Friday, March 24, 2017

HỌP MẶT QUÝ VỊ THẤT BÁT TUẦN (GS.Trần Công Tín)



GS. Trần Công Tín (áo vàng)
Kính thưa quý thầy cô & các anh chị,
Nhận được bài viết phóng sự của thầy Trần Công Tín (cựu GS. Nguyễn Huệ) từ Huế gởi sang, kèm theo một ít hình ảnh.

Bên bờ sông Hương cầu Tráng Tiền thơ mộng, những bạn bè cũ gặp nhau nhắc nhở bao nhiêu kỷ niệm vui buồn…Nhất là nghe chuyện tình xưa cũ thật xúc động, nghẹn ngào của những mối tình không trọn vẹn, giờ này ai cũng đã “Thất bát tuần” ngồi kể cho nhau nghe, chắc trong lòng ai cũng sống lại một thời dĩ vãng êm đềm thơ mộng đó, thật dễ thương.

Nhất là câu chuyện độc đáo của người học trò yêu cô giáo đã có gia đình, và anh dám viết thư tỏ tình với cô, tình yêu cuồng nhiệt quá, làm Thukỳ nhớ lại “Vòng Tay Học Trò” một thời làm đảo lộn tâm tư của các anh chàng học sinh cùng cô giáo trẻ, và hình như tại Tuy Hòa cũng đã có một vòng tay học trò đã đi đến hôn nhân?!

Mong thầy khỏe mãi để có dịp kể cho học trò nghe những kỷ niệm quý giá của thầy. Xin thành thật cám ơn bài viết của thầy.
Trân trọng,
Thukỳ.

Họp Mặt Quý Vị Thất Bát Tuần (GS. Trần Công Tín)

Huế Sáng ngày 18-3-2017
Bạn Trần Ngọc Cư (nhà văn ,việt kiều Mỹ) mời bằng hữu đến dùng điểm tâm tại quán Bún bò Festival Huế sau đó uống cà phê tại Phố đi bộ . 


Hiện diên đều là các vị cổ lai hi:  Tiêu Dao Bảo Cự, vợ chồng Nguyễn Tư Triệt +Minh Minh, vợ chồng Phan văn Chạy+Như Mai,Cao Hữu Điền, Nguyễn Đình Niêm, Hồ Xuân Tám, Trần Văn Phương,Trần Công Tín.
Đúng là hữu bằng tự viễn phương lai.  Ngồi ôn lại nhiều kỉ niệm xưa cũ.

_Mối tình thầy Huỳnh đình Tế và Trần Thị Như Mai (hoa khôi xứ Huế học Đại Học Sư phạm Anh Văn 63-67 cùng lớp với Trần văn Phương và cùng khóa với tôi)) nhưng sau không thành.Thầy Tế sống với vợ con ở Mỹ và mất cánh đây hơn 10 năm ,tro cốt được em là Huỳnh đình Thế (bạn cũ của tôi lớp 7e ở trường Thiên Hựu) đem về Huế chôn cất.hiện giờ có ký thờ tai chùa Bảo Quốc.  Còn Như Mai có chồng sau li dị.
_Mối tình đơn phương của Bảo Cự và bà Trương Tuyết Anh (vợ Khoa trưởng Lâm Ngọc Huỳnh). BạnTrần Ngọc Cư kể tiếp đoan sau;Thầy   Lâm Ngọc Huỳnh đã mất từ lâu còn bàTrương Tuyết Anh gần đây buồn phiền về  những xui xẻo của con cháu nên ‘bê môn” không muốn giao thiệp với ai cả.

_Các ngươi đẹp một thời ở Hàng Me làm xao động bao trái tim đồng lứa: Các chị em Diệm My, Nguyễn Thị Như Mai ….Cao Hữu Điền và anh Bửu Ý là hai nhân vật kỳ cựu hiện nay còn ở tại đường này còn các nhà khác (nhà cô Tôn Thất Cổn, thân mẫu của Tôn Thất Đẩu, nhà của bác Huỳnh(Như Mai )…đều bán cả). Thái văn Cẩn (bạn thân của tôi hồi lớp 7e) cũng ở đường này, hồi đó tôi thường lên chơi luôn.  Nay Cẩn và tôi còn liên lạc.  Năm 2016 Cẩn về Huế có đến tôi.

_Trần Ngọc Cư kể thêm là bạn Hoàng Đồng Liêm (con bác  Hoàng đông Tiếu) cách đây hơn 55 năm một thời ở trước mặt nhà tôi, (nay  gặp bạn Cư ở Mỹ ) còn nhớ ba mẹ tôi (khen phúc hậu) và tôi.  Tôi nhắc nhở đên cô Liên (em bạn Liêm ) và nhờ chuyển lời thăm, đúng là kỉ niệm xa xưa.  Bạn Nguyễn đình Niêm cũng nói về môi giao hảo của bạn với cô Liên  và bồi hồi xúc cảm

Các ôn già ngồi kể chuyện xưa hàng tiếng không hết nhiều, nhiều  lắm …
Thật vui và đều như trẻ lại
Một buổi Họp mặt đầy ấn tượng và chia tay lúc 9g 15.

Phụ chú: môt đoạn trong hồi ký của Tiêu Dao Bảo Cự  để nhớ lại 1 thời.

Cu Bao Góp phần minh họa một chi tiết trong bài viết của Tín”

“Và cả cô giáo thạc sĩ văn chương Anh Mỹ Trương Tuyết Anh - tốt nghiệp Đại học Sorbonne, của Trường Đại Học Văn Khoa.  Chị có mấy giờ dạy tiếng Anh ở Chứng chỉ Hán văn lúc tôi đang theo học chứng chỉ này. Tôi mê đôi mắt thông minh của chị sau cặp kính cận màu xanh nhạt luôn nhìn sinh viên một cách dò hỏi. Tôi thích cách ăn mặc rất Tây và dáng đi xiêu đổ của chị trên đôi giày cao gót. Tôi luôn ngồi bàn đầu say mê uống nuốt giọng tiếng Anh thánh thót như giọng một phụ nữ Ăng lê chính hiệu của chị. Chồng chị là Giáo sư Khoa Trưởng Đại Học Văn Khoa.

Tôi mới học chị hơn một tháng thì bị bắt. Gần cuối năm học tôi mới được thả. Giờ đầu tiên gặp lại chị, trước mặt bao nhiêu sinh viên, tôi đã tỉnh bơ mang lên bàn giáo sư nộp cho chị một lá thư tỏ tình tôi viết lúc ở tù. Trong thư tôi viết tôi đã bao lần muốn gỡ cặp kính hôn lên đôi mắt thông minh của chị, muốn quàng tay ngang lưng nâng đỡ chị đi dọc hành lang Văn Khoa và hình ảnh chị đã sưởi ấm tôi trong nhiều đêm đông giá lạnh khi nằm run rẩy trên nền xi măng ẩm ướt của Trại Tạm Giam thuộc Trung Tâm Thẩm Vấn Thành phố Huế.

Chị đọc thư nga, mặt đổi sắc nhưng sau đó chị nói cám ơn với tôi một cách nhẹ nhàng và bắt đầu giờ học hình như hơi thiếu bình tĩnh.  Sau đó không hiểu chị nói gì, có đưa thư của tôi cho chồng xem không nhưng mỗi lần Giáo sư Khoa Trưởng gặp tôi đều nhìn tôi một cách xét nét kỳ lạ.

Rất may là cuối năm, trong kỳ thi, tôi có điểm Anh văn và các môn khác khá cao tới mức đỗ Bình Chứng chỉ Hán Văn dù so với các bạn cùng lớp, tôi học môn này rất lơ mơ.  Nhiều giáo sư biết rõ hoàn cảnh, thương tình tôi không có thời gian học nên đã chỉ cho tôi mấy bài học kỹ để ôn thi.

Chao ôi, tuổi hai mươi tôi đã sống trọn, sống say mê, sống đến gần đứt sự sống. Và điều bao trùm lên tất cả là lòng nhiệt thành, ý thức trách nhiệm và khát vọng tự do, trong đó có khát vọng văn chương.
( Trích hồi ký “Về một thuở thanh xuân” của TDBC)

GS. Trần Công Tín.


Muốn biết bài nói chuyện về chuyện ung thư của thầy  như thế nào..Xin click vào đường Link sau

http://www.chimvenuinhan.com/2017/03/chuyen-ung-thu-cua-toi-gs-tran-cong-tin.html

No comments: