Buổi Chiều, Đọc “Hạ Tri Chương”
Nhớ Đồng Ông Cộ, Càng Thương Xóm Gà .
Lê Tấn Dương
Một hôm mơ về Đồng
Ông Cộ
Buổi chiều ra hẻm đứng
chờ xe
Nhớ cánh đồng xưa, thời
cổ mộ
Thôi mất rồi, dấu tích hoang
mê.
Đứng ở ngã Năm nghe
gió thổi
Tưởng như còn thấy
cánh đồng xưa
Ngày ấy – Bây giờ.
Bao dâu bể
Nhớ thương nhau, biết mấy
cho vừa.
Từ độ vầng trăng
thôi giỡn nước,
Bóng chiều sương
khói phủ đầy vơi.
Lời hẹn năm xưa
cùng sông núi,
Không lẽ buông xuôi với
dòng đời.
Ngày đi xanh tóc,
lòng hoang vắng
Buổi về trắng bạc, nặng
đau thương
Xóm Gà, Bà Chiểu,
âm thanh cũ
Sao thấy lạ tên những con
đường.
Tôi mất quê nhà sau
chinh chiến
Nửa đời phiêu bạt
tận phương xa
Đêm đêm gởi mộng
qua biên giới
Mới biết sầu đau cảnh
nhớ nhà.
Chiều buồn ngồi
đọc Hạ Tri Chương
Cuồng sĩ vang danh
thuở thịnh Đường
Ông nhớ thương quê
ngày trở lại,
Tôi cũng đau lòng biệt cố
hương.
Thuở ấy ông đi còn
thơ ấu,
Làm sao hiểu được
nỗi xa quê.
Tôi ôm nửa vành
trăng vọng quốc,
Mới thấy tương tư chuyện
trở về.
Hết nửa đời người,
thân biệt xứ
Đọc lại thơ Ông, thấy
vấn vương
Ông làm thơ, thương về
chốn cũ
Tôi nhớ quê xưa cũng đoạn
trường.
Ông đã hơn tôi một chữ
“về”
Nên ông vẫn nhớ được
tiếng quê
Tôi còn lưu lạc
phương trời thẳm
Đành gởi lòng theo vạn sơn
khê.
Lê Tấn Dương
Ghi Chú 1:
Hạ Tri Chương 659-744
Danh sĩ thời Sơ Đường.
Người Việt Châu, Quảng Đông.
Bạn vong niên với Thi hào
Lý Bạch 701-762.
“Hồi Hương Ngẫu Thư”là bài thơ điển hình của ông, trong đó ông viết về làng xưa, quê cũ trong ngày trở lại thăm. Ra đi lúc tuổi còn thơ, khi về tóc đã bạc phơ mái đầu. Hỏi quê, quê ở nơi đâu…(LTD)
Nguyên Tác:
HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ
Thiếu tiểu ly gia, lão
đại hồi
Hương âm vô cải mấn mao
thôi
Nhi đồng tương kiến bất
tương thức,
Tiểu vấn khách tòng hà
xứ lai.
Hạ Tri Chương
Ghi Chú 2:
Đồng Ông Cộ:
Cách chợ Bà Chiểu Gia Định chừng 1 Km. Nếu đứng ở Ngã Năm Bình Hòa, nhìn xuống khu tứ giác Chu Văn An, Nơ Trang Long, Nguyễn Xí, Đinh Bộ Lĩnh. Khu tứ giác đó lúc xưa rất hoang vắng, được gọi là Đồng Ông Cộ.
Xóm Gà: Khu vực chung quanh ngã tư Lê Quang Định – Ngô Tùng Châu(Nguyễn Văn Đậu hiện nay) kéo dài xuống Trần Bình Trọng và một đoạn đường Hoàng Hoa Thám gần Chợ Cây Quéo. Phía trên bọc lên tới rạp hát Đông Nhì, gần Cầu Hang và kéo dài xuống tới chợ Cây Thị. Ngày xưa, đây là nơi nuôi gà nhiều nhất Gia Định, có nhiều trường gà chuyên nuôi gà đá cá độ. Xóm Gà trở thành tên gọi quen thuộc của người dân địa phương, một địa danh nổi tiếng của vùng đất Gia Định Thành xưa nay.
No comments:
Post a Comment