Bái Biệt
Đức Thánh Cha Phanxicô
Bái Biệt
Đức Thánh Cha Phanxicô
Giáo Hoàng Phanxicô đã rời trần thế!
Ngài ra đi, trong ánh sáng Phục Sinh,
Về cùng Thiên Chúa, hưởng phúc an bình,
Sau mười hai năm làm Tông Đồ Cả.
Mình Thánh Chúa Kitô và ngôi Sao lạ,
Hiện trên huy hiệu Triều đại Ngài.
“Cảm thương và Lựa chọn” Thánh ý “Ngôi Lời”.
Tất cả cho người nghèo và chân lý!
Bản thân Ngài, vốn khiêm nhường hiền sĩ,
Mở rộng cánh cửa Giáo hội cảm thương!
Nặng mối quan tâm về khí hậu môi trường,
Ao ước hiệp hành, dung hòa đối thoại.
Đường mục vụ, Ngài chủ trương hoán cải,
Nhẹ phần nghi thức, chú trọng tâm linh!
Vị Giáo Hoàng đến từ Châu Mỹ La-tinh,
Được cả thế giới tôn vinh ngưỡng mộ!
Chúng tôi, người Việt mất quê cha đất tổ!
Yêu kính Ngài, tràn tâm thức chẳng phai.
Bởi Quốc Kỳ Việt Nam, Ngài khoác trên vai!
Đi giữa Quảng trường Thánh Phêrô đông đảo.
Ôi!... Giữa dòng sử Việt, u buồn sầu não,
Giáo Hoàng Phanxicô, đã mạnh bạo vinh danh!
Chắp hai tay, tôi nước mắt long lanh...
Phụng bái !!! Amen.
Trần Quốc Bảo
Richmond, Virginia
Địa chỉ điện thư của tác giả:
Kính mời xem thêm về Đức GH Phanxicô:
Giáo Hoàng Phanxicô
Chữ ký
Huy hiệu
'Miserando atque Eligendo
Cảm thương và Lựa chọn [a]
Giáo hoàng Phanxicô tiếng Tây Ban Nha: Francisco; sinh: 17 tháng 12
năm 1936 – mất : 21 tháng 4 năm 2025 (88 tuổi) ] ; tên chính : Jorge Mario
Bergoglio [b] ). Là GH thứ 266 của Giáo hội CG Rôma.
Ông sinh tại Buenos Aires, Argentina trong một gia đình có năm anh em di
dân gốc Ý. Từ khi nhỏ, Bergoglio đã biết được hai thứ tiếng Tây Ban Nha
và Italia. Bergoglio bắt đầu học Thần học sau khi có bằng Thạc sĩ Hóa học
của Đại học Buenos Aires. [5] Ngày 11 tháng 3 năm 1958, ông gia
nhập Dòng Tên ở Argentina. Năm 1969, trở thành Linh mục - Năm 1998,
ông trở thành Tổng Giám mục của Tổng giáo phận Buenos Aires. Năm
2001, Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong ông làm hồng y.
Ngày 13 tháng 3 năm 2013, được bầu làm Giáo hoàng ,sau khi Giáo
hoàng Biển Đức XVI thoái vị trước đó vào ngày 28 tháng 2,
Ông sinh tại Argentina nên là vị Giáo hoàng đầu tiên đến từ Châu Mỹ
Latinh, Tông hiệu của ông là Phanxicô, được lấy từ tên của
thánh Phanxicô thành Assisi. [9]
Giáo hoàng Phanxicô được đánh giá là người khiêm nhường, quan tâm
đến người nghèo, và sẵn sàng đối thoại với các nhóm cộng đồng có niềm
tin khác nhau.
Sau khi đắc cử Giáo hoàng, ông thể hiện một tác phong giản dị hơn trong
quá trình làm việc hàng ngày, chẳng hạn ông chọn nơi cư ngụ là Lưu xá
Thánh Mátta (một nhà khách của Vatican) thay vì trong căn hộ dành riêng
cho Giáo hoàng tại điện Tông Tòa; mặc áo lễ đơn giản hơn và từ chối mặc
chiếc áo choàng sặc sỡ truyền thống dành cho Giáo hoàng sau khi đắc
cử. [13] Trong chuyến viếng thăm đầu tiên tới một xứ đạo, Phanxicô nói "đây
là thông điệp mạnh mẽ nhất của Thiên Chúa: tình yêu." [14] Mặc dù chỉ mới
lên lãnh đạo Giáo hội Công giáo chưa lâu nhưng trong hai năm liên tiếp
2013 [15] và 2014, [16] ông được tạp chí danh giá Forbes xếp hạng ở vị trí thứ
4 trong số những nhân vật quyền lực nhất thế giới. Còn Tạp chí Time bình
chọn ông là nhân vật của năm 2013 [17] .
Thiếu thời
Jorge Mario Bergoglio sinh tại Buenos Aires, Argentina trong một gia đình
có năm người con của một công nhân đường sắt người Ý di dân. Sau khi
học tại chủng viện Villa Devoto, ông gia nhập Dòng Tên vào ngày 11 tháng
3 năm 1958 và bắt đầu học thần học sau khi có bằng Thạc sĩ hóa
học của Đại học Buenos Aires [18] . Ông cũng hoàn thành cử nhân triết
học tại Đại học Maximo San José ở San Miguel vào năm 1963, và sau đó
giảng dạy văn học và tâm lý học tại hai trường Inmaculada ở Santa Fe, và
Salvador ở Buenos Aires [19] . Có một khoảng thời gian ông làm nhân viên
bảo vệ trong quán bar, nhân viên quét dọn sàn nhà và tiến hành các thí
nghiệm hóa học. [20][21][22]
Trước khi làm giáo hoàng
Linh mục Dòng Tên
Bergoglio học tại Chủng viện Inmaculada Concepción ở Villa Devoto, thành
phố Buenos Aires, ba năm sau thì gia nhập làm tập sinh Dòng Tên vào
ngày 11 tháng 3 năm 1958, chính thức làm tu sĩ vào ngày 12 tháng
3 năm 1960 với lời khấn tạm. Năm 1967, Bergoglio hoàn thành nghiên cứu
thần học và được Tổng Giám mục José Ramón Castellano truyền
chức linh mục ngày 13 tháng 12 năm 1969. Từ đó, ông làm giáo sư phân
khoa triết học và thần học San Miguel - một chủng viện ở San Miguel,
Buenos Aires. Năm 1973, Bergoglio hoàn tất kỳ linh thao tại Alcalá de
Henares, Tây Ban Nha và ông khấn trọn Dòng Tên vào ngày 22 tháng
4 năm đó. [23] Dòng Tên bầu ông làm Giám tỉnh của Dòng tại Argentina từ
năm 1973 đến 1979. [24] Đến năm 1980, ông trở thành giám đốc chủng viện
San Miguel - nơi ông đã được đào tạo từ thời là chủng sinh. [25] Ông phục vụ
trong cương vị đó cho đến năm 1986 rồi sang Đức hoàn thành luận án tiến
sĩ. Trở về Argentina, ông làm linh mục giải tội và linh hướng cho một cộng
đồng Dòng Tên tại Córdoba. [26] Khi còn ở Đức, ông được thấy bức
tranh Đức Mẹ tháo gỡ nút thắt (Mary Untier of Knots) tại Augsburg, ông
mang một bản sao của bức tranh về Argentina, và từ đó nó đã trở thành
một biểu tượng sùng kính Đức Mẹ quan trọng. [27][28][29][c]
Bergoglio được bầu làm Giáo hoàng vào ngày 13 tháng 3 năm 2013 trong
ngày thứ hai của Mật nghị Hồng y 2013, ông chọn tông hiệu là Giáo hoàng
Phanxicô [41][42][43] . Giải thích về điều này, Thomas Rosica - phát ngôn viên
phó của Vatican nói rằng tân Giáo hoàng chọn tông hiệu Phanxicô là liên
quan đến Thánh Phanxicô thành Assisi khó nghèo, vì ông vốn sống theo
gương thánh nhân [44][45][46] .
Hiện tại, Giáo hoàng Phanxicô thông thạo tiếng Tây Ban Nha (tiếng mẹ
đẻ), tiếng Latinh, tiếng Ý và tiếng Đức [52] .Ông cũng nói được tiếng
Anh, tiếng Pháp, tiếng Bồ Đào Nha dù không trôi chảy và một chút thổ
ngữ Piedmont. Những lời đầu tiên của ông nói với công chúng trên cương
vị giáo hoàng khi chúc phép lành Urbi et Orbi [53] :
Chào anh chị em thân mến. Tất cả anh chị em cũng biết nghĩa vụ của Mật
nghị là bầu ra một Giám mục Rôma. Có vẻ như là các hiền huynh Hồng y
của tôi đã phải đi đến cùng trời cuối đất để tìm một vị như thế... kết cuộc
là... Tôi cảm ơn anh chị em về sự đón tiếp nồng nhiệt đã đến từ cộng
đoàn giáo phận Rôma. Trước hết tôi xin anh chị em hiệp ý trong lời cầu
nguyện cho Đức Giáo hoàng Danh Dự Bênêđicctô thứ 16 của chúng ta..
Tất cả chúng ta hãy hiệp ý cầu nguyện cho ngài, xin Chúa ban phép lành
cho ngài và xin Đức Mẹ chở che ngài. ”
Sức khỏe
Giáo hoàng Phanxicô hiện chỉ còn một lá phổi do một lá phổi của ông đã bị
cắt bỏ sau khi ông trở thành linh mục không lâu. Nguyên nhân của việc
này, theo như ông nói với người viết tiểu sử của mình là vì khi đó ông bị
viêm phổi và ba khối u trong phổi; bệnh tình đã đe dọa nghiêm trọng tính
mạng của ông trong ba ngày và các bác sĩ đã quyết định cắt đi một lá
phổi, [54] nhưng có vẻ Giáo hoàng đã không bị ảnh hưởng nhiều của việc
thiếu mất một lá phổi và ông vẫn sống một cuộc sống khỏe mạnh sau sự
kiện này. [55] Các bác sĩ chỉ lo ngại rằng ông có thể bị suy giảm khả năng hô
hấp nếu trong tương lai ông bị một chứng viêm nhiễm đường hô hấp nào
đó. [54]
Phong cách
Ông là một vị Giáo hoàng bình dị. không phô trương quyền thế. Các điểm
khác biệt giữa ông và vị Giáo hoàng tiền nhiệm Giáo hoàng Biển Đức
XVI là: ông chọn nhẫn mạ bạc thay vì nhẫn vàng, dây chuyền thánh giá sắt
thay vì vàng, quần đen thay vì trắng, tất đen thay vì trắng và ông chọn giày
đen thay vì giày mềm đỏ đặc trưng của chức Giáo hoàng [56] .
Qua đời
Vào lúc 9 giờ 45 phút (giờ Vatican) sáng ngày 21/04/2025, Đức Hồng
y Nhiếp chính Giáo hội Công giáo Rôma Kevin Joseph Farrell, đã thông
báo cho toàn thế giới biết về sự ra đi của Đức Giáo hoàng Phanxicô từ
Nhà Thánh Mátta bằng những lời sau:
“Anh chị em thân mến, với nỗi đau sâu sắc, tôi phải thông báo về sự qua
đời của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Vào lúc 7 giờ 35 phút sáng nay, (Thứ Hai Phục Sinh, ngày 21 tháng 4 năm
2025,) Giám mục Roma, Phanxicô, đã trở về nhà Cha. Cả cuộc đời Ngài
đã được hiến dâng để phục vụ Chúa và Hội Thánh của Người. Ngài đã dạy
chúng ta sống các giá trị Tin Mừng với lòng trung tín, can đảm và tình yêu
phổ quát, đặc biệt là cho những người nghèo khổ và bị gạt ra bên lề.
Với lòng biết ơn sâu xa vì gương sáng của Ngài như một môn đệ đích thực
của Chúa Giêsu, chúng ta phó thác linh hồn Đức Thánh Cha Phanxicô cho
tình yêu thương xót vô biên của Thiên Chúa Ba Ngôi.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô từ trần,
thọ 88 tuổi
Tòa Thánh Vatican loan báo vào lúc 7 giờ 35 sáng
ngày hôm nay, 21/04/2025, giám mục thành
Roma, thánh cha Phanxico, « đã trở về nhà của
Chúa Cha ».
Giáo hoàng Phanxicô tên thật là Jorge Mario Bergoglio sinh ngày 17 tháng 12
năm 1936, tại Buenos Aires, Achentina đã qua đời, sau nhiều tuần lễ phải
nhập viện vì bệnh đường hô hấp.
Lãnh đạo Tòa Thánh đã xuất hiện trước công chúng lần cuối cùng nhân ngày
lễ Phục Sinh Chủ Nhật hôm qua, 20/04/. Phó tổng thống Hoa Kỳ J.D. Vance là
vị quốc khách cuối cùng được tiếp kiến giáo hoàng Phanxicô.
Ngày 13/03/2013, hồng Y Bergoglio được bầu làm giáo hoàng thứ 266 của
giáo hội Công Giáo. Ngài là giáo hoàng đầu tiên đến từ tân thế giới, đầu tiên
xuất thân từ Dòng Tên, và là vị giáo Hoàng đầu tiên lấy danh hiệu là
Phanxicô.
Đứng đầu Tòa Thánh, giáo hoàng Phanxicô đã dành chuyến viếng thăm đầu
tiên đến Lampedusa - Ý, thăm hỏi người tị nạn vượt đại dương đến châu Âu,
tỏ lòng nhân ái với di dân.
Giáo hoàng được biết đến với lập trường thể hiện trách nhiệm của con người
đối với môi trường sinh thái. Ngài mạnh mẽ phê phán những bất bình đẳng
kinh tế, xã hội, lên án các cuộc xung đột quốc tế, ví dụ như chiến tranh
Ukraina.
Phanxicô cũng là lãnh tụ Công giáo đầu tiên thể hiện khoan dung đối với cộng
đồng LGBT, nhưng Vatican vẫn coi đồng tính là tội lỗi và không chấp nhận hôn
nhân đồng giới.
Thông tín viên của RFI Duy An, từng là thủ thư Thư viện Dòng Đa Minh và
Quản lý tu viện Santa Sabina Roma, từ 2011-2022 cho biết thêm về tin Giáo
Hoàng Phanxicô về bên Chúa và tang lễ của lãnh đạo Tòa Thánh sắp tới đây
:
« Lúc 9 giờ 45 phút sáng, giờ Roma, Đức Hồng Y Kevin Farrell, quản lý Dinh
tông tòa, đã thông báo sự qua đời của Đức giáo hoàng Phanxicô vào 7 giờ 35
sáng ngày 21/04/2025.
“Cả cuộc đời ngài đã được hiến dâng để phục vụ Chúa và Hội Thánh của
Người. Ngài đã dạy chúng ta sống các giá trị Tin Mừng với lòng trung tín, can
đảm và tình yêu phổ quát, đặc biệt là cho những người nghèo khổ và bị gạt
ra bên lề.”
Đức Giáo hoàng Phanxicô đã phải nhập viện vì chứng viêm phổi hôm 14
tháng hai. Và sau 38 ngày điều trị tại bệnh viện Gemelli, Roma, ngài đã trở về
Vatican để dưỡng bệnh. Trong Tuần Thánh, ngài đã không chủ sự các buổi cử
hành cũng như Ban Phép Lành Urbi et Orbi cho toàn thế giới vào trưa ngày
chủ nhật Phục sinh. Và lần cuối Ngài đã xuất hiện trên quảng trường thánh
Phêrô để chào các tín hữu hành hương sau phép lành Phục Sinh.
Ngài sẽ được an táng tại Đền Thờ Đức Bà Cả (Santa Maria Magiore)
ở Roma nhưng ngoài thành Vatican » .
Năm 2013 khi lên lãnh đạo Tòa Thánh, giáo hoàng Phanxicô đã dành chuyến
viếng thăm đầu tiên đến Lampedusa - Ý, thăm hỏi người tị nạn vượt đại
dương đến châu Âu, tỏ lòng nhân ái với di dân.
Cộng đồng quốc tế phân ưu
Ngay sau khi có tin giáo hoàng Phanxicô từ trần, lãnh đạo các nước trên khắp
thế giới đã đồng loạt chia buồn. Thủ tướng Ý Giorgia Meloni tuyên bố, « vô
cùng đau buồn, vì một con người vĩ đại đã ra đi. » Hiện đang công du
Mayotte, tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đã gửi lời "chia buồn sâu
sắc nhất đến các tín hữu Công giáo trên toàn thế giới". Nhà Trắng đã đăng tải
thông điệp ngắn trên mạng X : "Cầu nguyện cho giáo hoàng Phanxicô yên
nghỉ."
Về phần mình, tổng thống Nga Vladimir Putin ca ngợi giáo hoàng Phanxicô là
"người luôn bảo vệ các giá trị cao cả của chủ nghĩa nhân văn và công lý",
"đóng vai trò tích cực trong việc phát triển đối thoại giữa Giáo hội Chính
thống Nga và Giáo hội Công giáo La Mã, cũng như trong việc thúc đẩy mối
quan hệ giữa Nga và Vatican".
Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky cũng đã bày tỏ lòng thương tiếc
trước sự ra đi của Giáo hoàng, người "đã cầu nguyện cho hòa bình ở
Ukraina". Trong khi tổng thống Palestine Mahmoud Abbas thì đau buồn vì sự
ra đi của "người bạn trung thành của nhân dân Palestine", người "đã công
nhận Nhà nước Palestine và cho phép treo cờ Palestine tại Vatican".
Không chỉ các tín hữu Công giáo, đại giáo sĩ Do Thái của Pháp cũng ca ngợi
nỗ lực của Giáo hoàng trong cuộc chiến chống chủ nghĩa bài Do Thái trên
khắp thế giới.
Tại Rôma, chuông nhà thờ Vatican đã vang lên trước sự chứng kiến của hàng
trăm tín hữu tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô. Vatican thông báo rằng thi
hài giáo hoàng sẽ được chuyển đến nhà nguyện Sainte-Marthe vào chiều nay
và một buổi đọc Kinh Mân Côi cũng sẽ được tổ chức tại quảng trường Thánh
Phêrô.
Còn tại nhà thờ Đức Bà Paris, dòng người tưởng niệm đức giáo hoàng không
ngừng đổ về. Ngay từ 11h trưa, 88 hồi chuông của nhà thờ Đức Bà, tượng
trưng cho 88 năm cuộc đời Giáo hoàng, đã vang lên khắp Paris và kết thúc
bằng một hồi chuông lớn vang dội. Thị trưởng Paris, bà Anne Hidalgo cho biết
tháp Eiffel sẽ tắt đèn tối nay để tưởng nhớ vị giáo hoàng quá cố và đề xuất
đặt tên một địa điểm tại thành phố Paris mang tên giáo hoàng.
No comments:
Post a Comment