Thursday, August 16, 2018

LÁ DIÊU BÔNG- CÂU CHUYỆN TÌNH (HUỲNH BÁ CỦNG)

Lá Diêu Bông-Câu Chuyện Tình
Có một câu chuyện tình thật ở BắcGiang. Cậu bé Bùi Tằng Việt(thi si HoàngCầm) 10 tuổi(sinh năm 1921) yêu cô gái ở cái tuổi tròn trăng đang cập kê tuổi xuất giá, đáng chị của mình đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Hoàng Cầm kể. Một chiều thứ 7 cậu học trò(Bùi Tằng Việt) trên tĩnh về thấy một cô gái cúi xuống hàng xén của mẹ mình tìm mua cái gì đó. Trong trang phục áo phin trắng, khoát chiếc áo gile’ sẫm. Nắng xiên khoai dọi vào nhà. Lúc chị ngửng đầu lên thì cả khuôn mặt chị được ráng vàng chiếu sáng. Cậu học trò choáng váng cả người. Khuôn mặt đó làm cho cậu ngẩn ngơ suốt một buổi chiều.  Chị ở bên kia đường hơi xế cữa hàng của mẹ một tí xíu. Tên chị là Vinh.

Trở về tĩnh lị BăcGiang cậu học trò làm bài thơ lục bát giử chị. HoàngCầm không nhớ bài thơ viết nói gì, chỉ nhớ là nắn nót viết dòng chữ “Em giửi chi Vinh của em.”Thư trao tận tay. Chị mỉm cười hơi bí mật rồi bỏ vào túi, không nói gì. Chị không nhắc đến nó và ông cũng không hỏi lại.

Hoàng Cầm kể từ đó hễ ngày nghỉ học, chị đi đâu thì ông theo đó. Tình yêu chỉ có thế mà yêu đeo đẳng năm này đến năm khác. Ông không biết làm sao để tỏ mối tình. Lên 12 tuổi trong những lần theo chị tập ca hát với đám trẻ, cậu thường chen đứng cạnh chị. Có khi đứng trước chị, đầu vừa đúng ngang tầm ngực chị. Có khi chị ôm lấy vai cậu. Cậu hơi ngả đầu vào người chị. Chị khe khẻ vuốt cổ, xoa lên vai. Cậu có một cảm giác là lạ. Đó là những giờ phút say sưa nhất của cậu.

Những đêm mùa tiết trời se se lạnh, đứng dưới gốc cây trên bãi cỏ nhận thấy hơi ấm người chị truyền sang. Hình như chị cũng cảm thấy sự ham muốn của cậu. Cậu là cậu bé khôi ngô tuấn tú lại có học. Được chị ôm vào lòng nhưng cậu chưa bao giờ dám chủ động ôm chị. Hôm Noel chị bỏ cữa hàng đi ra đồng. Cậu vội đi theo. Chị rẽ xuống ruộng, bới các bụi cây ven bờ ruộng. Cậu nhảy xuống theo. Không biết chị có nhìn thấy hay không. Chợt ngửng đầu lên chị hỏi “Sao mày cứ theo tao lẳng nhẳng như thế này nhỉ?” Cậu sung sướng không trả lời. Chị bước lên cái gò nhỏ có nhiều bụi cây. Cậu hỏi chị tìm cái gì?- “Tìm cái lá...” “Đứa nào tìm được ta gọi làm chồng.”(không nói là cái lá gì). Trích dài dòng như vậy để hiểu nội dung bài thơ Lá Diêu Bông mà HC sáng tác vào năm 1959, năm có vụ Nhân Văn Giai Phẩm làm ý nghĩa bài thơ có khác đi, khác ý một câu chuyện tình như tác giả kể.

Năm đó, năm 1959 hai mươi lăm năm sau câu chuyện tình, tác giả nói bài thơ được gợi cảm hứng từ giọng đàn bà khỏang 3g sáng đêm khuya thanh vắng lanh lảnh đọc câu thơ “Váy Đình Bảng buông chùng cữa võng...”Ký ức tuổi thơ của nhà thơ hiện dần, hiện dần hình ảnh người chị gái một thời ông yêu đắm đuối.

Tác giả ghi lại thành bài thơ “Lá Diêu Bông”: “Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng/Chị thẩn thơ đi tìm/Đồng chiều/Cuống rạ/Chị bảo/Đứa nào tìm được lá diêu bông/Từ nay ta(pham duy phỏ nhạc: tao gọi) gọi là chồng/Hai ngày em tìm thấy lá/Chị chau mày/Đâu phải lá diêu bông/Mùa đông sau em tìm thấy Lá/Chị lắc đầu trông nắng vãn bên sông/Ngày cưới chị/Em tìm thấy lá/Chị cười xe chỉ ấm trôn kim/Chị ba con/Em tìm thấy lá/Xoè tay phủ mặt chị không nhìn/Từ thuở ấy/Em cầm chiếc lá đi đầu non cuối bề/Gió quê vi vút gọi
Diêu bông hời.../ ...ới diêu bông...! Phạm Duy phổ nhạc năm 1985 giữ toàn bộ lời bài thơ, chỉ thêm 2 câu cuối: “Em đi trăm núi nghìn sông! Nào tìm thấy Lá Diêu Bông bao giờ.”

Tính chất mối tình như thế nào thì để các bạn nhận thức và bình luận. Đến đây tôi đề cập câu chuyện tình được đặt để vào khung cảnh bài thơ được sáng tác 25 năm sau: Khung cảnh thời Nhân Văn Giai Phẩm. Câu chuyện tình có còn là chuyện tình trai gái yêu nhau đắm đuối nữa hay là không?

Năm 1959 bài thơ Lá Diêu Bông được sáng tác nhưng chưa in. Bài thơ lọt ra ngoài. Một trang web viết nói người ta suy diễn bài thơ có ẩn ý. Hoàng Cầm ám chỉ Đảng là Chị, văn nghệ si là Em. Bài thơ trở nên kiểu thơ có hai nghĩa như thơ của Hồ Xuân Hương. Nghĩa thứ 2 không còn là câu chuyện tình như tác giả kể trên đây. Nó trở thành câu chuyện thời sự. Bài thơ Lá Diêu Bông bị coi là có “vấn đề”, bị cấm in và lưu hành. Tác giả phải làm tờ kiểm điểm, bị tù 18 tháng, bị đuổi ra khỏi hội nhà văn. Tính chất trử tình trước đây không còn nữa. Tác giả lấy câu chuyện tình nồng nàn ướt át thời tuổi còn thơ để mà tâm sự chuyện hiện tại.

Câu chuyện không phải câu chuyện tình chút nào. Liệu nghĩ như thế có đúng hay là không. Thử phân tích. Cách dùng từ trong bài thơ chứng minh điều đó. Thơ trư tình(Lyric)? Trử tình cái nỗi gì khi tác giả dùng từ trịch thượng, từ áp đặt ra lịnh của kẻ bề trên truyền lịnh xuống  bên dưới như “đứa nào”và xưng “ta” hay “tao”đối với người yêu tin mình? “Đứa nào tìm được lá diêu bông/Từ nay ta (pham duy phỏ nhạc: tao tao gọi) gọi là chồng.”


Chuyện tình lãng mạn tuổi tác không thành vấn đề. Hai người có thể cách xa nhau nhiều tuổi. Chuyện tình vẫn xảy ra. Yêu thương chân tình vẫn xảy ra. Câu chuyện chị và em trai cách nhau mười tuổi yêu nhau vẫn có thể là câu chuyện tình. Tình của họ có thể đắm đuối ướt át và lâu bền như câu chuyện tình cùng trang lứa, có thể trở nên đậm đà ấn tượng thành câu chuyện tình sử nữa chứ. Nhưng ở đây, hoàng cảnh năm 1959 bài thơ Lá Diêu Bông như thế không phải là bài thơ mô tả câu chuyện tình 25 năm trước như tác giả kể câu chuyện tình nói ở trên. Chuyện tình Việt&Vinh đã khép lại trong ký ức của tác giả HoàngCầm(HC).

Chuyện tình khép lại xảy ra 7 năm sau câu chuyện tình Viêt&Vinh hồi Việt lên mười tuổi. HC kể năm ông 17 tuổi(7 năm sau) thi đỗ TúTài, sống ở HàNội, viết lách nên cũng có tiền. Hình dung thì chải chuốt. Áo quần thì bảnh bao của kẻ ở chốn thị thành. HC viết: “Tôi mặc bộ complet, thắt ca vát, đầu đội mũ phớt.”Trong khi ấy Vinh bị người chồng, ông Quản khổ xanh(QKX), trước đây lấy làm vợ lẻ sinh được một con rồi bỏ rơi chị và mẹ. Ông QKX đưa cả nhà về PhủLý rồi ruồng bỏ Vinh. Vinh và mẹ đến sống ở SenHồ HàNội. 

Năm ấy, năm Việt 17 tuổi, HC đến SenHồ ăn tiệc cưới tình cờ gặp lại Vinh. HC viết: “chị kéo tôi ngồi xuống chõng, chị ngồi cạnh ôm ngang lưng tôi. Tôi nhẹ nhàng khẽ gỡ tay chị ra...Tôi ái ngại nhìn chị. Lúc này trong tôi không còn cái tình yêu say mê của thời thơ ấu. Tôi chỉ cảm thấy thương cho một con người tiều tụy, nhan sắc đã tàn phai.”Rõ ràng cảm hứng để viết bài thơ Lá Diêu Bông năm 1959 không phải là do câu chuyện tình hồi tác giả lên 10 tuổi mà gợi cảm bỡi câu chuyện nhân vật nữ trong câu chuyện tình 25 năm về trước thách đố nhân vật nam tìm được cái không có trên thế gian này thì chị ta mới nhận cho làm chồng.

Hồi đó nhân vật nam cứ tin đó là lời nói thật. Cứ đi tìm và tìm. So với tình huống xã hội hiện tại sao mà giống quá! Kẻ bề trên cứ bới bới, tìm tìm kiểu như chị Vinh cái không có trên thế gian này để hứa kẻ bề dưới nếu tìm được thì cho “làm chồng.” Cứ tìm hoài và cứ bị lắc đầu là cái không phải. Bài thơ Lá Diêu Bông ra đời và mang hai ý nghia. Ý câu chuyện tình của tác giả thời tuổi lên mười và câu chuyện thời sự thời tác giả ở cái tuổi 25 năm sau(1959).

No comments: