Friday, April 29, 2016

KỲ THI TÚ TÀI IBM (GS Dương Đình Đống)







Kính thưa quý Thầy Cô & các anh chị,

Sau hai bài hồi ký của GS Dương Đình Đống nhắc nhiều về kỷ niệm lúc Thầy đi dạy học, & Tuy Hòa nến yêu trong tim Thầy … Hôm nay Thầy gởi đến chúng ta bài viết về kỳ thi tú tài IBM duy nhất tại Sài Gòn năm 1974.  Thầy là người được chọn đi chấm thi trong kỳ đó.

Khi nhắc đến Thầy tất cả học trò luôn cả GS cùng dạy đều biết Thầy rất nghiêm nghị, dạy hết lương tâm, thương mến học sinh nghèo, đặc biệt tính của Thầy là công chính và trong sạch, đúng với lương tâm của một nhà giáo.  Dù cho phải sống khó nghèo với đồng lương cố định, nhưng Thầy vẫn giữ bản chất thanh liêm.

Nhiều anh chị đọc bài và nhớ lại người Thầy tôn kính của minh, đã xin email để có dịp thăm hỏi Thầy xưa, điều đó chắc làm Thầy cảm động vì cả đời làm nghể “bán cháo phổi” hy sinh hướng dẫn chỉ mong cho học trò nên người hữu dụng , đó chính là phần thưởng cao quý cho Thầy hôm nay.

Xin mời quý Thầy Cô & các anh chị đọc bài: “Kỳ Thi Tú Tài IBM đầu tiên 1974” để biết thêm về khí phách của Thầy, sự trong sạch thanh liêm của một nhà giáo đã làm đúng lương tâm.

Trân trọng,
Thukỳ.
 

         KỲ THI  TÚ TÀI IBM  DUY NHẤT
                     (TẠI SÀI GÒN  NĂM 1974 )          

          Đó là một kỳ thi đặc biệt,  lạ lùng (có thể gọi là quái đản ) từ trước đến giờ,  theo sáng kiến của Ông Bộ Trưởng Giáo Dục Ngô Khắc Tỉnh và các cố vấncủa ông ta cuối thời Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu . 
        
         Trước kỳ thi lối hơn 1 tháng,   một thông cáo từ Bộ Giáo Dục ở Sài gòn,   qua Nha Trung, về các trường, yêu cầu chọn gởi về Nha đề nghị các Giám khảo kỳ thi này phải là các Giáo sư có thành tích công bằng và liêm khiết !

            Trường Nguyễn Huệ Tuy hòa sau đó chọn duy nhất mình Tôi,  mà sau này,  trước khi lên đường đi làm nhiệm vụ Tôi mới được biết! Theo Sự vụ lệnh,  Tôi được cử làm Giám thị ở trường THPT Lương văn Can ở quận 8 và làm Giám khảo tại Nha Trung  học,  số 7 Nguyễn Bĩnh Khiêm,  quân ISài gòn.  Như một người lính,  phải lên đường làm nhiệm vụ khi thằng con thứ hai của Tôi mới sinh được mấy ngày,   và nhà Tôi quá yếu đuối và cô đơn.  Ra đi mà lòng  ray rứt,  bàng hoàng,   chẳng thấy vinh dự chút nào.  Lại nữa trường Tôi hiếm gì Giáo sư công bằng và liêm khiết.  Cử như thế chỉ gây thêm đố kỵ giữa các đồng nghiêp mà thôi!

            Sau mấy ngày làm Giám thi mệt đừ,  bọn Giám khảo chúng tôi khắp cả nước,  từ Quảng trị đến Cà mau được tập trung tại hội trường Nha Trung hoc,  gần Sở thú. 

            Buổi làm việc đầu tiên của tất cả Giám khảo là họp công tác tại hội trường lớn của Nha.  Nơi này rất thiếu các tiện nghi tối thiểu như đèn,  bàn ghế,  quạt máy,  micro,  loa…Tất cả các giám khảo lối vài trăm người đều phải ngồi trên các dãy ghế dài của học trò,  kê tạm bợ.  Phía  đầu dãy được kê vài cái bàn thôkhông có khăn trải,  3 cái ghế dựa đơn sơ và một micro !
         
            Theo mọi năm thì ban Chủ khảo chỉ có hai vị,  đó là ông Giám đốc Nha Trung học, Chánh chủ khảo và ông Giám đốc Nha khảo thíPhó chủ khảo.  Nhưng kỳ thi này,  đặc biệt lại có thêm môt người thứ ba: Ông này được ông Giám đốc NhaTrung học giới thiệu là Công cán Ủy viên của Bộ Giáo duc,  làm Chánh chủ khảo-ngồi giữa-còn hai bên là Giám đốc Nha Trung học và Giám đốc Nha Khảo thí (là thầy Nguyễn Kim Linh,  cựu giáo sư trường Gia long về môn Sinh vật) đều là Phó Chủ khảo!

            Ông Công cán Ủy viên này,  ở Pháp mới về,  nghe đâu là cháu của ông Bộ Trưởng Ngô Khắc Tình,  và hình như chưa là Nhà giáo.  Ông này rất trẻ so với hai “cụ”Giám đốc lùn,   nhò con,   loắc choắc,  có vẻ”ta đây”,  và hách xì xằng ! Sau đôi lời giới thiệu của ông Giám đốc Nha Trung học,  Ông Công cán Ủy viên liền xô ghế ra phía sau,  đứng dậy phát biểu: “:Thưa quí vị Giám Khảo,  vì đây là kỳ thi đặc biệt mới,  rất quan trọng,  xin quí vị lưu ý chấm cho thật đàng hoàng,  vì các vị Giám thị  trong kỳ thi vừa qua làm việc rất bê bối,   tất trách…” Ông ấy nói không dè dặt“muc hạ vô nhơn”(xem dưới mình không còn ai) một hồi,  rồi ông ta ngồi xuống

            Không khí hội trường bỗng chùng xuống.  Một không khí im lặng khó chịu vì hình như mọi người đều có cảm tưởng mình vùa bị mắng khéo!Riêng Tôirất nóng lòng.  .  !.  Chờ vài phút không thấy ai có phản ứng,   Tôi,   chẳng đặng đừng,  giơ tay xin nói.  Lúc bấy giờ Tôi ngồi ở hàng ghế cuối cùng,  trước mặt Tôihàng mấy trăm người,  phần nhiều là các đàn anh,   đàn chị,  lão luyện trong nghề.  Ông Giám đốc Nha Trung học bảo Tôi chờ đưa cái micro duy nhất ở bàn chủ tọa xuống,   nhưng Tôi bảo không cần vì Tôi có thể nói lớn,  nói khỏe đủ cho cả hội trường nghe!Mọi người có vẻ ngạc nhiên,   nhìn Tôi.  Có lẽ họ đều nghĩ anh chàng “vô danh tiểu tốt”này sắp phát biểu “tầm vơ”gì đây,   mất thì giờ!. 

            Tôi bình tĩnh,  dõng dạt nhấn mạnh từng lời:”Thưa ông Công cán Ủy viên Chánh  Chủ khảo,  thưa hai vị Phó Chủ khảo,  thưa các đồng nghiệp Giám khảo,  Chúng Tôi hiện là Giám khảo mà chỉ mấy hôm trước đây là Giám thị kỳ thi Tú Tài IBM toàn quốc.  Chúng Tôi phần lớn đã  làm việc quên mình cho kỳ thi này.  Dĩ nhiên kỳ thi đươc tổ chức rộng khắp cả nước với rất nhiều địa bàn phức tạp khác nhau,  rất khó đạt kết quả vẹn toàn như mong muốn của tất cả mọi người.  Thế nhưng ông Công cán Ủy viên đã bảo  tất cả Giám thi,   dĩ nhiên trong số ấy có Chúng Tôiđều beâ boái tất trách!.  Vơ đủa cả nắm như thế là sai; điều này nếu xãy ra thì chỉ một số ít trong đại  đa số Giám thị.  Vì thế,  Tôi đề nghị ông xin lỗi Chúng Tôi và rút lại lời nói hớ ấy.  Nếu ông không cho là mình nói sai,  không chịu rút lại lời nói ấy thì Tôi đề nghị tất cả quí vị Giám khảo ở đây rút về hết,   để cho ông Công cán Ủy viên một mình làm Giam khảo vì chỉ ông ấy là người duy nhất không be boi,   tất trách.  Nói đến đây,  Tôi ngừng lời. 

           Bỗng cả hội trường vỗ tay ầm ầm như sấm dậy vì Tôi đã gãi đúng chỗ ngứa,  thỏa lòng tự ái chính đáng và danh dự của mọi người.  Cả hai ông Phó Chủ khảo cũng vỗ tay-không dè dặt- lại còn nhếch mép cười.  Hình như hai ông này gần lại đây,   khi cộng tác với ông Công cán đã thấy ông này tuổi còn trẻ“non jeu’ mà quá “láo” và chưa có cách phản ứng.  !

           Sau đó vài người cũng phát biểu gay gắt chê trách ông Công cán Ủy viên

           Một lúc,  sau ông Công cán Ủy viên nhẹ nhàng kéo ghế (lần nầy không xô ghế ào ào như lần trước ),  xin lỗi tất cả Giám khảo vì mình đã sai lầm,  xin rút lại lời nói hớ và  mong ước kỳ chấm bài lần này sẽ diễn ra tốt đẹp

          Tôi vô tình trở thành “cái đinh” ngoài ý muốn.  Nhiều người hỏi tên của Tôi và trường của Tôi.  Tôi chỉ trả lời đó là trường Nguyễn Huệ,   Tuy hòa,   còn tên Tôi không đáng nói,  cứ hỏi “gà điên” dạy Lý Hóa và Triết là biết ngay! Nhiều người sau này lại còn vui vè nhường chỗ ngồi cho Tôi trên xe buýt công vụ khi xe chở Giám khảo đi và về từ Nha 
 Khảo thí đến cơ quan D.  A.  O,   cơ quan của Mỹ ở Tân Sơn Nhứt,  nơi có các máy IBM to đùng như các tủ đứng 


                                                                *
          Buổi họp  được giải tán lúc gần 11 giờ trưa.  Mọi người tranh nhau ra về vì sẽ trở lại họp lúc 1giờ rưỡi chiều.  Trong khi Tôi đang lầm lũi bước ra gần tới cổng Nha thì một người sau gốc cây to bên trong cổng xìa ra chận Tôi lại:Té ra ông ta đã “phục kích “ Tôi từ rất lâu  trước đó.  Trước sự ngỡ ngàng của Tôi,  ông ta nói ngay: “Chào thầy Đống,  tôi tên là Phong,  nhà ở gần chợ Tuy hòa và làm nghề thu thuế chợ.  Tôi  biết thầy chấm thi Tú Tài ở đây.  .  .  ”Nghe thế Tôi biết ngay ý định của ông ta….  Ông ta mời Tôi ghé ngoài cổng uống nước để tiện nói chuyện .  Nhưng Tôi từ chối:”Cảm ơn ông,  bây giờ đã hơn 11 giờ rồi và đến 1 giò rưỡi Tôi phải làm viêc trở lai,   không thể đi uống nước được.  Ông cần gì cứ nói mau vì Tôi phải về nhà gấp!” Tôi vừa đi vừa nói và ông ta phải vừa kẹp nách cái tép dầy cộm vừa lê giép chạy theo…Ông ta bảo năm ngoái ông ta có một thằng con thi Tú tài,  đã mất ba trăm ngàn đồng mà vẫn rớt;năm nay ông ta lại có thêm thằng nữa đi thi Nếu rớtchúng no sẽ phải bi gọi vào trường Hạ sĩ quan Ñoàng ñeáNha trang rồi sau đó phải ra tác chiến thì chẳng những chúng nó bị khổ thân mà gia đình ông ấy cũng sẽ điêu đứng.  Ông ấy giành nói luôn -như để nhữ Tôi -Năm nay giá cả đắc đỏ,  hơn nữa ở đây Thầy lại có lắm bạn bè,  tôi xin gởi thầy số tiền bằng hai lần năm ngoái để thầy mời các thầy khác đi ăn và bồi dưỡng thêm để giúp giùm hai cháu kẽo tội nghiệp.  Tôi vội ngắt lời ông :”Các cháu thi cử thế nào,  có bỏ bài thi không ?”Ông ấy đáp”Theo chúng nó kể lại thì chúng nó làm bài khá,  không bỏ bài nào !”.  Tôi bảo”Thế thì chúng nó sẽ đậu cả,  ông đừng lo!”Khi ấy chúng tôi đã đi bộ tới gần cổng Sở thú và Tôi dừng lại chờ đón taxi.  Thấy ông ấy không yên tâm.   Tôi.  bảo :”Trước đây nhiều người dư đoán kết quả thi kỳ này lối 75 % ;gần lại đây,  vì bị báo chí công kích tơi bời nên Tôi nghe “ở trên Bộ” ngầm ra lệnh cho đậu đến hơn 85 %,  vì thế nếu các con của ông không bỏ bài thi Tôi chắc chắn chúng nó sẽ đậu cả,   đừng mất tiền vô ích.  Với Tôisố tiền ông định đưa ra là quá lớn.  ,  nghề giáo của Tôi có mơ cũng không thấy.  Nhiều người cứ nhắm mắt “ hốt’ càng,  nhưng Tôi không bao giờ làm như vậy!Nhưng ông phải hứa với Tôi rằng khi chúng nó đậu,  ông phải chi 50 ngàn đồng,  được không ? Ông ấy vôi đỡ lời “Nhiều nữa còn được,  huống chi chừng ấy.  Tôi có thể đưa  cho Thầy 100 ngàn ngay bây giờ !Tôi phì cười:”Không phải đưa cho Tôi mà đưa cho các con của ông kìa Khi chúng nó đậu,   ông phải đưa cho chúng nó,  chỉ 50 ngàn thôi,  không cần nhiều hơn để chúng nó mua vé máy bay vào Sài gòn dọ xem và tìm trường thi vào đại học,  phần tiền còn lại cho chúng nó chi tiêu trong những ngày ở đấy”.  Tôi nói thêm”Tôi biết nhiều phụ huynh chịu mất số tiền lớn để làm các việc tào lao như hối lộ,  đút 1oùt này nọ,  còn những việc thiết thực thì tiếc rẽ với con từng đồng.  ” Tôi cũng nói”Ông đưa tên chúng nó đây;khi chúng nó đậu,   Tôi sẽ đánh điện về để cho cả nhà mừng,  Và Tôi nói cho ông biết Tôi chỉ đánh điện khi kết quả đã được niêm yết  tại Sài gòn.  Vì là người trong cuôc,  Tôi sẽ biết kết quả trước,  nhưng làm như thế Tôi không vi phạm luật thi và không ai có thể trách móc gì Tôi  được.  Các con của ông  vẫn sẽ là những thí sinh ở Tuy hòa biết kết quả sớm nhất đấy!”.  Ông ấy thấy Tôi không nhận tiền,  rất ức lòng vì không cám dỗ được Tôi và không thể làm gì hơn,   bèn rút trong tép ra miếng giấy đã ghi sẵn tên hai đứa là Nguyễn Ñöùc và Nguyễn Nhöït,  sinh ngày……….  số ký danh…….  .  Vẫn chưa bỏ thói  xấu của dân “quen chạy mánh”,  ông ta cố tình cho Tôi thấy những xấp tiền lớn,  mới (hình như vừa rút ra ở ngân hàng ra ) và nói:”Thầy cho tôi gởi ít tiền để đánh điện tín “.  Tôi nói ;”Bạc triệu của ông mà Tôi còn không thèm huống gì chừng ấy.  Công đi xem kết quả và tiền đánh điện tínxem như Tôi dùng để mừng cho chúng nó”.  Nói đoạn,  Tôi nhìn đồng hồ thấy quá trưa,  Tôi chào ông ấy và lên taxi về nhà.  Ngoái lại.  Tôi thấy ông ấy còn đang tầng ngầng ngóng theo xe Tôi.  Chắc ông ấy suy nghĩ lung lắm: Tiếc rằng con cá Đống không thèm cắn mồi quá béo bở của me-xừ Phong thu thuế chợ Tuy hòahoặc mừng vì của “hoạnh tài’ chắc chiu bấy lâu nay do mánh mung vẫn còn nguyên venlại thêm hoang mang lo số phận hai đứa con sẽ ra sao;rồi sao…! (que sera,  sera!)

         Quả thực như lời Tôi phỏng đoán: Hai đứa nhỏ sau đó đều đâu Tú Tài IBM.  Riêng thằng lớn,  Nguyễn Ñöùc đậu hạng Bình thứ.  Tôi đã đánh điện báo tin cho ông Phong biết.  Chắc ông ấy mừng lắm,  vừa không mất tiền,  và được hốt cả “hai mâm”

        Kỳ thi này kéo dài hơn cả tháng.  Tôi nóng lòng về nhà thăm vợ con-nhất là đứa con mới sinh,  Tôi đã khoán trắng mẹ nó yếu đuối…cho cha mẹ anh chi  em Tôi ở nhà.  Vì Tôi là người duy nhất của trường tham dư kỳ thi,  nênTôi phải ở lại chờ lãnh kết quả thi,  có chữ ký của Ban Chủ khảo chính thức gởi về trường Nguyễn Huệ Tuy hòa để thông báo cho tất cả học sinh công cũng như tư trong toàn tỉnh Phú yên.  Điều này làm cho Tôi thấy khổ sở  chứ không thấy hãnh diện về trách nhiệm.    

           Sáng hôm ấy Tôi ở Sài gòn đi máy bay DC3 về đến sân bay Đông tác Tuy hòa vào khoảng 10 giờ sáng .  Ngồi trên máy bay Tôi thấy hàng hàng lớp lớp học sinh đã có mặt trước nhà ga máy bay.  Khi thấy Tôi vừa ló mặt ở cửa máy bay,  chuẩn bị bước xuống đất thì các em đều hò reo inh ỏi!.  Rồi thì các em  cởi xe chạy theo ô tô của Air Việt Nam Tuy hòa,  hộ tống Tôi về trạm.  Sau dó Tôi về nhà.  .  Rất nhiêu hoc sinh đứng ngoài đường Lê Quí Đôn trước nhà Tôi.  Nhưng Tôi không thể trả lời kết quả riêng cho từng cá nhân mà bảo các em hãy qua trường Nguyễn Huê đợi xem….  Tôi mi vợ và con mới hơn tháng quầy quả qua trường Nguyễn Huệ giao các kết quả thi cho anh Quế,  Hiệu trưởng rồi mới quay về nhà . 

           Ngay khi về nhà,  cháu gái của Tôi bảo có một ông vừa đi xe vespa đến,   đưa một hộp cứng bao giấy,   trên có một chai cũng bao giấy,  bảokính biếu thầy Đống Qua mô tả hình dạng của nó,  Tôi biết đó là quà của ông Phong gởi.  .  ,  Tôi biết trong các lớp giấy gói ấy là hộp bánh và chai rượu,  không rõ có bao thư tiền hay không.  .  .  .  Tôi bảo cháu :”Ai cho phép mày nhận quà.  Mày hãy đem các thứ ấy trả ngay cho ông ấy và bảo,  nếu.   ông không nhân,  Thầy con sẽ không cho con vào nhà”

           Đến cuối năm 1976,  khi ở tù về Tôi được nghe ông Phong đánh tiếng rằng:”Nêu ai tố cáo thầy Đống có hối lộ,  thì ông ấy sẽ làm chứng là thầy Đống trong sạch”Tôi cười mỉa,  bảo,  ”Tôi có ăn hối lộ đâu mà tố”.  Té ra ông ấy đã từng”nằm vũng”!

                                                                 *
  Cho đến năm 1974,  từ IBM đối với người Việt ta còn quá xa lạ,  kể cả giới học đường.

Nói đi thi Tú Tài IBM mà hầu như nhiều thầy trò chưa thể mường tượng ra !Trước đó vài năm các thầy cô “tiến bộ’đã cho học sinh làm “trắc nghiệm’-mà các em quen gọi là “a,  b,  c khoanh”,  nghĩa là các thầy cô-nhất là các bộ môn như vănsử,  địa,  triết (thuôc nhóm văn chương và xã hội) có dùng lối trắc nghiệm này ra đề cho học sinh ở lớp cho “dễ chấm,  chấm mau”.  Với lối này,  mỗi câu hỏi có 3 hoăc 4 câu đáp mà học sinh sẽ phải chọn câu đúng nhất khoanh lại (hay đánh chéo).  Còn các câu hỏi có tính cách tự luân như Toán,  lý,  Hóa,  Sinh vật rất ít khi dùng vì hơi khó ra đề (Khó và mất nhiều công sức chứ không phải không thể !).  Trong trường Nguyễn Huệ nhiều thầy Toán,  Lý,  Hóa đă ra các đề thi trắc nghiệm cho học sinh.  Ví dụ,  đề Toán có 3 hoăc 4 đáp án khác nhau ứng với a,  b,  c hay a,  b,  c,  d ;thí sinh phải tự giải và chọn câu chính xác nhất.  Điều này buộc thí sinh phải biết cách giải bài  chẳng những thế,  còn phải giải cho thật đúng trước khi đánh dấu vào các ô chữ,  chứ không thể nhắm mắt đánh cầu may như trong các đề văn chương hoăc xã hội được. 

               Có lẽ Bộ Giáo Dục muốn giới trí thức,  nhất là học sinh,  sinh viên mình mau mau bắt kịp thế giới văn minh bên ngoài nên cho áp dụng ngay từ năm 1974 lệ thi Tú Tài IBM,  thi cho tất cả 8 môn hoc;Văn,  Sử,  Địa,  Triết,  Toán,  Lý,  Hóa và Sinh vật . 

               Theo qui định,  các thí sinh phải dùng bút chì 2B,  loại bút chì có nét mềm và tương đối đậm màu để đánh dấu tréo (x ) vào các ô tròn phía dưới các chữ a,  b,  c,  d (hay A,  B,  C,  D)`.  Hoc sinh không được dùng các loại bút bi,  bút mưc hay các loại bút chì 1B,  3B vì như thế.  máy không thể chấm được và chỉ có thể chấm tay,  bằng mắt thường thôi (chỗ này con người hơn máy móc!).  Vì thế,  cần các Giám khảo (người) chấm bài.  Mặt khác trên mỗi tờ giấy thi mỗi môn của thí sinh (tờ A4) có ghi rõ tên,  ho.  ,  ngày tháng,  năm sinh của thí sinh cùng địa chỉ và không thể cắt phách được.  Các Giám khảo có thể nhìn vào đó mà biết rõ bài thi của ai,  ở đâu:Vì thế đòi hỏi Giam khảo hết sức liêm chính!


            Giám khảo Chúng Tôi được  chia làm 3 tốp,  mỗi tốp lại chia riêng làm 8 bộ môn:Văn,  Triết,  Sử,  Đia,  Toán,  Lý,  Hóa và Sinh vật,  Khi chấm bài  thì bộ môn nào ngồi tách biệt theo bộ môn đó.  Bộ Giáo Dục không có máy IBM.  Máy phải thuê của Mỹ,  cơ sở đóng ở Tân Sơn Nhất,   rất rộng lớn,  có tường rất cao,  nằm bên kia đường Trường sơn (tên đường
mới bây giờ),  đối diện với phi trường Tân Sơn Nhất.  Mỗi tốp như vậy làm việc mỗi ngày lối 5 giờ::Từ 6 đến 11 giờ;12 đến 17 giờ,  và 18 đến 23giờ.  Ăn uống tự túc .  Các tốp phải có mặt ở số 7 Nguyễn Bĩnh Khiêm 1 giờ trước khi vào ca của mình.  Các tốp được sắp xếp luân phiên các ca cho công bằng và đỡ chán Đến giờ địnhcác chiếc xe hải âu màu vàng của Mỹ,  do chính các tài xế nguời Mỹ lái,   chạy không ngừng từ đó vào thẳng căn cứ D.  A.  O Người.  Mỹ rất kỷ luật,  đúng giờ,  nhất là tuyệt đối giữ im lặng và bí mật:Suốt cả tháng làm việc,  từ các tài xế đến các nhân viên trong căn cứ,   không hề nói chuyện với bất cứ ai trong ChungTôi.  Chúng Tôi được thông báo mang theo áo ấm và ai ngồi đâu phải ngồi chỗ đó suốt buổi làm việc,  không được chạy lộn xộn,  không được nói chuyện ồn ào. 

         .  Muốn vào phòng máy phải đi qua 3 dãy nhà,  đúng hơn là 3 luồng nhà nối tiếp nhau;mỗi luồng có độ lạnh khác nhau,  lạnh dần từ ngoài vào trong .  Nhà trong cùng nơi đặt máy là nơi lạnh nhất.  Ngày đầu,  Giám khảo nào tự thấy mình khỏe,  không đem theo áo ấmkhi gặp phải cái lạnh khủng khiếp nơi phòng để máy phải run lập cập,  thất kinh!Nhà đăt máy  to bằng nửa sân vân độngđặt hàng vài trăm cái máy IBM to và cao bằng những tủ đứng lớn quay lưng vào nhau.  (Bây giờ tiến bô hơn rất nhiều,  các loai máy ấy rất nhẹ,  có thể xách tay!).  Chỉ những người Mỹ lo việc chạy máychấm bài nhưng trong lúc Chúng Tôi làm việc thì không thấy bóng dáng người Mỹ nào cả mà chỉ thấy nhiều chồng bài đã xếp sẵn chờ đợi Chúng Tôi:Đó là những bài bị máy thải ra,  phải chấm lại bằng tay .  Còn những bài được máy chấm thì để đâu không biết và cũng không được hỏi!

               Như những pho tương ngồi chấm bài suốt 4,  5 giờ,  không được đi vệ sinh,   Chúng Tôi thật kiệt sức sau mỗi buối chấm! Và cứ thế,  ngày nào cũng như ngày nào.  Điều may mắn là thỉnh thoảng máy bị trở ngại.  Mà mỗi lần như vậy phải nghỉ việc một vài  ngày để chờ thợkhi thì ở Phi luật Tân,   khi thì ở Nhật qua sửa.  Trong những trường hợp đó Chung Tôi phải tập trung ở Nha Trung học chờ,   trông như những người thất nghiệp,  thiếu gạo nấu,  thảm ơi là thảm !

              Một Ban khác,  gồm các Hiệu Trưởng và Giám học làm việc bí mật tại Nha Khảo thí,  lo việc vào điểm,  cộng điểm và hoàn tất kết quả

              Theo chỗ Tôi được biết,   số lượng bài do máy thải ra  để chấm tay là hơn 60% !
:Kết quả kỳ thi này,   thí sinh đậunghe dâu đến hơn 85%:Coi như bất cứ thí sinh nào không bỏ thi đều đâu tuốt .  Rõ ràng kỳ thi bi phá sản !!

                Những  người có thẩm quyền ở Bộ Giáo tuyên bố sẽ không tổ chức thi Tú Tài IBM nữa,   nghĩa là “bỏ của chạy lấy người’,  hay là “đánh trống bỏ dùi”!

                Nhưng Tôi lại nghĩ khác.  Cuộc thi IBM đó đã đươc tổ chức nóng vôi.  Nhiều người trong Ban Tổ chức đã tưởng “dễ ăn”hấp tấp,  không nghiên cứu tỉ mỉ từ khâu tổ chức thi đến khâu chấm bài.  Đã vậy,  bản thân Bộ Giáo Duc lại không có máy chấm,  không hiểu cơ chế máy chấm và cách chấm,  không có người được tham gia vào điều hành máy chấm thí làm sao khỏi bị “phá sản”!

               Ngày nay ở các nước tiên tiến người ta đều cho các thí sinh thi trắc nghiệm cả.  Phải chặng vì nóng vội và muốn tỏ ta nhanh,   giỏi hơn người mà “đi trước hóa đi sau”?!

                                                                       Tháng 7 năm 2013

                                                                       Thầy Dương Đình Đống
          
           

1 comment:

Peter Pham said...

Tuy bai viet cua ong da lau nhung toi van thich doc. Nhung viet nhieu qua nen toi skip cung nhieu. Cam on chinh phu truoc 75. Cam on Ngo Khac Tinh, nho cac ong ay ma thi Tu Tai IBM duoc so sanh voi tam voc quoc te. Toi khong biet thi DH hay thi TNPT bay gio co thi trac nghiem hay khong. Tuy nhien o My, toi hoc DH tu nam 85-89. Chi cac mon Su, Dia, hoac nhung mon khoahoc xa hoi thi moi thi trac nghiem hoac la "multiple choices". Toi khong biet nhung nam sau toi hoac thi sao nhung luc toi hoac thi khi hoc ky hoc thi final. Tat ca cac mon khoa hoc, nhu toan, ly, hoa, va cac mon hoc cua engineering tat ca deu phai viet ra va giai thich ro rang. Thay gai se cho diem phan nao dung. Vi du, dap so sai, nhung giai thich dung thi doi luc cac ong thay cho 95% hoac 98% la dung luon. Neu dap so dung ma giai thich sai la sai luon. Khong co vu thi multiple choices ve cac mon khoa hoc hay science.