mất tăm. Vừa mệt mỏi vừa thất

vọng, ông dừng xe ở chỗ có tấm bảng đề public lakeshore.

Giữa hai dãy nhà cao là một đường ngắn chạy thẳng

xuống hồ. Một ít nước lóng lánh hiện ra cùng với đá tảng

và cây bụi. Ông dẫn xe xuống con đường đó và thấy ngay

đoạn bờ hồ ngắn ngủn nhưng thật đẹp. Người ta để sẵn ở

đó một ghế dài và một ghế dựa bằng gỗ phong còn rất

chắc chắn và đẹp dù thời gian với mưa nắng dãi dầu. Ông

dựng xe, ngồi xuống ghế dựa. Chung quanh ông hoa iris

tím đang nở, cánh mong manh, tỏa hương mùi hồng phấn

thơm ngát.

Ngày cũng sắp tàn, nắng tắt nhanh, gió đã lành lạnh

rung những bụi cây. Hai bên dãy nhà cao phía sau, đèn đã

lên; qua cửa kính rộng nhà ai đang sửa soạn dùng cơm

chiều. Giờ này căn nhà cổ rộng mênh mông của ông vắng


17

lặng, còn đợi ông về thắp lên chút ánh sáng lẻ loi đêm

đêm.

Rồi có tiếng rẽ nước của mái chèo, một con thuyền

nhỏ sắp lướt qua. Lần này ông thấy rõ ràng June ngồi trên

thuyền đang tươi cười nhìn ông. Tóc bay trong gió, đôi

mắt đen lánh, giọng nói con gái miền Tây ngọt ngào đả

đớt ở đầu giây bên kia mỗi lần ông gọi điện thoại:

- Hi! anh, anh có khỏe hôn?

Thế nhưng con thuyền nhỏ cứ lạnh lùng lướt qua và

mất dạng trong đám lau sậy với sương chiều. Lần này thì

ông biết rõ đó chỉ là ảo ảnh. Ảo ảnh bị thôi thúc hiện ra từ

nỗi tuyệt vọng đợi chờ. Và những giọt nước mắt nóng hổi

lăn trên má già nua, rơi nhanh xuống bàn tay có da nhăn

nheo cằn cỗi; lăn tới những cái móng tay cong queo nứt

nẻ. Những cái móng tay ấy ngày xưa ông đã búng trên sáu

sợi dây đàn những bản tình ca êm ái để ru người yêu dấu.

No comments: