Lời giới thiệu:
Kính thưa thầy cô và các anh chị,
Kính thưa thầy cô và các anh chị,
Thương nhau thấy núi
thì.. teo,
Thấy sông thì… dội, thấy
đèo thì…run!
Cho dù "cung"
gẫy, "kiếm" cùn,
Có teo, có dội, có
run...cũng liều!
-OMG, cái...tình
iêu! (TK)
Những
câu thơ ziễu này chắc sẽ làm vấn vương những người ở tuổi “sồn sồn” như
Thukỳ; vì vậy, cô nàng đã mời bạn đến thăm tệ xá của mình,
nơi chẳng có bóng dáng người Việt nào, đừng nói chi đến…nẫu nè, nẫu kia.
Buồn và nhớ nhiều, nhưng đôi khi cũng sợ câu:
Buồn và nhớ nhiều, nhưng đôi khi cũng sợ câu:
Lâu
rầu, hổng gặp thì buồn,
Gặp
rầu, lại giống….chuồn chuồn cắn….rốn!
--------------------------
NHỚ.... "NẪU NÈ"
Bờ biển Navarre trước nhà
Thukỳ có một con cò; có lẽ vì lẻ bạn, nên lâu lâu nó lại kêu lên một tiếng nghe
thắt ruột. Cạnh nhà có một ông hàng xóm “Mỹ”; những hôm trở gió, ổng ho lên một
tràng nghe ai oán, não nề.
Thukỳ tự nhủ: xóm của mình đúng
là xứ “Mỹ ho, Cò gáy”; suốt năm không nghe được một tiếng Việt, nhất là tiếng
quê hương Phú Yên (ngoại trừ giọng cằn nhằn của ông chồng già); vì thế bỗng nhớ
“Nẫu Nè”, nên vào cuối tháng trước, Thukỳ liền mời ông anh Phạm Đức Hiền và
cô bạn La Hai cùng xóm Xuân Thanh từ San Jose đến thăm vào một ngày cuối
Hè nắng cháy.
Tại phi trường Pensacola,
chúng tôi mừng rỡ ôm nhau như những đôi tình nhân lâu ngày hội ngộ, tay
bắt mặt mừng, làm cả phi trường vui lây.
Nhà Thukỳ nhiều cửa & rộng mở
Nhà Thukỳ tuy nhỏ, nhưng có đến
8 cái cửa ra vào, lúc nào cũng rộng mở để đón gió biển và bạn bè, nhất là
những người “tâm đầu, ý hiệp” qua những ly cà phê buổi sáng bên bờ biển sóng
vỗ tràn đầy hương vị mặn mà của đại dương.
Chúng tôi kể nhau nghe tâm
tình, đùa giỡn như trẻ thơ. Những món ăn, dù đơn sơ, nhưng do
chính tay tôi làm, đã trở thành những “đặc sản” nhờ được nêm thêm gia vị “tình
yêu”, điểm thêm nụ cười hồn nhiên, và đặc biệt được trang trí bằng sóng biển.
Vì “cái Thanh” (anh “Nẫu Nè”
gọi là “Thanh Mập”, nó hổng "care"!) có một “thương vụ” (chả biết “thương” ai), nên sáng sớm hôm
sau, chúng tôi chở nhau đi Louisiana, lái xe lòng vòng hơn 10 tiếng đồng
hồ từ Navarre đến Houma, băng sang Grand Isle, qua những thành phố mang tên
Pháp và Mỹ mà đọc theo tiếng Việt thật tức cười như “Dumas, Dulac, Doolittle…”
(Mụ “Đười Ươi” già mà nghe lén được, mủ lại la toáng lên là… “chúng nó nói tục!”),
nên dù có xa cũng chẳng thấm vào đâu, vì những câu chuyện tếu chọc
nhau, những nụ cười không bao giờ tắt trên môi của 3 người (2 bà một
ông). Kỳ này anh "Nẫu Nè" trúng mánh
bị hai cô phá muốn khùng; còn cái Thanh thì cứ tủm tỉm cười một mình, lẩm bẩm
câu “cô tiểu thương thương anh tiểu thương;
thương đúng chỗ tiểu, và tiểu đúng chỗ
thương”.
Trên đường đi, chúng tôi gặp
một cơn bão, mưa đổ như trút nước, nhìn đằng trước chỉ thấy đường lờ mờ; làm mọi
người lo lắng xe sẽ lao vào một đầm cá sấu là toi mạng. Nhưng anh Nẫu Nè trấn an Thukỳ rằng cá sấu sẽ
chọn cái Thanh chứ không chọn người ốm nhom thư Thukỳ, làm Thukỳ cũng đỡ lo. Một lúc sau, đi qua cơn mưa thì chúng tôi đến một vùng nông trại trù phú. Đang
đùa giỡn với nhau thì bỗng thấy xe cảnh sát chớp đèn đằng sau; mọi người tin chắc
thế nào cũng bị ticket.
Nhưng sau khi xem bằng lái
“California”, biết là "du khách", ông cảnh sát nở một nụ cười hỏi “Are you Henry?” anh Nẫu Nè lập bập
đáp “Yes, I’m ‘Hăng Rết’”, làm Thukỳ muốn bật cười mà không dám, liền
xoay người sang phía ông và chìa 2 trái “cam khô” sau chiếc áo hở cổ,
vừa xin lỗi vừa biện hộ vì “đường về nhà em xa lắm...” nên lo bàn
cãi quên cả vận tốc. Cái Thanh cũng
cười duyên, mà nhìn kỹ thì mặt ông cảnh sát cũng bầu bĩnh như nó, trông
giống anh em song sinh; có lẽ thấy vậy, nên ông ta mỉm cười, dặn lái xe
cẩn thận; không những tha ticket, mà còn nói đùa “Mày có 2 hành khách quá
xinh, nếu là tao thì chắc tao chạy nhanh hơn, và nếu có bị ticket vẫn…zui
như thường...” Cám ơn anh chàng cảnh sát dễ thương.
Grand Isle
là mũi dài nhỏ chạy giữa hai bờ hồ thật thơ mộng; không rộng lắm,
nhưng cũng đủ hấp dẫn bởi những căn nhà sàn giống như “nhà người thượng”
vùng cao nguyên Đà Lạt với nhiều màu sắc dễ thương. Sau khi cái Thanh đạt được “hợp đồng tiểu thương”,
chúng tôi vào một tiệm gần đó ăn
hamburger nướng và uống cà phê trưa, vừa kể những câu chuyện chọc phá
nhau qua những nụ cười không bao giờ tắt.
Phải công nhận cái Thanh có biệt tài
chọc cười duyên dáng, thảo nào ai cũng “mê” nó.
Nó kể rằng: một hôm tiên tri tối cao “Mù-2-mắt” sai sứ giả
xuống trần tìm một “đồng nam” cho ngài thỏa mãn bệnh "ấu dâm" (pedophilia) của mình. Sau 1 ngày tìm kiếm, sứ giả mang một “khứa lão” đầu hói dâng lên cho ngài.
Nhìn thấy ông già, tiên tri “Mù-2-mắt” hỏi tại sao không là một “đồng
nam” mà lại là một “lão ngoan đồng”, thì sứ giả trả lời:
-Thưa ngài, con đâu biết, con thấy nó chưa mọc tóc, vừa khóc, vừa bò, lại vừa…bú, nên con tưởng
nó còn…con nít!
Chúng tôi nhắc lại những
kỷ niệm ấu thơ, trong đó có một “thành tích” dzui nhất đời mà 2 đứa tui tự
thú: là chỉ mong “ông già khó tính của mình… “chết yểu” để khỏi bị cấm đoán đủ
thứ. Tụi tui nghĩ đơn thuần là nếu ổng “quy tiên” sớm thì chúng tôi tha hồ tự do, muốn làm gì thì làm, chẳng ai ngăn cấm. Cái Thanh còn “cao thủ” hơn tui, vì nó còn ước
ao “ly thân” với bố nó để lấy họ khác, không thích họ Phạm, vì nghe có vẻ… “phạm”
tội. Chúng tôi vừa thú tội vừa rưng
rưng nước mắt; bây giờ lớn khôn nên người là nhờ… bố nghiêm khắc; muốn
đền ơn thì bố chẳng còn, nghĩ lại sự dại khờ của những ngày xưa,
lòng ăn năn, hối hận.
Nhà anh chị Minh & Bình
Mãi đến gần 9 giờ đêm chúng tôi mới đến nhà anh chị Bình-Minh ("Hoàng Thịnh" cũ). Vào đến nhà thì chúng tôi đã thấy thức ăn dọn sẵn; các cháu con của anh chị cùng hai cậu rể quý niềm nở đón tiếp và mời rượu bia, thức ăn ngập đầy. Dù là lần đầu tiên gặp nhau, nhưng sự hiếu khách của các cháu làm cho chúng tôi cảm thấy thoải mái vui vẻ như đã thân nhau từ kiếp trước; xin hết lòng cám ơn anh chị và nhất là các cháu: thật tình, dễ thương.
Mãi đến gần 9 giờ đêm chúng tôi mới đến nhà anh chị Bình-Minh ("Hoàng Thịnh" cũ). Vào đến nhà thì chúng tôi đã thấy thức ăn dọn sẵn; các cháu con của anh chị cùng hai cậu rể quý niềm nở đón tiếp và mời rượu bia, thức ăn ngập đầy. Dù là lần đầu tiên gặp nhau, nhưng sự hiếu khách của các cháu làm cho chúng tôi cảm thấy thoải mái vui vẻ như đã thân nhau từ kiếp trước; xin hết lòng cám ơn anh chị và nhất là các cháu: thật tình, dễ thương.
Vợ chồng cùng hai cô con gái
Anh Hiền, Anh Minh, Bình, Thukỳ, & Xuân Thanh
Chúng ta cụng chai cùng say nhé.
Vinh, con rể anh chị, một tay trống tuyệt vời.
Ăn uống xong chúng tôi kể “chiện”
tếu và hát karaoke. Các cháu hát thật
hay, đặc biệt là giọng truyền cảm của Bình.
Cái Thanh đã gây “ấn tượng” cho mọi người qua bản “Nửa Hồn Thương Đau”. Chẳng biết cô nàng có bị thất tình hay không
mà hát hổng thua gì Ý Lan, diễn đạt nỗi lòng của Phạm Đình Chương tới “bớn”
luôn; còn tui thì ghen với nó vì không đủ… “béo” để có hơi dài như nó. Ái nữ
anh chị Minh-Bình cũng hát hết ý, 2 chàng rể không những đánh trống
chơi đàn tuyệt diệu mà có giọng ca truyền cảm như Tuấn Ngọc. Thấy ngứa cổ,
tôi bèn “rống” một “bãi”, làm chủ nhà lo ngại muốn tắt máy, vì sợ hàng xóm call
“nine-one-one”. Việc hát dở không phải
lỗi của tui, mà là do ba tui. Ngày xưa,
mỗi lần anh chàng nào có máu nghệ sĩ đến nhà tui chơi, đều bị ba tôi liệt vào
loại “đờn ca, sáo thẩu" (thổi); ổng nói "nếu con lấy thằng đó thì trong
tương lai chỉ có cách ra chợ Tuy Hòa để nó cầm đờn, còn con cầm cái....ca” (kiếp cầm-ca!), nên con đường trở thành ca sĩ của tôi bị "bóp chết" khi còn trứng nước!
"Ca sĩ" Bình hát hết ý rất truyền cảm
(Đúng là Nửa Hồn Thương Đau cùng các ca sĩ.)
Trời đã quá khuya mà không
ai muốn đi ngủ, bao nhiêu chuyện còn dở dang, đặc biệt là tình nghĩa bạn
bè.
Sáng thức dậy đã thấy
Bình làm cơm gà dọn đầy bàn, anh Minh chào đón chúng tôi với những
ly cà phê thơm phức, và càng ngon hơn khi cùng uống bên nhau, các cháu
cũng phụ mẹ đãi khách, kỳ này về chắc lên ký vì ăn quá nhiều.
Biệt thự của gia đình anh chị Bình-Minh đẹp như như ánh bình minh, sạch sẽ gọn gàng, đặc biệt là phòng sinh hoạt gia đình, rộng lớn như một phòng trà, đầy đủ âm thanh, ánh sáng; tha hồ mà hát xướng, party. Xin chúc mừng sự thành công của các cháu.
Biệt thự của gia đình anh chị Bình-Minh đẹp như như ánh bình minh, sạch sẽ gọn gàng, đặc biệt là phòng sinh hoạt gia đình, rộng lớn như một phòng trà, đầy đủ âm thanh, ánh sáng; tha hồ mà hát xướng, party. Xin chúc mừng sự thành công của các cháu.
(Anh Minh thật lucky một mình mà 3 người đẹp)
( Bình, A. Hiền, A. Minh & Xuân Thanh.)
(Thuyền câu cá của con anh chị Minh Bình)
Trước khi chia tay, chúng tôi
ghé vào sòng bài Golden Nugget ở Lake Charles để cầu…hên. Đến nơi, cái Thanh và cái Bình liền sà zô bàn
“black jack”; còn Thukỳ thì tìm trò tiêu khiển đắc ý của mình.
Sau khi “sạch túi” (chắc mất
khoảng vài chục), cái Thanh và cái Bình đi tìm Thukỳ khắp nơi nhưng không thấy. Hai nàng tưởng Thukỳ đã vào phòng VIP chơi những
ván bạc ngàn (hoặc "bạt" ngàn). Nhưng sau khi lang thang ở
cuối phòng thì 2 nàng nhìn thấy Thukỳ ngồi sau một cái máy kéo tiền (slot
machine) trong bóng tối, chơi mỗi ván tối đa….5 xu. Ấy thế mà Thukỳ lại hên mới chết chứ. Tổng kết
Thukỳ ăn được gần $100.
Thấy “nẫu nè” ngơ ngớ một mình,
cái Bình liền deposit “$20 cho nẫu nè chơi; nhưng sau khi kéo khoảng 1 chục cái
thì nẫu nè cash ra được $0.05 để kỷ niệm.
Anh Hiền một mình với 2 cô thật xinh
Chia tay nhau mà mắt cay
cay; chúng tôi cầm tay hẹn gặp lại, hy vọng một ngày thật gần, cám
ơn anh Minh, cám ơn Bình, cám ơn các cháu thật nhiều.
Vì không có nhiều thời gian nên
chúng tôi đã “tranh thủ” hưởng thụ những ngày cuối Hè của bờ biển Navarre, nên
sáng sớm hôm sau, chúng tôi đi “tham quan” Destin, một
trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Florida. Sau khi nhâm nhi cà phê buổi sáng, chúng tôi
trực chỉ trên con đường đi qua 2 cái đảo nhỏ Fort Walton,
và Emeral Coast
khoảng chừng 30 phút đến Destin, thành phố thơ mộng, cát trắng, nước
xanh biếc như ngọc bích. Sau khi dạo chơi
khu du lịch, chúng tôi mua vé thuyền ra biển ngắm cá heo (dolphin).
Chẳng biết làm cách nào mà cái
Thanh quen được với anh chàng thuyền trưởng đẹp trai; thế là anh chàng bèn trao
tay lái (và trái tim) cho cô nàng điều khiển con thuyền vượt sóng đại dương như
một đôi trai tài gái sắc, làm nhỏ tui buồn buồn vì không có một chàng “thỉ thủ”
tặng cho một cành hoa biển.
Người đẹp và chàng "Thiền chưởng"
Những con Dolphins đang biểu diễn
Ngày nào chúng tôi cũng
đi tắm biển, đúng là người ta nói không sai: “Nhất gái La hai, nhì
trai Đồng Cọ”, hoặc "La Hai có
gái mỹ miều, ta thương ta nhớ ta liều ta theo...” Cũng vì lỡ dại nghe
nói gái La Hai mà ông xã tui đã vùi chôn cả cuộc đời sau khi từ sông Sài Gòn
ra “mắc cạn ở lạch Đồng Xuân. Dầu sao
ít ra trong đời cũng có 2 anh chàng "lỡ dại" chết vì hai cô
gái La Hai. Nhìn hình thì quý vị cũng
biết ngày xưa chúng tôi từng “nghiêng thùng đổ nước” và “trầm ngư lạc…đạn” chứ
không “khổ nạn” như bi chừ!
(Hoa ghen vẫn thắm liễu hờn vẫn xanh...!!!)
Cả một tuần lễ chỉ ăn
rồi tắm biển, đi chơi... Nhỏ Thanh nói nếu tình trạng kéo dài thì
khi về ông xã nó phải nới cửa mới vô lọt, nếu không nó sẽ đi
luôn. Anh Nẫu nè cũng có phần lên ký chút chút, và tui cũng
thế, chỉ có OX tui là có ăn vàng cũng vẫn là: "ông anh Bắc Kỳ
nho nhỏ", những món ăn dù tầm thường vì ở đây toàn là seafood do
tui nấu; tuy chẳng khéo, nhưng vẫn thấy ngon vì có bạn bè, chỗ ngồi
thú vị, tình cảm đậm đà...nói cười niềm vui như vô tận
Kỳ này Sớ Táo Quân tui có hình 1 bà 2 ông để đăng rồi.
Ông chủ nhà còm cõi nhịn ăn đãi khách
Nhà này tui cho thuê ( X. Thanh còn chê! Nàng muốn mua biệt thự...)
Con bạn tui nó đang diet.
Ngoài thú ăn nhà, tắm
biển, chúng tôi cũng đi ăn tiệm, shopping... Cái Thanh muốn ôm hết cả
tiệm, tội nghiệp “nẫu nè” hổng mua gì mà cứ lo xách đồ cho vào xe
cho đỡ nặng. Đại hội kỳ này chắc
nó trình diễn thời trang 3 ngày chưa hết quần áo. Những khi
xuống tắm anh cứ trêu hai đứa là mặt biển bình yên nhưng hai đứa
xuống là nước trào lên ngập bờ, vì một con cá “mập” và con cá “xấu”
quá bự. Chúng tôi tung tăng đùa với
nước, lăn lộn trên cát trắng để nhớ lại bãi biển Tuy Hòa năm cũ,
hạnh phúc với thiên nhiên, với tiếng cười tan theo làn sóng vỗ thật
dễ thương.
Rồi ngày vui 1 tuần lễ
qua mau ngày chia tay cũng đến tôi đưa ra phi trường bổng nhớ câu thơ: “Người đi một nửa hồn tôi mất; một
nửa hồn kia bỗng…”
Tui hổng biết điền vào
là nửa kia "dại khờ, tan nát, đau đớn" hay “chửi thề”! Hi hihi! (Xin quý anh chị điền vào cho đúng nghĩa nhen).
Cứ mỗi lần có khách khứa đến
là 3 cái tủ lạnh nhà tui lại đầy ngập thức ăn; giờ thì trống không
hổng còn một chút gì để nhớ?! Chắc khi xem hình ảnh con nhỏ bạn cùng quê của tui và anh nẫu
nè thì chắc quý anh chị sẽ thấy thương cho chủ nhà thấm thía. Tui cứ sợ máy bay bị đình
hoãn, thì chắc lại phải “sai” ông xã chèo ghe ra biển câu…cua về nhậu.
Nói thì nói dzậy mà khi chia tay tui ôm anh nẫu nè, rồi ôm nhỏ bạn muốn khóc, nắm tay nhau lại hẹn dịp gặp nhau nữa, giờ thì thời gian không còn để đợi nhau, mình phải thu xếp thăm viếng chơi đùa, ngày tháng qua nhanh tuổi già đã lù đù đến trước cửa; bạn bè điểm danh càng thấy thiếu, chẳng tiếc gì cho nhau chẳng qua còn lại với tất cả ân tình nghĩa đậm.... Hẹn anh, và hẹn bạn một ngày thật gần nơi đảo Navarre để mình nghe sóng vỗ như những nhịp đập con tim cùng chung một bản nhạc ân tình.
Máy bay đã lên cao tôi quay
về ngồi sau nhà một mình nhìn biển vắng, một chút nghẹn nơi cổ
họng, ly cà phê sao đắng lạ thường, kỷ niệm ơi là kỷ niệm, thấy nhớ
thật nhiều chẳng biết nói sao cho hết tâm tình:
Có nỗi nhớ tưởng chừng không chịu nổi
Cứ thay nhau da diết đến cồn cào
Em không phải là người hay say sóng
Mà chiều nay bờ đánh đến nôn nao....(Khuyết danh)
Cứ thay nhau da diết đến cồn cào
Em không phải là người hay say sóng
Mà chiều nay bờ đánh đến nôn nao....(Khuyết danh)
Navarre, Sept/03/2016
Chiều thật buồn.
Thukỳ.
No comments:
Post a Comment