HÒA THƯỢNG NGUYÊN CHỨNG -TUỆ SĨ
(1945-2023)
Hòa Thượng NGUYÊN CHỨNG -TUỆ SĨ thế
danh : Phạm Văn Thương sinh ngày 05/04/1945 (23/2/Ất Dậu) tại Paksé -Lào,
nguyên quán: Nghĩa Ninh -Đồng Hới -Quảng Bình . Thân phụ là cụ ông : Phạm văn
Phận pháp danh Trung Thảo, thân mẫu là cụ bà Đặng Thị Chín pháp danh Diệu
Chánh.
Năm 1952 (Nhâm
Thìn) tập sự hành điệu với tổ Nhật Trung -An Khang chùa Trang Nghiêm làng Tân
An -Paksé -Lào . NĂM 1954 (Giáp Ngọ) chính thức thế phát xuất gia trở thành
CHÚNG TRUNG TÔN của Tăng Đoàn được phú pháp với pháp danh : Nguyên Chứng nối
dòng Lâm Tế Liễu Quán đời thứ 44 . Trong thời gian hành điệu, Chú Điệu nhỏ bộc
lộ những khả năng đặc biệt hiếm có của Bậc Xuất trần Thượng Sĩ
Năm 1960( Canh Tý
), Tổ Nhật Trung -An Khang khuyên gia đình đưa về chùa Bồ Đề Đất Thần Kinh tầm
phương học đạo. Lúc này chú họ cùng làng của Thầy là Hòa Thượng đạo hiệu Thích
Trí Quang đang hành đạo Tại Huế
Từ đất Thần Kinh Cố
Đô thầy đã tầm phương học đạo với những bậc thầy danh tiếng đương thời tại các
tỉnh : Khánh Hòa- Sài Gòn- Tiền Giang
Năm 1961 ( Tân Sửu)
thọ Sa Di Phương Trượng với Tổ Hành Trụ tại Tổ Đình Đông Hưng -Thủ Thiêm -Sài
Gòn , cũng năm này Thầy nhập chúng tu học tại tại Phật Học Đường Phật Ân
-Tiền Giang , Hòa Thượng Liễu Minh đương vi Giám Đốc. Cuối năm này theo lời dạy
của Hòa Thượng Trí Thủ Thầy về Quảng Hương Già Lam- Gò Vấp -Sài gòn cầu pháp và
tu học
Năm 1964 ( Giáp
Thìn) tốt nghiệp Viện Cao Đẳng Phật Học -Sài Gòn
Năm 1965 ( Ất Tỵ )
là sinh viên Phân Khoa Phật Học tại Viện Đại Học Vạn Hạnh – Sài Gòn. Tinh Ba xuất
tiết với những nhận định về Thế Thân, A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận . Hòa Thượng Đức
Nhuận giới thiệu Thầy với Hòa Thượng Mãn Giác trợ giảng triết học nhưng Thầy
khéo léo từ chối. Năm 1968 ( Mậu Thân) thầy chính thức đứng trên bục giảng GIẢNG
ĐƯỜNG ĐẠI HỌC VẠN HẠNH giảng dạy
Năm 1970 ( Canh Tuất)
với những công trình nghiên cứu Triết Học đặc biệt là Tánh Không của Phật Giáo
Đại Thừa Thầy được đặc cách bổ nhiệm Giáo Sư Viện Đại Học Vạn Hạnh. Niên Khóa
1972-1973 Thầy kiêm Khoa Trưởng Phân Khoa Phật Học . Trong thời gian này Thầy
phiên dịch tác phẩm Thiền Luận nổi tiếng của D.T Suzuki tập II , tập
III . Tập I cụ Trúc Thiên dịch , tác phẩm này được tái bản rất nhiều lần
Năm 1973 ( Quý Sửu)
thọ Cụ Túc Giới tại Giới Đàn Phước Huệ -Phật Học Viện Trung Phần Hải Đức -Nha
Trang . Tổ Phúc Hộ làm Hòa Thượng Thí Giới. Hòa Thượng Trí Thủ ban cho
Ngài pháp hiệu TUỆ SĨ. Cũng trong năm này Thầy được cung thỉnh làm Giám Học Viện
Cao Đẳng Phật Học Chuyên Khoa Hải Đức -Nha Trang. Hòa Thượng Thích Trí Thủ
làm Giám Viện, Hòa Thượng Thiện Siêu làm Viện Trưởng
Thầy Tuệ Sĩ không chỉ
uyên bác về Phật Học mà Thầy còn tinh thông về Thế Học, những tác phẩm đầu
tay : TÔ ĐÔNG PHA, NHỮNG PHƯƠNG TRỜI VIỄN MỘNG đã làm nên tên tuổi TUỆ SĨ trong
nền Văn Học Việt Nam thời cận đại. Tài hoa của Thầy còn phát tiết vào âm nhạc
như một cuộc chơi VIỄN MỘNG.
Có thể nói Tinh Thần
Bồ Tát Đạo xuyên suốt cuộc đời của Thầy, Thầy đã không ngại dấn thân phụng sự
cho lý tưởng TỰ DO HÒA BÌNH TÔN GIÁO
Sau cuộc chiến 30/4/
1975 (Ất Mão) Thầy an trú tại Chùa Hải Đức , thỉnh thoảng lên Chùa Linh Sơn Cầu
Dứa dạy chúng tăng hoặc nhập thất tại chùa Kim Sơn phía Bắc đèo Rù Rì . Cũng
trong thời gian này Thầy dịch Kinh A Hàm quay bằng ronéo
Cuối Năm 1978 ( Mậu
Ngọ ) rời Nha Trang vào Sài Gòn lánh nạn tại Tập Thành Cổ Tự - Bình Thạnh - Sài
Gòn và bị Nhà Cầm Quyền đương thời bắt không xét xử với tội danh cư
trú bất hợp pháp
Năm 1980 ( Canh
Thân) được phóng thích và từ đó Thầy phiêu bạt với Tam Giới Vô Không dưới hình
thức cư sĩ
Năm 1982 ( Nhâm Tuất) thọ
lại Tỳ Kheo Giới tại Giới Đàn Phương Trượng Tổ Đình Quảng Hương Già Lam . Hòa
Thượng Trí Thủ làm Đường Đầu thí giới, trong giới đàn này cũng có những vị tái
xuất gia như Thầy Bổn Đạt ( Canada) , Thầy Phước Thuận ( Hoa Kỳ), Thầy Huyền
Giác ( viên tịch)
Từ năm 1982( Nhâm Tuất) đến
năm 1984 (Giáp Tý). Thầy là Giáo Thọ sư của những Học Tăng Quảng Hương Già Lam
Tháng 4 năm 1984 Thầy, Thầy
Mạnh Thát , Sư Trí Hải cùng 17 vị Tăng Ni Phật Tử bị bắt với tội danh : ÂM MƯU
LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN. Thầy và Thầy Mạnh Thát bị kết án TỬ HÌNH, cũng trong thời
gian này Hòa Thượng Trí Thủ viên tịch . Do sự Vận động của Phật Giáo Quốc Tế ,
Phật Giáo Quốc Nội cũng như các hiệp hội nhân quyền Thầy được giảm án 20 năm khổ
sai tại trại tù Xuân Lộc -Đồng Nai . Sau đó Thầy được chuyển ra Trại Tù A20 -Đồng
Xuân -Phú Yên
Tháng 10 năm 1994 ( Giáp
Tuất) với những phản kháng về sự bất bình trong trại tù , Thầy được thiên
chuyên ra Trại Tù Ba Sao – Nam Hà -Hà Nam Ninh
Ngày 3/8/1998 ( Mậu Dần) Thầy được Tổ Chức
Nhân Quyền Quốc Tế HUMAN RIGHTS WATCH trao giải thưởng TRANH ĐẤU NHÂN QUYỀN
cùng với 7 nhà đấu tranh khác
Trong Trại Tù Thầy
đã tuyệt thực 14 ngày không ăn uống, chính quyền đương thời buộc Thầy ký vào
ĐƠN XIN KHOAN HỒNG để được tự do nhưng Thầy không đồng thuận, câu nói lịch sử của
Thầy được lưu truyền trong lòng những người yêu chuộng tự do dân chủ :
Các Ông không có quyền ân xá hay khoan khồng với chúng tôi. Cuối cùng họ phải
nhượng bộ phóng thích Thầy vào ngày 01/9/1998
Ngày 2/9/1998 Trên
chuyến tàu xuôi nam vì sức khỏe không cho phép nên Thầy dừng chân tại Ga
Nha Trang , đón Thầy là những dòng nước mắt thắm tình đạo lữ của Chư Tôn Hòa
Thượng, quý Sư Trưởng, quý Thầy Cô và Phật Tử Khánh Hòa, sau đó Tăng tín đồ đưa
Thầy lên tịnh dưỡng tại Chùa Hải Đức -Nha Trang
Năm 1999 ( Kỷ Mão) Chư Tôn
Đức Hội Đồng Lưỡng Viện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cung thỉnh làm Tổng
Thư Ký Viện Hóa Đạo
Năm 2002 (Nhâm Ngọ)
Thầy là Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo , cùng với Hòa Thượng Huyền Quang , Quảng
Độ và chư tôn đức Tăng Ni Phật Tử Thầy tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo và phục
hoạt Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
Tháng 3 năm 2003 (
Quý Mùi) 6 nước thành viên Liên Âu và Hoa Kỳ chủ động gặp Thầy tại trụ sở
ngoại giao Liên Âu -Hà Nôi
Ngày 1/10/2003 sau Đại Hội Bất Thường Giáo Hội
Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Tu Viện Nguyên Thiều- Bình Định nhị vị Đại
Lão Hòa Thượng Huyền Quang , Quảng Độ, Thầy và chư tôn đức tăng ni dự đại hội bị
chính quyền quản chế mỗi người một nơi. Cuối năm này Đại Hội Bất Thường
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Tu Viện Quảng Đức Melbourne Úc Châu
. Hòa Thượng Thích Huyền Quang được cung thỉnh lên ngôi Đệ Tứ Tăng Thống
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Thầy được tấn phong lên hàng giáo phẩm
Hòa Thượng
Những năm 2004- 2008 Thầy dồn hết thời gian
cho việc trước tác và phiên dịch và đã hoàn thành Luật Tứ Phần , 4
bộ kinh A Hàm , Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết, Thành Duy Thức Luận, A Tỳ Đạt
Ma Câu Xá Luận và nhiều trước tác khác
Tháng 3 năm 2019 ( Kỷ Hợi
) Đại Lão Hòa Thượng Đệ Ngủ Tăng Thống Thích Quảng Độ phú chúc cho Thầy DI NGÔN
VÀ ẤN TÍN của Viện Tăng Thống tại Chùa Từ Hiếu -Quận VIII và ủy nhiệm Thầy lãnh
đạo xử lý Viện Tăng Thống sau khi Ngài viên tịch
Tháng 2 năm 2020 ( Canh Tý) Đức Đệ
Ngủ Tăng Thống Thích Quảng Độ viên tịch từ đó Thầy là người đứng đầu Giáo Hội
Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong và ngoài nước
Tháng 11 năm
2021 ( Tân Sửu) Thầy chủ trì Đại Hội Hội Đồng Hoằng Pháp lần thứ nhất
.Thông Bạch 11/VTT/2021 chính thức tái thành lập Hội Đồng Phiên Dịch Tam
Tạng Kinh Điển sau một khoảng thời gian bị gián đoạn.
Ngày 21/8/2022 ( Nhâm Dần) Thầy được
cung thỉnh vào vị trí Chánh Thư Ký Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống
Do bệnh duyên biết
rằng không qua khỏi số mạng, Thầy cẩn thận sắp xếp mọi công việc của Giáo Hội
Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và Hội Đồng Phiên Dịch Kinh Điển . Thầy xả báo an
tường tại Chùa Phật Ân-Long Thành – Đồng Nai vào lúc 16 giờ ngày 24/11/2023 nhằm
ngày12/10/Quý Mão trụ thế 79 năm , 41 giới Lạp
Thầy là biểu tượng của UY VŨ BẤT NĂNG
KHUẤT, là biểu tượng của Văn Hóa Việt Nam , Văn Hóa Phật Giáo những lời dạy của
thầy nằm sâu vào lòng nhân thế và là thước đo của hàng hậu học
NAM MÔ PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
thượng NGUYÊN hạ CHỨNG hiệu TUỆ SĨ thùy từ mật giám.
Oklahoma November 25.2023
Tỳ Kheo Thích Nguyên Nguyện kính
bái
No comments:
Post a Comment