“Tôi kể bà nghe…
Lũ trẻ bây giờ yêu nhau buồn cười lắm!
Chúng mình bên nhau cả đời chưa chán, vẫn mong thời gian kéo
dài mãi để được bên nhau,
Chúng nó bên nhau tính tháng, tính ngày…”
Đó là đoạn mở đầu trong bức thư “Tôi kể bà nghe” mà cụ ông 86
tuổi gửi cho người vợ của mình. Dù chỉ là những tâm sự của riêng hai cụ nhưng
bức thư đã nhận được sự đồng cảm và quan tâm của rất nhiều người, đặc biệt là
những bạn trẻ.
Là một người trẻ, tôi cũng luôn đau đáu một câu hỏi vì sao những
người già có thể bên nhau cả đời, đến tận khi đầu bạc răng long mà tình nghĩa
vẫn thủy chung, son sắt; còn những đôi nam nữ yêu nhau bây giờ thì thật chóng
vánh quá đỗi, mới hôm nay còn yêu thương mặn nồng, ngày mai đã lại xem nhau
như người dưng, có khi còn oán trách, hận thù người kia.
Tôi kể bà nghe…
Chẳng biết tôi với bà đã
quá lạc hậu hay không,
Hay là vì lũ trẻ bây giờ
học đòi tân thời.
Chúng nó nghĩ yêu là mặc
kệ tất cả,
Thế là mặc… mà chẳng
nghĩ đến nỗi lòng cha mẹ, họ hàng.
Tôi kể bà nghe…
Lũ trẻ bây giờ yêu nhau
kỳ lạ lắm.
Chúng nó bảo yêu mãi
mãi, yêu hết mình,
mà chẳng có bao nhiêu
đôi đi được với nhau đến cuối con đường.
Chúng nó lướt qua cuộc đời
nhau như chẳng là gì của nhau,
“Biến” tình yêu thiêng
liêng thành cái định nghĩa hết sức tầm thường…
Tôi kể bà nghe…
Tôi với bà vấn vương cái
tình cái nghĩa
Hơn sáu chục năm trời mà
thấy vẫn còn chưa đủ…
Lũ trẻ bây giờ chán rồi
bỏ nhau, thất tình khóc xong rồi ngủ,
Sáng mai tỉnh dậy lại khẳng
khái rêu rao : “Tìm một người khác tốt đẹp hơn”.
Có lẽ những dòng tâm sự đó của cụ đã chạm đến trái tim nhiều
người, bởi rất nhiều trong số chúng ta đều thấy thấp thoáng hình bóng mình
trong đó. Có thể đôi khi không phải vì bạn sống thiếu trách nhiệm, không phải
do bạn không coi trọng tình yêu, mà bởi chúng ta đang không hiểu tình yêu thực
sự là gì. Chúng ta quan tâm quá nhiều đến bản thân, nhưng lại quên rằng tình
yêu rất cần “nghĩ cho người khác”, không phải chỉ là nghĩ cho người yêu mà
còn nghĩ đến những người thân, đến cha mẹ, họ hàng xung quanh… Chúng ta cũng
quá quan tâm đến cảm xúc hiện tại, nhưng lại quên rằng những thứ đó nhanh
thay đổi vô cùng, và, chỉ khi tình yêu đi cùng với hai chữ “trách nhiệm” thì
mới tình yêu ấy mới có thể lâu dài.
(Nguồn ảnh: weblogs)
Tôi kể bà nghe…
Tuy chúng mình già nhưng
chẳng yếu lắm đâu!
Trái tim tôi với bà vẫn
cùng nhau đập nhịp yêu thương,
Lũ trẻ bây giờ trao cho
nhau trái tim đã bao lần vụn vỡ…
Rồi chúng nó than thở,
đau khổ tại vì đâu?
Tôi kể bà nghe…
Tại vì chúng nó không biết
trân trọng khi ở bên nhau!
Ở thời của chúng mình,
cái gì vỡ thì cùng nhau hàn gắn,
Chúng nó thích tân tiến,
chúng nó dễ dàng vứt đi những điều xưa cũ đi để chạy theo cái mới…
Nên chúng nó chẳng giữ
được điều gì bền vững vượt thời gian…
(Nguồn ảnh:
ditimchanly)
Con người vốn không ai là hoàn hảo. Người này đẹp, sẽ có
người khác đẹp hơn; người này giỏi, sẽ có người khác giỏi hơn. Vậy nên, nếu cứ
mãi đeo đuổi một mẫu hình hoàn mỹ thì có một ngày chính ta sẽ chuốc lấy đau
khổ mà thôi. Bởi, sự phản bội của ngày hôm nay rất có thể sẽ tiếp diễn ở
tương lai, và ta cũng lại rất dễ trở thành nạn nhân của chính nó. Nếu không
biết trân trọng người đang ở bên cạnh mình hiện tại, cứ hễ có vấn đề là bỏ cũ
thay mới thì chắc chắn sẽ mãi mãi “chẳng giữ được điều gì bền vững vượt
thời gian”.
Các cụ ngày xưa xem hai tiếng vợ chồng rất thiêng liêng. Bởi họ
hiểu và tôn trọng lời thề nguyện khi kết hôn, trân trọng những hi sinh mà người
bạn đời dành cho mình nên dù có chuyện gì xảy ra cũng sẽ “cùng nhau hàn gắn”.
Và có lẽ cũng chính bởi điều đó mà dù trải qua bao thăng trầm của đời người,
ngay cả khi những nếp nhăn đã in đầy trên khuôn mặt và tay chân thì run rẩy yếu
đuối, họ vẫn muốn ở bên cạnh nhau, vẫn “cùng nhau đập nhịp yêu thương”.
Tôi kể bà nghe…
Ông cha ta có câu:
Dẫu cho chẳng có bạc
vàng,
Bên anh chỉ có mình
nàng, anh vui!
Khi đã về chung một nhà thì ngoài chữ “tình” vợ chồng sống với
nhau, người ta còn vì hai chữ “ân nghĩa”. Người xưa nói “Tu trăm năm mới
đi chung một chuyến thuyền, tu ngàn năm mới nên duyên vợ chồng”. Từ hai con
người hoàn toàn xa lạ, không quen biết nhau có thể đi được chung đường đâu phải
chuyện giản đơn. Vậy nên, dù cho có bao nhiêu bạc vàng của cải chăng nữa,
cũng chẳng là gì khi được ở bên cạnh người mình thương.
(Nguồn ảnh: vtv..vn)
Và, điều cuối cùng, cũng là điều quan trọng nhất trong thông
điệp mà cụ ông gửi gắm đến chúng ta:
Người ta sống ở trên đời,
Quý nhân, trọng nghĩa, là người an yên.
Dù chúng ta đang sống trong thời đại nào chăng nữa và những
chuẩn mực đạo đức đã thay đổi ra sao đi nữa, thì cũng hãy nhớ rằng: Đã
là vợ là chồng thì hãy trọn đời thủy chung. Cuộc đời này quá ngắn ngủi để chuộc
lỗi khi đã gây tổn thương cho người mình yêu thương.
Bạn không cần giàu có, không cần địa vị, càng không cần đến
nhan sắc để ở bên một ai đó, bạn chỉ cần là một người tốt là đủ rồi.
Hiểu Minh
|
Wednesday, August 29, 2018
BỨC THƯ ÔNG CỤ 86 TUỔI.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment