Thưa Quý Vị.
“Người tình không chân dung” là nhạc phẩm của Nhạc Sĩ Hoàng Trọng (1922-1998) viết cho bộ phim điện ảnh mang cùng tên NTKCD do đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc thực hiện năm 1971 với diễn viên chính là Kiều Chinh và tài tử Trần Quang.
Đó là một bộ phim với một câu chuyện hết sức đặc biệt, một cái nhìn độc đáo về người lính VNCH, và về cảm tình của những người ở hậu phương dành cho người lính đang chiến đấu ngoài sa trường. Khán thính giả không thể quên được hình ảnh chiếc nón sắt của người lính Cộng Hòa nằm bên bờ lau sậy, mà chủ nhân của nó không biết đang ở đâu trong cuộc chiến, anh “đang xông pha đèo cao dốc thẳm, hay đã về bên kia, phương trời miền miên viễn chiêm bao”?
Ca sĩ Lệ Thu đã được mời trình bày nhạc phẩm này rất thành công.
Hôm nay nhân 50 năm kỷ niệm Ngày 30 tháng 4, 1975, kính mời Quý Vị thưởng thức Nhạc Phẩm giá trị này với tiếng hát của Ca Sĩ Lệ Thu. Phần Video với hình ảnh 4K do Trần Ngọc A. thực hiện.
Xin bấm LINK để xem hình rõ nét.
https://youtu.be/hu7E9Szp8E0?
Đa tạ.
TN.A
(Đài VOA)
Ca Sĩ Lệ Thu (1943-2021) đã ra đi và để lại một mất mát lớn cho nền ca nhạc Việt Nam.
Anh Jimmy Nhựt Hà, người dẫn chương trình truyền hình đồng thời là người gần gũi với gia đình Lệ Thu, cho VOA biết anh được con gái ca sỹ Lệ Thu thông báo mẹ cô qua đời vào lúc 7h tối ngày 15/1/2021 tại bệnh viện Orange Coast Memorial, Quận Cam. Ca sỹ Lệ Thu, một trong những danh ca hàng đầu của miền Nam Việt Nam trước 1975, vừa qua đời ở miền Nam California sau gần hai tháng chống chọi với Covid-19 ở tuổi 78, VOA vừa được xác nhận.
------------------------------
(Theo Wikipedia) NS Hoàng Trọng Hoàng Trọng tên thật là Hoàng Trung Trọng, (1922 -1998) tại Hải Dương. Ông là một NS lớn của nền tân nhạc VN. Cuối thập niên 1930, tân nhạc Việt Nam bắt đầu hình thành, Hoàng Trọng cũng có sáng tác đầu tay Đêm trăng được viết năm 1938, và tiếp theo như Tiếng đàn tôi, một trong những bản Tango đầu tiên của Việt Nam và Một thuở yêu đàn. Ông định cư tại Hà Nội năm 1947. Thời gian đó ông đã viết bản Phút chia ly, một nhạc phẩm tango giá trị, do Nguyễn Túc đặt lời. Cũng trong khoảng thời gian ở Hà Nội, Hoàng Trọng liên hệ với những nghệ sĩ của đài phát thanh như Mộc Lan, Minh Diệu, Mạnh Phát, Châu Kỳ... nhờ đó các nhạc phẩm của ông được phổ biến. Hoàng Trọng cũng viết cuốn Tự học Hạ Uy cầm. Năm 1950, nhạc sĩ Hoàng Trọng gia nhập quân đội. Ông là trưởng ban Quân nhạc Bảo Chính Đoàn. Khoảng thời gian này, ông viết nhiều bài hát, trong đó có Gió mùa xuân tới. Năm 1953 tên tuổi Hoàng Trọng thực sự nổi tiếng với Nhạc sầu tương tư, Dừng bước giang hồ. Năm 1954, Hoàng Trọng di cư vào miền Nam, sống trong hoàn cảnh gà trống nuôi ba con: Hoàng Nhạc Đô[1], Hoàng Cung Fa, Hoàng Bạch La. Tại Sài Gòn, ông thành lập những ban nhạc trình diễn trên đài phát thanh Sài Gòn, đài Quân đội, đài Tiếng Nói Tự Do và đài Truyền hình Việt Nam. Và năm 1967, với Ban Nhạc Hòa Tấu Tiếng Tơ Đồng. Khoảng thời gian ở Sài Gòn, Hoàng Trọng sáng tác rất mạnh mẽ, nhiều ca khúc nổi tiếng như Ngàn thu áo tím, Lạnh lùng, Bạn lòng, Mộng lành, Tiễn bước sang ngang, Ngỡ ngàng...
Trong khoảng 200 nhạc phẩm của Hoàng Trọng, ông chỉ tự đặt lời khoảng 40 bài. Số còn lại được sự giúp đỡ của nhiều nhạc sĩ khác như Hồ Đình Phương, Hoàng Dương, Nguyễn Túc, Quách Đàm, Vĩnh Phúc...
Trong giới nhạc sĩ Việt Nam, Hoàng Trọng viết tango nhiều và được xem như người thành công nhất với danh hiệu Vua Tango.
Ông cũng tham gia viết nhạc phim, một vài phim có tiếng như Xin nhận nơi này làm quê hương, Giã từ bóng tối, Người tình không chân dung, Sau giờ giới nghiêm, Bão tình. Với nhạc trong bộ phim Triệu phú bất đắc dĩ, Hoàng Trọng đã được giải thưởng Văn học Nghệ thuật của Việt Nam Cộng hòa trong năm 1972 - 1973.
Sau 1975, Hoàng Trọng chỉ sáng tác một vài ca khúc và không phổ biến. Bản cuối cùng của ông là Chiều rơi đó em. Năm 1992 Hoàng Trọng sang định cư tại Hoa Kỳ và qua đời ngày 16 tháng 7 năm 1998.
No comments:
Post a Comment