ĐỨA CON ĐÒAN TỤ
|
Hói (Philip Nguyen) |
Thukỳ nhớ mãi khi
cháu Cường lên 5-6 tuổi, một hôm đi học về, bảo: “Mẹ ơi, bạn
con may mắn quá còn con không được như nó!” Thukỳ hoảng quá
hỏi con: “Sao con nói vậy? Sao con không may mắn…” Cường
trả lời: “Mẹ à, nó có 5 anh em vui lắm còn con chỉ có 1
mình, sao mẹ không ra chợ mua bụng bầu về đẻ em bé cho con.”
Câu nói ngây thơ của con như vô tình đâm vào trái tim của mẹ,
vì suốt đời chỉ muốn con hạnh phúc sung sướng, nhưng những ước mơ
sự hạnh phúc của con không như mình suy nghĩ.
Lúc OX sang, Thukỳ
con quá nghèo, làm việc cực khổ 2 jobs để dành tiền mua nhà.
OX là người có trách nhiệm, nên nhìn vợ cực không muốn đi học
lại, phần thì đã lớn tuổi, nên anh nhất định xin việc làm để phụ
gia đình. Lúc ấy anh đem bằng lái xe ở VN sang và không cần thi
chỉ đổi bằng bên Mỹ. Anh xin vào hãng sửa xe, và vì không biết sửa,
nên chỉ lau chùi xe, lái xe ra vào cho khách, và làm việc lặc vặt
trong hảng. Lúc đó họ rất cần nhân công, nên xin việc dễ dàng.
Thukỳ quyết định
mua nhà duplex để ở một căn, còn căn kia cho thuê để phụ trả mortgage.
Nhà Boston cũ và đắt, nhưng dự tính cũng tạm thành công,
đỡ lo nhiều, vì chỉ cần 1 người làm là đủ xoay sở. Bản tánh
Thukỳ không đua đòi, chịu khó; ngoài giờ làm là ở nhà lo cho gia
đình.
Nhớ lại mơ ước
của cháu Cường nên Thukỳ quyết định phải sinh thêm 1 cháu, bất kể
trai hay gái, vì nghĩ rằng mai kia mình có qua đời thì con cũng có anh
em nơi xứ lạ quê người.
Cường và Hói
|
Hai anh em sau vườn nhà và chó con Orio |
Hói (Philip) chào
đời hơn một năm sau đoàn tụ, căn nhà nhỏ thêm vui vì lâu rồi không
nghe tiếng khóc trẻ thơ. Cường rất mừng, cưng em vô cùng,
lúc nào cũng ẵm bồng và để dành tiền mua cho em từng món đồ chơi,
vì Cường không muốn em mình thèm thuồng như nó. Hói may mắn được
cả nhà nuông chiều. Cháu rất khỏe
mạnh và vui vẻ. Sau 2 tháng nghỉ
ở nhà thì Thukỳ trở lại làm việc, và lúc ấy Ngân Hàng Liên
Bang(Federal Reserve Bank) đang cần người; và vì ở đó lương khá hơn, nên
Thukỳ lại chuyển job.
Thật là cực khổ
khi ở Mỹ không nội ngoại lại có con nhỏ; tiền gởi trẻ rất cao; nhất
là Thukỳ không tin tưởng nơi giữ trẻ bằng tình cảm gia đình; vì thế,
OX Thukỳ phải xin làm trễ trông con buổi sáng, 2 giờ chiều Cường đi
học về thì trông em, thay tả cho em bú...cho em đi ngủ. Ở Mỹ,
bỏ trẻ con vị thành niên ở nhà, nếu có gì xảy ra, bố mẹ phải đi tù.
Vì “điếc không sợ
súng”, nên Thukỳ nhờ nhà bên cạnh trông coi dùm, và vẫn tiếp tục
làm việc cho đến 9 giờ đêm. Nhiều khi đi làm về nhìn 2 con ôm
nhau ngủ là nước mắt muốn rơi, nhưng biết sao hơn khi mình muốn vươn
lên với 2 bàn tay trắng.
May mắn OX Thukỳ
thi vào làm cho Bưu Điện lương khá vì nhiều giờ phụ trội; thời gian
làm xin thay đổi dễ dàng, vì giờ hành chánh ở ngành này là 24/24.
Thukỳ nhớ mãi
mỗi khi đi làm nhìn con mà khóc, nhất là lúc Hói có thể nói được
chữ “bye Mom!”Lái xe đi mà nước mắt cứ chảy dài trôi cả phấn son khi
nhìn con vẫy tay bên cửa sổ.
Cường rất giỏi
và ngoan giúp ba mẹ hầu hết nhiều việc, và biết lo cho em chu đáo
với tất cả tình thương của người anh lớn, bên cạnh lại học rất
xuất sắc, và tư cách thì ai cũng ngợi khen. Thukỳ hãnh diện dù một
mình nuôi con, nhưng đã giáo dục con đàng hoàng từ lúc còn rất bé.
Cuộc sống còn
nhiều vất vả, nhiều lo âu và cũng không dư dả cho lắm, nhưng Thukỳ
vẫn quyết định cho Cường vào học trường tư Công Giáo, quần áo đồng
phục, đi học phải thắt cà vạt, tóc tai đàng hoàng theo khuôn khổ, khg có xe bus của trường ba mẹ phải tự đưa đón con…
Nhưng Thukỳ vẫn
sẵn sàng hy sinh cho con, vì muốn sau này khi thành tài thì con cũng
có đức độ đó là điều căn bản quan trọng của một con người.
|
Thukỳ và 2 con |
Bây giờ thì Cường
rất vui vì mơ ước em bé thì đã có em, mơ có ba như bao nhiều người
khác thì cũng có ba, Thukỳ chấp nhận vất vả miễn nuôi dưỡng hai
con tạm đầy đủ, và tự hứa với lòng làm những gì có thể cho các
con, dù sau 11 năm xa cách nhưng cả hai vợ chồng vẫn phải hy sinh rất
nhiều, không có giờ gặp nhau thường xuyên vì phải làm khác giờ để
trông coi con cái, những ngày cuối tuần OX cũng phải đi làm thêm phụ
trội vì hãng cần, còn Thukỳ thì ngày cuối tuần là nhà hàng bận
rộn khách đông nên làm trễ hơn những ngày thường. Hạnh phúc
nào cũng có cái giá của nó, và Thukỳ không bao giờ oán than khi
nhớ lại những ngày vất vả ở Việt Nam.
"Cuộc đời có khóc có cười,
Có bao cay đắng,
ngọt bùi mới hay..."
Thukỳ.
|
No comments:
Post a Comment