Monday, February 12, 2018

LỄ CÚNG TÁO QUÂN THEO VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT (Lê Lê)

Lễ cúng và bài khấn Tết Táo Quân đúng chuẩn theo văn hóa người Việt - Ảnh 1
Ngày cúng ông Công, ông Táo hay còn gọi là Tết Táo quân
là một phong tục lâu đời của người Việt, người xưa cho rằng
ngày đó, là ngày vua bếp lên chầu trời để tâu việc việc bếp
núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm.
Ông Công - ông Táo và lễ cúng Táo Quân hàng năm
Theo quan niệm của người xưa, Thổ Công, Táo Quân, Thổ
Kỳ Là ba vị thần tiên được Trung ương Hoàng Đế phái
xuống để làm các vị thần cai quản những gia đình ở hạ giới.
Họ đều là nguyên thần của các vị thần tiên trên trời được
nhận sắc lệnh của Ngọc Đế mà xuống cai quản ở trần gian.
Cúng Táo Quân chính là cúng các vị thần cai quản gia đình
do Trung ương Hoàng Đế cử xuống
1: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Cai quản đất đai âm trạch
và long mạch của gia đình. Ta hay gọi là "Thổ thần thổ địa".
2: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Cai quản toàn bộ
mọi sinh hoạt và bếp núc của gia đình. Đây chính là vị thần
tấu sớ lên Ngọc Đế. Ta hay gọi là "Thổ công táo quân".
3: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần. Cai quản
toàn bộ việc mua bán hàng hóa đồ ăn thức uống cho gia đình.
Ta hay gọi là "Thổ kỳ".
Do vậy ta có thể làm ban thờ ba vị này chung một bát nhang,
không nên để bát nhang thổ thần thổ địa ở cùng với ban thờ
gia tiên.
Lễ cúng và bài khấn Tết Táo Quân đúng chuẩn theo văn hóa người Việt - Ảnh 2
Ban thờ ông Công, ông Táo thường để riêng với ban thờ gia
tiên
Nếu không có ban thờ, không có bát nhang cũng không sao
vì các vị là nguyên thần của thần tiên họ không câu nệ thờ
cúng. Họ làm việc theo lệnh của Ngọc Hoàng Đại Đế mà
không đòi hỏi hay yêu sách với gia chủ.
Tuy nhiên kể cả không có ban thờ thì ta có thể làm lễ cúng
các vị trên một chiếc bàn riêng để ở ngoài sân, ngoài hành
lang, hay ở giữa phòng khách nhà mình ở. Trên bàn cúng các
vị nên trải vải đỏ. Những ngày mùng 1 ngày rằm... ta nên
cúng cho các vị thần bằng chính lương tâm của mình không
đòi hỏi lễ lạt quá lớn có sao thì cúng như vậy.
Chuẩn bị bàn lễ cúng Tết Táo Quân
Ngày 23 tháng chạp là ngày trọng đại để làm lễ tiễn Thần
Táo Quân về Trời tấu sớ nên mọi nghi lễ cần làm bài bản và
thịnh soạn.
Nghi lễ:
Mâm lễ đặt ngoài trời giữa sân, hoặc nếu ở chung cư thì giữa
nhà, mâm lễ đặt ở hướng Nam, nghĩa là ta quay mặt về hướng
Nam mà hành lễ.
* Lưu ý:
1- Hướng Bắc là làm lễ thờ Thượng Đế, Ngũ Đế.
2- Hướng tây bắc là làm lễ thờ các vị Đại Tiên
3- Hướng Đông là làm lễ cúng các vị Thiên tử là Vua hoặc
các vị Thánh.
4- Hướng Nam là làm lễ thờ các vị Thần linh.
5- Hướng Tây là làm lễ thờ Phật.
6- Hướng Đông Nam là hướng của Người.
7- Hướng Đông Bắc là hướng của Quỷ.
8- Hướng Tây Nam là hướng của Ma vong.
Lễ cúng và bài khấn Tết Táo Quân đúng chuẩn theo văn hóa người Việt - Ảnh 3
Nếu có ban thờ gia chủ cúng trên ban thờ gia đình
Lễ vật gồm có:
- Một chiếc lọng màu đỏ có diềm vàng để che nắng che mưa.
- Một chiếc bàn đủ lớn để đặt mâm lễ, mặt bàn được trải tấm
vải đỏ sang trọng ngay ngắn.
- Một miếng vải đỏ dài trải dưới đất như miếng thảm đỏ để
đưa tiễn Thần Táo Quân.
- Một mâm lễ gồm Gà trống trắng, xôi đỏ. Ba chén rượu ba
màu đỏ, trắng, vàng. Ba chén trà ba loại mùi vị khác nhau.
Màu đỏ mang lại vận khí tốt. Màu trắng mang lại tài lộc.
Màu vàng mang lại sự bình an.
Ngoài ra mâm lễ mặn có thể thêm các món sơn hào hải vị
khác tùy theo điều kiện từng gia đình.
- Một mâm hoa quả " ngũ quả" đầy đặn đẹp mắt, trên mâm
quả có cài 9 bông hoa đồng tiền màu đỏ.
- Ba bộ quần áo, mũ, giày cho ba vị thần. Gồm:
Màu đỏ cho thần Thổ Công Táo Quân.
Màu vàng cho Thổ Thần Thổ Địa.
Màu trắng, cho thần Thổ Kỳ.
- Vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá cho ba vị mỗi vị 99 thuyền,
99 thỏi, 99 lá.
Lễ cúng và bài khấn Tết Táo Quân đúng chuẩn theo văn hóa người Việt - Ảnh 4
Lễ vật, mâm cỗ cúng chuẩn trong ngày 23 tháng chạp
Lưu ý: Cá chép 3 con, nếu mua được ba con ba màu, đỏ,
vàng, trắng là tốt nhất.
Bài cúng ông Công, ông Táo bằng tiếng Việt
Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông
tin:
"Nam mô A di đà Phật! (đọc 3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư
Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại:…………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm
sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn
thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần
quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua
gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai
gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự
tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần
phù hộ độ trì.
Nam mô A di đà Phật! (đọc 3 lần)."
Lễ cúng và bài khấn Tết Táo Quân đúng chuẩn theo văn hóa người Việt - Ảnh 5
Sau khi cúng xong đem đốt vàng mã rồi gói ghép thả xuống
sông cùng cá vàng
- Sau khi cúng xong thì lại kính lễ 9 lần.
- Lễ xong đi lùi ba bước mới được quay lưng đi.
- Chờ nhang cháy 1/3 ta đã có thể mang vàng mã đi hóa cho
các vị thần. Hóa xong thì gói tro vào một tờ giấy màu đỏ sạch
sẽ, rồi mang cá và tro đi thả ở sông, suối, hay hồ nước có
dòng chảy lưu thông. Không nên thả ở những hồ nước bẩn,
ao tù.
* Lưu ý: không đốt tiền âm phủ vì họ là thần tiên, họ không
phải là vong hồn người âm nên nếu đốt tiền âm phủ họ sẽ
không nhận.
Những điều 'lạ' chưa từng có trong Táo Quân 2018

Lê Lê

No comments: