Thursday, April 26, 2018

CỰU TT TRẦN VĂN HƯƠNG KHÔNG CHỊU DI TẢN & LÁ THƯ LỊCH SỬ

Cựu Tổng Thống Trần Văn Hương
không chịu di tản
 

Cụ Trần Văn Hương
nhân sĩ suốt đời giữ tiết tháo
Hôm nay chúng ta đọc bài viết này về Cựu Tổng Thống Trần Văn Hương. 

Ông quả thật là tấm gương sáng cho đời sau noi theo.
” Cựu Tổng Thống Trần Văn Hương không chịu di tản”
Trong ngày 29 tháng 4, dù rất bận rộn trong việc di tản hàng chục ngàn người Mỹ và người tị nạn VN,

Đại sứ Martin cũng đã tìm cách đến gặp cụ Trần Văn Hương, cựu Tổng Thống VNCH
 tại phủ Phó Tổng Thống trên đường Công Lý lần chót..
Theo GS Nguyễn ngọc An, bạn thâm giao của cụ Hương thì cuộc gặp gỡ nầy đã diễn ra như sau :
« Cũng ngày đó, 29 tháng 4 năm 1975, đại sứ Hoa Kỳ, ông Martin đến tư dinh đường Công Lý 

với một tham vụ sứ quán nói tiếng Pháp. Đại khái đại sứ nói:

« Thưa Tổng Thống, tình trạng hiện nay rất nguy hiểm. 

Nhơn danh chính phủ Hoa Kỳ, chúng tôi đến mời Tổng Thống rời khỏi nước, đi đến bất cứ xứ nào,

 ngày giờ nào với phương tiện nào mà Tổng Thống muốn..

 Chính phủ chúng tôi cam kết bảo đảm cho Ngài một đời sống xứng đáng với cương vị Tổng Thống cho đến ngày TT trăm tuổi già»
Tổng Thống Trần Văn Hương mĩm cười trả lời :
«Thưa Ngài đại sứ, tôi biết tình trạng hiện nay rất là nguy hiểm.

 Đã đến đỗi như vậy, Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó. 

Nay ông đại sứ đến mời tôi ly hương, tôi rất cám ơn Ông đại sứ.

 Nhưng tôi đã suy nghĩ và quyết định dứt khoát ở lại nước tôi.

 Tôi cũng dư biết Cộng Sản vào được Saigon, bao nhiêu đau khổ nhục nhã sẽ trút xuống đầu dân chúng miền Nam. 

Tôi là người lãnh đạo đứng hàng đầu của họ, tôi tình nguyện ở lại để chia xẻ với họ một phần nào niềm đau đớn tủi nhục,

 nổi thống khổ của người dân mất nước. Cám ơn ông Đại sứ đã đến viếng tôi.»

Khi nghe câu «Les États-Unis ont aussi leur part de responsabilités (Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó), 

đại sứ Martin giựt mình nhìn trân trân ông Trần Văn Hương.

 Năm 1980, ông Hương thuật lại với tôi: Dứt câu chuyện, on se sépare sans même se serrer la main» 

Cựu đại úy Nguyễn Văn Nhựt, sĩ quan tùy viên của phó Tổng Thống Trần Văn Hương cho người viết biết

 vào những ngày tháng cuối cùng trong tháng 4 ,1975, cụ Trần Văn Hương đã nói với anh em phục vụ tại phủ Phó Tổng Thống rằng:
«Thấy các em còn trẻ tuổi mà phải chịu hy sinh gian khổ vì chiến tranh, qua rất thương,

 nhưng số phận của đất nước mình là như vậy, mình phải đánh cho tới cùng »
Sau khi bàn giao chức vụ TT cho Dương Văn Minh, tối 28 tháng tư,  cụ Trần Văn Hương đã dọn ngay về tư gia ở trong hẻm đường Phan Thanh Giản.
 
 Tuy nhiên, sáng hôm sau, ngày 29 tháng tư, cụ phải trở lại dinh Phó Tổng Thống ở đường Công Lý một lần cuối để tiếp kiến đại sứ Martin khi Martin đên từ giã cụ.
Trong một cuộc tiếp xúc với BS Nguyễn Lưu Viên, cựu Phó Thủ Tướng VNCH, tại Westminster vào cuối năm , BSViên có cho người viết biết rằng vào sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975, ông và bà Trần Văn Văn có đến thăm cụ Trần Văn Hương một lần cuối và cụ Hương đã nói với hai người rằng hai vị đại sứ Pháp và Hoa Kỳ có đến mời ông đi tị nạn, nhưng ông đã từ chối lời mời của họ.

Vào năm 1978, khi Việt Cộng trả lại «quyền công dân cho Dương Văn Minh, các anh em đang bị tù học tập cải tạo đều bị đi xem hình ảnh và phim chiếu lại cảnh cựu «Tổng Thống» Dương Văn Minh đang hồ hỡi hân hoan đi bầu Quốc Hội «đảng cử dân bầu » của Cộng Sản.

Cụ Trần Văn Hương cũng được CS trả lại quyền công dân, nhưng cụ đã từ chối. Cựu Tổng Thống VNCH Trần Văn Hương đã gởi bức thư sau đây đến cấp lãnh đạo chính quyền CS :

«… Hiện nay vẫn còn có mấy trăm ngàn nhơn viên chế độ cũ, cả văn lẫn võ, từ Phó Thủ tướng đến Tổng bộ trưởng, các tướng lãnh, quân nhân công chức các cấp, các chính trị gia, các vị lãnh đạo tôn giáo, đảng phái, đang bị tập trung cải tạo, rĩ tai thì ngắn hạn mà cho đến nay vẫn chưa thấy về.

Tôi là người đứng đầu hàng lãnh đạo chánh phủ VNCH, xin lãnh hết trách nhiệm một mình. 

Tôi xin chánh phủ mới thả họ về hết, vì họ là những người chỉ biết thừa hành mạng lệnh cấp trên, họ không có tội gì cả.

 Tôi xin chánh phủ mới tha họ về sum họp với vợ con, còn lo làm ăn xây dựng đất nước.

Chừng nào những người tập trung cải tạo được về hết, chừng nào họ nhận được đầy đủ quyền công dân, 

chừng đó, tôi sẽ là người cuối cùng, sau họ, nhận quyền công dân cho cá nhân tôi »

Cụ Trần Văn Hương không hề nhận quyền công dân của Cộng Sản  và cho đến khi từ trần vào năm 1981 thì cụ vẫn còn là công dân của Việt Nam Cộng Hòa.”
 
Lá Thư Lịch Sử của Sisowath Sirik Matak-
Lá thư đầy nghĩa khí và tiết tháo
Lá Thư Lịch Sử của Sisowath Sirik Matak (Cố Thủ Tướng Kampuchia)
gởi cho ông Đại Sứ Hoa Kỳ (1975) 
     
Vào tháng  4  năm 1975 , khi quân  đội Cộng  sản  Khmer Ðỏ Pol Pot đang trên đường tiến vào Nam-Vang thì người  Mỹ đã mời Thủ tướng Sirik Matak và toàn bộ chính  phủ  Miên nên ra đi, vì ở lại thì sẽ bị Khờ Me Đỏ sát hại.
     Ngày 16 tháng 4 năm 1975, Thủ tướng Sirik Matak đã viết một lá thư vô cùng cảm động gởi cho Đại sứ Mỹ tại Nam-Vang là ông John Gunther Dean. Lá thư đầy nghĩa khí và tiết tháo của một người anh hùng “sinh vi tướng, tử vi thần” như sau:
Phỏng Dịch.
Nam Vang ngày 16 tháng 4 năm 1975.
Thưa Ngài và Bạn,

   Tôi thành thật cảm tạ ngài đã viết thư và còn đề nghị giúp tôi phương tiện đi tìm tự do .

   Than ôi ! Tôi không thể bỏ đi một cách hèn nhát như vậy!

   Với Ngài (đại sứ John Gunther Dean) và nhất là với xứ sở vĩ đại của Ngài , không bao giờ tôi lại tin rằng quý vị đã nhẫn tâm bỏ rơi một dân tộc đã lựa chọn tự do .
   Quý vị từ chối bảo vệ chúng tôi và chúng tôi chẳng thể  làm được gì hết .
   Ngài ra đi, tôi cầu chúc Ngài và xứ sở của Ngài được hạnh phúc dưới bầu trời này ..
   Nhưng xin Ngài nhớ cho rằng nếu tôi phải chết ở đây và ở lại đất nước tôi yêu dấu thì tuy đó là điều tệ hại , nhưng tất cả chúng ta đều sinh ra và cũng sẽ chết vào một ngày nào đó .
   Tôi chỉ ân hận một điều là đã quá tin và chót tin ở nơi quý vị, những người bạn Hoa Kỳ !
   Xin Ngài nhận những cảm nghĩ chân thành và thân hữu của tôi .
   Sirik Matak


Sau ngày 17 tháng 4  năm 1975, tổng cộng có 150 người trong chính phủ  Miên đã di tản theo ngưỡi Mỹ. 

Còn lại toàn bộ chính phủ Miên đều bị giết hết.. Riêng gia đình ông  Sisowath  Sirik  Matak,

 từ con cháu đến các người giúp việc trong nhà ông đều bị Khmer Đỏ sát hại.


PHNOM PENH, NGÀY ẤY CÒN ĐÂU?
 Sirik Matak: “My soul, do not seek immortal life, but exhaust the realm of the possible”
(Pindar, 518-438BC, Pythian Odes, III, 109) 
Một hôm, Đại tá Kiểm bảo tôi ăn mặc chỉnh tề, lên chiếc xe Limousine hay Mercedes, tôi không nhớ, của Phái Đoàn, 
 đi với ông đến dinh Hoàng thân Sirik Matak, quyền Thủ tướng trong thời gian Lon Nol chữa bệnh ở Hawaii. 
Để họp, ông giải thích, cùng với những nhân vật quan trọng khác. Tôi biết Đại tá Kiểm không cần sự thông dịch của tôi,
 mà không hiểu sao vẫn dẫn tôi theo, có lẽ vì lòng thương mến dành cho tôi, tôi chủ quan nghĩ như vậy. 
Trong khi các vị họp hành, bàn luận, tôi tìm chỗ ngồi phía dưới cùng, lắng nghe, quan sát.

Sirik Matak có nét mặt xương xương, người gầy, dong dỏng, vẻ thông minh, nhã nhặn, nói tiếng Pháp sành sỏi.
 Qua bài diễn văn ngắn của ông (tôi không nhớ chính xác câu nào, mà chỉ những allusions, liên tưởng xa xôi, 
bóng gió bằng ngôn ngữ ngoại giao, với những động từ chia ở mode conditionnel hay subjonctif, 
như nous ne croirions pas que…, tout nous aurait indiqué que…, 
 quoi qu’on puisse en dire, nous aurions de bonnes raisons pour…) 
Phải công nhận bức thư của Sirik Matak, dù được viết trong bối cảnh nào, quả là tuyệt vời. 
Bức thư với giọng nhẹ nhàng, lịch sự mà vô cùng cay đắng, kiêu hãnh của một nhà lãnh đạo anh hùng, có khí phách,
 có trách nhiệm, không đào ngũ trước khi tai họa giáng xuống.
 Một bản cáo trạng hùng hồn về sự phản bội, qua những câu bình dị, nhưng làm nhức nhối tâm can.
Bức thư tuyệt vời
Bức thư của Thủ tướng Sirik Matak tuyệt vời, trên cả tuyệt vời.
 Cho nên đã được Henry Kissinger đọc cho Quốc Hội Mỹ, để họ nghe thấm thía thêm nỗi nhục nhã và hối hận, biết đâu!
 Cho nên được lưu trữ tại Thư Viện Quốc Hội Mỹ như một tài liệu quan trọng, 

No comments: