Thursday, August 2, 2018

DU LỊCH NỘI ĐỊA LASKA (NGUYỄN XUÂN QUANG)



DU LỊCH NỘI ĐỊA ALSAKAclip_image040Nguyễn Xuân Quang

Biển Hẹp (Sound) Prince William.
Tầu tới Whitter vào lúc nửa khuya. Đây là bến cuối cho những du khách chỉ đi du lịch đường biển. Đợi tới sáng, chúng tôi lấy tầu từ Whittier đi Valdez để tiếp tục chuyến du lịch Alaska bằng đường bộ.
Whittier là của ngõ vào Biển Hẹp (Sound) Prince William, nằm ở đỉnh cao chót của kênh biển (Passage Canal) ở bờ Tây của Biển Hẹp Prince William. Từ Whittier chúng tôi dùng tầu hai thân catamaran vượt qua Biển Hẹp Prince William đi tới hải cảng Valdez để khởi đầu chuyến viếng thăm Alaska bằng xe bus và tầu hỏa.
clip_image002
Bản đồ cho thấy từ Whittier đi qua Prince William Sound tới Valdez.
clip_image004
Hải trình từ Whittier tới Valdez.
clip_image006
Bến tầu Whittier (ảnh của tác giả).

Dân số Whittier chỉ có 218 người. Dân cả thành phố ở chung trong một tòa nhà cao tầng duy nhất Begich.
clip_image008
Tòa nhà cao tầng Begich duy nhất ở Whittier (ảnh của tác giả).
Tòa nhà là một tỉnh nhỏ có đủ cả chợ búa, trường học, bưu điện, trạm y tế… Dân cả tỉnh trong chung cư không phải dời nhà đi ra ngoài mua sắm, đi học hay đi bưu điện…
Đêm qua trời mưa, sáng nay vẫn còn lác đác mưa và trời âm u.
Ngoài 150 băng hà, những chóp núi tuyết vạn niên, Biển Hẹp Prince William nổi tiếng về chim muông biển và động vật biển.
clip_image010
Cá voi gù lưng (ảnh của tác giả).
clip_image012
Hải cẩu (ảnh của tác giả).
clip_image014
Rái cá (ảnh của tác giả).

Gần tới cảng Valdez, các tầu bồn chở dầu đi lại tấp nập. Vì tại nạn đổ dầu của hãng Exxon trước đây, bây giờ mỗi tầu đều có hai tầu kéo hộ tống thay vì chỉ một tầu như trước đây.
clip_image016
Tầu bồn chở dầu từ cảng Valdez đi có hai tầu kéo hộ tống (ảnh của tác giả).

Hải Cảng Valdez

Quá trưa chúng tôi đến cảng Valdez.
clip_image018
Chúng tôi ở lại thăm viếng Valdez và ăn trưa trước khi lên xe bus đi thăm viếng Alaska trắng bằng đường bộ hướng về Copper River Princess Wilderness Lodge, cửa ngõ vào Công Viên Quốc Gia St Elias-Wrangell.

Valdez được thế giới biết tới qua biến cố trọng đại là vụ đổ dầu của hãng Exxon năm 1989.

Ngày 24 tháng 3, năm 1989, chiếc tầu Exxon Valdez chở dầu từ cảng Valdez về Long Beach, California, đụng phải đá ngầm ở Biển Hẹp Prince William, đổ ra hơn 11 triệu gallons (42 megaliters) dầu thô. Tại nạn có lẽ do thuyền trưởng Hazelwood bị say rượu.

Ngoài việc Valdez là một tụ điểm du lịch của vùng Prince William Sound, Valdez thật sự chính ra là hải cảng xuất cảng dầu thô của Alaska đi khắp các tiểu bang Mỹ nên Valdez rất phồn thịnh, khá giả. Có cả một bến du thuyền sang trọng.

clip_image020
Bến du thuyền tư nhân.
Ăn trưa chúng tôi tìm ăn đặc sản biển của Valdez nói riêng, của Alaska nói chung. Alaska nổi tiếng về hải sản như cua Alaska, cá halibut cũng rất nổi tiếng ở đây. Chúng tôi tìm tới nhà hàng Halibut nổi tiếng ở Valdez.
clip_image022
clip_image024
Cá halibut, sò, mực chiên dòn chấm với nước sốt bí mật của nhà hàng.
Halibut có rất nhiều ở Alaska, có tộc duyên hải đã dùng cá Halibut làm vật tổ. Cá halibut dùng làm chả cá Thăng Long rất ngon.
clip_image026
Vật tổ cá halibut (ảnh của tác giả).

Gần nhà hàng ăn, có một tượng gỗ Whispering Giant (Người Khổng Lồ Thì Thầm) của điêu khắc gia gốc người Hung Gia Lợi Peter ‘Wolf’ Toth, người đã đi khắp nước Mỹ, Canada (và cả một vài nơi ở nguyên quán Hung Gia Lợi) tạc tượng thổ dân để phát huy văn hóa thổ dân Mỹ Châu.
clip_image028
Whispering Giant (ảnh của tác giả).
Tượng làm bằng gỗ cây tùng Sitka, cây biểu tượng cho thực vật (state tree) của Alaska.
Ở mỗi nơi tượng diễn tả bao gồm tất cả các nét về con người, truyện thuyết và lịch sử của các tộc thổ dân địa phương.
Sau bữa trưa chúng tôi lên xe bus của hãng Princess hướng về Copper River Princess Lodge.
Đây là một trong những con đường ngoạn cảnh đẹp nhất ở Alaska với những cảnh đẹp nín thở của băng hà, núi tuyết, hồ đóng băng, thác nước
clip_image030
clip_image032
Copper River Pricess Wilderness Lodge.
clip_image034
Chúng tôi tới khu tĩnh dưỡng Copper River Princess Wilderness Lodge của công ty Tuần Du Biển Princess để ở lại đây đôi ba ngày.

Tại sao Princess lại chọn nơi này?
Như đã nói ở phần Skagway ở trên, tin có vàng ở Klondike, Canada đã tạo ra một cơn lũ người đổ xô đi tìm vàng. Tuy nhiên có một số người đi tìm vàng không dùng ngả đi qua Skagway mà vượt qua Biển Hẹp Prince William đến thung lũng Sông Copper này để rồi tiến tới vùng Klondike.
Cuộc đổ xô đi tìm vàng đã biến vùng thung lũng Sông Copper trở thành nơi phồn thịnh. Điểm quan trọng nhất trên lối mòn này là Copper Center. Trung tâm này cũng giống như Skagway có đủ cả nhà trọ bên đường, khách sạn, saloon, có rượu, đàn bà và ca hát…
clip_image036
Khách sạn và Roadhouse ở Copper Center năm 1898.
clip_image038
Saloon Nhà Hát Opera ở Copper Center năm 1898.
Đây chính là chỗ tọa lạc của Copper River Princess Wilderness Lodge ngày nay.
Dân Bản Địa
Khảo cổ học cho thấy hơn 12.000 năm trước đây, vùng này đã có người cư ngụ. Họ là những tộc thổ dân Mỹ châu nội địa như người Hậu Denali, người Thượng Cổ Phương Bắc và Athabascan Phương Bắc. Họ là con cháu của những người từ châu Á vượt cầu đất Bering qua. Người Hậu Denali là những tộc du mục săn thú, đi theo dấu chân loài hươu cào tuyết caribou.
Người Thượng Cổ phương Bắc đến sau người Hậu Denali, cũng sống du mục. Mũi tên có khấc ngạnh là điểm đặc thù của họ.
Người Athabaskan Phương Bắc tới muộn hơn nữa. Tổ tiên họ vượt eo đất Bering khoảng 12.000 năm trước. Họ là tổ tiên của các tộc Athabascan còn sống ngày nay ở đây.

clip_image040
Người Athabascan mặc áo da hươu cào tuyết caribou hay da hươu ăn vỏ cây moose (Steve J. Langdon, The Native People of Alaska).
Họ nói 11 thứ tiếng khác nhau, có liên hệ với tiếng Navajo (một tộc Athabascan di cư xuống Arizona) và Apache của miền Tây Nam Hoa Kỳ. Tên các tộc thường tận cùng bằng ena, ene, ina như Dea’ ina, Atna có nghĩa là Người. Tôi đã đề cập tới người Navajo có Na- nghĩa là Người, người Eskimo (có nghĩa là ‘Dân Ăn Thịt Sống’) ngày nay họ muốn được gọi theo chính tên của mình là Inuit có nghĩa là Người (có Inu), thổ dân Nhật Hà Di có tên là Ainu cũng có nghĩa là Người, phương ngữ Bình Định nẫu có nghĩa là người, người ta… Phạn ngữ nar có nghĩa là Người (Frey, L’Annamite, Mère des Langues). Trong Tiếng Việt Huyền Diệu ta đã biết ngôn ngữ Ainu liên hệ với Việt ngữ. Và ta cũng biết người Inuit, Navajo theo vũ trụ giáo như người Việt chúng ta là Mường, Mán cũng có nghĩa là Người. Như thế những nhóm Athabascan Người này cũng có thể liên hệ với chúng ta Mường Mán Người. Chỉ mới liếc qua tên các dòng sông như Tanana, Nenana, Klutina… ta đã thấy tên sông tận cùng bằng na giống hệt gốc Việt ngữ na có nghĩa là nước như thấy qua từ nã (nước lã, nước ngọt), nác (nước), nát (là tan ra khi gặp nước hay có nhiều nước như cơm nát, nát bét)…
Tôi sẽ đi tìm tài liệu về DNA của các tộc này (sẽ có bài viết riêng về Athabascan và Cổ Việt).
Người Athabascan nội địa sống bán du mục trong các nhà nửa là hầm dưới mặt đất.
clip_image042
clip_image044
Đời sống xã hội, văn hóa của người Athabascan (ảnh của tác giả chụp tại Bảo tàng Viện Quốc Gia Anchorage).
Người Athabascan sống bằng săn bắn, bắt cá và ăn các loại quả tròn (berries) và cây cỏ ăn được mọc hoang trong thiên nhiên. Họ bắt thêm những loài gà tuyết (ptarmigan) và các loài chim nước như ngỗng trời khi chúng thiên di tới vào mùa xuân và mùa thu. Người Athabascan hiện nay thường sống ở những vùng hành lang của hươu cào tuyết đi qua và những nơi có cá hồi chạy trên sông.
Người Athabascan có một cách bắt cá rất đặc biệt, họ dùng guồng nước, bánh xe nước bắt cá (fishwheel). Bánh xe chặn dòng nước có cá hồi đang chậy. Cá lọt vào rọ của bánh xe, dòng nước đẩy bánh xe quay tương tự như guồng nước, rọ cá khi lên cao rốc đổ cá xuống máng. Cá tụt xuống máng đổ ra ngoài thùng đựng để trên bờ. Thật dễ dàng, mỗi ngày bắt được cả hàng tấn cá dễ như chơi.
clip_image046
Một cảnh bắt cá hồi bằng bánh xe cá (fishwheel) trên sông Copper của người Athabascan (ảnh tài liệu).
clip_image048
Một bánh xe bắt cá.
Dĩ nhiên cá ăn không xuể, người Athabascan đem phơi khô để dùng trong mùa đông tuyết giá.
clip_image050
Một chòi vựa kho chứa thực phẩm của người Athabascan, làm cao để tránh thú rừng ăn mất thực phẩm. Hình nhà kho này ngày nay gần như được dùng làm biểu tượng cho Alaska (ảnh của tác giả).
Công Viên Quốc Gia Wrangell-St Elias.
Copper River Princess Wilderness Lodge ở ngay bên ngoài Công Viên Quốc Gia Wrangell-St Elias, là cửa ngõ vào công viên này và là căn cứ rất tốt cho việc thám sát, khám phá công viên.
Công Viên Quốc Gia Wrangell-St Elias là công viên lớn nhất của Hoa Kỳ rộng 13.2 triệu acres ở vùng trung nam Alaska, với những đỉnh núi tuyết cao và những khối băng hà khổng lồ, một công viên ngoạn mục vô cùng. Công Viên này chung lưng với Công Viên Quốc Gia Kluane của Canada, tổng cộng rộng 20 triệu acres, trở thành một công viên chung rộng lớn nhất thế giới. Cả hai được thừa nhận là Địa Điểm Di Sản Thế Giới UNESCO.
clip_image052
Công Viên Quốc Gia Wrangell-St Elias là Vương Miện của Lục Địa Mỹ Châu.
Núi St Elias nối kết với Núi Wrangell tại trung tâm của công viên.
clip_image054
Núi Trống (Drum) và Núi Wrangell.
….
Có cả ngàn thứ để khám phá, để xem, để học hỏi, để thưởng ngoạn, để vui chơi, không phải chỉ cần vài ba ngày mà phải cả hàng tuần, hàng tháng. Đặc biệt ở đây được phép đi săn. Ở đây để kiểm soát số thú rừng không cho vượt qua tới một mức quá nhiều đến độ nguy hại cho môi sinh và con người, nên cho phép đi săn các loài thú sinh sản quá nhiều đó. Tuy nhiên phải ghi danh trước, có khi phải ghi danh cả năm trước và phải qua một cuộc bắt thăm như trường hợp săn gấu chẳng hạn, Hàng ngàn người ghi tên nhưng chỉ vài chục người được phép qua rút thăm. Thịt thú rừng, chim rừng săn được chỉ dùng để ăn hay cho thân thuộc, bạn bè, không được đem bán. Chính quyền làm như vậy nhằm mục đích ngăn chận những kẻ đi săn lậu để đem bán.
Cũng nên biết thêm là thịt chim thú và cá câu được ở Alaska có thể đem về khắp nơi trên đất Mỹ chỉ cần làm đông lạnh nhanh. Tại phi trường Anchorage có cả một quầy đảm trách cho dịch vụ này.
Còn nếu không muốn đi xa, thì đi quanh quẩn gần khu nhà trại này thôi ví dụ như đi xuống khu phố cổ Old Copper Center. Dấu tích của Copper Center ngày nay chỉ còn là một xóm nhỏ.
clip_image056
(ảnh của tác giả).
Ở đây có quán bar, tiệm ăn, nhà trọ Uncle Nicolai được người Mỹ ưa thích.
clip_image058
(ảnh của tác giả).
Đi tới thăm Trung Tâm Khách Viếng Thăm với đầy đủ Bảo Tàng Viện, Hí viện… và có cả tour hướng dẫn miễn phí tìm hiểu thiên nhiên hoang dã.
Xa hơn có thể tới thăm các phố ma của các mỏ đồng ngày trước (vì thế mà con sông mới có tên là Copper River).
Hoặc chỉ muốn thư dãn thôi, thì đây là nơi tĩnh dưỡng lý tưởng. Chỉ cần ngồi bên cốc cà phê, chén trà hay ly rượu thưởng thức cái đẹp thiên nhiên thần tiên, tuyệt vời của Alaska.
Buổi sáng ngắm mặt trời mọc trên đỉnh núi Wrangell.
clip_image060
Buổi sáng ngắm mặt trời lên ở Núi Wrangell (ảnh của tác giả).
Buổi tối ngồi chờ mặt trời lặn. Ở đây mặt trời lặn rất khuya.
clip_image062
Buổi tối ngồi chờ hoàng hôn rất khuya mới xuống trên đỉnh núi Wrangell.
Trong cái lành lạnh của chiều đêm, nướng kẹo bọt biển marshmallow (kẹo đường đánh cho xốp như bọt biển rồi đổ khuôn) bên lò lửa chờ mặt trời lặn cũng mang lại một chút thi vị của những đêm đông ngồi bên lò lửa.
clip_image064
Nướng marshmallow bên lò sưởi ngoài trời chờ mặt trời lặn.
Tôi ngồi tĩnh tâm, hòa thần khí mình vào trời đất thanh tịnh, tinh khôi này, suy nghĩ tới Dịch Đồng và chữ nòng nọc vòng tròn-que trên trống đồng Đông Sơn…

No comments: