Xuất Xứ Những Bài Nhạc Việt "Vang Bóng Một Thời"
1- XUẤT XỨ BÀI BIỆT LY
Tôi viết Biệt ly năm vừa tròn 20 tuổi trong hoàn cảnh
chính quyền thực dân Pháp tuyển mộ rất nhiều người Việt Nam sang làm thợ hoặc
lính đánh thuê cho các thuộc địa khác của Pháp. . Hồi đó, cha tôi làm việc ở ga
Hàng Cỏ, Hà Nội.. Sân ga Hàng Cỏ bấy giờ sôi động hơn bao giờ hết, liên tục đưa
đón tàu đi tàu về chuyên chở những chàng trai Việt lên đường tha hương. Người
đi kẻ ở. Buồn lắm. Đau xót lắm. Cái không khí tiễn đưa không hẹn ngày về tác động
mạnh đến tâm cảm vốn day dứt của tôi. Nhà ở gần ga nên tôi thường được chứng kiến
những cuộc chia tay đầy nước mắt trên sân ga.
Điều đó khơi dậy trong lòng tôi nhiều cảm xúc và tôi có ý định sáng tác một bài
hát về đề tài này. Tôi được anh bạn kể chuyện anh ta phải lòng một cô gái nhưng
bị bố mẹ ngăn cấm và mối tình tan vỡ. Câu chuyện đó và những cảm nhận của thời
thơ ấu đã giúp tôi viết Biệt ly
Lần đầu, Biệt ly được công bố trước đám đông khán giả là vào năm 1940 ở Hà Nội.
Chị Phụng, một ca sĩ ở ngõ chợ Khâm Thiên là người đầu tiên hát. Không còn nhớ
rõ nghệ danh, tôi chỉ nhớ tên gọi thân mật là chị Phụng - một giọng hát được
nhiều người Hà thành yêu mến. Sau một thời gian nằm im ắng, đến năm 1988 Biệt
ly mới chính thức được hát trở lại trên các sân khấu trong Nam ngoài Bắc, được
đưa vào chương trình Nửa thế kỷ bài hát Việt Nam. Cùng với Biệt ly, nhiều ca
khúc tiền chiến của các nhạc sĩ khác như Văn Cao, Đặng Thế Phong, Dương Thiệu
Tước, Hoàng Quý... cũng được biểu diễn trở lại.
Mấy phút bên nhau rồi thôi Đến nay bóng em mờ khuất Người về u buồn khắp trời
Người ra đi với ngàn nhớ thương. Mấy phút bên em rồi thôi Dáng em sống trong hồn
tôi Xa cách ta còn tìm đâu ngày vui Biệt ly ước bao đường tơ Réo rắt trong muôn
hương mơ Thành sầu tiễn đưa Biệt ly ước mong hoàng hôn Êm đềm về ru ấm tâm hồn
Người yêu đương cách xa Đành sống vui cùng gió sương.
2- XUẤT XỨ BÀI GIỌT MƯA THU
Từ ô cửa nhỏ, mưa ngâu chảy ra tới sông dài, bể rộng, bây giờ nhạc
sĩ của mưa mùa thu đã đi và đi xa muôn thuở trong lòng người yêu nhạc bởi duy
nhất ba bài hát bất hủ. Ba giọt nước ấy đã góp cho ly nước của nền âm nhạc Việt
Nam thêm sóng sánh, quánh vàng.
Sinh ra trong một gia đình nghèo tại Nam Định, cha mất sớm, gia cảnh túng thiếu,
lại có tới sáu người con.. Chú bé Phong đã phải sớm bỏ học, rời quê lên Hà Nội
kiếm sống. Nhờ vào năng khiếu vẽ tranh mà Phong đã có việc cho một số tờ báo
như vẽ truyện tranh, hình minh họa… và được vào học dự thính tại trường cao Đẳng
Mỹ thuật Đông Dương.
Trong một kỳ thi, thầy giáo cho các học viên tự sáng tác. Đến lượt chấm tác phẩm
của Phong, thầy giáo người Pháp TARDIEU đã rất tâm đắc, khen ngợi nhưng lại
phán một câu “E rằng con sẽ không sống được lâu bởi hình là vận mệnh người” do
trong đó Phong vẽ nhưng thân cây khô của mùa thu, khẳng khiu và đặc biệt tất cả
đều cụt ngọn
Quả đúng như thế, cuộc sống của Phong rất long đong, khốn khổ. Anh không chỉ sống
ở Hà Nội mà còn lang bạt qua Campuchia, dạt về Hà Nội với đủ nghề nhưng vẫn
không thể sống nổi. Từ vẽ tranh, dạy vẽ, mở lớp dạy nhạc, sáng tác và cả nghề
hát nhạc hội…
Cám cảnh với oan nghiệt cuộc đời như một định mệnh vương vào tuổi đời. Phong đã
viết những bài hát não nề diễn tả tâm trạng của mình, đặc biệt cả ba bài nổi tiếng
nhất đều được viết trong mùa thu vàng vọt, mưa não nề. Bởi thu chỉ đẹp và lãng
mạn cho người đang mặn nồng, say đắm. Mùa thu sẽ là nỗi đớn đau của người bệnh
tật từ thể xác, tâm hồn cho đến nghèo túng.
Thu 1942, Phong bệnh nặng. Một hôm mưa tầm tã, rơi lộp bộp trên mái lá, không
thể ngủ, cũng chẳng thể nằm vì nước lạnh thấm ướt căn nhà nhỏ sơ sài. Phong ngồi
ôm gối nhìn qua cửa sổ đếm từng giọt rơi xuống, vỡ bóng hòa vào dòng nước lênh
láng, trôi tuột và nghĩ rằng có lẽ cuộc đời của mình cũng như thế. Nỗi buồn đã
buông chụp xuống ngay từ khi mới chào đời. Hàng ngàn nỗi khổ đã bủa vây và chưa
có ngày nhìn thấy hào quang. Đau quá, con tim như thắt lại, máu trào lên để
Phong gắng gượng lết tới bàn tuôn trào những cảm xúc lai láng trong một giai điệu
hết sức da diết, não nề và tuyệt vọng.
“…Hồn thu tới nơi đây gieo buồn lây
Lòng vắng muôn bề không liếp che, gió về
Ai nức nở thương đời châu buông mau
Dương thế bao là sầu…”
Vừa viết, Phong vừa ôm ngực ho lên từng hồi dài. Bài hát được đặt tên “Vạn cổ sầu”
có nghĩa là những nỗi buồn không thể giải thoát.
Ngay sau đó những người bạn vì lo lắng cho sức khỏe của Phong đã đội mưa tới
thăm. Ôm đàn, vuốt ngực, đè nén cảm xúc, chàng trai trẻ đã hát cho mọi người
cùng nghe thay cho tâm sự không thể tỏa bày. Cung điệu trầm lắng, rời rã, ngưng
đọng, nức nở của một con người chẳng còn định hướng tựa con thuyền nhỏ trên
sông vạm vỡ mờ bóng đêm. Phong đã trải lòng theo từng lời ca ngọt ngào, không ủy
mị, rên rỉ làm mọi người nín lặng và cùng buồn chỉ muốn khóc.
“Bài hát hay lắm Phong ơi, như xoáy vào tim, vào óc của người cùng tâm trạng,
nhưng bi thảm quá. Đặc biệt tựa đề “Vạn cổ sầu” nghe tang thương lắm, nên sửa lại
đi” – bạn bè góp ý như thế với Phong sau khi cùng lén lau những giọt nước mắt.
Phong nghĩ, cũng đúng, bởi đâu phải mình khóc trong lòng, mà sau này người khác
hát cũng sẽ phải đồng tâm trạng. Chẳng lẽ các ca sĩ yêu bài này cũng phải chịu
vận mệnh như mình sao?
Nhìn những giọt mưa ngâu của Ngưu Lang – Chức Nữ vẫn tuôn trào chưa ngơi nghỉ dội
xuống qua ô cửa, Phong thấy sao phũ phàng tựa đời mình quá. Thôi thì sửa tựa
cho nhẹ nhàng hơn và “Vạn cổ sầu” được đổi thành “Giọt mưa thu”.
Có lẽ bài hát như một lời tạ từ, điềm báo trước và cũng là di chúc cuối cùng
nên chẳng bao lâu sau chàng nhạc sĩ tài hoa, bạc mệnh, yểu đời: Đặng Thế Phong
đã mang theo “Vạn cổ sầu” mãi đi vào màn đêm nhạt nhòa khi mới 24 tuổi tại quê
hương Nam Định của mình vì căn bệnh của những người nghèo: bệnh Lao.
No comments:
Post a Comment