CHUYỆN ĐỜI XƯA VÀ NAY (Phần 2)
NGUYỄN
THỊ BẠCH TUYẾT
MÁ CHỊ BẠCH TUYẾT CÙNG 3 CON (CHỊ BT LỚN Ở GIỮA) |
Thời gian đó tất
cả thanh niên yêu nước đều đi theo kháng chiến chống Pháp, ba tôi cũng
vậy, ruộng vườn đều nhờ ông bác họ khg vợ con ở lại trông coi thu huê
lợi giùm. Má tôi cùng GĐ 7 người kể cả người giúp việc: Gồm 2
chị em chúng tôi, , ông ngoại ở Phan Thiết, cũng vì đi tránh Pháp mà
kẹt lại ở Tuy Hòa, hai bà dì đi theo kháng chiến làm nữ cứu thương
cũng kẹt lại, bà nội thì gửi cho Gđ bà cô thứ Chín ở Hòa Thịnh
nuôi giùm vì bà bị mù, khg thể lang thang đây đó được.
Ba tôi thì đi biền
biệt, khi thì đi hoạt động ở Hạ Lào, khi thì làm việc cho công binh
xưởng ở khu Năm. Đi tản cư mãi cũng thấm mệt thấy tình hình lắng
dịu hơn đôi chút, GĐ hồi cư về lại nhà, đưa bà nội cùng về. Ông
ngoại và 2 bà dì ra làm việc với chính quyền Việt Minh cơ quan đóng
ở Bình Định, dì thứ Sáu kết hôn với một cán bộ cùng cơ quan người
Huế. Sau đó vì tài cháng eo hẹp
chính quyền Việt Minh phảibiên chế (lay Off) nhân viên trong đó có ông
ngoại và các dì dượng tôi.
Ông ngoại về ở với
GĐ chúng tôi, dì thứ sáu mua căn nhà gần đó, làm ngề hộ sinh giúp
cho dân trong xã cuôc sống cũng ổn thỏa. Sau đó vài năm dượng
Sáu tôi đi ra Tuy Hòa mua ít đồ dùng, chẳng may gặp lúc Pháp đ63 bộ
từ đường thủy lên bắt ông đi mất, chiều bà dì trông mãi khg thấy ông
về, mấy ngày sau mới biết tin chồng bị Tây bắt làm tù binh đem vô Nha
Trang, bà rất buồn vì khg biết số phận chồng mình sẽ ra sao.
Bà dì thứ Bảy sau
đó kết hôn với một quân nhân người Thanh Hóa. Hôn lễ thật đơn
giản tại nhà chúng tôi. Trăn mật 3
ngày ông phải trở về đơn vị, ông biền biệt cho đến sau năm 1975 ông vô
Nam có ghé đến thăm GĐ tôi ở Tuy Hòa, tôi mới gặp lại ông.
Sau khi về quê nhà
cũng khg yên, máy bay Pháp bắn phá ngày đêm, lúc ấy tôi dưới 10 tuổi
phải đi học vào ban đêm lúc 4,5 giờ sáng, chợ phải họp ban đên để
tránh máy bay, mỗi lần nghe tiếng máy bay là chiu xuống hầm, chờ
chúng bắn phá xong bay xa mới dám ra khỏi hầm. Thời gian sau này
chúng thả bim xăng, nhà nào cũng chuẩn bị cát, phòng trúng bom xăng
thì lăn vào cát. Chúng tôi tuy còn
nhỏ nhưng phải tự đào hầm để tránh máy bay, tới giờ học phải cử
một hoc sinh đứng ngoài lớp để nghe tiếng máy bay thì đánh kẻng báo
động cho mọi người vào hầm trú vì máy bay Pháp thường ném bom những
chỗ đông người như trường học, chợ hoặc những cơ quan. Có nơi
nghe nói chợ đang họp nghe tiếng máy bay phải tắc hết đèn, tuy vậy
mà vẫn bị oanh tạc chết rất nhiều.
Lúc ấy chẳng những đào hấm cho mình mà phải đào hầm công cộng
trên các con đường làng phòng khi đi đường gặp lúc máy bay bắn thì
có hầm trú ẩn. Lại còn tăng gia
sản xuất cho trường.
Hồi đó trường làng
tôi học cất cạnh ngôi đình, mà ông nội tôi hiến đất để cất, sau này
nghe bà kể lại khi cất ngôi đình này ông nội về nhà vờ say rượu đập
chén đĩa đồ sứ xưa cho bể để đem đi cẩn trên các bức tượng của
đình, lúc đó tôi học ở đây thì đình này đã bị Việt Minh phá hoại
chỉ còn 1 bức tường và nền nhà, đất rất rộng nên trường cho hoc sinh
mỗi đứa vài mét vuông để trồng khoai lang, khoai mì hoặc bắp, tôi
biết trồng trọt kể từ đó, lại còn ra đồng bắt chuột để báo cáo
với thầy giáo. Tuổ ấu thơ ai bảo gì thì làm theo, bây giờ thấy
mình tội lỗi vì mang nghiệp sát sanh nhiều (xin thành tâm sám
hối). Sống ở thời này khg có
thuốc trừ sâu, chuột phá mùa màng nên tận dụng con nít như chúng tôi
đập ruôi giết chuột! Vứ trốn máy
bay vừa tăng gia sản xuất, quần áo thì thiếu thốn, tất cả đều tự
túc khg có hàng ngoại, tự trồng bông rồi dệt lấy vải, khg có thuốc
nhuộm, phải dùng các loại rễ cây để nhuộm vải, vì khg ai dám mặc
đồ trắng vì máy bay sẽ thất dễ dàng.
Có dạo tôi chỉ có 2 bộ quần áo mặc thay đổi, rách vá chằn
chịt, đa số đi chân khg, mua được đôi guốc gỗ quai bằng da bò chỉ để
mang rửa chân đi ngủ (khi nhúng nước da bò mêm ra mới mang được)
Có lần tôi đi học
mặc bộ đồ hơi bạc màu, thầy giáo bảo phải về nhà thay vì sợ máy
bay trông thấy, nhà nuôi ít gà vịt nhưng khg dám ăn thường vì ở địa
phương họ cho những người hàng xóm thân cận với GĐ đến chơi thường
xuyên, có lần đang nấu con gà trên bếp, anh Đại hàng xóm vào trong
bếp ngồi nói chuyện, báo hại con gà cứ phải đậy nắp, khg dám mở
vung ra trộn, đến khi anh đi con gà đã nhừ ra.
Thuế nông nghiệp
thì rất cao, huê lợi thu hoặch khg đủ đóng thuế, có những năm hạn hán
khg đủ nước cho mùa màng lại càng bi đát hơn đến nỗi lúc đóng thuế
nhận lại làm gạo rồi nộp cho chính quyền lấy gạo làm công để ăn.
Thuở ấy thiếu thốn nhưng ở quê rất bình an, ngày đêm ra đường khg
sợ cướp, bắt cóc, hãm hiếp (chỉ sợ ma thôi)
Những năm sau đó
nổi lên phong trào đấu tố ruộng đất. GĐ chúng tôi có ruộng ở 3
xã Hòa Vinh, Hòa Tân và Hòa Thịnh, đấu tố thi hàng ở Hòa Thịnh
trước, nghe đâu 2 ông bà quen với GĐ chúng tôi địa chủ ở đó bị đấu
tố dã man. Ở Hòa Vinh quê tôi chỉ mới rục rịch thì tá điền đã
đến nhà đòi truy tô, cả lẫm lúc tá điền ai xách gánh đến muốn đòi
bao nhiêu thì đưa bấy nhiêu, khg dám kỳ kèo, lý lẽ cứ thế họ vào
xúc gánh đi hết thì thôi.
*** Xin xem tiếp phần 3 vào thứ Năm tuần tới.
*** Xin xem tiếp phần 3 vào thứ Năm tuần tới.
NGUYỄN
THỊ BẠCH TUYẾT
No comments:
Post a Comment