Phi trường nổi giá trị $40 tỷ Mỹ Kimcủa Nhật Bản đang chìm dầnPhi trường quốc tế Kansai, Phi trường đầu tiên trênthế giới xây hoàn toàn trên đảo nhân tạo, lún hơn11,5 m trong 8 năm đầu tiên.Được xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo rộng4 x 2,5 km, Phi trường Kansai là một kỳ quan kỹthuật được đánh giá cao khi hoàn thànhKansai International Airport (KIX) Phi trường nổi tiếngthế giới nằm trên đảo nhân tạo tại Vịnh Osaka,Nhật Bản,đã trở thành tâm điểm của ngành kỹ thuật xây dựng khira mắt vào năm 1994và là phi trường đầu tiên trên thế giới xây hoàn toàntrên đảo nhân tạo.Phi trường cũng có nhà ga dài nhất thế giới và gần nhưchưa từng để thất lạc kiện hành lý nào của khách suốtmấy chục năm qua.Phi trường đầu tiên trên thế giới xây hoàn toàn trênđảo nhân tạo (Ảnh: News).Quá trình xây dựng bắt đầu vào năm 1987, sau 20năm lên kế hoạch. Đây là một dự án khổng lồ và tốnkém, với tổng chi phí lên đến $19 tỷ đô la vào thờiđiểm đó - tương đương gần $46 tỷ đô la ngày nay.Dự án đòi hỏi phải tạo ra một hòn đảo hoàn toàn mới,được tường chắn sóng dài 11 km bảo vệ, kết nối vớiđất liền bằng một cây cầu có chi phí xây dựng $1,6 tỷđô la.Thành công của Kansai đã mở đường cho các Phi trườngnổi sau này.Dù đạt được nhiều thành tựu đột phá, công trình đangphải đối mặt với thách thức lớn chìm xuống biển nhanhhơn dự kiến.Các kỹ sư ban đầu dự đoán rằng hòn đảo sẽ lún khoảng8 m trong vòng 50 năm. Thực tế, tốc độ lún nhanh hơnnhiều, lên tới hơn 11,5 m trong 8 năm đầu tiên.Vấn đề chính nằm ở các lớp đất sét bên dưới đảo nhântạo. Dù nhóm kỹ sư đã tiến hành nhiều bước để làmcứng chắc lớp trên cùng, tầng đất sét sâu hơn, chứađầy những túi cát, khó dự đoán hơn.Sự sụt lún này làm tăng đáng kể chi phí: Hơn $120triệu đô la đã được chi trả nhằm giữ cho đảo cao hơnmực nước biển.Dù có vấn đề sụt lún, thiết kế của Kansai vẫn là mộtminh chứng cho kỹ thuật tài tình.Nhà ga do kiến trúc sư nổi tiếng Renzo Piano thiết kếcó thể chống chọi với thiên tai, bao gồm cả động đất.Năm 1995, khi động đất Kobe tàn phá những khu vựclân cận, phi trường Kansai vẫn nguyên vẹn và hoạtđộng bình thường.Thiết kế của phi trường cũng cho phép điều chỉnh liêntục. Nhà ga nằm trên 900 cột đỡ có thể nâng lên hoặchạ xuống để giữ sự kiên cố vững chắc cho vấn đề sụtlún không đều.Ngay cả đường băng - xây bằng nhựa đường linh hoạtthay vì bêtông - cũng có thể hấp thụ rung lắc màkhông bị nứt.Những năm gần đây,phi trường đối mặt với một sốthách thức mới. Năm 2018, bão Jebi tấn công vịnhOsaka, vượt qua tường chắn sóng và làm ngập đườngbăng, gây gián đoạn hoạt động hai tuần.Sự việc này đã thúc đẩy các nâng cấp tiếp theo, baogồm việc nâng cao tường chắn sóng thêm 2.7m đểchống lũ lụt trong tương lai.Vậy những biện pháp này có thể giữ cho phi trườngquốc tế Kansai hoạt động bao lâu?Giới chuyên gia dự đoán rằng nếu không có sự canthiệp đáng kể, đảo nhân tạo của phi trường có thểlún xuống bằng mực nước biển vào năm 2067.Một ngày nào đó, gánh nặng tài chính của việc liên tụcnâng cao đường băng và tường chắn sóng có thể vượtquá lợi ích thu được khi duy trì hoạt động cho phi trường.Dù vậy,phi trường Kansai vẫn đóng vai trò quan trọngtrong hệ thống hàng không Nhật Bản,với hơn 28 triệulượt hành khách mỗi năm và là cửa ngõ chính kết nốiOsaka với thế giới .Trong 30 năm tới, sân bay quốc tế Kansai có tồn tạinữa hay không là điều không ai có thể dám chắc.Tuy nhiên, vị trí của nó trong lịch sử không thể thayđổi.
No comments:
Post a Comment