HIẾU
Truyện ngắn Phan minh Châu
Ông Tư vốn là một thương gia nổi tiếng và là người giàu nhất trong vùng. Thời trai trẻ ông làm đủ thứ nghề và kinh doanh đủ kiểu. Ông làm đâu thắng đó ít bao giờ thất bại. Năm mươi năm tích cóp ông đã có một gia tài khổng lồ, nhà cửa thì mấy mươi cái, xe hơi đôi ba chục chiếc, ruộng lúa thì cò bay thẳng cánh, cuộc sống trong gia đình sung túc và thừa mứa. Ông quyết định về hưu, nghĩa là không làm nữa, ông nghĩ rằng ở tuổi này ông hưởng thụ là được rồi. Ông có tất cả mười người con, trai gái đầy đủ, đứa nào cũng đã có gia đình nhưng không biết làm ăn, tất cả đều một tay ông nuôi nấng. Vợ ông qua đời cũng đã mấy năm nay, ông cảm thấy buồn và muốn đi chu du đây đó, ông khát khao muốn tìm về những người bạn cũ, những người cùng một thời khố rách áo ôm, ông quyết định tập trung con cái lại và chia gia tài cho tụi nó.
Truyện ngắn Phan minh Châu
Ông Tư vốn là một thương gia nổi tiếng và là người giàu nhất trong vùng. Thời trai trẻ ông làm đủ thứ nghề và kinh doanh đủ kiểu. Ông làm đâu thắng đó ít bao giờ thất bại. Năm mươi năm tích cóp ông đã có một gia tài khổng lồ, nhà cửa thì mấy mươi cái, xe hơi đôi ba chục chiếc, ruộng lúa thì cò bay thẳng cánh, cuộc sống trong gia đình sung túc và thừa mứa. Ông quyết định về hưu, nghĩa là không làm nữa, ông nghĩ rằng ở tuổi này ông hưởng thụ là được rồi. Ông có tất cả mười người con, trai gái đầy đủ, đứa nào cũng đã có gia đình nhưng không biết làm ăn, tất cả đều một tay ông nuôi nấng. Vợ ông qua đời cũng đã mấy năm nay, ông cảm thấy buồn và muốn đi chu du đây đó, ông khát khao muốn tìm về những người bạn cũ, những người cùng một thời khố rách áo ôm, ông quyết định tập trung con cái lại và chia gia tài cho tụi nó.
Sáng hôm nay trùng vào ngày chủ nhật, ai cũng rãnh rang, dâu con và cả rể, ông kêu bọn chúng lại và nói rõ tâm nguyện của mình. Đứa nào đứa nấy đều phấn khởi ra mặt, nhìn những bộ mặt hau háu chờ chia tài sản của bọn nó ông bỗng tủi thân, ông bỗng đâm ghét cái đám con vô tích sự của mình, ông chưa có một ngày hạnh phúc, mọi việc trong nhà đều có người phục dịch, những lúc ông bịnh hoạn ốm đau đều phải nhờ người giúp việc. Mấy đứa con của ông trong những lúc ông mang trọng bịnh, chúng chỉ lướt qua đôi chút và hỏi han qua loa cho có chuyện. Đôi lúc ông tủi thân, muốn bán mớ gia tài kếch sù và tìm đến một nơi thật xa để sống một cuộc dời ẩn dật, nhưng vì thương con, nước mắt bao giờ cũng chảy xuống, ông không bỏ bọn chúng được, phận làm cha làm mẹ nhắc nhở ông phải làm tròn trách nhiệm với con cái. Sau khi đám con ông đã tập trung đầy đủ, ông quyết định chia đều số tài sản cho bọn chúng và không giữ lại thứ gì. Phân chia xong, ông kêu thằng con trai trưởng đến dặn dò đôi điều rồi quyết định ra đi, nhưng trước khi đi ông muón ở với thằng con trai lớn một thời gian để chuẫn bị một số công việc cho bạn bè và bà con, chòm xóm. Thời gian thấm thoát thoi đưa, mới đó mà đã gần một năm, ông cảm thấy mình đã già thật sự, ở không thì cũng buồn, tiền bạc thì ông đã giao hết cho bọn nó. Tính đến nay ông đã ngót nghét gần bảy mươi rồi, ông lấy vợ năm mười bảy tuổi, vợ ông là một người đàn bà hiền thục, đảm đang, sống với bà ấy đã để lại nơi ông nhiều cảm thương và tình yêu sâu sắc. Đôi lúc ông muốn bước đi thêm bước nữa nhưng lại sợ gặp phải người đàn bà không ra gì, nên thôi. Trong thời gian gần đây ông để ý thấy hình như vợ chồng thằng con trai lớn không màng đến ông nữa, mỗi buổi sáng ông đói thắt ruột mà có thấy đứa nào hỏi han đâu, mỗi bữa cơm chúng dọn cho ông chút đỉnh, nhìn mâm cơm nguội lạnh với chút đồ ăn thừa bọn chúng mới ăn xong ông đâm ra ngao ngán, ông buồn chán, những giọt nước mắt bỗng nhiên chảy ra và tràn xuống hai gò má khô khốc, ông bật khóc thật sự. Nhìn lại ngôi nhà lần cuối, cố gom lại bao kỷ niệm nơi căn nhà cũ, nơi ông đã xây dưng gần năm mươi năm và bây giờ để lại cho thằng con trai lớn, ông quyết định ra đi, đi đâu thì ông chua biết được, nhưng phải đi, không thể cứ ở mãi nơi này để chịu sự khinh khi và ruồng rẫy của vợ chồng thằng con trai lớn, ông gom quần áo và một số tư trang cần thiết, không có tiền, ông đâm ra lúng túng thật sự.
- Cha đi đâu đó? Thằng con ông mới đi đâu về ghé tạt vào phòng ông.
- Chắc cha phải qua con Ba thăm nó ít hôm, ở bên này ba nhớ mấy đứa nó quá!
- Ừ thì ba đi đi, con thấy được đó, ba qua cô Ba chơi thời gian rồi đến chú Tư, lâu quá không thấy ba qua mấy người trách đó. Nghe giọng điệu của thằng con trai lớn, ông cũng đủ hiểu cái bản tính tham lam và bủn xỉn của nó rồi, nó cứ nghĩ ông đui, ông mù không thấy được cái dã tâm của nó, chưa nói đến con vợ nó, một con nhỏ đanh đá và ngu si, suốt ngày chỉ biết dúi đầu vào mấy sòng tứ sắc, đỏ đen.
- Con cho ba ít tiền...
- Đây xuống chỗ cô Ba cũng gần mà, ba chịu khó đi bộ, tiền nong mà làm gì, mà dạo này tiền bạc trong nhà cũng cạn, con phải bán bớt mấy sào ruộng nhưng chưa thấy ai mua. Thôi ba chịu khó vậy.
Ông cảm thấy đăng đắng trong cổ họng, đúng là thằng trời đánh, thánh đâm, cho nó bao nhiêu cái nhà và mấy trăm mẫu ruộng, giờ chỉ hỏi nó ít tiền mà nó tráo trỡ như vậy. Ông cảm thấy chân tay rã rời và tưng tức trong lồng ngực, ông phải thoát ra khỏi ngôi nhà này càng sớm càng tốt, đồ quỉ tha, ma bắt, đồ vong ân bội nghĩa, đồ thằng con trời đánh, thằng con bất hiếu. Ông cứ lảm nhảm trong miệng nỗi uất ức kiềm chế bấy lâu nay lại bục phát dữ dội, ông nghẹn ngào và tức tưởi, ông sắp đổ gập xuống sàn nhà, nhưng ông cố gượng, ông phải sống, ông không thể chết được, ông phải sống để thấy quả báo nhỡn tiền, để thấy trời tru đất diệt thằng con mất dạy và bất hiếu.
- Thôi cha đi. Ông quay lại tìm mấy đứa cháu nội, nhưng nhà vắng hoe, ông bước khập khiểng ra cửa, ngoài trời vẫn đang mưa lâm râm, bây giờ đang là đầu mùa đông, những cơn mưa dai dẵng suốt ngày, suốt đêm, ông bổng thấy lạnh, bổng thèm khát một bửa cơm ngon, một gia đình thân mật và một giấc ngủ thật ấm cúng, ông loạng choạng bước ra cửa, ngoài trời mưa đang bắt đầu nặng hạt, những tia chớp giáng xuống giữa màn đêm sâu thẳm, ông lầm lũi bước, những bước chân nặng nề và khó nhọc, ông quay lại nhìn ngôi nhà lần cuối rồi bước tiếp, ông khênh khạng bước đi trong cái tối tăm mù mịt. Ngoài trời mưa mỗi lúc mỗi lớn hơn. Trong tiếng sấm điên cuồng và ánh chớp liên tục của màn đêm xám xịt. Ông bổng đổ xuống và bất động.
- Cô Ba ơi cô Ba. Ra mà coi ông già cô sao nè, tôi thấy ổng nằm gục ở trước xóm, có lẽ đói và lạnh, cô đưa ông già vào giường và đốt lò than sưỡi ấm cho ổng đi, cô nấu cho ổng chút cháo thịt, có lẽ ổng đói và lạnh.
- Thôi được rồi, mấy người ra đi, để đó cho tui, ổng khùng hay sao mà mưa gió thế này lại mò tới đây cho được. Có đứa nào đó không? Lôi giùm ổng vào trong góc nhà, lấy cho ổng cái mền rách hôm trước bỏ sau xó nhà coi còn cơm nguội không? Lấy cho ổng một bát, bỏ ổng chút ít đồ ăn còn để dành cho chó.
Đó là một người đàn bà tròn trịa, đỏ da thắm thịt, mặt mày lòe loẹt son phấn, khoát trên mình chiếc váy ngắn ngũn trông rất dị hợm, chiếc váy hơ hớ lộ ra cái bắp đùi trắng nuốt. Đó là cô Ba, đứa con gái ra đời trong những năm tháng ông nhọc nhằn nhất. gian khổ và cam go, ông cũng suýt phá sản mấy lần vì những trận bão ở khơi xa trong những chuyến hàng ngược Nam, xuôi Bắc. Nhưng hồi đó mọi tình cảm yêu thương ông dành trọn cho đứa con gái ruột rà của mình, chỉ cần xa một ngày ông lại nhớ, mỗi chuyến đi làm ăn xa về lúc nào ông cũng mua quà cho đứa con gái mà có lẽ ông yêu thương nhất. Ông thiêm thiếp không biết bao lâu rồi chợt tỉnh, bụng đói và khát, ông thèm một bát cháo nóng và một chỗ nằm kín gió, ông cảm thấy lạnh, ông bỗng ho khù khụ, tay ôm ngực ông phều phào trong cổ.
- Nước, cho xin chén nước!
- Lấy nước cho ổng đi, thấy mà phát mệt, chuyên đi báo đời con cái.
Ông ngước mặt nhìn lên thì không ai xa lạ, đó là đứa con gái mà một thời ông yêu thương hết mực, nó có khuôn mặt hao hao giống mẹ, chỉ khác cái giọng nói, mẹ nó hiền thục bao nhiêu thì nó chanh chua, đanh đá bấy nhiêu. Ông cảm thấy đói, cơn đói quằn quại, hôm qua giờ ông chưa có hột cơm trong bụng, nhưng nhìn bát cơm hẩm hiu và nguội lạnh đang nằm dưới đất thì trong lòng ông bỗng nỗi giận thực sự, trước mặt ông không phải là hình ảnh đứa con gái ông yêu thương ngày nào mà đó là con đàn bà thối tha dị hợm, ông gượng đứng lên và tìm túi quần áo.
- Quần áo ông để ngoài sân đó, ăn đi, ăn xong rồi thì đi đâu thì đi, đừng lết đến nhà tui nữa. Thấy phát ghét.
Ông cố gắng kìm hãm nỗi căm phẫn cực độ, đúng là loài rắn độc, đồ thứ con trời đánh, ông vùng dậy thật nhanh và quay ra cửa, chụp vội túi quần áo và quơ đôi dép xẹp, ông chạy thật nhanh và không quay lại, phía sau lưng ông tiếng chó sủa ầm ỉ cọng với giọng cười thé thé như man dại của con rắn độc, đứa con gái đốn mạt nhất mà ông không ngờ tới. Ông quyết định thật nhanh sẽ không ghé những đứa con còn lại làm gì nữa. đối với bọn nó ông đã thừa hiểu dã tâm của từng đứa, bọn nó chỉ biết có tiền, còn lại dù ông là cha đẻ của bọn nó thì chúng cũng chẳng coi ông ra gì. Ông quyết định đến nhà bạn ông thằng bạn nối khố đã lâu rồi không gặp, nó ở cách xa ông gần trăm cây số, ông nhớ lờ mờ nó hành nghề thuốc bắc, mấy năm trước ông có ghé nhà nó chơi Ông bạn già có mời ông khi nào rãnh rỗi ghé ổng ở chơi dăm ba tháng, ông bạn thuốc bắc còn nói với ông rằng, không phải ngại ngùng gì cả, bạn bè được gặp nhau và hàn huyên tâm sự thì vui lắm rồi. Nghĩ đến đó ông cảm thấy phấn chấn hơn phần nào, đến đó may ra ông có thể kiếm được việc làm tử tế và có được bửa cơm đàng hoàng hơn.
Phải mất hơn một ngày ròng rã ông mới đến nơi, ông phải bán đi chiếc nhẫn cưới mà lúc nào ông cũng khư khư bên mình, ông không dám đeo nó trong tay vì sợ những đôi mắt cú vọ của đám con khốn nạn. Nhà bạn ông nằm giữa lòng thành phố. Đó là một tiệm thuốc bắc tương đối lớn. Nhìn tấm bảng hiệu AN SINH ĐƯỜNG to đùng được mắt ngay ngắn trên tầng ba tòa nhà ông cảm thấy yên tâm hơn. Đúng là đây rồi, ông thở phào nhẹ nhỏm và đưa tay gõ cửa .
Một cái đầu ló ra, với đuôi tóc dài và gương mặt non choẹt.
- Ông tìm ai?
- Có ông Năm Kha ở nhà không?
- Dạ có, mời ông vào!-.Cậu bé đưa ông vào trong phòng khách được bày biện sang trọng. Dưới bóng đèn lờ mờ ông nhìn thấy xung quanh cơ man là thuốc, những bó lá cây tươi để dành làm thuốc chất ngỗn ngang kín cả con đường ra vào, trên kệ tủ các loại rễ, củ, và thuốc bào chế sẵn tản hương thơm ngợp cả căn phòng nơi ông đang ngồi đợi.
- Xin hỏi ai vây?
- Tôi đây mà, Tư sông nước đây, ông còn nhớ tôi không?
- Nhớ chứ... nhớ chứ. Anh đến sao không báo trước, con xuống pha cho ông bình trà, nhớ đun nước cho sôi nhé!
- Đứa nhỏ nào vậy?
- À... thằng nhỏ học nghề, vừa học nghề vừa giúp việc, cha nó mang gởi mấy tháng nay rồi.
- Bà nhà đâu?
À... bà nhà tôi về quê chơi với mấy cháu được mấy hôm rồi, mấy đứa đích thân xuóng đây rước bà nên bà phải đi chứ không thì tụi nó lôi kéo dữ quá.
- Ừ thì phải về quê thăm con cái chứ, ông thật là có phước, con cái đầy đàn đứa nào cũng hiêu thuận.
- Mỗi người đều có một số phận anh à. Anh dạo này ra sao rồi, mấy đứa nhỏ chắc thay nhau chăm sóc cho anh đàng hoàng, tử tế chứ?
Nghe ông bạn già hỏi vậy, ông Tư bỗng mủi lòng, mới cách đây chỉ vài ngày ông đã phải ngậm đắng nuốt cay với đám con không ra gì rồi. Nghĩ đến đó ông bỗng trào nước mắt, những giọt nược mắt xót xa cho cuộc đời bất hạnh của mình.
- Ủa... Sao ông lại khóc.
Ông Tư bèn đem toàn bộ câu chuyện gia đình kể cho người bạn già nghe, với một giọng trầm buồn...
- Câu chuyện là như vậy anh Năm à. Tôi tính ở lại chơi với vợ chòng anh một thời gian rồi tính sau.
- Được mà... anh cứ ở đây, muốn ở bao lâu thì ở, mình là cánh bạn bè mấy chục năm nay, anh hiểu tôi nhiều mà tôi cũng hiểu anh, trước đây không nhờ anh giúp đỡ thì tôi cũng đâu có ngày hôm nay.
Đứa bé giúp việc cũng vừa mang trà lên, ông Năm rót một chén cho bạn và một chén cho mình, nâng chén trà ông bạn già mới đưa, ông Tư cảm thấy có một sự ấm áp ngọt ngào như chưa bao giờ có, mặc dù vậy ông cũng đang tính toán cho mình trong thời gian tới, phải làm gì để kiếm sống, để có tiền, với sức khỏe ông như bây giờ thì làm được gì, nhưng cũng phải đi làm không thể để bạn bè khinh khi mình được. Nghĩ đến đó ông bổng cảm thấy vui hơn. Rồi thời gian cũng trôi qua thật nhanh, ông Tư không làm gì cả, ông lẫn quẫn phụ với ông bạn già bốc thuốc, ông Năm nhờ gì ông làm đó, lúc thì đi phơi những bó lá thuốc tươi, lúc thì gói thuốc cho người bệnh, nói chung việc gì ông cũng làm tháo vát, nhưng ở không ngồi rồi ông cũng đâm ra ngại ngùng và chan nản, ông quyết định kiếm chuyện để làm chứ không thể ăn bám ông bạn già tháng này qua năm nọ được, ông đã suy nghĩ rất kỹ và quyết đình nói với ông Năm.
- Ông Năm à.
- Có chuyện gì vậy anh?
- Ông bổ thuốc cho tôi đi bán đi.
- Anh cứ nghĩ ngơi đi, từ từ hẵn tính.
- Ăn ở không chán lắm. Ông cứ bổ thuốc cho tôi đi bán, tiền lời tôi góp tiền cơm cho ông, còn lại tôi muốn tiêu gì thì tiêu, nhận tiền của ông hòai tôi ngại lắm.
- Thôi được! Có gì thì mai tính, bây giờ ông gói cho tui ít thuốc chút xíu nữa khách hàng đến lấy.
Đêm đó ông Tư trằn trọc mãi không sao ngũ được, ông mong sao cho trời mau sáng để thực hiện được ước mơ của mình, tiếng gà vẫn còn gáy xa xa, không biết bây giờ là canh mấy, ông cảm thấy buồn nẫu ruột, ông chợt nhớ nhà, nhớ mấy đứa cháu nội, cháu ngoại, không biết giờ này chúng có nhớ đến ông không, nhưng nghĩ lại mình đâu còn nhà nữa đâu mà nhớ, ông cảm thấy buồn thấm thía, một nỗi buồn thắt ruột, nghĩ đến người vợ quá cố không biết trong đám con ông có đứa nào lo nhang lo khói hay không, nghĩ đến đó ông bỗng thiếp đi lúc nào không biết, trời vẫn còn tối như bưng, xa xa vọng lại tiếng chó tru não ruột, tiếng xào xạc của gió và tiếng lách tách của cơn mưa đầu mùa, trong giấc mơ, ông mơ thấy mình gặp lại người vợ hiền thục năm nào, được trở lại mái nhà xưa nơi một thời ông bỏ công xây dựng, được hưởng cái không khí ấm áp trong lành và tràn đầy hạnh phúc. Gió ngoài trời lớn hơn và mưa cũng nặng hạt hơn ông ú ớ trong giấc mơ:
- Mình ơi, mình ơi!
Giữ đúng lời hứa, khi ông Tư ngũ dậy vệ sinh và ăn sáng xong, đã thấy ông bạn già ngồi chờ trên bộ trường kỷ với bình trà thơm lựng, kề bên là một giỏ thuốc đã được gói sẵn một cách cẩn thận.
- Uống trà đi nào, rồi chúng ta nói chuyện, làm miếng đường phèn cho ấm bụng.
- Ông chuẫn bị thuốc cho tôi chưa?
- Xong hết rồi đây. Đây là một nghìn viên thuốc DƯỠNG NHI được bào chế rất công phu được vo thành tể và rất dễ uống, loại thuốc này giúp cho con nít mau lớn và khỏe mạnh, giá cả cũng vừa túi tiền, ông chỉ cần bán gần gần đây thôi không phải đi đâu xa, dù bán hết thuôc hay còn, khi trời gần tối ông phải liệu mà về nhà ăn cơm và nghĩ ngơi, lỡ có lạc đường thì hỏi thăm, ông chỉ cần nói tới tên tôi thì ai cũng biết.
- Được rồi, cảm ơn ông nhiều, tôi sẽ nhớ lời ông dặn, bây giờ tôi đi được chưa?
- Uống hết bình trà đã rồi đi, nôn gì, trời vẫn chưa sáng hẵn.
- Thôi được rồi, ông cứ để tôi đi, có gì chiều gặp lai, mà giá cả thế nào không nghe ông nói?
- Giá thuốc đã có ghi bên ngoài bì thuốc, ông cứ nhìn vào đó mà bán.
Ông Tư chào tạm biệt ông bạn già rồi mang bì thuốc lên vai, ông nhìn ra ngoài trời, vẫn chưa sáng hẵn, bắt đầu từ nơi nào đây? Ông tự hỏi và quyết định đi về cuối phố nơi lúc nhúc ánh đèn và đã có bóng người qua lại, con đường vẫn còn sũng nước của cơn mưa đêm hôm, có những chỗ ổ voi, ổ gà lồi lõm, ông suýt hụt chân té mấy lần, cẩn thận hơn ông dò từng bước một, miệng tập ê a những câu rao bán mà không ai chỉ cả.
- Thuôc dưỡng nhi đây... thuốc dưỡng nhi đây... Tiếng rao của ông cứ vậy lan ra trong cái buổi sáng iêng ắng của một ngày đầu thu buồn bã, ông cảm thấy lạnh, mặc dù đã hai ba lớp áo, ông hít một hơi dài và cố gắng băng qua mấy con phố còn lại, tiếng rao của ông xa dần xa dần rồi mất hút nơi cuối phố.
Chiièu hôm ấy ông trở về rất sớm, số thuốc bạn ông đưa đã bán hết và bán hết rất nhanh, người ta còn dặn ông ngày mai nhớ đem thêm cho họ, ông thấy vui trong lòng, ông cảm thấy việc kiếm tiền ở đây không có gì là khó, thuốc bạn ông chế ra là loại thần dược hay sao mà người ta dặn mua nhiều lắm, ông cảm thấy phấn khởi vô cùng. Giao hết số tiền bán thuốc cho ông bạn già ông không quên dặn:
- Ngày mai ông nhớ làm thêm nhiều nhiều một chút, thuốc ông hay quá nên người ta dặn cũng nhiều.
- Được rồi... được rồi. Kiểm số tiền ông Tư vừa đưa và nhìn khuôn mặt tươi rói của ông bạn già, ông Năm cảm thấy thương người bạn mình không sao tả xiết.
- Ngày mai ông không cần phải đi bán nữa, một nghìn viên tể tôi đưa ông đã bán hết, số tiền lời ông đủ trả tiền cơm cho tôi trong vòng một tháng, số dư còn lại ông bỏ túi mà tiêu lặt vặt, khi nào hết tiền tôi sẽ lấy thuốc cho ông bán tiếp. Nghe ông bạn già nói vậy ông Tư cũng đành chấp nhận, với lại sau một ngày bán thuốc do ông chưa từng quen đi bộ nhiều nên cặp chân ông cũng đã mỏi nhừ, ông cũng muốn nằm nghĩ một chút.
- Thôi vậy cũng được, tháng sau tôi đi bán lại.
Thời gian thắm thoát thoi đưa, bốn tuần lễ trôi qua thật nhanh, liệu chừng tiền cơm cũng gần cạn, ông Tư nhắc khéo ông bạn già:
- Hết một tháng rồi, mai ông chuẫn bị thuốc cho tôi đi bán tiêp đó nghen, ăn rồi ở không chán quá.
- Được rồi, đã chuẫn bị thuốc cho ông rồi đây, mai ông cứ việc lấy đi mà bán, đây là loại thuốc mới cũng là loại thuốc bổ, nhưng không dùng cho trẻ em mà dùng cho người già, lớn tuổi, giá cả đã có ghi ngoài phong bì, đợt này tôi chỉ làm cho ông năm trăm viên bán thử, nếu bán được tôi sẽ làm cho ông bán tiếp, giá cả thì có rẽ hơn loại thuốc trước, ông cứ vậy mà bán.
Sáng hôm đó ông Tư dậy thật sớm, chuẫn bị đâu đó đầy đủ, gọn gàng rồi quảy nãi thuôc ra đi, ông đi suốt cả ngày mệt lữ, rao gần đứt cuống họng mà chỉ bán được mây chục viên. Trời cũng đã gần tối ông cố gắng đi thêm vài con phố nữa vẫn không thấy ai mua, ông quyết định quay về không bán nữa. Thấy ông Năm Kha đang ngồi uống trà và cười tủm tỉm khi nhìn thây ông, ông bổng đổ quạu:
- Sao ông không đưa thứ thuốc hôm trước cho tôi bán, thuốc này không ai mua.
- Ông bình tỉnh đi ngồi xuống đây uống nước, bán không được chứ gì? Tôi cũng biết trước thuốc này không ai mua nhưng vẫn làm để ông bán thử, ông có biết tại sao không? Cha, mẹ mua thuốc nuôi con chứ con cái ít ai nuôi cha mẹ, thôi đã vậy rồi ông cứ nghĩ ngơi đi có gì ta tính tiếp. Nhìn khuôn mặt tiu nghỉu của ông bạn già ông Năm Kha không dấu hết nỗi băn khoăn và ái ngại.
Cứ vậy, thời gian thắm thoát trôi qua đã gần tám tháng, ông Năm Kha không làm thuốc cho ông Tư đi bán nữa, dạo này sức khỏe ông Tư cũng không còn tốt, những cơn ho khù khụ cả đêm trong thời gian gần đây báo cho ông Năm biết một điều không lành. Với tay nghề mấy chục năm nay ông Năm thừa hiểu rằng ông Tư già bạn ông đang mắt phải một chứng bịnh hiểm nghèo, đó là ung thư phổi, căn bịnh quái ác đã cướp đi sinh mạng biết bao người, ông cũng cảm thấy lạ một điều, hơn tám tháng trời kể từ ngày ông Tư bỏ nhà ra đi đến nay không thấy con cái ông tìm kiếm gì cả, ông chợt cảm thương cho thằng bạn già xấu số của mình. Mặc dù thuốc men đầy đủ nhưng ông Tư không qua khỏi sau đó ít ngày, làm ma chay và hỏa táng cho ông Tư xong ông Năm Kha vẫn lập một bàn thờ cho bạn trong nhà và hương khói đầy đủ. Ông quyết định tìm về quê bạn để báo tin cho con cái ông Tư biết để liệu bề rước về thờ cúng.
Phải mất đến hai ngày sau ông Năm Kha mới tìm được nhà người bạn cũ. Căn nhà không còn như xưa, nơi đây mấy năm trước ông có ghé chơi mấy lần, ông thích nhất là khu vườn với đủ các loài hoa lạ mà ông Tư mua tận các nơi đem về, nay nhìn lại khu vườn tiều tụy của người bạn cũ ông Năm bỗng rơi nước mắt, ông cũng thừa hiểu trong nhà này ngoài ông Tư ra thì không có ai yêu hoa cả và do thiếu bàn tay chăm sóc nên cả vườn hoa đẹp mới ra nông nỗi này. Tìm được thằng con trai lớn của ông Tư cũng không quá khó, một sòng mạt chượt sát phạt nhau cả ngày cả đêm, phía bên kia là một sòng bạc khác, kẻ ngồi, người nằm khói thuốc lá bay mù mịt, mùi oi nồng của thuốc lá, mùi tanh tưởi của những cơn ói mửa do bia rượu khiến ông Năm Kha phải lợm giọng. Ông kêu thằng con trái lớn đến gần và kể sơ qua cái chết của ông Tư trong những năm tháng ở tạm nhà ông và ông cũng đề nghị thằng con trai lớn nên tập trung anh em lại để đến nhà ông và chuyễn bàn thờ về mà thờ cúng cho tròn đạo hiếu. Ông Năm Kha còn nhắc thêm rằng, ngày cha chúng bay chết có gởi cho ông một chiếc hộp, trong đó đựng gì thì ông không biết nhưng cha bay có căn dặn hảy trao chiếc hộp này lại cho đứa nào mà ông Năm Kha cảm thấy hiếu thảo nhất. Nghe xong câu chuyện thằng con trai lớn ông Tư và con vợ đỏm đáng không có chút gì là xúc động, chúng bảo ông Năm cứ về trước rồi bọn chúng thu xếp công việc rồi đến sau. Mãi đến hai hôm sau ông Năm Kha mới thấy đám con của ông Tư tới, đứa mang hoa, đứa mang bánh trái, lủ khu lủ khủ, với khuôn mặt tỏ ra đau đớn và buồn rầu bọn chúng thi nhau gào khóc trước bàn thờ ông Tư. Nhìn những bộ mặt ây, những con người ấy ông Năm Kha vẫn thừa nhận ra cái bộ mặt bỉ ổi và gian tham của bầy con bất hiếu, của những đứa con chẳng ra gì và cứ vậy suốt ba ngày ba đêm ông Năm Kha không còn chịu nỗi lời khóc than kể lể, ông kêu thằng con trai lớn của ông Tư lại dặn dò:
- Cha của con trước khi mất đi có dặn bác trao chiếc hộp này cho đứa nào mà bác thấy hiếu thảo nhất, nhưng qua mấy ngày nay bác thấy đứa nào cũng tốt, vậy tụi con mang bàn thờ của ba về thờ cúng cho tử tế và ba năm sau tụi con trở lại đây bác sẽ trao chiếc hộp cho đứa nào mà bác cảm thấy chu toàn hương hồn cho cha nhất.
Nhận cái bàn thờ từ nhà ông Năm Kha cả bầy con ông Tư lục đục kéo về, đứa nào cũng lo chăm sóc bàn thờ chu đáo, khóc lóc ỉ ôi để cho ông Năm Kha thấy được sự hiếu để của mình. Cũng sau đó chừng một năm ông Năm Kha cũng mắc bịnh qua đời. Khi bầy con của ông Tư đến xin nhận chiếc hộp thì chỉ thấy thằng con trai út lúc nào cũng bưng mặt khóc và không thấy nói năng gì, vì nó thừa hiểu rằng bên trong chiếc hộp chỉ là một nhúm tro tàn, đó chinh là hài cốt của ông Tư khi mang đi hỏa táng.
No comments:
Post a Comment