Saturday, April 13, 2024

NHỮNG NGÀY TRONG THÁNG 4 LỊCH SỬ.

 



NHỮNG NGÀY TRONG THÁNG 4 LỊCH SỬ.
O1. O4. 1975: Mặt Trận Khánh Dương
Inline image
* Lữ đoàn 3 Nhảy Dù tử chiến với cộng quân tại mặt trận Khánh Dương, tỉnh Khánh Hòa.

Trong ngày O1. O4. 1975, cùng với cuộc tấn công cường tập phòng tuyến tiền phương của Quân đoàn 2, tại Phú Yên, Cộng quân đã mở nhiều cuộc tấn công vào vị trí phòng thủ của các đơn vị Quân lực VNCH tại Khánh Hòa bị tấn công. Tại Khánh Dương, Lữ đoàn 3 Nhảy Dù do Trung tá Lê Văn Phát chỉ huy đã kịch chiến với 4 trung đoàn của 2 sư đoàn Cộng quân. Lực lượng của lữ đoàn này đã giao tranh quyết liệt với các đơn vị thuộc Sư đoàn F-10 và F-320 của cộng quân. Các tiểu đoàn Dù đã đánh trả quyết liệt và bất chấp đạn pháo binh của Cộng quân bắn phá khá chính xác. Nhiều vị trí mất rồi được chiếm lại, rồi lại bị mất, nhiều lần như vậy nhưng các tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn 3 Dù vẫn cố giữ vững vị trí chiến đấu.

-Theo nhựt ký của Thiếu tá Phạm Huấn, sĩ quan Báo chí của Tư lịnh Quân đoàn II, trong tình hình sôi động và trước áp lực nặng của Cộng quân, vào lúc 8 giờ 10 phút ngày 1/4/1975, Trung tá Lê Văn Phát trình với Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lịnh Quân đoàn II, rằng nếu không có tăng viện và không được cấp phát thêm hỏa tiễn Tow chống chiến xa thì tuyến Khánh Dương sẽ bị Cộng quân tràn ngập. Tướng Phú yêu cầu Lữ đoàn 3 Nhảy Dù cố gắng để chờ quân của Sư đoàn 22 Bộ binh từ Qui Nhơn rút vào cùng với 1 trung đoàn của sư đoàn 23 BB được tái chỉnh trang. Tới 14 giờ 10 chiều ngày O1. O4. 1975, khi đang bay trên không phận Khánh Dương thì Tướng Phú chỉ liên lạc được với một sĩ quan của Lữ đoàn 3 Nhảy Dù. Tướng Phú được báo vắn tắt là Cộng quân đã tràn ngập nhiều vị trí của các đơn vị Nhảy Dù, tuyến phòng ngự đã bị cắt nhỏ. Sau đó phía dưới đất tắt máy.

*Sư đoàn 23 Bộ binh lập tuyến phòng thủ Động Ba Thìn, Cam Ranh

14 giờ 50 chiều, ngày O1 tháng O4/1975, khi đang bay từ Khánh Dương về Phan Rang, Thiếu tướng Phạm Văn Phú chỉ thị cho Đại tá Lê Hữu Đức, quyền Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh gom lực lượng về cố thủ Động Ba Thì, Cam Ranh.


O2. O4. 1975: Trận Chiến Nha Trang
Inline image
Inline image

-Sau khi chiếm Tuy Hòa và các quận tỉnh Phú Yên, vào rạng ngày O2 tháng O4/1975, Cộng quân gia tăng áp lực tại mặt trận Khánh Hòa-Ninh Thuận. Vào thời gian này, lực lượng chủ lực của quân đoàn 2 chỉ còn trông cậy vào 2 tiểu đoàn vừa tái chỉnh trang của Sư đoàn 23 Bộ binh và một 1 tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 22 Bộ binh (đơn vị này có mặt tại Khánh Hòa từ trước tháng 4/1975), 2 tiểu đoàn Biệt động quân. Các tiểu đoàn nói trên chỉ còn khoảng 2/3 số quân sĩ tại hàng.

-Cũng như nhiều thành phố khác tại Quân khu 2 (Vùng II), trong suốt thời gian từ cuối tháng 3 đến những ngày đầu tháng 4, Nha Trang không tránh được sự hỗn loạn, nhốn nháo. Trong ngày O2 tháng O4/1975, không có lực lượng nào có đủ sức duy trì trật tự cả an ninh trong thành phố. Theo tài liệu của Đại Tướng Cao Văn Viên thì Bộ Tư lịnh Quân đoàn II vẫn tiếp tục hoạt động tại Nha Trang đến hết ngày O2. O4. 1975. Tuy nhiên theo hồi ký của Thiếu tá Phạm Huấn, sĩ quan báo chí của Tư lịnh Quân đoàn II , thì tối ngày O1. O4. 1975, Tướng Phú và một số sĩ quan đã ngủ lại tại bộ chỉ huy của một tiểu đoàn Địa phương quân phòng thủ căn cứ Không quân ở Phan Rang. Trong hai ngày đầu của tháng 4/1975, trận chiến đã diễn ra tại một số nơi trong địa phận tỉnh Khánh Hòa,

- Ngày O2. O4. 1975, Cộng quân bắt pháo kích vào một số doanh trại quân đội gần Nha Trang. Nhận định về tình hình Nha Trang trong ngày này, Đại tướng Cao Văn Viên cho biết "do hỗn loạn, Quân đoàn II phải bỏ Nha Trang."

*Các đơn vị của Tiểu khu Lâm Đồng, Tuyên Đức rút về Phan Rang

-Cũng trong ngày O2. O4. 1975, theo ghi nhận của Đại tướng Cao Văn Viên, sư đoàn 7 cộng sản bắc việt tiếp trợ cho 2 sư đoàn F-10 CSVC, gây áp lực nặng tại phần lãnh thổ còn lại của Quân khu 2. Các đơn vị thuộc hai tiểu khu Lâm Đồng và Tuyên Đức đều triệt thoái về Phan Rang.


3.4.1975: Phan Rang Hỗn Loạn
Inline image

*Tình hình Phan Rang

Sau khi các đơn vị VNCH triệt thoái khỏi Nha Trang ngày O2. O4. 1975, theo ghi nhận của Đại tướng Cao Văn Viên, tình hình tỉnh Ninh Thuận trở nên hỗn loạn, nhốn nháo, công chức bỏ nhiệm sở, quân nhân các đơn vị Địa phương quân bỏ đơn vị đi tìm gia đình. Gần một nửa số tiểu đoàn Địa phương quân tỉnh NinhThuận bảo vệ Căn cứ Phan Rang đã bỏ vị trí phòng thủ. Tỉnh trưởng/Tiểu khu trưởng Ninh Thuận bỏ Phan Rang sau khi ra lệnh thiêu hủy một số dụng cụ và phương tiện thiết yếu.

* Tư lệnh Sư đoàn Thủy quân Lục chiến giữ chức Tổng trấn Vũng Tàu.

Ngày O3 tháng O4. 1975, sau cuộc triệt thoái khỏi Đà Nẵng bằng tàu Hải quân vào ngày 29. O3. 1975, lực lượng còn lại của Sư đoàn 3 Bộ binh do Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh chỉ huy đã cập bến Vũng Tàu. Vào ngày này, lực lượng Thủy quân Lục chiến đã phối trí lực lượng bảo vệ phòng tuyến Vũng Tàu. Thiếu tướng Bùi Thế Lân, Tư lệnh Sư đoàn Thủy quân Lục chiến, kiêm nhiệm chức vụ Tổng trấn Vũng Tàu.

* Sư đoàn 3 Bộ binh tái chỉnh trang tại Trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp

Theo kế hoạch của Bộ Tổng Tham mưu Quân lực VNCH, lực lượng Sư đoàn 3 Bộ binh tập trung về Trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp. Sư đoàn 2 Bộ binh lên Bình Tuy. Tất cả sẽ phải chỉnh trang và sẵn sàng chiến đấu.

Sau khi liên lạc với Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng III duyên hải và Đặc khu Vũng Tàu, vào 15 giờ chiều ngày 3 tháng 4/1975, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh và các đơn vị của Sư đoàn này về đến Trung tâm Huấn luyện Vạn Kiếp.

O4. O4. 1975: Trận Chiến Ninh Thuận

Inline image

*Quân đoàn 3 lập phòng tuyến Ninh Thuận.

Sau khi 6 tỉnh Cao nguyên và 8 miền tỉnh miền Trung bị lọt vào tay cộng sản bắc việt, để ngăn chận địch quân tràn chiếm hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, thành lủy cuối cùng của Quân khu 2, Bộ Tổng Tham Mưu Quân lực VNCH đã quyết định giao cho Quân đoàn III lập tuyến phòng thủ bảo vệ hai tỉnh này.Để có sự chỉ huy thống nhất, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã chỉthị cho Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Quân đoàn III & Quân Khu 3, thành lập Bộ tư lệnh Tiền phương Quân đoàn III tại Phan Rang,và Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi được Tổng thống Thiệu cử làm Tư lịnh phó Quân đoàn III, trực tiếp chỉ huy Bộ Tư lịnh Tiền phươngcủa Quân đoàn này. Vào thời gian đó, Trung tướng Nghi là chỉ huytrưởng trường Bộ Binh, ông cũng đã từng giữ chức tư lệnh Quânđoàn 4 & Quân khu 4 từ tháng 5/1972 đến 11/1974 sau khi đã giư õchức vụ tư lịnh Sư đoàn 21 Bộ binh gần 4 năm (từ tháng 6/1968 đếntháng 5/1972).

● Tình hình tỉnh Ninh Thuận.

Ngay sau khi Bộ tư lệnh Tiền phương Quân đoàn III được thành lập tại Phan Rang (tỉnh lỵ Ninh Thuận), trật tự an ninh tại tỉnh nàyđã được vãn hồi ngay. Vị Đại tá Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởngNinh Thuận bỏ đi trong ngày O2. O4. 1975 được lịnh trở về tái lậpviệc phòng thủ quanh thị xã và điều hành công việc hành chínhtrong tỉnh. Theo kế hoạch, lực lượng Địa phương quân được phối trí phòng thủ gần thị xã, bảo vệ cầu, các cơ sở và tham gia lực lượng giữ gìnan ninh tại thị xã và các vùng phụ cận. Lực lượng nòng cốt để bảovệ Phan Rang vẫn trông cậy vào các tiểu đoàn Nhảy Dù.

Với lực lượng mới được tăng cường, với sự yểm trợ không quân hữuhiệu, với sự chỉ huy thống nhất, an ninh được tái lập và tình hình tại Phan Rang lắng dịu lại sau những ngày hỗn loạn.


O5. O4. 1975: Thủ Tướng Khiêm Từ Chức.
Inline image

● Thủ tướng Trần Thiện Khiêm từ chức

Ngày 5 tháng 4/1975, Đại tướng Trần Thiện Khiêm, Thủ tướng Chính phủ kiêm Tổng trưởng Quốc phòng đã nộp đơn lên Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu xin từ chức. Tổng thống đã chấp thuận và cử ông Nguyễn Bá Cẩn, chủ tịch Hạ Viện, thành lập nội các (Ngày 14/4/1975, nội các của ông Nguyễn Bá Cẩn mới hoàn tất thành phần nhân sự và trình diện Tổng thống). Trong thời gian chờ chính phủ mới hình thành, nội các của Đại tướng Trần Thiện Khiêm tiếp tục hoạt động dưới hình thức xử lý thường vụ. (Theo tài liệu của Đại tướng Cao Văn Viên, và hồi ký của Trung tướng Trần Văn Đôn)

* Phối trí lực lượng tại mặt trận Ninh Thuận.

Theo kế hoạch của bộ Tổng Tham Mưu và sự phân nhiệm của bộ Tư lịnh Quân đoàn III & Quân khu 3, thì Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn III (Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi giữ chức Tư lệnh Tiền phương), đặt tại căn cứ Không quân Phan Rang cùng với bộ Tư lệnh Sư đoàn 6 Không quân. Trách nhiệm của Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn III là chỉ huy các lực lượng phòng thủ và bảo vệ hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.

Lực lượng chính để bảo vệ phòng tuyến Phan Rang là Lữ đoàn 3 Nhảy Dù (Lữ đoàn này về Sài Gòn vào ngày O7. O4. 1975, sau khi có Lữ đoàn 2 Nhảy Dù ra thay thế).Về hỏa lực không pháo là các phi đoàn thuộc Sư đoàn 6 Không quân. Yểm trợ hỏa lực pháo binh có 1 tiểu đoàn Pháo binh của Sư đoàn Dù và một số pháo đội do Quân đoàn III điều động đến.


O6. O4. 1975: Trận Chiến Bình Thuận.
Inline image

● 1 sư đoàn cộng sản bắc việt tiến về gần Phan Thiết, tỉnh lỵ tỉnh Bình Thuận.

Theo phân tích của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH, vào thượng tuần tháng 4/1975, sau khi đã chiếm Nha Trang, Cam Ranh và các quận tỉnh Khánh Hòa, do bị thiệt hại nặng tại mặt trận Khánh Dương, Cộng quân cần phải bổ sung quân số, chưa đủ lực lượng để mở đợt tấn công lớn vào Ninh Thuận. Các tin tức tình báo nhận được cho biết sư đoàn 7 cộng sản bắc việt sau khi mở các cuộc tấn công vào Cao nguyên đã được điều động về hoạt động tỉnh Bình Thuận. Ngày 6 tháng 4/2005, sư đoàn 7 cộng sản bắc việt này đã khai triển lực lượng hoạt động tại phiá Tây Phan Thiết. Trong khi đó sư đoàn 3 cộng sản bắc việt và một vài đơn vị của sư đoàn 10 cộng sản bắc việt đóng cách Cam Ranh khoảng 50 km về hướng TâyBắc.

● Lữ đoàn 2 Nhảy Dù thay thế Lữ đoàn 3 Nhảy Dù tại phòng tuyến Phan Rang.

Ngày O6 tháng O4. 1975, Bộ Tổng Tham Mưu điều động Lư đoàn 2 Nhảy Dù ra Phan Rang bằng không vận để thay thế cho Lữ đoàn 3 Nhảy Dù. (Một ngày sau, Lữ đoàn 3 Nhảy Dù trở về Sài Gòn sau khi Lữ đoàn 2 Nhảy Dù ra Phan Rang). Cùng với cuộc chuyển quân của Lữ đoàn 2 Nhảy Dù, còn có các toán thám sát của Nha Kỹ Thuật đến hoạt động tại khu vực Đông Bắc và Tây Bắc Phan Rang.

No comments: