ĐỔI NHÀ (THUKỲ)
|
Nhà mới của Thukỳ, nhìn sang thấy hàng rào nhà cũ. |
Hồi đó, căn nhà gia đình Thukỳ sinh sống số 239, thì đối
diện bên kia đường là một căn nhà cổ số 240. Lúc mới đến, chỉ
thấy một góa phụ cùng cô con gái bị bệnh tự kỷ (autism), dù cô ta rất
xinh giữa hai dòng máu Ý (Italian) và Ái Nhĩ Lan (Irish). Bà hàng
xóm rất dễ thương, bà thường sang nhà Thukỳ chơi, thỉnh thoảng
Thukỳ đi làm về trễ thường gởi Hói sang bà 2-3 tiếng after school,
vì cháu dưới 12 tuổi không thể để ở nhà một mình. Tình hàng
xóm thật ưu ái, thăm chừng nhau qua lại, các con lớn của bà đã lập
gia đình ở xa, thỉnh thoảng mới về thăm bà.
Sống gần bên nhau thân thiết khoảng 3 năm thì bà hàng xóm
qua đời, chỉ còn cô con gái, nhà thì quá lớn nên các anh chị
cô quyết định bán nhà, mua cho cô một căn chung cư để khỏi phải lo
nhiều. Trước khi đăng bán nhà, con gái lớn của bà hỏi Thukỳ có
muốn mua không? Nhưng Thukỳ không
muốn mua của người quen mà chưa có giá thị trường chính thức cũng
áy náy, vì sợ họ nghĩ “chèn giá” nên Thukỳ không mua.
Sau một thời gian 3-4 tháng công ty địa ốc cho ra thị
trường bán;
nhiều người coi, nhưng không ai mua, hay họ trả giá quá
thấp, lý do là bà hàng xóm Thukỳ theo lối cổ, nhà thì rộng, tuổi
đã già rồi không dọn dẹp nổi mà thứ gì cũng tiếc, từ tầng hầm
(basement) đến gác xép (attic) chất đầy đồ đạc. Thường thì người Mỹ
thích căn nhà mà họ mua có thể dọn vào ở ngay, khỏi phải mất công vay tiền
ngân hàng nhiều lần để tân trang hoặc sửa chữa, vì đa số họ thường không giữ
tiền mặt.
Cuối cùng chờ đợi không xong cô con gái lại kêu Thukỳ
mua, lúc bây giờ đã biết giá thị trường khi có cơ quan giám định,
cô ấy còn bớt tiền cho Thukỳ dọn dẹp vì muốn bán cho xong, lúc bây
giờ Thukỳ mới mua.
Mua xong, phải lo dọn dẹp trước. Chắc không ai
tưởng nổi phải mất 5 cái thùng to đổ rác, mỗi thùng tốn 550
dollars; đầy thùng nào thì gọi xe kéo đi, mang thùng khác đến, những
gì làm được thì Thukỳ làm cho đến khi sạch hết, căn nhà không còn
món gì. Nhìn căn nhà đẹp to đồ sộ, gỗ tốt, tất cả mọi đồ
cổ trong nhà thì hiện thời không ai có tiền mà làm được, nó chắc
chắn từ mái đến nền; đặc biệt sàn nhà bằnggỗ xưa và đá quý.
Nhà bên trong không phải sửa gì cả, chỉ sơn lại, gỡ
thảm và cho đánh sàn nhà gỗ bóng thật đẹp, Thukỳ cho lợp mái nhà
vì có vài viên ngói bể không tìm ra để thay thế, căn nhà trị giá
tăng lên chỉ cần dọn hết những bê bối, 3 lò sưởi, 5 phòng ngủ lớn
và 6 phòng tắm.
Người Ý đến Mỹ cũng giống như tình cảm VN, họ sống
chung 1 gia đình cha mẹ, con cái, con dâu cháu...Vì vậy mà xây nhà
lớn vững chắc vì nghĩ để lại cho thế hệ mai sau.
|
Trước nhà. |
|
phía bên phải hông nhà. |
|
hông nhà phía bên trái |
|
mặt phía sau nhà. |
|
vườn sau |
Ngoài vườn cũng quá lộn xộn mất thẩm mỹ, Thukỳ thuê
xe ủi đất đến làm sạch vườn trước và sau (rất tiếc Thukỳ không chụp
được tấm hình nào trước khi sửa chữa).
Sau khi xong Thukỳ cho làm hàng rào, trồng cây, trồng
hoa...cho đặt tượng như công viên nho nhỏ theo lối của Ý, phải vui
mừng mà khoe là nhà Thukỳ sau khi làm lại đã được một đài truyền
hình địa phương giới thiệu là một trong những căn nhà đẹp trong năm.
Đài truyền hình cũng mang theo một nhóm người thích làm vườn đến
xin phép Thukỳ cho họ đến thăm và hỏi cách trồng hoa...Thường họ
sẽ tặng cho mình 1 chi phiếu nho nhỏ tượng trưng….
Sau khi hoàn tất, nhìn thấy căn nhà quá đẹp, và dù ham tiền lời,
Thukỳ cũng không bán, nên quyết định bán căn nhà cũ để dọn sang nhà mới.
|
cảnh hoa trước nhà |
|
Cổng ra sau vườn |
|
tất cả vườn hoa, hàng rào cổng...đều do Thukỳ làm lại và tự trồng |
Người ta thường nói “ở lâu mọc rễ”. Đúng vậy, căn nhà cũ
đã để lại cho gia đình Thukỳ quá nhiều kỷ niệm, nhưng rồi Thukỳ cũng quyết
định thêm một lần đổi nhà, dù chỉ dọn sang bên kia đường. Tình
cảm đối với căn nhà cũ quá nhiều, vì
công lao săn sóc, trồng tỉa từng cành cây, bụi hoa... Khi bán cho chủ mới xong, cầm chìa
khóa giao cho họ tự dưng nước mắt Thukỳ tuôn rơi, từ đây mình sẽ
tập yêu căn nhà mới, dù thỉnh thoảng đứng trên lầu nhà mới nhìn
sang căn nhà cũ lòng còn nhiều ngậm ngùi với bao kỷ niệm thân
thương.
Thukỳ.
|
No comments:
Post a Comment