Friday, December 30, 2016

NỖI LÒNG (Đoàn Minh Hùng)

Kính thưa quý thầy cô và các anh chị,

Có lẽ đa số chúng ta ai cũng biết, ngoài tài dụng binh khiển tướng đời Hậu Trần, Đặng Dung còn là tác giả của bài thơ nổi tiếng “Cảm Hoài” được nhiều danh nhân trong văn học Việt Nam như Tản Đà, Phan Kế Bính và Nguyễn Văn Trình...dịch từ tiếng Hán sang Việt ngữ.

Dù còn rất trẻ, Đoàn Minh Hùng, một nhà thơ tình quen thuộc của CVNN, cũng cảm thấy hứng thú với Hán văn, nên  đã khảo cứu và dịch bài thơ này theo một âm điệu mới mẻ trong loại thơ “Đường” mang tên "Nỗi Lòng", mời quý thầy cô và các anh chị cùng thưởng thức.

Trân trọng giới thiệu,
Thukỳ

KHẢO CỨU VỀ BÀI THƠ " CẢM HOÀI" CỦA DANH TƯỚNG, NHÀ THƠ ĐẶNG DUNG (1373-1414)
感懐
(鄧容)







磨。

*Phiên âm:
CẢM HOÀI
(Đặng Dung)
Thế sự du du nại lão hà
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca
Thời lai đồ điếu thành công dị (1)
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa
Trí chủ hữu hoài phù địa trục (2)
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà (3)
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.(4)


*Dịch thơ:
NỔI LÒNG
(Đoàn Minh Hùng)
Sự đời dằng dặc tuổi già trông
Mênh mông trời đất rượu ca không
Gặp thời ẩn giả thành công dễ
Lỡ bước anh hùng nuốt hận vong
Giúp chủ những mong xoay trái đất
Rửa giáp đâu đường níu Ngân sông
Nợ nước trả chưa đầu bạc trước
Dưới nguyệt gươm mài đã bao công.



*Tạm dịch nghĩa:
Việc đời dằng dặc, êm trôi; mà ta đã già rồi sao?
Trời đất rộng mênh mông, cùng vui nâng chén ca hát thôi.
Thời đến thì người tầm thường cũng dễ thành công.
Vận đi qua thì bậc anh hùng đành nuốt hân.
Dốc lòng giúp vua mong xoay chuyển thế cuộc.
Muốn gột rửa khí giới không cách nào kéo sông trời xuống.
Thù nước chưa báo đáp thì đầu bạc trắng mất rồi.
Bao lần mài gươm báu dưới ánh trăng.

*Chú thích:
(1) Đồ điếu: người làm nghề mổ thịt và câu cá. Câu này lấy tích Phàn Khoái (mỏ thịt) và Hàn Tín (câu cá) ngày trước làm nghề tầm thường, sau gặp Lưu Bang mà trở thành khai quốc công thần của nhà Tây Hán (202TCN-9).
(2) Địa trục: trục quả đất. Vào thời Đặng Dung không thể biết được
trục Trái đất nên theo thiển nghĩ của tôi thì "địa trục" ở đây là nhân vật trung tâm, chính yếu của đất nước lúc bấy giờ mà cụ thể là Trùng Quang Đế (?-1414) người dược tác giả theo phò tá.
(3) Câu này tác giả mượn ý hai câu cuối trong bài "Tẩy Binh Mã" của Đỗ Phủ "...An đắc tráng sĩ vãn thiên hà, tịnh tẩy giáp binh trường bất dụng." (...cho tráng sĩ kéo sông Ngân xuống, rửa sạch khí giới mãi không dùng đến nữa.)
(4) Long Tuyền : thanh kiếm quý của Ngô vương Phù Sai thời Chiến Quốc. Ở chỗ này tác giả chỉ ước lệ gươm của mình cũng quý như thanh kiếm Long Tuyền thôi chứ Đặng Dung không có kiếm này.
Đoàn Minh Hùng-26/12/2016


No comments: