Thursday, August 23, 2018

SAO EM NỠ VỘI LẤY CHỒNG (HUỲNH BÁ CỦNG)

Câu chuyện tình Lá Diêu Bông hay
 Sao Em Nỡ Vội Lấy Chồng”

Câu chuyện được Trần Tiến phổ nhạc năm 1990 gần đồng thời với Phạm Duy phổ nhạc thơ Lá Diêu Bông của HC năm 1985. Cùng gợi cảm từ một câu chuyện. Câu chuyện nhân vật nam khổ công đi tìm lá Diêu Bông để chứng minh lòng mình yêu cô gái trước thử thách của nhân vật nữ. Nhân vật nam mong thỏa yêu sách của nàng thì sẽ lấy được nàng nhưng không lấy được vì nàng vội lấy chồng trong khi nhân vật nam trên kia không lấy được nàng vì lá Diêu Bông là thứ gì không có thật trên đời này. Bỡi vậy SENVLC có tính trử tình(lyric) rất nhiều từ âm điệu đến ca từ và có cái tên thứ 2 đáng yêu. Hãy theo dõi ca từ của ca khúc:

Khổ đầu với 3 câu thơ tác giả giới thiệu câu chuyện tình:  “Lời ru buồn/nghe mênhmang/Mênh mang sau lũy tre làng/Khiến lòng tôi xôn xao.”
Nghe lời ru buồn sau lũy tre làng bất giác tác giả nghĩ đến mái ấm gia đình, nơi đó có vợ chồng con cái sum họp. Cảnh này làm lòng chàng xốn xang. Chàng buồn cho câu chuyện tình của mình dở dang.

Ba câu khổ thứ 2: “Ngày lấy chồng em đi qua con đê/Con đê mòn lối cỏ về/Có chú bướm vàng bay theo em.”Tiếp theo tác giả mô tả chốn xưa cảnh cũ ong bướm đã từng tỏ đường đi lối về. Chàng theo đuổi nàng đã mòn đường chết cỏ! Cho tới lúc nàng bước  sang thuyền ai bướm vàng vẫn còn đuổi riết theo em.

Khổ thứ 3: “Bướm vàng đã đậu cây mu u rồi/Lấy chồng sớm làm gi/Để lời ru thêm buồn”Tác giả mô tả câu chuyện tình tiếp. “Đinh đã đóng cột,”nhân vật nam khẳng định. Bướm vàng đã chọn cây mù u để đậu rồi, đã chọn nơi này làm quê tình ái để xây lầu yêu đương rồi. Cớ gì em sang sông, đến đậu thuyền ai? Nhân vật nam trách “lấy chồng sớm làm gì để lời ru thêm buồn.”Lời ru bây giờ phát ra từ tổ ấm nào đó tác gia nghe thấy thêm buồn. Lấy chồng sớm làm gì để bây giờ nghe lời ru thấy thêm buồn!

Khổ thứ 4: “Ru em thời thiếu nữ xa rồi/Còn đâu bao đêm tranh thanh/Tát gàu sòng vui bên anh.”Nhân vật nam nhắc lại hình ảnh cũ thời niên thiếu thân thương tình tứ. Hai người gắn bó nhau, vui buồn có nhau.

Khổ thứ 5: “Ru em thời con gái kiêu sa/Em đố ai tìm được lá diêu bông/Em xin lấy làm chồng.”Nhân vật nam nhắc lại giai đoạn theo đuổi con nhà đài cát khó khăn. “Hồng nào hồng chẳng có gai.”Nàng đã đưa ra thử thách cho chàng.

Khổ thứ 6: “Ru em thời thiếu nữ xa xôi/ Mình tôi lang thang muôn nơi/Đi tìm lá cho em tôi.”Thử thách nào chàng cũng vượt qua để lấy cho được nàng. Nhân vật nam nhắc cảnh khi yêu thì mấy sông cũng lội, ngàn đèo cũng qua. Nguyện một lòng sắt son như “tôi xin đưa em đến cuối cuộc đời/Dù cho mây bay cho bão tố có kéo qua đây/Dù có gió, có gió lạnh đầy, có tuyết bùn lầy/Có lá buồn gầy, dù sao, dù sao đi nữa tôi vẫn yêu em-Niệm Khúc Cuối.”

Khổ thứ 7: “Ru em thời con gái hay quên/Thương em tôi tìm được lá Diêu Bông/Sao em nỡ vội lấy chồng.”Mất nàng chàng không oán trách mà có lời tha thứ. “Thời con gái hay quên”mà! Chàng chỉ đặt lời trách nhẹ nhàng “sao nỡ lấy chồng!”
Trong đoạn kết lời hát lập lại thứ 2, tác giả viết lập lại 3 lần“Diêu Bông hỡi Diêu Bông/Sao em nỡ vội lấy chồng.” Lập lại 3 lần để diễn tả nỗi tiếc.Tiếc nuối, chàng gọi theo nàng một cách nhẹ nhàng nhưng thắm thía lưu luyến. Gọi theo như tiếng quốc kêu não lòng “Tu hoa, quốc quốc quốc!”

Cùng một tiêu đề “Lá Diêu Bông”, cùng gợi cảm bỡi câu chuyện nhân vật nữ đưa ra thách thức nhân vật nam để được lấy nàng làm vợ, nhưng thể hiện tình cảm ở 2 ca khúc của Trần Tiến và Phạm Duy khác nhau. Một bên nhẹ nhàng và có hậu. Bên kia không có hậu và có sự oán hờn. Tuy gần như đồng thời nhưng môi trường sáng tác khác nhau. Phạm Duy ở hải ngoại cảm xúc vụ Nhân Văn Giai Phẩm nên hiểu ý nghĩa thứ 2  thơ Lá Diêu Bông cùa Hoàng Cầm hơn Trần Tiến ở trong nước, thuộc thế hệ trẻ hơn, hiểu. Chàng trong ca khúc của TrầnTiến không lấy được nàng chỉ vì một rủi ro nàng “vội lấy chồng.”Bây giờ nghe câu hát ru dưới mái ấm nhà ai sau lũy tre làng mà lòng chàng nghe thấy mang mác câu chuyện tình. Bài hát nhận được giải thưởng của Đoàn Thanh Niên CSHCM năm 1990 về sáng tác cổ động phong tào DânSô KêHoạchHoa GiaĐinh.Bài hát truyền cảm ý thức “Có chồng sớm làm gì”chăng?

Trái lại ca khúc La Diêu Bông của PhạmDuy(PD) ca từ hằn học hơn nhiều. PD bỏ mấy câu mô tả cảnh chị bới bới, móc móc tìm cái gì ở cánh đồng gốc rạ, sắp xếp các từ còn lại của bài thơ thành ca khúc. PD lập đi lập lại nhiều lần câu thách đố “Đứa nào tìm được lá diêu bông/Từ nay ta se gọi là chồng/Tao se gọi là chồng đứa nào tìm được lá diêu bông.” Lập đi lập lại để thấy tính hằn học và ấm ức thấy ở cả 2 bên. Sau mỗi lần lập đi lập lại câu thách đố, PD mô tả lời phủ nhận của nhân vật nữ càng ngày càng thấy sự nhẫn tâm vô cảm trước cảnh nhân vật nam một lòng yêu thương chị và cố đáp ứng đòi hỏi của chị. Từ cái chau mày nói đâu phải lá diêu bông, đến cái lắc đầu thờ ơ nhìn nắng vãn bên sông. Lúc này cảnh thật là buồn.

Ngày cưới chị, em tìm được lá. Chị cười hẩy bảo xe chỉ thì ấm trôn kim. Không biết thành ngữ gì đây. Về hình ảnh thì thấy đau lòng, thương cho nhân vật nam. Chị có chồng thì ấm trôn chị mà thôi. Xe chỉ, xe duyên cốt tổ tốt cho chị mà thôi. Mãi đến lúc chị 3 con chàng vẫn đi tìm cho được lá. Chị che mặt, không thèm nhìn. Từ đó chàng như chàng mật trí đi khắp đó đây cầm chiếc lá gọi diêu bông hời, hỡi diêu bông. PD chua thêm em đi trăm núi nghìn sông. Nào tìm được lá diêu bông bao giờ. 

Ongbatampy. Vào Youtube xem minh họa 2 ca khúc.

    

No comments: