Những
hình ảnh đối lập đến nghẹn lòng ngày 'toàn dân đưa trẻ đến trường'
NỖI BUỒN QUÊ HƯƠNG
Đọc mail thấy cảnh nước nhà,
Các em đi học thật là đáng thương.
Hôm qua khai giảng tựu trường,
Băng sông lội suối tìm đường đến nơi.
Sông nước lỡ, đường đất bồi,
Vùng xa nghẽn lối, ngại đồi vùng sâu.
Đến trường các em ngồi đâu ?
Sân khô nắng cháy trên đầu các em !
Chiến tranh lùi xa đã lâu,
Mà sao còn cảnh nhuộm mầu chiến chinh ?
Tại đảng Cộng hay dân mình
Bốn mươi năm vẫn diêu linh thế nầy !
·
Lê Nguyễn
(Xúc động trước những hình ảnh tựu trường ở
quê nhà năm 2016)
Ngày tựu trường, ở đâu đó trên dải đất hình chữ S vẫn còn những cảnh lam lũ - nơi hành trình tìm đến cái chữ của các em học sinh bị ngăn trở bởi muôn vàn gian khó. Tuy nhiên vượt lên tất cả, các giáo viên và học sinh vẫn có được một buổi lễ đầy ý nghĩa.
Lễ khai giảng tại điểm
trường Liên Sơn, Trường tiểu học Số 1 Lang Thíp, Văn Yên, Yên Bái
Sáng 5.9, tràn ngập trên
các phương tiện thông tin đại chúng là hình ảnh các em học sinh thành thị xúng
xính trong bộ quần áo mới, tay cầm cờ hoa rực rỡ, mặt rạng ngời nhân ngày tựu
trường.
Thế nhưng, trong hơn 22
triệu học sinh trên cả nước hôm nay cùng hòa chung niềm vui năm học mới, không
phải em nào cũng được may mắn như vậy. Trong một phút lắng lòng, hãy cùng Báo
Lao Động đến với những hình ảnh ít được biết hơn, về hành trình gian nan tìm
'cái chữ', về những lễ khai giảng đơn sơ đến nhói lòng nơi vùng núi cao.
Dưới đây là những hình
ảnh 'hơn vạn lời nói' về những gian nan, vất vả của các giáo viên cũng như học
sinh khu vực Tây Bắc đã được chúng tôi ghi lại trước và trong lễ khai giảng năm
học 2016 - 2017:
Bàn ghế đã bị mưa lũ cuốn
trôi, các thầy cô giáo ở huyện Mộc Châu (Sơn La) đã phải tự bê vác, vận chuyển
những bộ bàn ghế mới cho các em học sinh có chỗ ngồi học.
Sau đó, chính những đôi
tay, đôi vai này lại tiếp tục xắp xếp chúng lại thật ngay ngắn trong trong một
gian phòng học lụp xụp.
Ở những nơi xa xôi này,
việc đưa con em của bà con đồng bào dân tộc đến trường đã khó, nhưng việc
“cõng” con chữ đến với các em của các thầy cô giáo, còn gian nan, vất vả hơn.
Thậm chí là nguy hiểm bởi
không ít trong số thầy cô giáo là người miền xuôi lên, vốn không quen với địa
hình đồi núi.
Các cô giáo mầm non
Chiềng Khừa (Mộc Châu, Sơn La) phải cõng nhau qua con suối chảy xiết tới
trường.
Để vượt dốc đá A Mái, nữ
giáo viên phải lắp gạt bùn và quấn xích vào bánh xe để đi cho khỏi bùn và chống
trơn trượt.
Một cô giáo trẻ ở Văn
Bàn, Lào Cai trên đường đến trường. Mặc dù xe bị đổ nhưng cô giáo vẫn luôn lạc
quan tươi cười.
Có những nơi, do đường đi
quá khó khăn, bản thân thầy cô giáo cũng phải nhờ đến sự trợ giúp từ chính các
em học sinh.
Vất vả vượt hàng chục cây
số đường đồi núi, với thời tiết đẹp thì việc đi lại cũng đã khó khăn nhưng với
những ngày mưa gió, việc di chuyển quanh những đoạn đường đến trường là cả một
chặng đường gian nan và nhiều nguy hiểm.
Các em học sinh ở xã Nậm
Xây, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai cũng phải cuốc bộ qua những con đường vô cùng
hiểm trở để đến trường.
Để đến được ngôi trường
này - nơi có cái cổng có lẽ là khang trang nhất và cũng không biết để bảo vệ
cái.
Còn đây là hình ảnh của
các em học sinh xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái trên hành trình dự
lễ khai giảng.
Nhưng cuối cùng, vượt qua
mọi gian khó, các em cũng tới được lễ khai giảng của mình. Trong ảnh là buổi lễ
của điểm trường Liên Sơn, Trường tiểu học Số 1 Lang Thíp, Văn Yên, Yên Bái. Các
em học sinh nơi đây không có ghế ngồi, buộc phải ngồi xổm lên mặt đất.
Những em học sinh nghèo
hiếu học ở Trường Phổ thông Dân tộc An Lươnng Văn Chấn, Yên Bái được tuyên
dương trước
tập thể
tập thể
Các em sau đó được chơi
những trò chơi tập thể đầy vui nhộn, trong không khí yêu thương.
Trước đó, bức ảnh này
được cho là chụp tại một trường mầm non ở Sơn La, cũng lan truyền trên mạng xã
hội và gây xúc động mạnh trong cộng đồng.
No comments:
Post a Comment