Friday, September 23, 2016

NHÀ GIÁO CAO QUÝ (Lộc Vũ)





Nhà Giáo Cao Quý


Sau đây là câu chuyện chứng tỏ tầm quan trọng của giáo dục đối với con người mà người viết lượm lặt được trên Internet với tựa đề “Touching Story”. Trước hết, xin mời đọc phần tóm lược câu chuyện bằng Việt Ngữ và lời bàn của người viết về vai trò cao quý của nhà giáo. Và xin đọc nguyên văn câu chuyện bằng Anh Ngữ.

Lời bàn: Vai trò cao quý của nhà giáo

Câu chuyện trên đây đã chứng tỏ tầm quan trọng của giáo dục đối với con người.


Tóm lược câu chuyện:

Cậu bé Teddy là một học trò tiểu học thông minh, học giỏi, tính tình tốt và thích chơi với bạn bè. Nhưng rồi mẹ cậu bị đau nặng và qua đời khi cậu đang học lớp Ba, khiến cậu buồn bã, chán cả học hành, không thiết chơi với ai, và sống cách biệt với mọi người. Khi đi học thì quần áo xốc xếch, mặt mũi bẩn thỉu vì thiếu người săn sóc. Còn cha cậu thì chẳng ngó ngàng gì đến cậu cả.

Nhưng may mắn thay, cậu gặp được bà giáo Thompson. Bà giáo này được nhà trường giao cho nhiệm vụ theo dõi hồ sơ học vấn của từng học trò. Nhờ vậy, khi nghiên cứu hồ sơ của cậu bé Teddy, bà thấu hiểu hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng rất đáng thương của cậu, và cố gắng giúp cậu lấy lại niềm tin.

Bà còn nhớ vào dịp lễ Giáng Sinh năm ấy, khi các học trò lớp Năm của bà tặng cho bà những gói quà gói đẹp đẽ được gói bằng giấy mầu rực rỡ và có cài nơ đẹp đẽ thì cậu bé Teddy lại tặng bà một gói quà được gói bằng bao bì đi chợ mầu nâu cũ kỹ, bên trong là một chiếc vòng đeo tay làm bằng các viên đá mà vài viên đá đã tuột mất, và có thêm một lọ nước hoa mà nước hoa chỉ còn một phần tư lọ. Trong khi các học trò khác cười chế nhạo cậu bé, bà nghiêm mặt tuyên bố với đám học trò rằng chiếc vòng đeo tay này rất đẹp, rồi lấy cả nước hoa bôi lên cổ tay.

Sau buổi học hôm đó, cậu bé nán ở lại để nói với bà giáo rằng: “Thưa cô, hôm nay cô có mùi thơm giống như mẹ con thường có trước đây”. Nghe vậy, bà rất xúc động nhưng đợi cho học trò về hết, bà giáo mới khóc nức nở cả giờ đồng hồ. Rồi từ ngày hôm đó, bà không còn muốn dậy đọc, day viết, dậy toán nữa, mà bà bắt đầu dậy học trò trở nên người. Bà đặc biệt lưu tâm đến cậu bé Teddy. Từ từ cậu bé trở nên khá hơn. Bà càng khuyến khích cậu bao nhiêu, cậu càng học giỏi hơn bấy nhiêu. Cuối năm đó, cậu Teddy đã trở thành một trong những học trò giỏi nhất trong lớp.

Rồi liên tiếp trong những năm sau đó, cậu bé học xong bậc tiểu học, lên trung học rồi vào đại học theo học ngành y khoa. Tổng cộng bà nhận được tất cả 5 lá thư của cậu học trò cũ viết cho bà vào những dịp cậu học xong tiểu học, tốt nghiệp trung học với hạng ba trong lớp, tốt nghiệp đại học với hạng tối ưu, và tốt nghiệp bác sĩ y khoa. Trong lá thư nào, cậu cũng báo tin học hành tấn tới và luôn luôn tuyên dương bà giáo cũ vẫn là một nhà giáo hay nhất mà cậu đã gặp trong đời.

Cho đến năm cậu sắp sửa cưới vợ, cậu gửi cho bà giáo lá thư thứ năm, nhờ bà đứng làm chủ hôn cho đám cưới của cậu vì cha cậu cũng đã mất vài năm trước đó. Bà giáo vui vẻ nhận lời. Khi đến dự đám cưới, bà còn nhớ đeo cả chiếc vòng đeo tay và xức nước hoa mà cậu đã tặng cho bà trước đây. Bà còn nhớ cậu bé đã khoe với bà là mẹ cậu đã đeo chiếc vòng đeo tay và xức nước hoa này vào dịp lễ Giáng Sinh đoàn tụ cuối cùng của mẹ cậu.

Tại buổi lễ cưới, cậu bé Teddy, nay đã là bác sĩ Theodor Stoddard của bệnh viện Iowa Methodist ở Des Moines, ôm chầm lấy bà giáo cũ và thì thầm bên tai bà: “Cám ơn cô đã tin tưởng nơi con, đã khiến cho con cảm thấy con là ngườI quan trọng, và chứng tỏ cho con thấy rằng con có thể làm những việc khác thường”. Bà giáo, nước mắt lưng tròng, thì thầm trả lời: “Teddy, con đã lầm rồi! Chính con mới là người đã dậy cho cô biết rằng cô có thể làm những việc khác thường, vì cô đã không biết làm sao dậy dỗ học trò cho đến khi cô gặp con”.


Vai trò của nhà giáo: uốn nắn tâm hồn học trò

Sở dĩ cậu bé Teddy đã vượt qua được những khó khăn thuở thiếu thời để thành công trên đường đời, chính là nhờ sự quan tâm săn sóc và hướng dẫn của bà giáo Thompson, ngườI đã đóng vai trò thay thế mẹ của cậu bé để nâng đỡ và khuyến khích cậu, làm cho cậu có cảm tưởng cậu là người quan trọng và có thể làm những việc khác thường.

Xưa kia ở Việt Nam ta, các cụ thường đề cao vai trò của bác sĩ là “Lương y như từ mẫu”. Câu này có nghĩa là vị bác sĩ có lương tâm nghề nghiệp sẽ săn sóc bệnh nhân giống như bà mẹ hiền săn sóc con khi đau ốm vậy. Nếu áp dụng câu nóí này vào trường hợp của bá giáo Thompson, ta có thể nói rằng “Nhà giáo như từ mẫu”. Bà giáo đã “chữa bệnh tâm hồn” cho cậu bé Teddy như một bà mẹ hiền vậy. Rồi khi trở thành bác sĩ y khoa chuyên trị bệnh cancer, đến lượt bác sĩ Theodore chắc chắn sẽ quan tâm, săn sóc và khích lệ bệnh nhân của mình với tình thương mà bà giáo Thompson đã dành cho ông vậy. Nếu nhà giáo nào cũng thương học trò như bà Thompson thì nước Mỹ này không còn lo sợ khủng bố, và thế giới không còn có chiến tranh vì các học trò ở mọi nước đều trở nên những con người biết yêu thương đông bào và đồng loại.

Như vậy, vai trò chính yếu của nhà giáo không phải chỉ là dậy học trò biết viết, biết đọc và biết làm toán mà chính là quan tâm, săn sóc và khích lệ cho học trò phát triển khả năng, nhân cách và cố gắng theo đuổi nghề nghiệp đã chọn. Nói tóm lại, nhà giáo có vai trò cao quý là uốn nắn tâm hồn học trò và dậy dỗ cho học trò nên người.

So sánh với nhà giáo, các bậc làm cha mẹ cũng chính là những nhà giáo dậy dỗ con cái từ lúc lọt lòng mẹ cho đến khi trưởng thành. Cha mẹ là nhà giáo dục đầu tiên không những đào luyện nhân cách cho con cái mà còn uốn nắn đức tin cho con nữa, để chúng vừa trở nên những người công dân hữu dụng cho xã hội vừa là những người tín hữu trung kiên cho Giáo Hội vậy.

Lộc Vũ



Touching Story


Mrs. Thompson had watched Teddy the year before and noticed that he did not play well with the other children, that his clothes were messy and that he constantly needed a bath. In addition, Teddy could be unpleasant. It got to the point where Mrs. Thompson would actually take delight in marking his papers with a broad red pen, making bold X’s and then putting a big “F” at the top of his papers.
 
 At the school where Mrs. Thompson taught, she was required to review each child’s past records and she put Teddy’s off until last. However, when she reviewed his file, she was in for a surprise.
 
 Teddy’s first grade teacher wrote, “Teddy is a bright child with a ready laugh. He does his work neatly and has good manners... he is a joy to be around..”
 
 His second grade teacher wrote, “Teddy is an excellent student, well liked by his classmates, but he is troubled because his mother has a terminal illness and life at home must be a struggle.”
 
 His third grade teacher wrote, “His mother’s death has been hard on him. He tries to do his best, but his father doesn’t show much interest, and his home life will soon affect him if some steps aren’t taken.”
 
 Teddy’s fourth grade teacher wrote, “Teddy is withdrawn and doesn’t show much interest in school. He doesn’t have many friends and he sometimes sleeps in class.”
 
 By now, Mrs. Thompson realized the problem and she was ashamed of herself.
 She felt even worse when her students brought her Christmas presents,  wrapped in beautiful ribbons and bright paper, except for Teddy’s. His present was clumsily wrapped in the heavy, brown paper that he got from a grocery bag. Mrs. Thompson took pains to open it in the middle of the other presents. Some of the children started to laugh when she found a rhinestone bracelet with some of the stones missing, and a bottle that was one-quarter full of perfume. But she stifled the children’s laughter when she exclaimed how pretty the bracelet was, putting it on, and dabbing some of the perfume on her wrist.
 
 Teddy Stoddard stayed after school that day just long enough to say, “Mrs. Thompson, today you smelled just like my Mom used to.”
 
 After the children left, she cried for at least an hour. On that very day, she quit teaching reading, writing and arithmetic. Instead, she began to teach children. Mrs. Thompson paid particular attention to Teddy As she worked with him, his mind seemed to come alive. The more she encouraged him, the faster he responded. By the end of the year, Teddy had become one of the smartest children in the class and, despite her lie that she would love all the children the same, Teddy became one of her “teacher’s pets..”
 
 A year later, she found a note under her door, from Teddy, telling her that she was the best teacher he ever had in his whole life.
 
 Six years went by before she got another note from Teddy. He then wrote that he had finished high school, third in his class, and she was still the best teacher he ever had in life.
 
  Four years after that, she got another letter, saying that while things had been tough at times, he’d stayed in school, had stuck with it, and would soon graduate from college with the highest of honors. He assured Mrs. Thompson that she was still the best and favorite teacher he had ever had  in his whole life.
 
  Then four more years passed and yet another letter came. This time he explained that after he got his bachelor’s degree, he decided to go a little further. The letter explained that she was still the best and favorite teacher he ever had. But now his name was a little longer.... The letter was signed, Theodore F. Stoddard, MD.
 
 The story does not end there. You see, there was yet another letter that spring. Teddy said he had met this girl and was going to be married. He explained that his father had died a couple of years ago and he was wondering if Mrs. Thompson might agree to sit at the wedding in the place that was usually reserved for the mother of the groom. Of course, Mrs. Thompson did. And guess what? She wore that bracelet, the one with several rhinestones missing. Moreover, she made sure she was wearing the perfume that Teddy remembered his mother wearing on their last Christmas together.
 
 They hugged each other, and Dr. Stoddard whispered in Mrs. Thompson’s ear, “Thank you Mrs. Thompson for believing in me. Thank you so much for making me feel important and showing me that I could make a difference”.
 
 Mrs. Thompson, with tears in her eyes, whispered back She said, “Teddy, you  have it all wrong. You were the one who taught me that I could make a difference. I didn’t know how to teach until I met you.”
 
 (For you that don’t know, Teddy Stoddard is the Dr. at Iowa Methodist in Des Moines that has the Stoddard Cancer Wing.)
 
  Warm someone’s heart today. . . pass this along. I love this story so very much, I cry every time I read it. Just try to make a difference in someone’s life today? tomorrow? just “do it”.
(Author Unknown)

 

No comments: