Người đẹp năm xưa...
Tống Mỹ Linh
Từ xưa anh hùng yêu mỹ
nhân, trong lịch sử có rất nhiều nhân vật vì hồng nhan mà nổi cơn thịnh nộ, ví
dụ như Ngô Tam Quế vì Trần Viên Viên mà trở mặt với Lý Tự Thành, như Lữ Bố vì
Điêu Thuyền, mà trở mặt thành thù với Đổng Trác, nhưng mà cũng có bữa tiệc
“tuyệt anh” của Sở Trang Vương.
Sở Trang Vương bày dạ tiệc đãi quần thần,
trong đó có một thần tử trêu ghẹo ái thiếp, ái thiếp làm rơi mũ quan của người
này để nhận diện, Sở Trang Vương liền ra lệnh tất cả thần tử đồng loạt cởi bỏ
mũ quan, việc làm này giữ được tính mạng của người này. Về sau Sở Trang Vương
thua trận, có một đại thần liều chết để cứu, Sở Vương rất cảm động, người đó
nói đại vương còn nhớ bữa tiệc tuyệt anh không?
Có thể thấy độ lượng
là một loại hào phóng của người chủ (chủ nhà). Nhiều lúc thực sự còn có hiệu
quả tốt hơn là xử phạt đối phương. Ông có thể khiến đối phương một lòng tình
nguyện góp sức cho mình, Tưởng Giới Thạch trong thời kỳ dân quốc cũng từng có
sự trải nghiệm như vậy. Đó là vào mùa xuân năm 1931.
Tưởng Giới Thạch đưa phu nhân Tống Mỹ Linh đến
trụ sở trường quân đội Hoàng Phố ở Nam Kinh để thị sát.
Vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Tống Mỹ
Linh khiến rất nhiều quân lính Hoàng Phố chấn động, vẻ bề ngoài duyên dáng sang
trọng, cử chỉ ưu nhã thoát tục tỏa sáng trước mắt mọi người. Một binh sĩ trẻ
tuổi của Quốc Dân Đảng khi đứng trước phu nhân Tưởng để chào đã không kiềm
chế được lòng hâm mộ mà nắm lấy bàn tay nõn nã trắng mịn của Tống Mỹ Linh
đang đứng cạnh Tưởng Giới Thạch.
Tống Mỹ Linh biến đổi
sắc mặt. Sau khi về đến phủ, vệ sinh dẫn lính đi đưa anh đến phủ. Tống Mỹ Linh
như đã nhìn thấu tâm tư của anh ta, đôi mắt giận dữ nói: “Anh nói xem, anh
làm tôi xấu hổ? Bất trung bất nghĩa, đáng bị tội gì hả? Anh ta dẫm chân một cái
đứng nghiêm, nhìn bà một cách ngây dại, môi run rẩy một lúc: “Phu nhân… thực
sự.. quá đẹp!”
Binh sĩ này tên là Diêu Thành Liệt, là một học viên của trụ sở trường quân đội Hoàng Phố, anh vô cùng ngưỡng mộ dung mạo của Tống Mỹ Linh, lúc này anh biết mình lành ít dữ nhiều, biết rằng bản thân có thể sẽ bị đầu lìa khỏi cổ, nhưng vận mệnh hình như không tồi tệ như vậy. Tưởng Giới Thạch kêu Tống Mỹ Linh xử trí chuyện này. Tống Mỹ Linh vốn là người nổi tiếng ngoại giao xuất sắc, nghĩ ngợi thoáng qua, hiểu rằng anh này chỉ vì hâm mộ mình mà không kiềm chế được cảm xúc, nên dịu sắc mặt, quay ra nói chuyện với anh ta như một người chị.
Anh được mời ở lại trong phủ mình để ăn cơm tối, đích thân phu nhân Tưởng xuống bếp. Nếu nói ở trên sân kiểm duyệt, anh chỉ là ngưỡng mộ vẻ đẹp của Tống Mỹ Linh, thì giờ này phút này, anh càng bị chinh phục vì nhân phẩm, sự giáo dưỡng và tài học của bà. Tống Mỹ Linh còn gọi điện thoại cho trưởng quan trụ sở trường quân đội Hoàng Phố, ra lệnh không được làm khó anh. Ăn tối xong, Tống Mỹ Linh còn biểu diễn một bản serenade: “Spring dream” bằng piano và tặng anh một chiếc đồng hồ mạ vàng sản xuất từ Anh, rồi tiễn anh về trường bằng chiếc xe Chevrolet theo đúng lễ nghi.
Có người nói anh may mắn bám vào được một cái váy tốt. Vì trong khi các học viên cùng cấp bậc đang khổ sở tập luyện để tăng cấp bậc, thì anh đã thăng cấp lên làm đoàn trưởng. Khi những người đó rất khó khăn mới thăng cấp lên vị trí doanh trưởng, đoàn trưởng, thì anh đã là một vị trung tướng rồi.
Tống Mỹ Linh cũng
thường xuyên quan tâm anh mà không chút che đậy, bà điều anh đến bên cạnh mình.
Lý do mà bà công khai là, trong chiến dịch chống quân Nhật tại Thái Hành Sơn,
anh lập công lớn. Đúng vậy, trận chiến Thái Hành Sơn, anh đã thăng lên làm sư
trưởng, không chỉ bố trí cẩn mật, chỉ huy thích đáng, mà trong lúc khẩn cấp,
còn có thể tiên phong đi đầu, dũng cảm giết địch. Do vậy uy danh của anh vang
dội. Nhưng cũng chính vì Diêu Thành Liệt không từ bỏ được Tống Mỹ Linh, nên
trong lúc anh vốn dĩ có thể có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, thì lại lựa
chọn rời khỏi. Năm 1947, anh cởi bỏ tướng phục, đi đến Mỹ, làm một thương nhân.
Về sau cả đời không cưới vợ, có người hỏi anh có phải là người theo chủ nghĩa
độc thân không, anh nói chỉ cần gặp được cô gái có tướng mạo và phong thái
giống Tưởng phu nhân thì có thể suy nghĩ.
Nhưng thông qua việc Tưởng Giới Thạch xử lý Diêu Thành Liệt, có thể thấy tổng thống Tưởng không phải là người tầm thường, ông tin tưởng vợ của mình, đồng thời lại không gây khó dễ cho đối phương, quả thật là một anh hùng hiếm có.
Lời thêm của người
chuyển : Ba chị em nhà họ Tống đều lấy chồng danh giá.
·
1. Tống Ái
Linh :1890-1973) chị cả, bà
đã kết hôn với bộ trưởng tài chính và cũng là người giàu nhất Trung Quốc, Khổng Tường Hi.
·
2.
Tống Khánh Linh
(1893-1981) kết hôn với Tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc Tôn Dật Tiên. Sau này bà trở thành đồng Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với Đổng Tất Vũ từ 1968 đến 1972 và Chủ tịch Danh dự năm 1981.
·
3. Tống Mỹ Linh: (1897-2003) trẻ nhất trong ba chị em, bà đã kết hôn với Tổng
thống Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch. Chết ở
New York, NY.
No comments:
Post a Comment